Các cụm từ ví von thường gặp trong tiếng Nga.

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Chúng ta thường hay gặp những cụm từ, câu nói có nghĩa đen và nghĩa bóng khác nhau. Thường các cụm từ này có xuất xứ riêng đặc biệt sau đó được sử dụng với ý nghĩa ví von.
Các cụm từ này khác với "Những câu lạ mắt hay khó dịch trong tiếng Nga" vì chúng thường được sử dụng và cũng dễ hiểu. Các bạn có cụm từ nào hay cùng đưa lên, nếu cùng với lịch sử ra đời của nó thì tuyệt nhất vì nó phản ánh một phần văn hóa Nga.
(Nếu đã có chủ đề tương tự xin Admin nhắc vì chưa xem hết các mục)
Tôi xin mở màn bằng một cụm từ đã đăng trong "Những câu lạ mắt hay khó dịch trong tiếng Nga", nhưng không thấy hợp lắm với tiêu đề:
"Козёл отпущения"
Từ "Козёл" ai cũng biết, "отпущения" có gốc từ "отпустить" (thả ra, phóng thích).
Cụm từ này thường được dùng chỉ một người bị đổ lên đầu các tội, các hành vi mà anh ta không làm. Ví dụ công an không tìm được thủ phạm một vụ giết người nào đó nhưng muốn có thành tích báo cáo liền bắt đại một người đã có tiền án và ép cung gán cho anh ta tội này và cho đi tù, trong trường hợp này ta nói: "полиция нашла "козла отпущения""
Điều này có nguồn gốc từ một phong tục thời xưa của người Do thái, khi mỗi năm một lần họ tổ chức lễ rửa tội cho toàn dân tộc. Vào ngày này họ mang 2 con dê đến một cuộc họp toàn thể, một con được làm thịt tế Chúa, một con họ thả ra và đuổi vào sa mạc, trước khi đó họ lần lượt đặt tay lên con dê này. Họ tin rằng toàn bộ tội lỗi của họ được truyền sang con dê này và nó sẽ mang đi cùng vào sa mặc và họ sẽ vô tội. Khác với lễ rửa tội của các dân tộc khác như Hy lạp, ở đây không có xưng tội và ăn năn, vì vậy con dê này trở thành hình tượng của một người bị người khác đổ tội lên đầu và phải chịu phạt thay cho người khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
А король-то голый!
Câu nói nổi tiếng của cậu bé “A! Hoàng đế cởi truồng!” trong chuyện cổ tích dành cho trẻ em “Bộ quần áo mới của Hoàng đế” của nhà văn Đan mạch Andersen đã trở thành một câu thông dụng có ý nghĩa giáo dục dành cho người lớn . Tôi xin được không kể lại câu chuyện này vì chắc nhiều người biết, chỉ xin nói rằng câu này ngày nay người Nga (và có lẽ cả trên thế giới) thường dùng để nói khi con người ta trước áp lực, sự sợ hãi hay đối kỵ mà không chịu nhìn nhận những sự vật hiển nhiên hoặc cố tình cho thành sự thật những gì trên thực chất không có, bệnh ảo tưởng. Chính sự hồn nhiên của cậu bé đã mở mắt cho người lớn và khi đó sự thật được phơi bày và trở nên đơn giản!
Không biết trong tiếng Việt có cụm từ nào tương đương?
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Thật thế hệ đi sau chúng cháu rất cần những thông tin quý này. Chúng cháu sẽ cố gắng duy trì dự án để k phụ lòng mọi người. :D
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
"Яблоко раздора"- "quả táo bất hòa"

Bắt nguồn từ một truyền thuyết Hy lạp, ngày nay cụm từ này được dùng để chỉ nguyên cớ gây ra bất hòa, mâu thuẫn, cãi cọ . Nhiều khi chỉ từ một sự kiện nhỏ, không đáng kể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, không lường trước đươc.
Trong thần thoại Hy Lạp, Thetis là nữ thần biển cả vô cùng xinh đẹp. Đáng lẽ thần Zeus đã cưới Thetis làm vợ, nhưng có lời tiên tri rằng nếu Zeus lấy Thetis thì con của ông ấy sau này sẽ giành quyền cai trị thế gian, nên Zeus ban Thetis cho cháu mình là anh hùng Peleus. Trong tiệc cưới giữa Peleus và Thetis họ đã mời tất cả tất cả các vị thần nhưng quên không mời Eris, nữ thần Bất hòa.
Nữ thần Bất hoà, không được mời, cứ đến đám tiệc. Nàng mang theo quả táo vàng hái từ vườn thiêng Hexpêrit, giấu trong áo; chờ lúc mọi người hoan hỉ cười nói, mãi uống rượu nho, không ai chú ý đến nàng, nàng lăn quả táo vàng đến bàn tiệc về phía 3 nữ thần: Hera, Athena, Aphrodite rồi nhanh như cắt, nàng bỏ ra về. Trên quả táo có khắc chữ "Tặng người đẹp nhất".
Cả 3 nữ thần đều cho rằng chính mình xứng đáng được nhận quả táo vàng và họ cãi nhau bất phân thắng bại. Họ đưa lên thần Zeus nhờ phân xử. Thần Zeus lại đưa cho Paris, chàng trai đẹp nhất châu Á, phân xử. Sau hồi phân xử, Paris đã đưa quả táo cho Aphrodite, thần Vệ Nữ vì nàng cam đoan sẽ tìm cho chàng một người phụ nữ đẹp nhất phương Tây làm bạn trăm năm.
Sau đó thần Vệ nữ đã thực hiện lời hứa của mình bằng cách giúp Zeus chiếm được nàng Helen xinh đẹp vốn đang sống hạnh phúc với chồng . Chiếc thắt lưng màu nhiệm của thần Vệ nữ đã làm nên điều kỳ diệu: Paris và Helen đã phải lòng nhau tức thì; và lợi dụng lúc chồng là Menelaus vắng nhà, Helen đã cùng Paris vượt biển sang Troy, không quên mang theo các thứ của hồi môn quí giá của mình. Và nàng đã nghiễm nhiên trở thành vợ Paris, trở thành cô gái của đô thị Troy.
Phát hiện vụ việc, Menelaus lập tức gặp gỡ các anh em mình và lập tức huy động một đội quân đông đảo với hàng ngàn chiến thuyền với quyết tâm đoạt lại nàng Helen, san bằng cái đô thị ngạo mạn kia để phục hồi danh dự bị tổn thương của người Hy-lạp.
Vậy là nổ ra cuộc chiến tranh thành Troy kéo dài mười năm trời, gây bao chết chóc, bao nhiêu đau khổ cho loài người .

