Phân Biệt Cú Cách

FGTR

Thành viên thân thiết
Наш Друг
làm thế nào để tìm ra chủ ngữ và vị ngữ ttrong một câu tiếng nga phức tạp!
Подлежащее — это главный член предложения, обозначающий
предмет и отвечающий на вопросы кто? что?
Подлежащее выражается именем существительным, местоимением
в именительном падеже или словосочетанием:

Сказуемое — это главный член предложения, обозначающий действие,
состояние или признак подлежащего и отвечающий на вопросы
что делает предмет? что с ним происходит? каков предмет?
что он такое? кто он таков?

Сказуемое может быть выражено глаголом, именем прилагательным,
именем существительным, сочетанием слов:

Если подлежащее и сказуемое выражены существительными в
именительном падеже, то между ними ставится тире:


Тире сохраняется, если сказуемое присоединяется к подлежащему
словами это, вот, значит, это значит, это есть:

Книга — это источник знаний.
Романтизм — вот первое слово, огласившее пушкинский период.

Тире не ставится, если перед сказуемым есть отрицательная
частица не:

Ленивые руки не родня умной голове.

Тире также не ставится, если сказуемое присоединяется
сравнительными союзами как, словно, будто, точно, всё равно что и др.:

Нефть как черная кровь земли.
Реактивный самолёт словно молния.
[TBODY] [/TBODY]
 

Молоко

Thành viên thường
bạn đưa ví dụ ra đi rồi mọi người sẽ thử giúp xem sao :)
например:
1.так как подавить разнообразные РЭС помехами одного вида невозможно, то применяют специальные их виды, предназначенные для подавления радиолокации, радионавигации, радиосвязи, лазерной, нифракрасной техники итд.
2.в настоящее время наибольшее распространение получили радиолокационные системы, использующие импульсный методы.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hứa Nhất Thiên

Thành viên thân thiết
Наш Друг
например:
1.так как подавить разнообразные РЭС помехами одного вида невозможно, то применяют специальные их виды, предназначенные для подавления радиолокации, радионавигации, радиосвязи, лазерной, нифракрасной техники итд.
2.в настоящее время наибольшее распространение получили радиолокационные системы, использующие импульсный методы.
Mình xin trả lời câu hỏi của bạn như sau :
+Thứ nhất trong tiếng Nga có một thể loại câu gọi là câu một thành phần tức là chúng chỉ có một thành phần chính trong câu mà thôi (hoặc là chủ ngữ hoặc là vị ngữ ,thường thì câu chỉ có một thành phần vị ngữ chiếm đa số ) .Ngoài thành phần chính đó ra trong câu còn có thành phần phụ như trạng ngữ ,bổ ngữ ,tính ngữ ...Đối với loại câu đơn một thành phần này có rất nhiều loại câu khác nhau như :câu nhân xưng bất định ,câu vô nhân xưng ,câu động từ nguyên thể ...)
Ví dụ :Вам рассказать об этом? câu này không có thành phần chủ ngữ mà chỉ có thành phần chính vị ngữ là рассказать .
* Решено пойти на экскурсию .Câu này cũng thế không có thành phần chính chủ ngữ mà chỉ có thành phần chính vị ngữ mà thôi Решено пойти .
*Вас ждут в аудитории tương tự như thế câu này cũng thế !
Đây là trong câu đơn còn nếu trong câu phức thì mình xác định cấu trúc một thành phần chính cũng tương tự .Tức là trong câu phức có một hoặc nhiều vế của câu có cấu trúc một thành phần chính .
Ví dụ :
Если бы меня спросили, я бы ответил согласием . Trong câu này vế chính Если бы меня спросили là cấu trúc một thành phần tức là không có chủ ngữ mà chỉ có vị ngữ спросили .
Kiểu câu như thế này có rất nhiều ví dụ nhưng nói chung mình chỉ cần biết xác định thành phần chính ở câu đơn một thành phần thì mình cũng có thể xác định được ở câu phức .


Như vậy khi bạn đọc hiểu một câu hoặc dịch một câu không nhất thiết bạn cứ phải cố gắng đi tìm cả chủ ngữ và vị ngữ của nó vì không phải câu nào cũng có đầy đủ vị ngữ và chủ ngữ .Bạn chỉ cần xác định đúng cấu trúc của câu để hiểu nó là được .


+ Thứ hai đối với những câu có đầy đủ thành phần chính của câu tức là chúng luôn luôn đủ chủ ngữ và vị ngữ .Loại câu này người ta gọi là câu hai thành phần ,ngoài thành phần chính ra chúng còn có các thành phần phụ như trạng ngữ ,bổ ngữ,tính ngữ...Nhưng trật tự từ trong tiếng Nga không giống như tiếng Việt ( Tiếng Việt bao giờ cũng Chủ ngữ +Vị ngữ +...) mà trật tự từ trong tiếng Nga thường thay đổi chính vì thế các thành phần trong câu cũng bị thay đổi .Việc thay đổi này có nhiều mục đích khác nhau như nhấn mạnh hoặc nhằm mục đích mở rộng thành phần câu hoặc đơn giản người Nga nói như thế từ ngàn năm nay rồi .

