Dịch mẫu câu phúng dụ

Status
Không mở trả lời sau này.

Hứa Nhất Thiên

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Anh nghĩ mình làm việc với người Nga thì cứ nói ngôn ngữ chuẩn và lịch sự nhất thôi .Còn nói được theo kiểu Nga thì phải sống nhiều năm ở bên đó thì mới được .Ngày trước bọn a có học 2 cuốn sách toàn là từ ngữ của giới trẻ bàn về mọi thứ trên đời này .Đọc rất khó hiểu em ah cách ví von rồi dùng tục ngữ thành ngữ rất nhiều trong lời nói ,rồi cả từ lóng nữa .Nhưng hiện tại 2 cuốn sách đó không phù hợp với trình độ của sinh viên học tại Việt Nam nên không ai dạy nữa . Để anh nhớ lại xem tên của nó là gì đã nào ?
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Tiếp nhé:

- “заткнись!” (chỉ dùng với bạn bè) = “Câm mồm đi!”.

- “подавись (чем)!” = “chết nghẹn đi!” (câu này chỉ dùng để đùa với bạn bè). Ví dụ có đứa bạn mời bạn ăn dưa hấu, nếu bạn không thích ăn thì có thể nói đùa: “Подавись своим арбузом!” = “Chết nghẹn dưa hấu đi!”. Có lần một con bạn Nga giơ quả chuối ra hỏi mình: “Бушь?” (“Будешь?”), mình bảo: “От таких бананов у нас обезьяны отвoрачиваются!” = “Ở nước tao thấy chuối này thì khỉ cũng ngoảnh mặt đi!” làm lũ bạn cười ầm hết cả lên.

- головомóйка: nhiều bạn đoán đây là “sự gội đầu”, nhưng thật ra từ này được dùng với nghĩa bóng để chỉ sự “bị phê bình”, “bị cạo”. Cách dùng: задать (устроить) кому головомойку. Ví dụ 1: “За поломку глобуса тебе не избежать головомойки!” = “Chắc chắn là cậu sẽ bị cạo một trận vì tội làm hỏng quả địa cầu!”. Ví dụ 2: “Вот папа придёт и тебе голову вымоет!” = “Tí nữa bố về thì bố sẽ mắng cho mày một trận!”.

- вызывать (вызвать) на ковёр: ковёр là tấm thảm, “вызывать (вызвать) на ковёр” = bị cấp trên gọi lên phê bình. Xuất xứ câu này là: thường thì chỉ phòng làm việc của sếp mới trải thảm (phòng nhân viên thì làm gì được tiêu chuẩn sang thế!), vì thế “bị gọi lên thảm” = “bị gọi lên nghe mắng”. Ví dụ: “Чего он такой угрюмый?” – “Да его только что вызвали на ковёр!” = “Sao nó ỉu xìu thế?” – “à thì nó mới bị gọi lên cạo mà!”.

- “Апчхи”! – “Будь здоров(а)!” – “Спасибо!” = “Hắt xì!” – “Cơm muối!” – “Cám ơn nhé!”.

- “Типун тебе на язык!” = “Phỉ phui cái mồm mày!”.

- “Мотай себе на ус!” = “Hãy nhớ lấy!”.

- “Попытка – не пытка!” = “Thì cũng nên thử xem!”, “Mất gì đâu mà không thử!”.

- чёрная кошка перебежала: người Nga coi mèo đen chạy qua trước mặt là điềm gở (дурная примета), nếu chuyện này xảy ra thật thì họ quay về nhà ngồi một tẹo rồi mới đi ra (nếu nhà xa thì đi ngược lại một đoạn rồi quay lại đi tiếp). Vì thế câu “чёрная кошка перебежала между ними” có nghĩa là “hai đứa chúng nó đang giận nhau”.

- “А что, рискнём?” = “Thế nào, liều một phát chứ?”.

- “Проскóчим?” cũng có nghĩa tương tự như câu trên, ý là chạy vụt một cái qua vùng nguy hiểm.