Ngoài cụm từ "Яблоко раздора" người Nga còn hay nói «бросить яблоко раздора между несколькими людьми» với ý nghĩa tương tự, tức là cố tình gây ra nguyên cớ dẫn đến bất hòa, mâu thuẫn, cãi cọ giữa những người khác .
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
"Белая ворона"- "Người lập dị"; "Kẻ lạc loài".

Người ta đôi lúc thấy ngựa, bò, hươu, sóc, cáo có da mầu trắng. Các nhà khoa học gọi hiện tượng thiếu sắc tố mầu trên da và lông là bạch tạng. Bạch tạng có thể gặp ở các con quạ nhưng rất hiếm và được coi là bất thường và chúng trở nên khác biệt và thành mồi ngon cho các con thú ăn thịt.

Quạ trắng đã trở thành biểu tượng của sự khác thường, trái khoáy nên hay bị những người xung quanh xa lánh, hiểu lầm, đồng thời có một cái gì đó hiếm có, trong trắng, thiếu tự vệ.
Người đầu tiên sử dụng so sánh này là nhà văn châm biếm La Mã Juvenal từ thế kỷ I-II trước Công nguyên trong câu: "Một nô lệ có thể làm vua, các tù nhân có thể chờ đợi chiến thắng, tuy nhiên người may mắn như vậy chỉ là một con quạ trắng hiếm có".
Ý tưởng của ông làm mọi người thích thú và bắt đầu sử dụng, vậy là 2 ngàn năm trôi qua mà đến nay người ta vẫn nói «Это белая ворона» khi gặp một người có những biểu hiện, tính cách, hành động khác với những người xung quanh. Họ cũng thường gặp phải sự hiểu lầm, xa lánh, hắt hủi của xã hội và những người xung quanh.
Tiếng Việt có thể nói : người lập dị, kẻ khác người, kẻ lạc loài

 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
"Ни рыба ни мясо"
Thường dùng để chỉ một con người trung bình, không có quan điểm sống riêng, thụ động, không có lợi cũng chẳng có hại, không có khẳ năng hành động tích cực và tự lập, mặc cho dòng đời đưa đẩy .
Tiếng Việt có câu " dở ông dở thằng", " không ra ngô ra khoai" nhưng không sát lắm.
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Các bạn giải nghĩa và xuất xứ của cụm từ này nhé, trong tiếng Việt có cụm từ nào tương đương?
"Жаба давит"(Hay "Жаба душит").
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Cháu chỉ biết người Nga dùng câu này khi muốn mua cái gì đó nhưng lại tiếc tiền, không dám mua (hoặc sau khi mua rồi thì cứ lấn cấn xót tiền, không sao thảnh thơi được), còn tại sao lại nói thế thì chịu. Chắc là xuất phát từ chữ “жадность” có âm gần giống “жаба”, còn nếu câu này có điển tích gốc gác thì cháu chịu.
 

Bka Tran

Thành viên thường
Các bạn giải nghĩa và xuất xứ của cụm từ này nhé, trong tiếng Việt có cụm từ nào tương đương?
"Жаба давит"(Hay "Жаба душит").
theo như cháu vừa thử google thì như sau ạ:
Ý nghĩa: thể hiện một sự ham muốn, thèm thuồng làm một việc gì đó,thường dùng với ý nghĩa là rất muốn mua thứ gì ó, nhưng mà lại tiếc rẻ tiền.
Xuất xứ: Từ ngày xửa ngày xửa, người ta gọi cái bệnh mà đau thắt ngực, đau thắt tim là 'грудная жаба' (hình ảnh ngực con cóc phình ra). Bệnh có biểu hiện khó thở, đau từng cơn ở vùng ngực. Theo quan niệm xâu xa của người Nga thì biểu hiện là do khi bị mất đi cái gì mà mình vất vả kiếm được.
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Cháu chỉ biết người Nga dùng câu này khi muốn mua cái gì đó nhưng lại tiếc tiền, không dám mua (hoặc sau khi mua rồi thì cứ lấn cấn xót tiền, không sao thảnh thơi được), còn tại sao lại nói thế thì chịu. Chắc là xuất phát từ chữ “жадность” có âm gần giống “жаба”, còn nếu câu này có điển tích gốc gác thì cháu chịu.
Đúng vậy, còn một trường hợp hay dùng nữa là khi ai đó nghen tỵ với những hạnh phúc, sung sướng của người khác
 
Top