Bác Trần ơi cho cháu hỏi một chút ạ
Trong câu thứ hai cháu thấy hơi khó hiểu
2. Интернет - это пучина, в которую даже самую умную броюнетку затягивает с ушами, мозгами и заколкой на голове (Венедикт Немов) Internet là vực thẳm mà ngay cả những cô gái thông minh nhất cũng phải căng tai, bật não và dựng đứng kẹp tóc trên đầu (Benedict Nemov) - Cháu không tìm thấy từ броюнетку mà chỉ có брюнетку có nghĩa là cô gái tóc đen
- Theo cháu hiểu cả câu đó là: interner là vực thẳm và nó lôi kéo cả cô gái tóc đen với đôi tai (con gái yêu bằng tai), những bộ não (chỉ sự thông minh) và kẹp tóc trên đầu (chỉ sự duyên dáng)
- Cháu mới tập toẹ tiếng Nga có gí mong bác chỉ giúp cháu
1- Câu chuyện nghề phiên dịch.
2- Nghề phiên dịch là gì ?
3- Công việc của phiên dịch viên.
4: Phiên dịch viên làm việc ở đâu?
5- Bạn có nên chọn nghề phiên dịch?
6- Những tố chất giúp bạn thành công trong nghề phiên dịch.
7- Học nghề phiên dịch ở đâu?
8 - Bạn quyết định.
9- Bạn muốn biết.
Người không biết ngoại ngữ thì chẳng biết nhiều về chính ngôn ngữ của họ (V. Gớt)
Trên thế giới hiện có khoảng 5.000 ngôn ngữ với những nét đẹp tinh tế riêng. Có một số ngôn ngữ chứa đựng khối lượng từ ngữ phong phú, diễn giải những khái niệm khoa học, ý tưởng phức tạp. Việc học, hiểu biết sâu và nhuần nhuyễn một số ngôn ngữ chính trên thế giới như tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc v.v... có ý nghĩa quan trọng trong việc tiếp cận với những công trình khoa học, kĩ thuật và văn hóa tiên tiến.
Cùng với nền kinh tế mở cửa và hội nhập ở nước ta, những hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế không ngừng phát triển. Chưa bao giờ nhu cầu sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam lại lớn như hiện nay. Vai trò của người phiên dịch bởi vậy rất quan trọng.
Thu nhập cao, môi trường làm việc năng động, phiên dịch đang trở thành nghề nghiệp hấp dẫn. Nhưng đây cũng là nghề đòi hỏi rất khắt khe về trình độ ngoại ngữ, sự am hiểu các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là năng lực sử dụng tiếng mẹ đẻ.
Mời bạn khám NGHỀ PHIÊN DỊCH
1)CÂU CHUYỆN NGHỀ PHIÊN DỊCH
Truyền thuyết xưa kể rằng:
Thuở xưa, cả nhân loại chỉ nói chung một thứ tiếng. Rồi một ngày, con người bàn nhau xây một cái tháp cao đến tận trời gọi là tháp Babel. Cái tháp cứ cao, cao mãi, gắn chạm tới mây xanh. Thượng đế thấy vậy lo ngại vô cùng. Ngài nghĩ mãi, nghĩ mãi, cuối cùng cũng tìm ra được một cách. Thượng đế hóa phép khiến cho con người nói những thứ tiếng khác nhau. Vậy là họ không còn hiểu được nhau nữa. Tháp Babel mãi mãi dang dở.
Câu chuyện thần thoại trên cho chúng ta thấy sức cản trở to lớn của việc bất đồng ngôn ngữ. Nhưng con người không chịu bó tay trước sự chia rẽ bằng ngôn ngữ của thượng đế. Một lớp người đã sinh ra, đóng vai trò cầu nối ngôn ngữ giữa các quốc gia, các dân tộc: người phiên dịch. Và một nghề nghiệp cũng được hình thành: nghề phiên dịch.
Thường xuất hiện âm thầm, lặng lẽ phía sau, nhưng chính người phiên dịch đã đem lại cho con người từ các vùng ngôn ngữ khác biệt sự thấu hiểu và chia sẻ, nối lại nguồn sức mạnh to lớn mà thượng đế đã chia rẽ từ thuở hồng hoang.
Không chỉ thông thạo ngôn ngữ, người phiên dịch còn phải am hiểu về văn hóa và có khả năng ứng biến linh hoạt trong nhiều tình huống bất ngờ. Chúng ta sẽ bắt đầu hành trình qua thế giới của nghề phiên dịch với những câu chuyện hài hước và cũng đầy ý nghĩa về những "cái bẫy thú vị giữa các ngôn ngữ. Người phiên dịch giỏi phải biết vượt qua những cái bẫy" đầy hiểm hóc ấy.
Người phiên dịch cũng phải là nhà văn hóa
Việc dịch tại các hội nghị, hội thảo quốc tế đòi hỏi người phiên dịch không chỉ thông thạo về ngôn ngữ, hiểu biết những vấn đề được đề cập tới mà còn phải có khả năng ứng biến, xử lý rất nhanh trong những tình huống bất ngờ. Đặc biệt, trong nhiều hội nghị, nhất là các hội nghị về văn hóa nghệ thuật, người ta thường bắt gặp những diễn giả có cách nói văn hoa, bóng bẩy, khiến người phiên dịch không ít lần khốn đốn.
Ví dụ, có người trích phương ngôn Anh nói rằng: "Một con chim trong tay tôi còn hơn hai con chim ở trong bụi cây."
Người phiên dịch thấm nhuần văn hóa Pháp sẽ có xu hướng chuyển sang thành câu:
"Một cái ở trong tay ta còn hơn hai cái mà ta sẽ có."
(Un tiens vaux mieux que deux tu l'auras). Nhưng sau đó, diễn giả lại nói tiếp:
"Nhưng những con chim trong bụi cây hát hay hơn con chim trong tay tôi."
Đến lúc này, người phiên dịch không nhanh trí và thực sự am hiểu ngôn ngữ dịch sẽ vô cùng lúng túng. Nếu anh ta dịch từng từ một theo nghĩa đen sẽ không chỉ gây khó hiểu cho người nghe mà còn làm hỏng mất ý nghĩa mà người nói muốn diễn đạt. Đây cũng chính là một thử thách kiểm nghiệm trình độ và độ nhạy bén của người phiên dịch. Trong khi đó, người phiên dịch giỏi và nhanh nhạy sẽ lập tức hiểu đúng ý của diễn già và dịch tiếp rằng: "Nhưng những cái mà ta chưa đạt tới bao giờ cũng hấp dẫn hơn những thử ta đã có trong tay."
Bài học rút ra: Vậy mới thấy am hiểu ngôn ngữ nước ngoài nghĩa là am hiểu cả một nền văn hóa thứ hai. Trong câu chuyện trên, nếu dịch sát nghĩa ngay từ đầu thì người phiên dịch không phải bị động ứng phó ở những câu sau. Mặt khác, nếu bị rơi vào thế bị động phải biết thoát ra một cách khôn khéo. Việc dịch sát từng câu từng chữ không phải bao giờ cũng thực hiện được nên người phiên dịch cần ứng xử linh hoạt. Đây chính là điểm khó của nghề nghiệp này.
Sự chuẩn xác của ngôn ngữ làm sắc bén thêm ý nghĩa của sự kiện. Vì thế sự kiện và sự chuẩn xác phái luôn luôn đi đôi với nhau. (John Hohenberg)
Nhà xuất bản Đại học tổng hợp Columbia
Không chỉ có một thứ tiếng Anh
Chúng ta thường nghĩ rằng người Anh, Mỹ, Ôxtrâylia đều nói tiếng Anh và họ có thể hiểu nhau một cách dễ dàng. Điều này không sai, nhưng sự thực không phải lúc nào cũng như vậy.
Không ít trường hợp nếu hai người Mỹ ngồi nói chuyện với nhau thì người Anh, người Ôtxtrâylia ngồi xung quanh không hiểu mặc dù những người Mỹ này nói rất to và rõ.
Dưới đây là một vài thí dụ:
Một người Anh sang Mỹ. Khi taxi từ sân bay về tới khách sạn, ông ta nói với người lái xe: "Open the dickey and take out the luggage, please" (Phiền anh mở cốp xe và lấy đồ đạc ra).
Nhưng người lái xe hoàn toàn ngơ ngác vì trong von tiếng Mỹ của anh ta, "dickey" không có nghĩa là cốp xe.
Một người Mỹ sang Anh. Đúng hôm đó, là sưởi của khách sạn bị hỏng. Một gia đình Anh cạnh đó tỏ ý sẵn sàng cho người khách Mỹ mượn paraffin lamp (dịch nguyên văn là đèn paraffin). Trong tiếng Mỹ, paraffin có nghĩa là sáp. Anh chàng người Mỹ này rất ghét dùng sáp và cũng không hiểu sáp sẽ làm ấm bằng cách nào. Do vậy anh ta lịch sự từ chối.
Kết quả là anh chàng người Mỹ phải chịu lạnh một đêm vì không biết rằng trong ngôn ngữ của người Anh, paraffin còn có nghĩa là dầu hỏa và paraffin lamp là lò sưởi đốt bằng dầu hỏa.
Bài học rút ra: Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới, nhưng ngay cả những người dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ vẫn gặp phải những bất đồng ngôn ngữ. Muốn trở thành một phiên dịch viên giỏi, bạn phải học thêm tiếng Anh của Mỹ, Ôxtrâylia, Canada... ngoài tiếng Anh bản xứ. Vì vậy, học, học nữa, học mãi là điều ghi xương khắc cốt của người phiên dịch.
Anh và Mỹ là hai quốc gia vị đại bị chia cắt bởi một ngôn ngữ chung.
George Bernard Shaw (1856 - 1950) Nhà soạn kịch, phê bình người Anh.
2)NGHỀ PHIÊN DỊCH LÀ GÌ ?
Phiên dịch là gì ?
Hãy thử tưởng tượng bạn đã học tiếng Anh ở trường. Rồi một hôm, có một ông khách người Anh tới chơi nhà, thăm ba của bạn. Trong nhà, ngoài bạn ra, chẳng ai biết ngoại ngữ cả. Vậy là ông khách và ba của bạn sẽ nói chuyện thông qua bạn. Lúc này, bạn đang làm công việc của người phiên dịch đấy.
Hiểu một cách đơn giản nhất, phiên dịch là việc chuyển một chữ, một câu, một văn bản (nói hoặc viết) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi ý nghĩa của chúng.
Việc chuyển ngôn ngữ này rất khác biệt so với việc dịch từng chữ một. Người làm phiên dịch giỏi và linh hoạt luôn có xu hướng chuyển ý từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác sao cho vẫn giữ được chính xác và trọn vẹn ý ban đầu.
