Các bạn có trong các trường hợp nào người Nga nói
"В долгий ящик отложить"
Và nó có xuất xứ từ đâu?
"В долгий ящик отложить"
Và nó có xuất xứ từ đâu?
Tiếng Việt nói thế nào nhi? "Xếp xó", "Để mốc meo?"“В долгий ящик отложить” là câu người Nga dùng để nói về việc trễ nải, không sốt sắng nhiệt tình (thậm chí là vô trách nhiệm) khi giải quyết một vấn đề gì đó.
Về xuất xứ câu này thì hình như là ngày trước bàn làm việc các quan chức thường rất to, có rất nhiều ngăn kéo, và các quan thường để đơn từ không cần xử lý gấp vào một ngăn kéo riêng có tên là “долгий ящик ”. Và thường là quên luôn, không ngó ngàng gì đến ngăn kéo ấy nữa.
Người Nga còn có một câu khác với nghĩa tương đương là “положить под сукно” (nhét đơn từ vào dưới tấm thảm trải bàn rồi quên giải quyết).
http://diendan.tiengnga.net/threads/cac-mau-cau-hang-ngay.22/Добрый день! Как у вас дела? Разрешите мне прямо задать вопрос . Я хотела бы узнать о простых фразах в бытовой жизни, которые российские люди часто используют чтобы разговаривать друг с другом. Я учу русский язык но никогда в России не была. Очень хочу узнать об этом. Это вам трудно помогать? Если у кого- нибудь есть книга, речь которой идет об этом. Покажите, пожалуйста .
Например: угу: nghĩa là ừ phải không ạ?
Как ты дурак!
классно, здорово, супер...
Я много не знаю, но вообще вы меня хорошо понимаете? Я хочу свободно владею русским языком. Помогите, пожалуйста! Заранее спасибо
Kiểu chị muốn học mấy cái từ đơn giản hay cách trả lời ngắn gọn hay cái kiểu chúng nó đá xoáy nhau ý Vinh à ) kiểu như người Việt nói chuyện với nhau lúc bông đùa lúc giận dữ ý. Nhưng hỏi thế này cũng khó em nhỉ. Phải trực tiếp giao tiếp nhiều mới biết được hic (http://diendan.tiengnga.net/threads/cac-mau-cau-hang-ngay.22/
.http://diendan.tiengnga.net/threads/mot-so-cau-giao-tiep-thong-dung-lich-su-trong-tieng-nga.24/
http://diendan.tiengnga.net/forums/luyen-nghe-tieng-nga/ ( Các bài hội thoại)
Nhiêu đây em nghĩ đủ phê lắm rồi ấy chị ạ, em hiện tại cũng chả học hết nổi, gặp dùng bừa, ng ta sửa thoi
Tớ cảm ơn cậu ))@Cao Thị Ngọc Ánh
Mình đã thấy những cuốn sách về thành ngữ, tục ngữ Nga, nhưng chưa thấy cuốn sách nào tập hợp những câu cửa miệng của người Nga. Chắc là có, nhưng mình không biết đấy thôi.
Trước hết, mình muốn nói rằng để nắm vững tiếng Nga thì việc học ngữ pháp và từ vựng + luyện nghe-nói mới quan trọng, chứ vài chục từ cửa miệng của người Nga thì khi ở Nga một thời gian bạn sẽ tự biết thôi.
Nhưng thôi, mình nhớ được bao nhiêu thì viết ra đây bấy nhiêu vậy. Với hy vọng là những hiểu biết của mình có ích không chỉ cho bạn mà còn cho nhiều bạn khác nữa.
- угу: viết thế này, nhưng người Nga không đọc là “u-gu” mà…thật ra cũng chẳng nói. Khi bạn kể cho người Nga nghe một chuyện gì đó thì người Nga thường thỉnh thoảng lại gật gật đầu và phát ra âm “ư-hử!”, “ư-hử!” tỏ ý là hiểu hoặc đồng tình với bạn.
- Người Nga không nói “Как ты дурак!” mà nói “Какой ты (он) дурак!” = “Mày (nó) ngu thế!”. Ngay cả với bạn bè thì dùng từ “дурак” là hơi nặng, thường thì người ta lắc đầu bảo “До чего же ты тупой!” = “Sao mày ngốc thế hả?”.
- cдача (đọc là здача): có nghĩa đen là “tiền bù [thối] lại”, nhưng cũng hay được dùng với nghĩa “trả miếng”. Ví dụ một cô bạn kể: “Она мне “бац!” по щёке, я сразу же дала ей сдачу” = “Nó tát tớ một phát, ngay lập tức tớ đánh lại luôn”.
- платить той же монетой: nghĩa đen là “trả lại đúng đồng xu ấy”, nghĩa bóng là “trả miếng bằng cách tương tự” (câu này để nói về sự trả miếng của người lớn đấu đá nhau, còn việc “động tay động chân” của lũ choai choai thì dùng “давать (дать) сдачу” thích hợp hơn).
- “бац!” = “bụp!”, tức là có thể dùng như động từ (ta vẫn nói “tao bụp nó một phát” mà).
- жрать: có nghĩa là “ăn”, nhưng đây là cách nói thô (nhưng không tục), chỉ dùng trong bạn bè với nhau. Ví dụ bạn đang ăn cái gì đấy thì thằng bạn thân bước vào hỏi: “Чего жрёшь?” = “Gặm [đớp, xực] cái gì đấy?”.
- ржать = смеяться = cười, nhưng ржать là cười to, cười sặc sụa (và chỉ dùng trong bạn bè gần, không thể dùng từ này với thầy cô chẳng hạn). Để thể hiện sự “rất buồn cười” người Nga hay nói “Ржу, как конь” (Tớ cười sằng sặc như ngựa hí), còn trên các diễn đàn (ko yêu cầu văn chuẩn) họ thường viết “Ржунимагу” (viết trẹo câu “Ржу, не могу” = “Cười không dừng được”). Сác bạn chú ý: đừng nhầm жрать với ржать!
- Đôi khi các bạn có thể gặp ở đâu đó một đoạn văn tả sự đầy đủ, thừa thãi hàng hoá (hay bất cứ thứ gì) và người kể chuyện chèn câu “Пей не хочу” (hoặc “Ешь не хочу”) vào giữa chừng thì các bạn đừng tìm cách dịch cụm từ sai ngữ pháp này, nó đơn giản chỉ có nghĩa là “nhiều lắm, cứ thoải mái mà xài [mua, lựa chọn v.v…]”. Cụm từ này có xuất xứ từ tình huống người mẹ cứ ép đứa con uống sữa hay mật ong (“Пей!”) hoặc ăn (“Ешь”) cái gì đó rất ngon, nhưng đứa trẻ đã quá đủ, quá chán rồi nên nó lắc đầu quầy quậy “Не хочу!”.
- классно, здорово, супер: đều có nghĩa là “hay, tốt, tuyệt”.
- паршиво, херово: đều có nghĩa là “dở, kém”. Ví dụ: Почему-то у меня сегодня паршивое настроение = Chả hiểu tại sao hôm nay tớ thấy chán chường thế nào ấy.
…………………………
Ối giời, có mà cả ngày cũng không hết. Tạm thế đã nhé, tớ còn phải làm việc của tớ nữa chứ, “buôn dưa lê” mãi thế nào được!