Hi tính mình tuy nóng vội thế thôi nhưng mà nhiều khi cũng cẩn thận lắm !Cứ phải xem xem nó có đúng không thì mới dám viết . Ngày xưa thầy giáo mình còn nghĩ ra từ mới trong tiếng Nga rồi viết trong thơ mà .Mấy ông giáo sư người Nga cứ bảo ông ấy khùng mặc dù mấy cái từ đó người Nga đọc vẫn hiểu nghĩa là gì ? Thế cuối cùng cái cụm từ tiếng Nga kia có dùng được với ý nghĩa là "tình dang dở "trong tiếng Việt không bạn ?hi
Mình nghĩ chắc là được quá đi chứ. Trong bài “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ” có câu “da em nâu tươi màu suy nghĩ”, vậy màu suy nghĩ là cái màu gì? Nhạc sĩ Huy Thục (Huy Du?) có bài hát: “Ơi con suối La La, nước trong xanh hiền hoà, chảy quanh đồi không tên…”, chả ai biết dòng suối La La ở đâu, hỏi ông ấy thì ông ấy bảo: “Lúc viết bài hát ấy thì chưa nghĩ ra tên, cứ “la-la” để đấy cái đã, nhưng rồi cóc nghĩ ra cái tên nào hay ho, thế là viết luôn “La La”.
Rồi thì trong một bài nhạc vàng có chữ “hôn hoàng”. “Hoàng hôn” thì không thuận nhạc, thế là “hôn hoàng”!
Nói đâu xa, đôi khi tớ cũng bịa đấy, nhưng phải bịa cho có lý. Tớ kể cho bạn chuyện này, chú Le Thai Ky mà biết thì chú ấy sẽ giận tớ lắm. Bạn còn nhớ trong mục “ví von” của chú ấy có câu “подложить свинью” không? Tớ biết xuất xứ câu ấy có liên quan gì đó đến việc dân đạo Hồi kiêng ăn thịt lợn, nhưng cụ thể thế nào thì tớ không biết. Và tớ kể về ông đầu bếp cứ như…tớ đứng đó chứng kiến vậy! Tất nhiên là bịa, nhưng vì mình bịa cụ thể, chi li, tỉ mỉ quá nên…trót lọt!