Dịch chính xác từng câu, từng chữ là lý tưởng nhất. Nhưng điều ấy chỉ có thể thực hiện được với những ngôn ngữ khá gần gũi nhau như tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nha v.v... Nhưng ngay đối với các ngôn ngữ gần gũi đó, không phải lúc nào cũng có thể dịch sát từng câu, từng chữ như vậy. Chẳng hạn, cùng một câu "Im lặng là đồng ý”. Tiếng Pháp dịch là "Qui se tait consent" (Ai im lặng là đồng ý), còn tiếng Anh là "Silence gives consent" (Im lặng cung cấp sự đồng ý).
Phiên dịch viên là ai?
Phiên dịch viên là người chuyên làm công việc chuyển các văn bản (nói hoặc viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách chính xác, giúp những người nói không cùng ngôn ngữ có thể hiểu nhau.
Như bạn có thể thấy, phiên dịch là một công việc rất hữu ích và cao quý. Người làm phiên dịch chính là cầu nối khiến các quốc gia, tổ chức, cá nhân thuộc các ngôn ngữ khác nhau hiểu được nhau, giúp họ có sự thông cảm, thấu hiểu và trở nên gần gũi với nhau hơn.
Phiên dịch viên không chỉ đơn thuần dịch về mặt từ, ngữ, họ phải truyền tải nội dung và ý tưởng của người nói tới người nghe, người viết tới người đọc. Bởi vậy, công việc này đòi hỏi người phiên dịch phải hiểu một cách tổng quát về vấn đề, sự kiện mà họ đang dịch. Từ đó, họ có thể chuyển đổi đầy đủ, chính xác vấn để từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ dịch.
Nhạy cảm, hiểu biết về văn hoá cũng như sự tinh thông trong cách sử dụng ngôn ngữ là những yêu cầu cần có của người phiên dịch.
Phiên dịch nói và phiên dịch viết
Có rất nhiều cách phân chia trong nghề phiên dịch. Dựa vào hai loại hình giao tiếp cơ bản của con người (nói và viết), người ta chia công việc phiên dịch thành hai dạng: phiên dịch nói và phiên dịch viết.
Cả hai dạng công việc này đều có chung một số đặc điểm:
- Người phiên dịch cần có khả năng phối hợp nhuần nhuyễn ngôn ngữ. Nghĩa là họ phải sử dụng trôi chảy, nắm vững ít nhất hai ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch).
- Khả năng diễn đạt một cách ngắn gọn, rõ ràng, sử dụng từ ngữ linh hoạt, vốn từ vựng phong phú,
Tuy nhiên, giữa hai công việc phiên dịch nói và viết vẫn có một số điểm khác biệt:
Dịch nói
Đây là việc chuyển đổi văn bản nói từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Người dịch nói phải chịu sức ép rất lớn về thời gian, phản ứng rất nhanh và gần như không có thời gian để suy nghĩ, cân nhắc về từ ngữ. Người dịch viết có thể đọc lại những gì mình đã dịch, chữa lại cho ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, chuẩn xác hơn. Nhưng người dịch nói không có cơ hội làm việc ấy. Trong thời gian ngắn nhất, họ phải tìm ra cách dịch chuẩn xác nhất.
Công việc dịch nói có một số yêu cầu:
- Người phiên dịch nói phải tập trung cao độ.
- Phải nhanh chóng hiểu được vấn đề đang được truyền tải ở cả hai ngôn ngữ.
- Diễn đạt ý tứ của vấn đề một cách rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu.
- Có khả năng phân tích, tinh ý và trí nhớ tốt.
Trong dịch nói lại có 2 kiểu dịch khác nhau:
* Dịch đồng thời
Đây là kiểu dịch thường được sử dụng trong các hội nghị, hội thảo quốc tế, hoặc các phiên tòa quốc tế (còn được gọi nôm na là dịch ca-bin). Người dịch thường ngồi trong phòng cách âm, nghe qua tai nghe và dịch qua micro.
Dịch đồng thời có nghĩa là phải vừa nghe vừa dịch cùng một lúc với diễn giả. Do đó, người phiên dịch cần có khả năng nắm bắt ngay ý của người nói và chuyển tải rất nhanh sang ngôn ngữ dịch. Muốn làm tốt công việc của mình, người dịch đồng thời phải hiểu biết tổng quát về vấn để mà mình đang dịch, và bám sát phát biểu của người nói, tránh thêm bớt vào nội dung dịch. Tham gia vào dịch công việc dịch này thường là những phiên dịch viên giỏi, am hiểu vấn đã được để cập, có nhiều kinh nghiệm trong việc dịch hội nghị, hội thảo quốc tế.
* Dịch đuổi
Dịch đuổi là dịch bắt đầu ngay sau khi người nói kết thúc một câu hay một đoạn. Người dịch vừa nghe, vừa chép lại vắn tắt những điều người phát ngôn đang nói. Cách dịch này được dùng phổ biến trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trong những cuộc nói chuyện tay đôi, ở đó người dịch ngồi gần cả hai người hoặc hai nhóm người đang đối thoại.
* Dịch viết
Là công việc chuyển đổi một văn bản viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Người dịch viết không phải chịu sức ép thời gian căng thẳng hay yêu cầu phải phần ứng tức thì như dịch nói.
Tuy nhiên, về mặt chất lượng dịch (sự chính xác về ngữ nghĩa, sự trong sáng, mạch lạc và hình ảnh trong cách hành văn) thì đòi hỏi đối với văn bản dịch viết cao hơn rất nhiều so với văn bản dịch nói, Bởi lời nói thoảng qua, những lỗi nhỏ của người phiên dịch có thể không khiến người nghe chú ý. Nhưng dịch viết thể hiện rõ ràng trên văn bản viết. Người phiên dịch lúc này đã ở vào thế "bút sa gà chết và không được phép mắc lỗi.
Trong một buổi biểu diễn tại Hà Nội, trưởng đoàn nghệ thuật của một nước châu Á phát biểu đại ý rằng cuộc biểu diễn nghệ thuật này là món quà của nhân dân nước tôi kính tặng nhân dân Việt Nam. Nhưng ông ta dùng cách nói rất văn hoa: "Our present now lays at your feet".
Người phiên dịch chủ quan đã dịch theo đúng "nghĩa đen" câu nói văn hoa ấy thành: "Chúng tôi xin đặt quà trước chân của các bạn". Những “tai nạn nghề nghiệp" như thế có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong dịch nói nếu bạn thiếu sự tập trung và cẩn trọng.
Những yêu cầu cơ bản với người dịch viết là:
- Có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiến thức về văn hóa của nước sử dụng thứ tiếng mình đang dịch.
- Có khả năng viết và phân tích tốt.
- Có khả năng biên tập tốt.
Dịch xuôi và dịch ngược
Dựa vào ngôn ngữ được phiên dịch chuyển đổi, người ta lại chia ra làm hai kiểu dịch xuôi và dịch ngược.
Dịch xuôi:
Là việc chuyển dịch ngôn ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ của người dịch.
Nhiều người nghĩ rằng dịch xuôi dễ hơn dịch ngược, chỉ cần vốn ngữ pháp vững vàng, vốn từ vựng tương đối và quyển từ điển là sẽ dịch được dễ dàng. Nhưng sự thực không hoàn toàn như vậy. Việc dịch xuôi cũng thường gặp khá nhiều khó khăn. Chẳng hạn bạn phải dịch các chuyên đề lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại v,v... từ tiếng nước ngoài sang tiếng mẹ đẻ. Trong không ít trường hợp, những chuyên đề này được viết với trình độ rất cao, chứa những khái niệm và từ ngữ khó mà tiếng Việt có thể chưa có khái niệm, từ ngữ tương đương. Lúc này, người phiên dịch phải tra cứu kỹ lưỡng từ điển (kể cả từ điển chuyên ngành), tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực đó... để cuối cùng đưa ra một công thức tương đối phù hợp. Đồng thời, phải có thêm chú thích cụ thể, cặn kẽ để người nghe hoặc người đọc hiểu được. Trong nhiều trường hợp, ở các văn bản dịch, bạn có thể thấy dịch giả để chữ "tạm dịch là..." và chủ thích sau đó.
Ngoài ra, một trong những lỗi về tư duy mà phiên dịch viên dễ mắc phải, nhất là những người mới vào nghề, là nói theo lối tiếng nước ngoài. Nhiều ngôn ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh v,v... thường sử dụng cấu trúc khá phức tạp với những mệnh để phụ hay thể bị động.
Người học ngoại ngữ nhiều rất dễ quen sử dụng theo cách này. Trong khi đó, ngữ pháp Việt Nam lại có xu hướng sử dụng những câu đơn giản, lối nói chủ động. Như vậy, rõ ràng bạn đã dịch sang tiếng Việt rồi mà bản dịch của bạn vẫn bị chê là "Tây quá” hay "văn Tây".
Trong trường hợp này, để có bản dịch thực sự đúng và hay, bạn không những cần thông thạo ngoại ngữ, mà còn phải nắm vững và làm chủ được chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Điều này quả không dễ chút nào, bởi không phải người Việt nào cũng có thể nói được tiếng Việt thực sự trong sáng, rõ ràng và dễ hiểu, phát huy được vốn từ vựng giàu về hình ảnh, thanh điệu, cách ví von v,v... của tiếng Việt.
* Dịch ngược
Là việc chuyển dịch ngôn ngữ từ tiếng mẹ đẻ của người dịch sang tiếng nước ngoài.
Nếu dịch xuôi đã khó thì dịch ngược còn có phần gian nan hơn. Đây là công việc khó nhiều bề. Viết được tiếng nước ngoài với trình độ ngang bằng người bản xứ là điều có khi phải vài chục năm trong nghề dịch mới tạm đạt được.
Chẳng hạn, bạn sẽ xoay sở thế nào để tìm được các công thức dịch" đúng cho những khái niệm vẫn được dùng quen thuộc ở Việt Nam như: "Phép vua thua lệ làng", "Lá lành đùm lá rách". "Chính sách đi tắt đón đầu", "Vừa đá bóng vừa thổi còi" v.v.
Khi dịch nói, người phiên dịch thường tiến hành dịch xuôi và dịch ngược đồng thời. Còn với dịch viết, do yêu cầu và tính đặc thù của công việc, những văn bản dịch ngược thường có thù lao cao hơn so với dịch xuôi.
Một người phiên dịch giỏi là người có khả năng dịch xuôi và dịch ngược đều tốt như nhau. Nhiều người phiên dịch lâu năm trong nghề truyền đạt lại kinh nghiệm của mình rằng: không nên quá phân biệt dịch xuôi hay dịch ngược, bởi kỹ năng của hai cách dịch này hỗ trợ rất nhiều cho nhau. Thường người dịch xuôi tốt thì cũng dịch ngược tốt và ngược lại.
* Nghề phiên dịch hướng tới ai?
Đối tượng của người phiên dịch chính là những sự kiện, vấn đề, ý tưởng v,v... được nói hoặc viết bằng một ngôn ngữ, cần được chuyển đổi sang ngôn ngữ khác. Bởi vậy, lĩnh vực hoạt động của nghề nghiệp này rất đa dạng và phong phú. Trong mọi sự kiện, vấn đề ... mang tính chất quốc tế đều cần tới phiên dịch.
