Đã trả lời Mọi người dịch câu này và giải thích ngữ pháp giúp mình với

alpha

Thành viên thường
Đoạn cuối nhùng nhằng quá mình không biết dịch và chia như nào
когда я встречал взрослого, который казался мне разумней и понятливей других
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
когда я встречал взрослого, который казался мне разумней и понятливей других: khi tôi gặp người lớn, người mà tôi cho là thông minh và uyên bác hơn những người khác.

Trong câu này:
1. взрослый (người lớn) - danh từ (nhưng biến đổi như tính từ)
2. который: bổ nghĩa cho từ "взрослый"
3. Кому кажется/казалось кто?/что? каким? - nghĩa là ai cho rằng ai/cái gì như thế nào?
4. tính từ + danh từ cách 2: dạng so sánh hơn kém.
4. другие (khác): nếu chỉ người hoặc loại đồ vật nào đó mà 2 cả cùng hiểu thì chỉ cần nói другой (có chia theo giống, số, cách) mà ko cần danh từ đi sau. Trong câu này ngừoi nói rõ ràng đang so sánh ngừơi với người nên ko cần danh từ люди sau nó nữa.
 

alpha

Thành viên thường
4.tính từ + danh từ cách 2: dạng so sánh hơn kém.
Chị ơi em chưa hiểu tại sao so sánh hơn kém lại chia đuôi "ей "
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
4.tính từ + danh từ cách 2: dạng so sánh hơn kém.
Chị ơi em chưa hiểu tại sao so sánh hơn kém lại chia đuôi "ей "
Bình thường thì -ее hoặc -е nhưng khi các tính từ đi cùng với các động từ như быть, становиться, стать, оказываться,... thì có thể là -ей hoặc -ее. Ví dụ: она становится красивой (красивее).
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
4.tính từ + danh từ cách 2: dạng so sánh hơn kém.
Chị ơi em chưa hiểu tại sao so sánh hơn kém lại chia đuôi "ей "
Thêm một chút cho đầy đủ:
Đuôi -ей thường dùng trong ngôn ngữ nói, có ý khoáng đạt, dễ thương hơn. VD như câu trong bài hát của Ю. Антонов:
"Для меня нет тебя прекрасней"
Còn đuôi -ее thường dùng trong văn viết, chỉ cảm xúc có "gò bó" hơn chút ít so với khi nói прекрасней, разумней, понятливей ...
 
Top