Tạm thời thế này đã nhé, nhớ ra cái gì nữa thì tớ lại post tiếp.
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Trong số các bạn ở đây ai có thói quen «ходить налево»? Nếu có hãy cho mọi người biết ý nghĩa, xuất xứ của cụm từ này nhé
564258x.jpg
 

tieng nga

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Trong số các bạn ở đây ai có thói quen «ходить налево»? Nếu có hãy cho mọi người biết ý nghĩa, xuất xứ của cụm từ này nhé
View attachment 666
Có nghĩa là "không đi sang bên phải" đúng không bác:14.jpg: cháu google thì nó nghĩa là kiẻu thay đổi đối tác (tình nhân) còn sự tích thì không biết (bác ơi , bác cho cháu hỏi là những sự tích đó mình có thẻ đọc được ở đâu vậy ạ, học đuợc 1 cụm từ mà biết được gốc tích của nó cũng thấy thú vị hơn bao nhiêu ạ)
 

themanh

Thành viên thường
"Ни рыба ни мясо"
Thường dùng để chỉ một con người trung bình, không có quan điểm sống riêng, thụ động, không có lợi cũng chẳng có hại, không có khẳ năng hành động tích cực và tự lập, mặc cho dòng đời đưa đẩy .
Tiếng Việt có câu " dở ông dở thằng", " không ra ngô ra khoai" nhưng không sát lắm.
Nửa nạc nửa mỡ có được không bác
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Có nghĩa là "không đi sang bên phải" đúng không bác:14.jpg: cháu google thì nó nghĩa là kiẻu thay đổi đối tác (tình nhân) còn sự tích thì không biết (bác ơi , bác cho cháu hỏi là những sự tích đó mình có thẻ đọc được ở đâu vậy ạ, học đuợc 1 cụm từ mà biết được gốc tích của nó cũng thấy thú vị hơn bao nhiêu ạ)
"Ходить налево"- Đi lăng nhăng
Có rất nhiều cách giải thích cho cụm từ này. Cách đơn giản nhất là từ "phải" thường gắn với sự đúng đắn, chính nghĩa, còn từ "trái" thì ngược lại- sai trái, không trong sạch, mờ ám.
Nhưng có một sự tích thú vị khác: Đã từ thời rất xưa tại một thành phố Thổ Nhĩ Kỳ người ta xây dựng một thư viện rất đẹp, lớn với nhiều gian phòng . Điều trớ trêu là ngay bên cạnh lại có một nhà thổ và được thông với thư viện này bằng một lối ngầm và một cánh cửa ngay bên trái . Nhiều người đàn ông lúc đó giả vờ vào thư viện nhưng lại rẽ ngay vào cánh cửa này và thế là rơi vào một thế giới đầy cám dỗ, còn các bà vợ thì không thể biết các ông chồng ngoan của mình đang nghiên cứu sách hay làm việc khác.
Có một giả thiết khác : thời cổ tại Nga người ta sống chung trong các căn nhà gỗ và nó thường được chia làm 2 phần: đàn ông sống ở phần bên phải, phụ nữ- bên trái. Hiển nhiên cánh đàn ông khi về cứ muốn rẽ vào bên trái vì ham muốn và tò mò.
Còn có một sự tích khác nữa gắn liền với Thiên chúa giáo: người ta cho rằng trên vai phải con người là thiên thần hộ mệnh đang ngự trị, còn trên vai trái là ma quỷ, vì vậy bên trái là tội lỗi, không trong sạch, mờ ám.
Các bạn thích cách giải thích nào?
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Tại một topic khác bạn Masha có viết “ждать у моря погоды”, mình chuyển sang bên này vì đây là một câu ví von thường gặp trong tiếng Nga. Ta có thể tạm dịch "Há miệng chờ sung".
Câu này có chỉ trạng thái chờ đợi, hy vọng một cái gì đó có thể đến bất cứ lúc nào hoặc không đến mà không có một cố gắng nào để đạt được điều này.
Xuất xứ được cho là thời xưa những người đi thuyền buồm phải chờ đợi luồng gió thuận. Chính họ cũng không biết phải chờ bao lâu và cũng chẳng làm gì được để nó đến đúng lúc. Ngoài ra các thợ đánh cá cũng phải chờ đợi thời thiết thuận lợi để ra khơi.
 

tieng nga

Thành viên thân thiết
Наш Друг
với " делать погоду" thì có sự tích gì không ạ?
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top