Người phiên dịch làm việc cho các quốc gia, tổ chức và cá nhân có nhu cầu. Họ giữ vai trò quan trọng trong chiến tranh (hỏi cung tù binh hoặc những kẻ xâm nhập trái phép, soạn tối hậu thư, giao dịch đàm phán v,v...) và càng quan trọng hơn trong hòa bình (thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, bảo vệ quyền lợi dân tộc và độc lập, an ninh quốc gia v.v...).
Thế giới đang đứng trước hai xu hướng: toàn cầu hóa và khu vực hóa. Xu hướng toàn cầu hóa đòi hỏi bạn ít nhất phải thông thạo một ngoại ngữ vốn được coi là ngôn ngữ quốc tế: tiếng Anh.
Còn xu hướng khu vực hóa lại mở ra trước mắt bạn vô vàn cơ hội nếu bạn giỏi những ngôn ngữ của châu Á như tiếng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc v.v... hay ngôn ngữ của các quốc gia trong khu vực ASEAN (Thái Lan, Lào, Campuchia, Inđônêxia v,v...)
Hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ một dân tộc khác sẽ giúp người phiên dịch hiểu kĩ được những điểm mạnh và yếu của ngôn ngữ ấy, đồng thời giúp các thuyết khách làm việc một cách có hiệu quả hơn.
Khi nhận xét về một đại sứ Pháp ở Đức, một cán bộ cao cấp của Bộ Ngoại giao Đức nói “Chúng tôi cảm thấy sung sướng khi nghe đại sử nói tiếng Đức một cách làm thoát, hiểm khi phải do dự trong việc dùng chữ".
Vị đại sứ này vốn xuất thân là một phiên dịch và lời khen ấy là sự tôn vinh cho cả sự nghiệp phiên dịch lẫn ngoại giao của ông.
BẠN CÓ BIẾT
Dịch những tài liệu văn hóa, chuyên ngành
Trong nhiều trường hợp, công việc dịch viết đòi hỏi trình độ rất cao về vốn kiến thức văn hóa hoặc chuyên ngành, đặc biệt là các tài liệu, tác phẩm chính trị, pháp luật, khoa học hay văn học nghệ thuật v,v...
Bởi vậy, trong nhiều trường hợp, dịch giả đồng thời phải là nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà khoa học (với các tài liệu chuyên ngành) v.v.. Chẳng hạn như khi dịch một tác phẩm văn học nước ngoài sang tiếng Việt, bản dịch của một nhà văn am tường ngoại ngữ thường tốt hơn rất nhiều so với bản dịch của một người dịch chỉ thuần túy giỏi về ngoại ngữ. Các tác phẩm văn học dịch cũng được bảo hộ về mặt bản quyền. Dịch giả cũng có quyền sở hữu đối với tác phẩm dịch như là người sáng tác quyền sở hữu tác phẩm gốc của mình.
Dịch thuật do vậy trong nhiều trường hợp cũng được coi là một hoạt động sáng tạo. Những tranh luận xung quanh một bản dịch là điều không thể tránh khỏi. Phê bình dịch thuật trên cơ sở ấy cũng rất phát triển, góp phần làm cho hoạt động dịch thuật về mặt lý thuyết và thực tiễn ngày càng hoàn thiện.
3)CÔNG VIỆC CỦA PHIÊN DỊCH VIÊN
Nhiều người nghĩ rằng cứ có văn bản hoặc nghe người nước ngoài nói là phiên dịch viên có thể chuyển đổi sang tiếng Việt ngay. Điều đó chỉ đúng một phần. Nhiều người phiên dịch càng làm lâu năm trong nghề lại càng thấy được những gian nan, vất vả của nghề này.
Những phiên dịch muốn làm tốt công việc của mình phải tuân theo những quy tắc nhất định. Và bạn sẽ tìm thấy niềm vui trong nghề nghiệp từ sự ngợi khen và biết ơn của những người cần đến công việc phiên dịch của bạn.
Một phiên dịch viên nổi tiếng xuất sắc từng kể lại với mọi người niềm hạnh phúc khôn xiết của anh sau ngày làm việc vất vả tại một hội nghị quốc tế về năng lượng. Thật bất ngờ, chính ông chủ tịch hội nghị đã đến bắt tay anh để cảm ơn. Anh hiểu đó là lời khen tự đáy lòng bởi đây là hội thảo của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA với đầy những thuật ngữ mới, những từ chuyên ngành chưa có trong tiếng Việt.
Chính những niềm vui nghề nghiệp đơn giản ấy đã khiến cho những người phiên dịch thêm yêu công việc của mình.
Công việc của người dịch nói
Người dịch nói đòi hỏi phải có khả năng sử dụng cả hai ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch một cách hoàn hảo nhất, cũng phản ứng nhanh, linh hoạt.
- Nghiên cứu kĩ chủ đề cần phiên dịch
Đây gần như là yêu cầu bắt buộc với người dịch nói, đặc biệt khi dịch cho các hội nghị, hội thảo chuyên để.
Người phiên dịch phải nắm được vấn đề hay hiểu được công việc mình cần phải dịch trước khi tới địa điểm dịch. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn được dịch về một lĩnh vực, chủ để mà bạn hoàn toàn nắm vững. Nhưng không phải lúc nào cũng may mắn như vậy. Trong nghề dịch, bạn nhiều khi gặp phải những lĩnh vực khó và chuyên sâu như Công nghệ vật liệu, Năng lượng nguyên tử v.v.. Ngay cả lĩnh vực mà bạn tưởng minh đã thông thuộc cũng có thể liên tục xuất hiện những khái niệm, thuật ngữ mới, đòi hỏi người phiên dịch phải cập nhật. Người phiên dịch bởi vậy thường nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra được một danh sách những từ và thuật ngữ thường được dùng trong lĩnh vực đó. Anh ta cũng cần tìm gặp những chuyên gia trong và ngoài hội thảo đổi nhô giúp về những khái niệm, từ ngữ mới hoặc khó.
Thông thường, những người tổ chức sẽ báo trước cho bạn về đề tài, chủ đề cần dịch. Trong những hội thảo, hội nghị, cuộc họp... quan trọng. người tổ chức thường có xu hướng tìm kiếm những phiên dịch có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, họ có thể chuyển trước tới bạn nội dung chính của các bài phát biểu, tham luận sẽ được báo cáo. Sự chuẩn bị tốt luôn giúp cho bạn có thể nhanh nhạy, xử lý kịp thời trong những tình huống bất ngờ, hoàn thành tốt công việc của mình.
*Làm việc theo cặp
Với kiểu phiên dịch đồng thời, người phiên dịch phải tiến hành dịch ngay khi người nói bắt đầu nói. Công việc này đòi hỏi sự tập trung tư tưởng và sức lực cao độ. Do vậy, những người dịch đồng thời thường làm việc theo cấp, mỗi người dịch sẽ đảm nhiệm công việc trong khoảng 20 đến 30 phút.
Tuy nhiên, bạn đừng nghĩ người đến phiên nghĩ là hoàn toàn chơi đâu nhé. Họ vẫn thường chú ý lắng nghe và nhắc người đang chịu trách nhiệm dịch. Mặt khác, bằng cách này, họ theo dõi các vấn đề được phát biểu để có thể tiếp tục dịch sau đó.
*Tốc ký và quan sát nét mặt
Với công việc dịch đuổi, người dịch phải vừa nghe, vừa ghi chép lại những điều đang được nói. Bởi vậy, khả năng tốc ký rất quan trọng. Người phiên dịch sẽ dịch ngay sau khi người nói kết thúc một câu hoặc một đoạn. Cách dịch này thường được dùng trong những cuộc nói chuyện giữa hai người hay hai nhóm người. Trong quá trình dịch, người dịch đuổi thường chú ý quan sát biểu hiện, tâm trạng của cả hai bên. Qua nét mặt, thái độ của người nghe, người phiên dịch đoán biết được liệu những gì mình dịch có rõ ràng, dễ hiểu không, từ đó có những điều chỉnh thích hợp.
Công việc của người dịch viết
Không phải chịu sức ép thời gian căng thẳng, đòi hỏi phản ứng tức thì như nghề dịch nói, nhưng dịch viết có những gian nan và yêu cầu khắt khe riêng. Truyền tải được thật trong sáng, chính xác và sinh động những ý tưởng của văn bản dịch là yêu cầu của công việc này.
Đọc thật kỹ và tra từ điển
Dù dịch xuôi hay dịch ngược, đọc thật kỹ văn bản là công việc đầu tiên của người dịch viết.. Những người phiên dịch cẩn thận và chuyên nghiệp không đọc lướt qua văn bản mà đọc đi đọc lại nhiều lần, xác định chắc chắn nội dung, tránh những sai sót đáng tiếc.
Sau khi đã nghiên cứu khá kỹ lưỡng nội dung văn bản, người phiên dịch gạch ra những từ chưa biết và tiến hành tra cứu trong từ điển. Không chủ quan, luôn biết cách sử dụng từ điển là yêu cầu cần thiết của người phiên dịch. Bởi ngôn ngữ của từng quốc gia, dân tộc luôn có sự thay đổi, bổ sung. Ngay cả một từ đã cũ cũng có thể hàm chứa những nghĩa mới. Dù giỏi giang đến đâu, người phiên dịch cũng không bao giờ cho phép mình chủ quan. Anh ta phải đọc kĩ những nghĩa mà từ điển cung cấp, rói lựa chọn nghĩa thích hợp.
Nghiên cứu thêm những tài liệu khác
Với một số chủ để khó, có tính chuyên ngành cao (như các vấn đề về môi trường sinh thái, văn hóa học, công nghệ sinh học v.v...), người dịch có thể phải đọc thêm những kiến thức liên quan đến chủ để må họ chưa hiểu rõ trong tài liệu cần dịch. Nếu vẫn chưa thật hiểu, họ có thể tham khảo chính người viết hoặc người thuê dịch để làm sáng tỏ những ý tứ mà họ chưa rõ hoặc không quen.
Dịch viết không phải là việc thay từ tương đương từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ dịch. Nói yêu cầu các đoạn, các ý tưởng phải được truyền tải một cách khéo léo để đạt được độ hấp dẫn, chuẩn xác như văn bản gốc. Ngoài văn bản được dịch, người dịch giỏi và chuyên nghiệp rất chú ý cung cấp phần chủ giải cho những câu nói thông tục, từ lóng và một số cách thể hiện không thể dịch theo nghĩa đen. Đây chính là yếu tố thể hiện bản lĩnh và tài năng của người dịch. Nó đòi hỏi người dịch không chỉ thông thạo về ngôn ngữ mà còn phải có vốn văn hóa, kiến thức sâu rộng,
Kiểm tra và đánh giá
Trước khi đưa bản dịch hoàn chỉnh tới tay người thuê dịch, người phiên dịch cần kiểm tra lại nhiều lần. Bạn không nên coi việc kiểm tra kỹ lưỡng như vậy là quá cầu toàn. Nó thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của người phiên dịch. Trên thực tế, có nhiều loại sai sót như sai về ý, câu, chữ và cả chính tả. Dù bạn đã sử dụng chương trình "đánh vấn và văn phạm" (spelling and grammar) trong máy tính thì cũng vẫn có những sai sót mà chỉ tự thân bạn mới có thể khắc phục.
Mặt khác, có không ít trường hợp từ cùng một văn bản gốc, những người dịch khác nhau có thể tạo ra các bản dịch có những ý, những đoạn hoàn toàn khác nhau. Đây thực sự là một cái bẫy" lớn với người dịch. Bởi vậy, cần trọng và kiểm tra kỹ lưỡng là nguyên tắc hàng đầu với người làm công tác dịch viết
4)PHIÊN DỊCH VIÊN LÀM VIỆC Ở ĐÂU ? Nếu bạn là một người tinh thông ngoại ngữ, nhuần nhuyễn tiếng Việt, sẽ có rất nhiều cơ quan, tổ chức sẵn sàng mời bạn tới làm việc với mức lương đáng mơ ước, thậm chỉ có thể 150 đến 200 USD một ngày cho việc dịch hội thảo. Nếu bạn không thích làm việc ở một nơi cố định mà chọn con đường của một phiên dịch viên tự do, bạn cũng hoàn toàn có thể tự lo cho mình một cuộc sống sung túc, Tất nhiên, thu nhập rất cao ấy cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc khổng lồ và những sức ép căng thẳng mà bạn phải chịu đựng và khắc phục.
Hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức và dịch vụ có nhu cầu sử dụng phiên dịch và điều này có xu hướng tăng trong bối cảnh hội nhập. Những người có khả năng phiên dịch có thể nộp đơn vào các tổ chức sau:
Các tổ chức quốc tế lớn
Tất cả các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế.. và các tổ chức khu vực như APEC, EU, ASEAN... đều cần đến những phiên dịch viên giỏi biết tiếng Anh và tiếng bản ngữ. Ở những tổ chức này đều có phòng phiên dịch hoặc những nhóm chuyên làm nhiệm vụ phiên dịch.
Các phiên dịch viên tại đây thường làm nhiệm vụ dịch trong các hội nghị, hội thảo cũng như dịch các báo cáo, văn kiện v.v... Tiếng Anh hiện là ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới nhưng các ngôn ngữ khác như tiếng Nga, Pháp, Trung Quốc, Tây Ban Nha... vẫn rất cần thiết. Trong các hội nghị, đại biểu của những nước sử dụng ngôn ngữ này vẫn đòi hỏi được nghe các phát biểu hoặc xem các văn kiện bằng tiếng nước mình.
Các công ty đa quốc gia
Đây là những công ty lớn, có chi nhánh hoạt động ở nhiều nước trên thế giới. Các công ty này sử dụng tiếng Anh là chính, đồng thời cần có những phiên dịch thông thạo ngôn ngữ địa phương để phát triển kinh doanh tại từng nước.
Trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế mạnh mẽ của nước ta hiện nay, ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia đến đầu tư. Đây là điều kiện thuận lợi cho những người làm phiên dịch.
Các công ty du lịch
Ngành du lịch nước ta hiện đang được chú trọng đầu tư phát triển. Một trong những khách hàng chính của ngành du lịch là du khách nước ngoài. Họ đến từ rất nhiều quốc gia khác nhau và nói nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Không phải tất cả khách du lịch nước ngoài đều nói những ngoại ngữ phổ biến như tiếng Anh, thống Pháp hay tiếng Trung v,v... Bởi vậy, ngành du lịch rất cần đến những người phiên dịch giỏi, am hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của Việt Nam cũng như các nước và khu vực trên thế giới.
Các tòa soạn báo, đài phát thanh, truyền hình
Nếu bạn giỏi ngoại ngữ và yêu thích báo chí, các cơ quan truyền thông đại chúng có thể là địa chỉ làm việc lý tưởng của bạn. Có một số lượng không nhỏ sinh viên ngoại ngữ tốt nghiệp ra trường làm việc tại cơ quan báo chỉ trong các ban quốc tế, kinh tế, văn hóa, xã hội v.v.
Các báo, tạp chí xuất bản bằng tiếng nước ngoài, các chương trình phát thanh và truyền hình dành cho người nước ngoài... đều rất cần đến những phiên dịch viên, biên tập viên, phóng viên thông thạo ngoại ngữ.
Bên cạnh những chương trình tiếng nước ngoài, hiện nay, các đài truyền hình trung ương và địa phương của nước ta đang khai thác và sử dụng khá nhiều chương trình truyền hình cũng như các bộ phim nước ngoài như Mỹ, Anh, Pháp. Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc v,v... Điều này mở ra rất nhiều cơ hội cho những người học ngoại ngữ làm việc tại đài truyền hình.
Những người hoạt động tại các cơ quan truyền thông cần phải thông thạo cả về cả dịch xuôi và dịch ngược, thậm chí có thể viết thẳng bằng ngoại ngữ. Bên cạnh đó, kỹ năng biên tập cũng rất quan trọng.
*Bộ ngoại giao
Đây là cơ quan luôn cần đến những cán bộ có khả năng ngoại ngữ. Vì thế, nếu bạn cảm thấy mình giỏi ngoại ngữ và muốn trở thành nhà ngoại giao, đừng băn khoăn nộp đơn vào đây. Hiện nay, Bộ Ngoại giao là nơi tập trung hệ thống phiên dịch viên được coi là giỏi giang và chuyên nghiệp nhất trong cả nước,
Các vụ phụ trách đối ngoại của các Bộ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v.v.. đều có những vụ phụ trách đối ngoại (còn gọi là Vụ Hợp tác quốc tế). Làm việc trong bộ phận này, các phiên dịch viên đảm trách dịch các văn kiện, tài liệu, thỏa thuận, hợp đồng... từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và ngược lại; dịch trong các buổi tiếp xúc giữa cán bộ của cơ quan với khách quốc tế hoặc khi có đoàn ra nước ngoài đàm phán, tham quan, tìm hiểu tình hình v.v…
*Các nhà xuất bản
Nếu bạn giỏi ngoại ngữ và yêu thích sách, mong muốn được đem trị thức nhân loại đến với mọi người, các nhà xuất bản, công ty sách v.v... sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời. Với khả năng ngoại ngữ của mình, bạn có thể dịch thuật hoặc thẩm định, biên tập bản thảo dịch cho nhà xuất bản. Bạn cũng có thể làm việc ở bộ phận đối ngoại hoặc giao dịch bản quyền quốc tế...
* Các cơ quan và tổ chức khác
Dù công việc ở một số cơ quan, đơn vị không có nhiều mối liên hệ với đối tác nước ngoài nhưng trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, vai trò của phiên dịch viên ở đó vẫn rất quan trọng.
Họ số dịch các tài liệu về lĩnh vực có liên quan ở các nước để cơ quan, tổ chức học tập, rút kinh nghiệm. Khi cần cử đoàn tham quan, tìm hiểu, học tập tại nước ngoài... cũng không thể thiếu vai trò của người phiên dịch.
Các công ty, trung tâm dịch thuật
Với nhu cầu lớn của xã hội, trong những năm gần đây chúng ta chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các công ty, trung tâm dịch thuật ở Việt Nam. Các phiên dịch viên tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Hàn Quốc, thậm chí Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, ARập... đều có cơ hội làm việc ở đây.
*Làm việc cho chính bản thân mình
Nghĩa là bạn không hoàn toàn thuộc vào một cơ quan, tổ chức nào cụ thể. Bạn là một phiên dịch viên tự do, chủ động sắp xếp công việc của mình và làm việc theo những "don dặt hàng" của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu dịch.
Điều kiện thuận lợi của bạn là bạn có thể tự chọn xem mình sẽ dịch cho ai và dịch cái gì. Còn khó khăn bạn phải vượt qua là bạn sẽ không có mức lương cố định hàng tháng, luôn phải tự tìm kiếm, sắp xếp công việc cho minh. Tất nhiên, điều này sẽ chẳng phải là trở ngại nếu bạn là một người phiên dịch giỏi, có trách nhiệm và năng động.
BẠN CÓ NÊN CHỌN NGHỀ PHIÊN DỊCH ?
Những lý do để bạn chọn nghề phiên dịch
*Bạn sẽ luôn được khám phá
Ngôn ngữ là tinh hoa của mỗi nền văn hóa. Bởi vậy, khi bạn hiểu biết, sử dụng thèm một ngôn ngữ nghĩa là bạn gần như đã khám phá thêm một nền văn hóa mới.
Thế giới sẽ trở nên gần güi và thân thiết hơn khi bạn học thêm một ngôn ngữ mới. Như lời một vị cựu đại sứ Rumani ở Việt Nam, người am tường nhiều ngoại ngữ, trong đó có cả tiếng Hy Lạp cổ, tiếng La tinh, từng nói: "Biết thêm một ngoại ngữ là biết thêm một cuộc đời".
*Bạn giữ vai trò quan trọng
Có thể nhìn từ bên ngoài, bạn luôn là người đứng lặng lẽ phía sau, nhưng bất cử phiên dịch viên yêu nghề nào cũng hiểu được vai trò quan trọng và trách nhiệm nặng nề của mình.
Sự bất đồng về ngôn ngữ dễ dẫn đến những điều không hay xảy ra trong các buổi hội nghị quốc tế, các cuộc họp song phương, đa phương. Thậm chí, chiến tranh cũng có thể nổ ra bởi những hiểu lầm về ngôn ngữ. Bởi vậy, nếu bạn là phiên dịch viên, bạn sẽ giúp cho những buổi hội nghị hợp tác thật sự đem lại những hợp tác có ý nghĩa giữa các bên. Bạn chính là cầu nối về ngôn ngữ, ý tưởng, là người giúp dòng chảy thông tin giữa những người tham gia giao tiếp được liền mạch.
Bạn sẽ được đến nhiều nơi trên thế giới, được gặp những nhân vật nổi tiếng
Theo chân những hoạt động mang tính quốc tế, người phiên dịch có thể được đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau. Và biết đâu, bạn sẽ là người tháp tùng nguyên thủ quốc gia trong các chuyến công du nước ngoài, được gặp gỡ những nhân vật cấp cao khác. Cũng có thể một ngày nào đó, bạn sẽ là người phiên dịch, được ngồi sát ngay bên thần tượng mà bạn vẫn ngưỡng mộ suốt thời thơ ấu. Điều đó có thể xảy ra lắm chứ!
* Cơ hội việc làm lớn
Khi hội nhập đang trở thành xu thế tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, thì các công ty, tổ chức, cơ quan trong nước và quốc tế luôn cần đến những phiền dịch viên giỏi.
Cùng với cơ hội việc làm phong phú là mức thu nhập tương đối cao so với mặt bằng chung của cả xã hội hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là nghề nghiệp có tính cạnh tranh và đào thải lớn. Bởi ngày nay, ngoại ngữ đã trở thành một công cụ được rất nhiều bạn trẻ nỗ lực trau dồi trong hành trang lập nghiệp của mình.
*Bạn có nhiều cơ hội thăng tiến
Một số phiên dịch viên của Bộ Ngoại giao ở các nước đã trở thành vị đại sứ đáng kính. Ở Việt Nam, các Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm, Vũ Khoan đều từng là phiên dịch viên. Bồi vậy, bắt đầu từ nghề phiên dịch, với cơ hội được đi nhiều nước, tiếp xúc nhiều nền văn hóa khác nhau và luôn được ở bên những vị quan chức cấp cao, bạn sẽ học hỏi được nhiều điều. Để từ đó, với hành trang phong phú của nhiều năm kinh nghiệm, rất có thể bạn sẽ trở thành một nhà ngoại giao có tài thuyết khách, một vị chính khách uyên bác và lịch lãm, một nhà quản lý tài năng v.v...
Và bạn cũng hãy biết rằng, trong bất cứ nghề nghiệp nào cũng vậy, cơ hội thăng tiến không đến với tất cả mọi người. Nó chỉ là phần thưởng cho những ai thực sự nỗ lực vươn lên và tìm được phương pháp làm việc hiệu quả, sáng tạo nhất.
* Tuổi thọ nghề nghiệp cao
Có những nghề nghiệp tuổi thọ" thường rất ngắn như nghề tiếp viên hàng không, nghề múa v.v... Với nhiều nghề nghiệp khác, bạn thường phải chia tay với nghề khi đến tuổi về hưu. Nhưng bạn sẽ có thể gắn bó rất lâu năm cùng nghề phiên dịch.
Những dịch giả giỏi không bao giờ sợ không có việc làm ngay cả khi đã đến cái tuổi "thất thập cổ lai hi". Thậm chí, lúc ấy với kinh nghiệm lâu năm và kiến thức uyên bác của mình, họ còn được mọi người kính nể và tin tưởng hơn.
Tất nhiên, với công việc dịch nói, cũng có những giới hạn tuổi tác nhất định. Bởi đến một lúc nào đó, đôi tai bạn không còn tinh tường như trước, phản xạ cũng không nhạy bén nữa và bạn cũng không thể "đi bất cứ nơi đâu" như ngày xưa. Lúc ấy, bạn có thể chuyên vào các công việc như dịch sách báo, tài liệu hay dịch phim v.v... cho các đài truyền hình.
Những thách thức trong nghề phiên dịch
* Phải liên tục học hỏi, am hiểu chủ để dịch
Có thể khi mới vào nghề, bạn không thể ngay lập tức trở thành một người phiên dịch tinh thông, nhưng bạn vẫn có thể xoay xở tốt nếu như có sự chuẩn bị tốt về chủ đề dịch. Thách thức đầu tiên của nghề phiên dịch là bạn luôn phải cẩn thận tìm hiểu những gì mình cần dịch, nếu không bạn sẽ sớm gặp thất bại.
Nghề chịu nhiều áp lực
Công việc phiên dịch thưởng chịu vô vàn sức ép: sức ép và căng thẳng cao độ của dịch đồng thời (vừa nghe vừa dịch), sức ép không kém gay gắt của dịch đuổi, sức ép về những khái niệm mới, từ ngữ mới và nhiều khi là thời hạn giao bản dịch rất gấp gáp của dịch viết. Áp lực lớn nhất là bạn phải dịch thật chính xác, thật đúng ý người nói hoặc người viết, kể cả khi họ có ý mập mờ, đồng thời bản dịch lại phải hay, có duyên và hấp dẫn.
Cần cập nhật những thông tin mới, lĩnh vực mới
Ngôn ngữ luôn luôn phát triển. Bởi vậy, nghề phiên dịch đòi hỏi phải liên tục học tập để trau dồi ngoại ngữ mà mình đang sử dụng và cả tiếng Việt nữa. Nước ta đang trong thời kì đổi đổi mới và phát triển về các mặt nên nhiều khái niệm, từ ngữ và cách nói mới xuất hiện. Nếu không cập nhật, bạn sẽ không thể dịch được.
- Kỷ luật nghề nghiệp
Khi dịch nói và viết, bạn cần nhất thiết trung thành với văn bản gốc. Bạn phải coi đó như vấn để "lương tâm nghề nghiệp" của người dịch. Nếu bạn dịch sai, có thể mọi người không phát hiện được ngay lúc ấy, nhưng ai dám chắc rằng lỗi sai đó sẽ lại không gây ra những hậu quả lớn như hiểu lầm nghiêm trọng giữa các bên đối tác...
* Nắm vững tâm lý của người nói
Đa nghĩa là một trong những đặc trưng của từ ngữ. Bởi vậy, nếu bạn muốn dịch đúng, dịch sát ý của người nói, bạn cần phải biết quan sát cử chỉ, thái độ, nét mặt của họ để chọn được những ý nghĩa thích hợp nhất cho từng ngôn từ. Đây được coi là kỹ năng quan trọng của người dịch nói. Nghĩa là anh ta không chỉ biết lắng đôi tai để nghe mà còn phải mở rộng đôi mắt để nhìn và phát hiện.
5)NHỮNG TỔ CHẤT GIÚP BẠN THÀNH CÔNG TRONG NGHỀ PHIÊN DỊCH
Năng khiếu ngoại ngữ
Đây là một trong những tố chất quan trọng
nhất giúp bạn đến với nghề phiên dịch. Nếu có năng khiếu học ngoại ngữ, bạn số tiếp thu rất nhanh và cũng sẽ rất yêu ngôn ngữ mình học. Năng khiếu ấy giúp bạn nhanh chóng tiến bộ trong việc học ngoại ngữ, giúp bạn trúng tuyển vào những cơ sở đào tạo ngoại ngữ tốt. Khi bạn đã vào nghề, năng khiếu ngoại ngữ lại khiến bạn dễ dàng hơn trong việc cập nhật những từ vựng, khái niệm, thuật ngữ mới sau này.
Tuy nhiên, bạn cũng hãy luôn nhớ rằng năng khiếu là quà tặng của tạo hóa khi bạn được sinh ra. Nhưng có tu dưỡng, rèn luyện cho năng khiếu trở thành tài năng hay không lại phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí, sự nỗ lực, chăm chỉ của chính bản thân bạn. Nếu bạn cậy mình thông minh hơn một số bạn bè khác mà chủ quan, không liên tục trau dồi kiến thức, một ngày nào đó, bạn sẽ giật mình nhận ra rằng đã tụt lại xa bao nhiêu trên con đường vươn tới mục tiêu.
Trí nhớ tốt, khả năng diễn đạt lưu loát, gọn ghẽ
Học ngoại ngữ là bạn học thêm một kho từ vựng, cấu trúc ngữ pháp v,v... khổng lồ. Trí nhớ tốt giúp bạn lưu giữ kho tàng ấy.
Dù bạn dịch viết hay dịch nói, khả năng diễn đạt cũng là một trong những yếu tố đầu tiên quyết định đến thành công của bạn. Chẳng ai có thể chấp nhận một phiên dịch viên, đủ kiến thức về ngôn ngữ uyên thâm đến đâu, lại nói mãi chẳng thành câu hay diễn đạt dài dòng, lộn xộn.
Giỏi tiếng Việt
Hầu hết chúng ta đều nghĩ mình đã hoàn toàn thông thạo tiếng Việt. Nhưng không hẳn như vậy. Để có thể làm chủ một ngôn ngữ không phải là điều dễ dàng, ngay cả khi đó là tiếng mẹ đẻ của bạn. Rất ít người có thể chắc chắn rằng mình nói chuẩn và hay tiếng Việt. Muốn trở thành phiên dịch giỏi, bạn phải sử dụng nhuần nhuyễn tiếng Việt để diễn đạt thật trong sáng khi dịch xuôi và truyền đạt thật chính xác cái "hồn Việt" khi dịch ngược.
Để rèn luyện cho mình phẩm chất này, bạn hãy dành nhiều thời gian để học môn Văn và Tiếng Việt trên nhà trường. Tất nhiên, bạn cũng đừng quên đọc những tác phẩm văn học trong nước nổi tiếng, và cả các tác phẩm văn học dịch thành công. Đọc sách là một phương pháp rất tốt để trau dồi vốn ngôn ngữ của bạn.
Kiên trì và chăm chỉ
Với nghề nghiệp nào cũng vậy, bạn không
thể thành công nếu thiếu đi sự kiên trì và đức tính chăm chỉ. Phiên dịch lại càng không phải là một công việc dễ dàng. Bạn cần kiên trì học tập và luôn tìm tòi, học hỏi để nâng cao nghiệp vụ. Nhiều khi để có một bản dịch tốt, bạn phải tham khảo rất nhiều từ điển, tư liệu, thậm chí phải bứt đầu, bứt tóc mới tìm ra được một cách dịch đúng, phù hợp.
Người bạn quý và đáng tin cậy của những người phiên dịch là các quyển từ điển. Bạn nên sớm có trong tay những cuốn từ điển uy tín mới xuất bản để cập nhật được các từ ngữ mới nhất.
*Biết tổ chức công việc
Để trở thành phiên dịch viên giỏi, bạn cần biết tổ chức công việc và trau dồi khả năng của mình một cách khoa học. Bạn nên ghi chép đều đặn các từ mới và cách dùng chúng theo một trật tự nhất định. Với những cuốn “cẩm nang” của chính mình, bạn có thể lưu giữ được kiến thức cần thiết để tham khảo và sử dụng lại một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Nhanh nhẹn, năng động, tự tin
Những phẩm chất này sẽ là điểm cộng cho bạn nếu muốn trở thành một phiên dịch viên thực thụ. Bạn thử nghĩ xem, người phiên dịch thường phải đứng trước một đám đông với bao nhiêu người đang chờ nghe bạn nói. Nếu không tự tin, bạn sẽ trở nên lúng túng, mất tập trung và truyền đạt không chính xác. Còn nếu bạn nhanh nhẹn, năng động, bạn sẽ xoay xở rất nhanh để thoát hiểm trong những tình huống "ngàn cân treo sợi tóc”.
Chẳng hạn như nếu gặp một từ ngữ khó, bạn chưa thấy bao giờ, mà đó lại là từ khóa mang ý nghĩa chính của toàn câu thì bạn phải làm thế nào? Lúc ấy chỉ sự nhạy bén, nắm bắt được vấn đề mới giúp bạn hiểu được người nói cần truyền đạt điều gì.
6)ĐIỀU GÌ CẢN TRỞ BẠN THÀNH PHIÊN DỊCH VIÊN GIỎI
*Bạn rất khó diễn đạt những suy nghĩ của minh và không thể nhớ nổi những từ mới, những cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, tiếng Pháp v,v... lầm thì, nhiều thể.
*Bạn rất lười đọc. Việc đọc những cuốn sách về văn hóa, lịch sử, khoa học... là cực hình với bạn. "Quan niệm của bạn là việc đến đâu hay đến đó, không phải chuẩn bị tìm hiểu trước.
*Bạn bị tật về phát âm như nói ngọng hoặc
nói lắp.
* Bạn nói và viết tiếng Việt sai nhiều và chẳng hề muốn sửa điều đó. Bạn nghĩ rằng, có muốn chắc bạn cũng chẳng sửa được đâu.
*Bạn rất vô tư. Mọi thứ trên đời cứ trôi qua mà không đọng lại một chút gì đó để bạn phân tích, tìm hiểu sâu hơn,
*Bạn rất ít khi truyền đạt lại lời nói của người khác đúng đến 30%.
7)HỌC NGHỀ PHIÊN DỊCH Ở ĐÂU ?
Nếu bạn muốn trở thành một phiên dịch viên, điểm lựa chọn đầu tiên của bạn hẳn là các trường đại học ngoại ngữ hay đại học sư phạm ngoại ngữ rồi.
Bên cạnh đó, Trường Đại học Ngoại thương, Học viện Quan hệ Quốc tế, khoa Đông Phương và khoa Quốc tế học thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia) vv... cũng là những cơ sở đào tạo ngoại ngữ rất tốt. Đã có nhiều phiên dịch viên giỏi trưởng thành từ những trường này.
Bạn còn có thể theo học ngoại ngữ chuyên ngành trong khối các trường kỹ thuật và kinh tế, chẳng hạn Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có khoa Tiếng Anh chuyên ngành kỹ thuật, Trường Đại học Ngoại thương có khoa Tiếng Anh thương mại đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành kinh tế v.v... Bạn có thể truy cập vào các trang web của trường hay trang web của Bộ giáo dục và Đào tạo để biết thông tin chi tiết hơn. Người phiên dịch có phạm vi hoạt động rất rộng, tuy nhiên, anh ta không thể là chuyên gia về mọi thứ. Bởi vậy, đa số những người dịch chuyên nghiệp thường tìm một vài lĩnh vực phù hợp với mình. Điều này cũng có nghĩa là bạn phải học (ở nhà trường hay tự học) và liên tục bồi bổ vốn ngoại ngữ chuyên ngành thuộc lĩnh vực mình đã lựa chọn.
Hiện nay, có rất nhiều trung tâm đào tạo ngoại ngữ có uy tín của nước ngoài được mở tại Việt Nam, đặc biệt là với tiếng Anh và tiếng Pháp. Theo học những trung tâm này là cơ hội rất tốt để bạn hoàn thiện vốn ngoại ngữ của mình.
Tự học ngoại ngữ ngay từ hôm nay
Mỗi người có một cách học ngoại ngữ riêng. Bạn có thể theo học các cơ sở đào tạo ngoại ngữ tốt, những người thầy giỏi, xin làm tình nguyện viên tại những tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam, tham gia vào các diễn đàn của giới trẻ thế giới lập ra quanh một chủ đề nào đó trên mạng Internet v.v...
Nghĩa là có rất nhiều con đường khác nhau để bạn học một ngôn ngữ nào đó. Nhưng điều quan trọng bạn nên nhớ là ngoại ngữ đòi hỏi ở bạn khả năng tự học rất cao và sự luyện tập bền bỉ. Thường xuyên đọc báo, xem sách, nghe các đài nước ngoài, xem các kênh truyền hình, phim ảnh bằng ngôn ngữ mình học và chịu khó giao tiếp với người nước ngoài vẫn là cách tự học tốt nhất. Bởi ngôn ngữ là sinh ngữ, chúng cán được sử dụng tối đa trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
8)BẠN QUYẾT ĐỊNH
Bạn hiểu được phần nào những thuận lợi và khó khăn của nghề nghiệp này. Ngay từ hôm nay, bạn có thể bắt đầu xây những viên gạch đầu tiên để khởi nghiệp rồi đấy. Bạn có thể tìm ở thư viện, hoặc qua mạng Internet tải về những câu chuyện, bài viết ngắn bằng ngoại ngữ mà mình đang học rồi dịch thử sang tiếng Việt. Khi gặp phải từ nào khó, bạn đừng ngại ngần hỏi thầy cô dạy ngoại ngữ của mình, và những người thông thạo ngoại ngữ xung quanh bạn. Đừng quên tim đọc các cuốn sách song ngữ, và thử so sánh những câu dịch của mình với dịch giả xem. Tất nhiên, ban đầu bạn chưa thể dịch hay được, nhưng thời gian và sự chăm chỉ, nỗ lực sẽ giúp bạn tiến bộ không ngờ đấy. Bạn hãy tham gia vào các câu lạc bộ ngoại ngữ mà mình yêu thích. Ở đó, các bạn có thể trao đổi với nhau về kinh nghiệm dịch, hoặc cùng nhau xây dựng những vốn từ về văn hóa, khoa học, thương mại của tiếng Anh, tiếng Pháp. tiếng Trung... Nếu câu lạc bộ của bạn tổ chức những đêm dạ hội, hay buổi thảo luận bằng ngoại ngữ, đừng ngại ngần xung phong làm người dẫn chương trình hay tham gia thảo luận nhé! Hãy tập tự tin để nói thử tiếng bạn đang học trước đám đông.
Trong những ngày nghỉ hoặc kỳ nghỉ hè, bạn thử tham gia vào những nhóm tình nguyện giao lưu văn hóa với các bạn thiếu niên nước ngoài sang Việt Nam. Bạn sẽ học được rất nhiều về ngôn ngữ và văn hóa từ những người bạn cùng lứa ấy.
Để trở thành phiên dịch viên chuyên nghiệp, bạn cần có thời gian. Nhưng để tích luỹ vốn từ, kiến thức về ngoại ngữ lần tiếng Việt thì bạn có thể bắt tay ngay từ bây giờ. Hãy học hết mình trong những giờ ngoại ngữ trên lớp hoặc các buổi học thêm ở trung tâm ngoại ngữ. Với tình yêu, lòng say mê và sự nỗ lực, thành công sẽ đến với bạn vào một ngày không xa.
Lược sử nghề phiên dịch
Phiên dịch là một trong những nghề cổ xưa nhất của loài người, bắt nguồn từ những mong muốn giao tiếp đầu tiên giữa các bộ tộc, bộ lạc có ngôn ngữ khác nhau. Ngay từ trước Công nguyên, do nhu cầu tiếp xúc chính trị, chiến tranh, buôn bán giữa các bộ lạc, các quốc gia cổ đại v.v., nghề này đã khá phát triển.
Nhu cầu truyền bá tôn giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong lịch sử nghề phiên dịch của thế giới. Các nhà truyền giáo đồng thời cũng là những người phiên dịch tài năng. Chẳng hạn như các nhà sư là những người đã dịch kinh Phật tử chữ Phạn sang tiếng Trung Quốc. Từ đó, đạo Phật có sức lan truyền mạnh mẽ hơn trong một đất nước đông dân và đa dạng về văn hóa như Trung Hoa.
Vào thế kỉ thứ III sau Công nguyên, kinh Cựu ước được coi là văn bản chính thức đầu tiên được dịch từ ngôn ngữ Aramaic (ngôn ngữ của một dân tộc sống ở vùng Lưỡng Hà trước đây) và tiếng Hy Lạp cổ sang tiếng La tinh. Thánh Jerome được coi là một trong những dịch giả vĩ đại nhất trong lịch sử với công trình dịch Kinh Thánh sang tiếng La tinh của ông. Từ bao thế kỷ nay, nhà thờ Thiên chúa giáo luôn sử dụng bản dịch này. Đó được coi như những lời thánh kinh mẫu mực nhất, bất chấp những lời tranh luận xung quanh tính chính xác của nó.
Trong thời kỳ khai phá và thực dân hóa các vùng đất mới, các nhà truyền đạo phương Tây cũng chính là những người đầu tiên mang văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ phương Tây đến với người dân ở các dân tộc thuộc địa châu Á và châu Phi, châu Mỹ La tinh. Cha cố Alexandre de Rohde trên cơ sở phát âm của người Việt, đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ ta vẫn dùng ngày nay.
Từ đó, những người có thể đọc, viết, nói bằng hai, ba, bốn... ngôn ngữ trở thành những người có vị thế trong xã hội. Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các nền văn hóa, kinh tế đều mở rộng cửa cho hòa bình, hữu nghị, giao lưu, hợp tác và phát triển nhu cầu về đội ngũ phiên dịch tăng nhanh chóng.
Một số nhà nghiên cứu đưa ra tiên đoán rằng, nghề phiên dịch sẽ biến mất vào một ngày nào đó, khi loài người chỉ sử dụng một ngôn ngữ duy nhất.
Nhưng đến khi nào điều ấy mới xảy ra?
Sự phát triển của khoa học công nghệ và một số xu hướng mới trong nghề dịch
Về Máy Dịch
Máy dịch là một kiểu phiên dịch mà các chương trình máy tính đã lập trình sẵn các văn bản gốc để tạo ra những bản dịch theo những chủ độ nhất định, không cần đến sự can thiệp của con người.
Nhưng máy dịch mới chỉ đưa đến cho người sử dụng một cách hiểu chính, nôm na và đơn giản nhất. Chỉ trong một số lĩnh vực không có nhiều từ vựng và thường sử dụng những cấu trúc câu đơn giản như bản tin thời tiết, máy dịch mới tỏ ra có hiệu quả.
Với sự phát triển không ngừng của ngôn ngữ chúng ta có thể thấy những thành công còn hạn chế của chiếc máy dịch. Hầu hết những máy móc này đều cần đến bàn tay hỗ trợ của con người. Những kĩ sư, nhà tương lai học Raymond Kurzweil vẫn tiên đoán vào năm 2012, máy dịch sẽ có đủ sức mạnh để thực hiện và bao quát nhiều lĩnh vực hơn.
Máy tính - trợ giúp phiên dịch
Ngày nay, các phiên dịch viên có thể dịch những văn bản, tài liệu với sự trợ giúp của các chương trình máy tính. Hầu hết máy vi tính hiện đại đã được cài những phần mềm hỗ trợ và các cuốn từ điển điện tử hữu ích.
Chẳng hạn, sau khi dịch một văn bản sang tiếng nước ngoài, bạn có thể nhờ chương trình kiểm tra về từ vựng được cài đặt sản để chắc chắn rằng mình đã viết đúng hoàn toàn các từ chưa.
Từ điển là người bạn thân thiết của bất cứ phiên dịch viên nào. Nhưng bạn không thể lúc nào cũng vác kè kẻ quyển từ điển to tướng theo mình, phải lật tìm từng trang và tra cứu trong từ điển theo cách cổ điển mất rất nhiều thời gian.
Ngày nay, những cuốn kim từ điển đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Đó là một loại máy tính bỏ túi nhỏ xinh có chức năng như một cuốn từ điển với khối lượng từ rất lớn.
Với những bước tiến thần kỳ của khoa học công nghệ, chúng ta hoàn toàn có quyền tin tưởng rằng, ngày sẽ có càng nhiều công cụ điện tử hỗ trợ đắc lực cho hoạt động giao tiếp của con người, giúp các ngôn ngữ xích gần lại với nhau hơn. Nhưng có một điều chắc chắn rằng máy tính sẽ chẳng bao giờ có thể thay thế được hoàn toàn vai trò của người phiên dịch. Bởi ngôn ngữ luôn biến đổi và phát triển. Và sẽ không một loại máy nào có thể lập trình sẵn để có thể thích ứng với tất cả những điều mà con người đã, đang và sẽ diễn đạt trong quá trình giao tiếp.
CHUYÊN GIA KHUYÊN BẠN
Đi tìm nghề nghiệp tương lai của bạn
"Hãy lựa chọn nghề nghiệp khiến bạn luôn mỉm cười" là lời khuyên của các chuyên gia hướng nghiệp thế giới. Theo đó, tiêu chí chọn nghề quan trọng nhất không phải là thu nhập cao hay khả năng thăng tiến nhanh mà chính là niềm say mê của bạn với nghề nghiệp và niềm vui mà công việc mang lại cho bạn. Hãy thứ tưởng tượng.
nếu làm một nghề nào đó trọn đời, bạn sẽ phải gắn bó với nó khoảng trên dưới bốn mươi năm. Nếu nghề nghiệp mà không mang lại cho bạn sự thoải mái vui vẻ, bạn dễ bất hạnh biết bao. TIến sĩ Joel Goodman, giám đốc một tổ chức thúc đẩy tác động tích cực của sự hài hước, thú vị trong cuộc sống đã phát biểu.
"Bạn có thể tìm ra ý nghĩa của cuộc sống bằng cách sống một cuộc đời có ý nghĩa. Hãy làm những gì bạn yêu thích, niềm vui sẽ đến. Nếu chúng ta không có sự hài hước, sáng tạo, thử thách, vui thú và thoải mái trong công việc, nó sẽ trở thành một cái nhà tù giam giữ bạn".
Nhưng làm cách nào để tìm ra công việc khiến chúng ta luôn mỉm cười?
Khi các bạn trẻ gặp bối rối trong việc lựa chọn nghề nghiệp, các chuyên gia hướng nghiệp thường khuyên bạn thực hiện những bài trắc nghiệm về nghề nghiệp. Dựa trên cơ sở năng lực, sở thích, quan điểm, nguyên tắc sống của bạn v..v, các trải nghiệm sẽ đưa ra những tư vấn vá dự đoán về nghề nghiệp hoặc nhóm ngành nghề phù hợp với bạn. Xin giới thiệu với bạn một số địa chỉ trắc nghiệm. Điều kiện mà bạn cần là máy vi tính kết nối mạng Internet và khả năng tiếng Anh tương đối. http://www.careers-internet.org/
Tại đây bạn sẽ được tưởng tượng vé bốn cuộc đời khác nhau. Mỗi cuộc đời đại diện cho một số nguyên tác, tham vong, ước muốn. của bạn trong cuộc sống. Cuối cùng là quan điểm của bạn về cuộc sống hiện tại mà bạn đang cố.
Trên cơ sở những lựa chọn của bạn, bài trắc nghiệm sẽ chỉ ra nhóm nghề nghiệp thích hợp với bạn như kinh doanh, marketing hay xây dựng, kiến trúc, thiết kế v.v.
Ưu điểm: Đơn giản, ngắn gọn và thú vị với hình ảnh những quả cầu pha lê báo trước và trong lai, ngôn ngữ vui nhộn.
Nhược điểm: Chưa căn cứ nhiều vào các năng lực của bạn. http://www.assessment.com/ Tại đây bạn sẽ trả lời 71 câu hỏi (khá nhiều phải không?). Trên cơ sở những trả lời của bạn, các chuyên gia sẽ đưa ra những dạng công việc phù hợp với ban nhất, cùng với danh sách 10 đến 20 nghề thích hợp nhất.
Ưu điểm: Thông tin tỉ mỉ, chi tiết , căn cứ tương đối toàn diện.
Nhược điểm: Khá phức tạp, bạn sẽ phải mất khoảng 20 phút đến nửa tiếng để hoàn thành bài trắc nghiệm này. http://similarminds.com/career.html
Với 58 câu hỏi và năm mức độ từ rất chính xác đến hoàn toàn sai, trang web này sẽ tư vấn xem nghề nghiệp mà bạn đang làm hoặc mong ước trong tương lai có phù hợp với bạn không.
Ưu điểm: Thông tin tỉ mỉ, chi tiết, căn cứ tương đối toàn diện.
Nhược điểm: Khá phức tạp. Có một số câu hỏi lặp lại, dễ khiến bạn cảm thấy chán.
Đánh máy lại từ cuốn sách Nghề Phiên Dịch - Tủ Sách Hướng Nghiệp Nhất Nghệ Tinh của nhà xuất bản Kim Đồng năm 2007
------------------
Sưu tầm:
"Chúng tôi sẽ chôn vùi các ông!" (tiếng Nga: «Мы вас похороним!»My vas pokhoronim!) là một cụm từ được Thủ tướng Liên Xô Nikita Khrushchev sử dụng trong buổi gặp các đại sứ phương Tây tại Đại sứ quán Ba Lan tại Moskva ngày 18/11/1956. Cụm từ ban đầu được dịch nghĩa ra tiếng Anh bởi Viktor Sukhodrev người phiên dịch riêng của Khrushchev.
Nikita Khrushchev (1961)
Trong buổi gặp ngoại giao với đại sứ các nước phương Tây ngày 18/11/1956, với sự xuất hiện của chính khách cộng sản Ba Lan Władysław Gomułka, Khrushchev nói: "Với các nước tư bản, nó không tùy vào các ông hay sự tồn tại của chúng tôi. Bất kể các ông có thích hay không thì lịch sử vẫn đứng về phía chúng tôi. Chúng tôi sẽ chôn vùi các ông!" (Нравится вам это или нет, история на нашей стороне. Мы вас похороним)
Từ ông nói bằng tiếng Nga là "My vas pokhoronim" (Мы вас похороним), một cách diễn đạt thông thường được sử dụng như một câu đùa hài hước ở Nga. Nó có nghĩa là "Chúng tôi sẽ sống lâu hơn các ông". Từ pokhoronim dịch nghĩa liên quan đến việc chôn cất, nó cũng được diễn giải là "Chúng tôi sẽ có mặt trong đám tang của các ông".Nhưng điều này đã được dịch sai thành "Chúng tôi sẽ chôn vùi các ông!". Điều này đã khiến đại sứ 12 nước NATO và Israel rời khỏi hội trường.
Trong bài diễn văn công khai tiếp theo Khrushchev tuyên bố: "[...] Chúng tôi sẽ lấy một cái xẻng và đào hồ sâu, và chôn chủ nghĩa tư bản càng sâu càng tốt".Vào năm 1961 phát biểu tại Viện chủ nghĩa Marx–Lenin ở Mátcơva, Khrushchev nói, "sống chung hòa bình" với Liên Xô có nghĩa là "đấu tranh sôi nổi, kinh tế, chính trị và hệ tư tưởng giữa giai cấp vô sản và lực lượng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc trên toàn thế giới". Sau đó, vào ngày 24/8/1963, Khrushchev nhận xét trong bài phát biểu của ông tại Nam Tư, "Tôi đã từng nói, 'Chúng tôi sẽ chôn vùi các ông,' và tôi đã gặp rắc rối với nó. Tất nhiên là chúng tôi sẽ không đích thân dùng xẻng chôn xác các ông. Chính tầng lớp lao động của các ông sẽ chôn vùi các ông," trong tài liệu tham khảo của Chủ nghĩa Marx nói rằng, "Giai cấp vô sản là người chôn cất cho chủ nghĩa tư bản", trong chương 1 của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: "Do đó, hơn hết, những gì mà giai cấp tư bản làm sẽ là tự đào mồ chôn mình. Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau." Khrushchev cũng bày tỏ luận điểm của chủ nghĩa Mác này tại một cuộc họp với các nhà báo tại Mỹ vào tháng 9/1959. Nhiều người Mỹ giải thích trên các trang báo như một mối đe dọa hạt nhân.
Câu nói bị dịch nhầm nghĩa đã khiến cho người Mỹ và phương Tây khủng hoảng vào cuộc chiến tranh hạt nhân. Nhất là trong giai đoạn khủng hoảng tên lửa Cuba, người Mỹ hoảng hốt xây hầm hào, tích trữ lương thực, nước uống, thậm chí còn xây dựng hầm trú ẩn chống phóng xạ.
Biết nói hai thứ ngôn ngữ không đồng nghĩa với việc biết cách dịch. Dịch thuật là một kỹ năng đặc biệt mà những người làm nghề này phải luyện tập rất nhiều để nâng cao trình độ.
Trong cuốn Found in Translation, hai nhà dịch thuật chuyên nghiệp Nataly Kelly và Jost Zetzsche đã dẫn ta đi một chuyến vòng quanh thế giới dịch thuật đầy những câu chuyện về mọi thứ từ những người tình nguyện dịch những mẩu tin nhắn nhằm phục vụ công tác cứu hộ trong trận động đất ở Haiti cho đến những thách thức trong dịch thuật ở thế vận hội Olympics và World Cup, cho tới những mối quan hệ bạn bè cá nhân mà những người nổi tiếng như Diêu Minh và Marlee Matlin có với những thông dịch viên của họ.
Tầm quan trọng của việc dịch tốt thể hiện rõ ràng nhất khi có sự cố xảy ra. Sau đây là 9 ví dụ từ cuốn sách cho thấy công việc dịch có tầm quan trọng như thế nào.
1. Một từ đáng giá 71 triệu đô
Vào năm 1980, cậu bé 18 tuổi Willie Ramirez đã được đưa vào một bệnh viện bang Florida trong tình trạng hôn mê. Bạn bè và gia đình của cậu đã cố gắng mô tả tình trạng của cậu cho các nhân viên y tế và các bác sĩ chữa trị nhưng họ chỉ nói bằng tiếng Tây Ban Nha. Một nhân viên biết hai thứ tiếng ở đó đã thực hiện việc phiên dịch và đã dịch "intoxicado" thành "intoxicated".
Một phiên dịch viên chuyên nghiệp sẽ biết rằng "intoxicado" gần nghĩa với "poisoned" (bị ngộ độc) và không mang hàm ý về việc sử dụng thuốc hay rượu giống như từ "intoxicated" (say thuốc/rượu). Gia đình của Ramirez đã tin rằng cậu bé bị ngộ độc thực phẩm.
Cậu bé khi đó thực chất đã bị xuất huyết nội sọ nhưng các bác sĩ đã xử lý việc cấp cứu như trong trường hợp dùng thuốc quá liều có chủ ý, trường hợp mà cũng dẫn đến những triệu chứng như cậu đã biểu hiện. Do trì hoãn điều trị, Ramirez đã bị liệt cả tứ chi. Cậu đã được nhận một khoản bồi thường cho sai sót là 71 triệu đô.
Tổng thống Mỹ Jimmy Carter và “ham muốn thể xác” với người Ba Lan
Tổng thống thứ 39 của nước Mỹ luôn được đánh giá là người biết cách thu hút sự chú ý. Trong một bài phát biểu tại Ba Lan vào năm 1977, ông Carter dường như có ý bày tỏ “ham muốn thể xác” với người dân đất nước châu Âu này.
Hay chí ít thì đó là những gì người phiên dịch của ông nói.
Nguyên văn câu nói của ông Carter hôm đó là “I wanted to learn about the Polish people’s desires for the future.” (tạm dịch: “Tôi muốn tìm hiểu mong muốn của người dân Ba Lan về tương lai”).
Tuy nhiên, sau khi “qua tay” người phiên dịch Steven Seymour, câu nói đó trở thành “I desire the Polish carnally” (“Tôi có ham muốn thể xác với người Ba Lan”).
Chưa dừng lại ở đó, người phiên dịch này còn “biến tấu” câu nói “I left the United States this morning” (“Tôi rời nước Mỹ sáng nay”) của ông Carter thành “I left the United States, never to return (“Tôi đã rời nước Mỹ, và không bao giờ trở lại”).
Seymour đã không bao giờ trở lại vị trí phiên dịch viên tại Ba Lan.
Sau đó, cũng trong khuôn khổ chuyến đi, Tổng thống Carter còn phải nói lời chúc mừng mở màn cho một bữa tiệc, lần này qua lời dịch của một phiên dịch viên khác. Nhưng sau khi nói xong câu đầu, ông vẫn không thấy người phiên dịch có động tĩnh gì.
Sau câu thứ hai, người phiên dịch vẫn im lặng.
Hóa ra anh này … không hiểu tiếng Anh của ông Carter. Sau chuyến đi, ông Carter biến thành trò cười của người dân Ba Lan.
4. Không làm gì cả
Vào năm 2009, Ngân hàng HSBC đã phải tiến hành chiến dịch thay đổi hình ảnh thương hiệu trị giá 10 triệu đô để sửa chữa tổn thất gây ra khi khẩu hiệu của ngân hàng “Assume Nothing” (xem như không có gì cả) đã bị dịch sai thành "Do Nothing" (không làm gì cả) ở rất nhiều nước.
5. Tình trạng thị trường lộn xộn
Một sự hoảng loạn trên thị trường ngoại hối thế giới đã đưa giá trị đồng đô la Mỹ tụt xuống đột ngột sau khi một bản dịch tiếng Anh dở tệ của bài báo viết bởi Guan Xiangdong của trang tin China News Service được lan truyền trên mạng. Bài báo gốc chỉ là bài tổng quát mang tính suy đoán, không chính thức một số báo cáo tài chính, nhưng bản dịch tiếng Anh lại có vẻ như thiên nhiều về tính chính xác, chắc nịch.
6. Có gì trên đầu của Moses?
Thánh Jerome, vị thánh bảo hộ của những thông dịch viên đã học tiếng Hebrew (tiếng Do Thái) để có thể dịch Cựu Ước sang tiếng Latin từ bản gốc thay vì dịch từ bản tiếng Hy Lạp từ thế kỷ thứ ba mà những người khác vẫn dùng.
Bản tiếng Latin có được mà sau đó trở thành cơ sở cho hàng trăm bản dịch tiếp theo, có chứa một lỗi rất nổi tiếng. Khi Moses từ ngọn Sinai đi xuống, trên đầu của ngài có “ánh sáng chói lọi” hay trong tiếng Hebrew là “karan”. Nhưng tiếng Hebrew được viết mà không có nguyên âm, và thánh Jerome đã đọc "karan" thành "keren" hay chính là "có sừng".
Lỗi dịch này đã kéo theo hàng thế kỷ sau đó có những bức họa và điêu khắc hình Moses với hai chiếc sừng và hình ảnh người Do Thái có sừng kiểu khuôn mẫu kỳ lạ mang tính xúc phạm.
9. Rắc rối ở Waitangi
Vào năm 1840, chính phủ Anh đã có cuộc thương lượng với lãnh đạo của người Maori ở New Zealand. Người Maori muốn được bảo vệ khỏi những tên tù nhân cướp giật, các thủy thủ và thương lái chạy qua những ngôi làng của họ, còn Anh muốn mở rộng việc nắm giữ thuộc địa của mình.
Hiệp định Waitangi đã được thảo ra và cả hai bên đã ký kết. Nhưng họ đã ký những bản tài liệu khác nhau. Trong bản tiếng Anh, người Maori phải "cede to Her Majesty the Queen of England absolutely and without reservation all the rights and powers of Sovereignty" (nhượng lại hoàn toàn đất đai cho Nữ hoàng Anh mà không được giữ lại bất kỳ quyền hay quyền hạn chủ quyền nào).
Trong bản dịch tiếng Maori được soạn bởi một nhà truyền giáo, họ sẽ không phải từ bỏ chủ quyền, ngoài quyền cai trị. Họ đã nghĩ rằng họ sẽ có được hệ thống luật pháp, ngoài quyền tự cai trị.
Đó không phải là cách mà sự việc thực sự diễn ra, và hàng thế hệ sau, những vấn đề xoay quanh ý nghĩa của hiệp định này vẫn đang được nghiên cứu.
Người phiên dịch cho 7 đời Tổng thống Mỹ
Trong bất kỳ cuộc gặp nào với nhà lãnh đạo nước ngoài, những người phiên dịch không chỉ đơn thuần thực hiện chức năng chuyển ngữ mà họ có thể là người xác thực độ tin cậy, nhà ngoại giao và thậm chí là bạn tâm giao của Tổng thống.
Harry Obst là một người gốc Đức nhưng từng làm người phiên dịch cho 7 đời Tổng thống Mỹ, sau này ông đã trở thành người đứng đầu Vụ Ngôn ngữ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Trong cuốn sách nói về những trải nghiệm của chính mình cũng như nghệ thuật phiên dịch, ông Harry Obst tiết lộ, ngài Lyndon Johnson, người bất ngờ trở thành Tổng thống sau khi ông John F.Kennedy bị ám sát đặc biệt quan tâm đến vấn đề khai thác trí tuệ của thông dịch viên.
“Tổng thống Lyndon Johnson thường họp kín với tôi trước khi cuộc gặp diễn ra và hỏi: Hãy nhìn xem, ông có biết người này không? Ông ấy là người thế nào? Một nhân vật thẳng tính hay thích lắt léo. Tốt nhất là đi thẳng vào chủ đề hay phải vòng vo một chút?”, ông Harry Obst kể.
Hiểu biết rộng, ứng biến nhanh
Yêu cầu đối với người phiên dịch cho Tổng thống tất nhiên vô cùng chặt chẽ. Thứ nhất, họ phải có nền kiến thức phong phú. Thông dịch viên của Nhà Trắng được Vụ Ngôn ngữ cung cấp nhân sự, trong đó có những bài kiểm tra về kiến thức tổng quát.
Giống như bất cứ ai khác trong một cuộc họp nhạy cảm, người phiên dịch được nhận một cuốn sách tóm tắt nội dung cuộc họp giống như Tổng thống. Đó là điều cần thiết để họ nắm được vốn từ vựng và mức độ thông tin thảo luận, đồng thời giúp họ “đỡ” cho Tổng thống từ lỗi thực tế nhỏ hay tình huống lỡ lời. “Thông dịch viên sẽ giúp Tổng thống nếu có lỡ lời. Thông thường, họ sẽ hỏi Tổng thống có thực sự muốn nói là thế này, thế kia, sau đó họ sẽ sửa qua lời dịch”, chuyên gia Obst nói.
Ông Obst bắt đầu làm thông dịch viên chỉ sau 6 tháng được đào tạo và được sự giúp đỡ của những đối tác tốt bụng, có kinh nghiệm. “Nếu tôi phạm sai lầm nhỏ, họ không phản ứng gì cả, bởi vì nó không quan trọng. Còn nếu xảy ra sai lầm nghiêm trọng về nội dung, họ sẽ nhìn chằm chằm vào tôi và rướn lông mày của họ tỏ ý đó là một sai lầm tồi tệ. Đó là cơ hội để tôi kiểm tra lại bộ nhớ và tự sửa. Nếu không thể, tôi sẽ nhìn lại họ cầu cứu: Hãy giúp tôi!”. Nhưng Obst cho hay, ông may mắn khi tránh được sai sót nghiêm trọng trong sự nghiệp của mình. Những ai phạm lỗi lớn có thể nhanh chóng bị sa thải hoặc gặp phải rắc rối lớn khác.
Bí mật là nguyên tắc hàng đầu
Sự kiện gần đây nhất mà dư luận đặc biệt quan tâm, đó là cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20. Cuộc họp lịch sử nói trên chỉ giới hạn trong nhóm nhỏ 6 người gồm 2 vị Tổng thống, Ngoại trưởng 2 nước và 2 phiên dịch.
Nhân sự cuộc họp hạn chế là do lo ngại về khả năng rò rỉ thông tin. Theo ông Harry Obst, điều này cũng không phải là mới bởi trong quá khứ, Tổng thống Nixon và Henry Kissinger vốn không tin tưởng Bộ Ngoại giao, lại có mối quan hệ không được tốt đẹp với Ngoại trưởng William Rogers nên đôi khi họ không cần phiên dịch trong phòng họp.
Tuy nhiên, ông Obst cho biết, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump không cần phải lo lắng rằng các nhà ngôn ngữ học sẽ rò rỉ câu chuyện vốn được dư luận đặc biệt quan tâm giữa ông Trump và ông Putin. “Thông dịch viên hàng đầu của chúng tôi sẽ không bao giờ tiết lộ bất cứ điều gì cho bất cứ ai không phải là người trong cuộc. Bởi vậy, đó chính là người duy nhất mà danh tính không được tiết lộ”, chuyên gia Harry Obst nói.
“Để làm phiên dịch cấp cao, anh phải có kho kiến thức chung đáng kinh ngạc, bởi vì Tổng thống có thể đề cập đến bất kỳ chủ đề nào ngoài sức tưởng tượng, từ tàu ngầm hạt nhân tới sản xuất nông nghiệp, hiệp ước song phương, lao động… thậm chí là cả loài sứa biển. Nếu không biết một chiếc máy bay vận hành như thế nào hay cách thức hoạt động của một lò phản ứng hạt nhân ra sao, anh sẽ phạm sai lầm”.
Tài liệu tổng hợp lại từ cuốn sách Nghề phiên dịch tủ Sách NHẤT NGHỆ TINH của NXB KIM ĐỒNG
Xin chào Khách,
Diễn đàn TiengNga.net lập ra với mục đích chia sẻ những hiểu biết về tiếng Nga, đồng thời là nơi giao lưu của mọi người. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn các thành viên cùng nhau xây ngôi nhà này ngày càng vững chãi, hữu ích hơn bằng cách chung tay cùng góp nhặt và đặt những viên gạch tri thức của mình.
Với mục đích đó, diễn đàn tiến hành tuyển quản lý và kêu gọi sự tham gia nhiệt tình của bạn.