Để xác định chủ ngữ hay vị ngữ thì bạn hãy nhìn vào dạng của động từ đã chia(tính từ ngắn đuôi) và danh từ hoặc cụm danh từ .Nếu danh từ ,cụm danh từ đó ở cách 1 thì nó là chủ ngữ còn động từ(tính từ ngắn đuôi) bị chia phù hợp với giống số của danh từ đó thì nó là vị ngữ .
Nói tóm lại là bạn phải xác định được cấu trúc của câu đó như thế nào ?Để đạt được điều này hoặc là bạn có thể học ở Nga nhiều năm hoặc là bạn phải nắm rõ lí thuyết tiếng về các kiểu câu trong tiếng Nga .Phần này nếu nói đầy đủ và kĩ càng thì phải mất khoảng vài chục trang giấy .
Trở lại với ví dụ mà bạn đưa ra ở trên :
так как подавить разнообразные РЭС помехами одного вида невозможно, то применяют специальные их виды, предназначенные для подавления радиолокации, радионавигации, радиосвязи, лазерной, нифракрасной техники итд. Đây là một câu phức tức là nó có hai vế .Trước hết bạn xem nó thuộc loại câu phức nào ?Ta thấy ngay cái từ так как có nghĩa đây là câu phức có thành phần phụ chỉ nguyên nhân ,ở đây vế phụ được đặt ở đằng trước .Ban đầu ta xét vế này trước xem thành phần chính nó ở chỗ nào ?Chú ý tới tính từ ngắn đuôi và động từ nguyên dạng .Tiếp theo đến vế chính ta cũng nhìn vào động từ và cụm danh từ xem nó chia như thế nào ?Sau khi đã hiểu cả vế chính và vế phụ thì mình có thể hiểu được ý nghĩa của câu như thế nào ?
Trong các vế của câu phức không nhất thiết bao giờ cũng phải có cấu trúc chủ vị mà đôi khi nó có cả cấu trúc một thành phần cho nên khi đọc chúng ta phải xác định kĩ xem nó thuộc dạng cấu trúc nào ? Việc xác định được đúng cấu trúc của câu sẽ giúp chúng ta hiểu nghĩa một câu dễ dàng hơn nhiều . Để đạt được điều này như mình đã nói cần phải học nhiều năm ở Nga hoặc phải nắm vững lí thuyết về các loại câu .

Tạm thời mình chỉ có thể giúp bạn được thế này thôi ,nếu có gì thắc mắc bạn cứ hỏi mọi người .
 

FGTR

Thành viên thân thiết
Наш Друг
например:
1.так как подавить (сказ) разнообразные РЭС помехами одного вида невозможно, то применяют (сказ) специальные их виды, предназначенные для подавления радиолокации, радионавигации, радиосвязи, лазерной, нифракрасной техники итд.
2.в настоящее время наибольшее распространение получили(сказ) радиолокационные системы, использующие импульсный методы.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Đôi khi các bạn có thể gặp cấu trúc câu dạng này, ví dụ:

- Вчера ночью она мне рассказала серию историй – одна страшнее другой;

- У меня в отряде десять парней – один храбрее другого;

- Он держит дома много экзотических рыб – одна красивее другой;

v.v…


Những người mới học tiếng Nga sẽ rất lúng túng khi gặp phải cấu trúc này – hiểu tất cả các từ trong câu, nhưng không hiểu được nghĩa của câu.


Thật ra thì 3 vế đuôi của 3 ví dụ trên đây có thể dịch như sau “…mà chuyện nào cũng khủng khiếp”, “…mà chàng nào cũng dũng cảm” và “…mà con nào cũng đẹp”.
 

Hứa Nhất Thiên

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Masha cho mình hỏi khách Nga họ hay nói cái cụm từ только что nó có nghĩa là gì vậy .Mình xem từ điển nhưng chỉ hiểu mập mờ không biết nó có nghĩa như thế nào nữa ?
Mình hiểu là "vừa mới làm cái gì đó " không biết có đúng không nữa ?
Từ điển nó giải thích là :

  1. нареч. совсем недавно ◆ Он только что поднялся с постели. И. С. Тургенев ◆ Я в то время только что оставил школьную скамью. М. Е. Салтыков-ЩедринТолько что шумное стадо прогнали.Н. А. Некрасов
  2. союз, разг. присоединяет придаточное предложение, временное или условное, в знач. сейчас же, как…, сразу после того, как…, в тот момент, как… ◆ Только что я вошёл в опушку, вальдшнеп со стуком поднялся из куста. И. С. Тургенев
  3. част. разг. употребляется при выделении или ограничении чего-либо, соответствуя по значению словам: единственно, исключительно, только что вот ◆ Смотря во все стороны, увидел я издали гороховую шинель и пустился за нею по Невскому проспекту — только что не бегом
 

xuan thanh

Thành viên thân thiết
Наш Друг
đúng rùi bạn. только что thường dịch là vừa mới làm j
vi dụ: он только что ушел! anh ay vua moi ra ngoai!
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Một cụm từ tương đối hiếm gặp, đó là “не факт, что…”.

Cụm từ này có nghĩa là “chưa chắc”, “không chắc chắn lắm” và tương đương với các từ (cụm từ) sau đây: вряд ли, сомнительно, недостоверно, маловероятно, проблематично, не думаю, вряд, навряд, навряд ли, едва ли, еще как сказать, не думаю что, не похоже, не похоже что, вилами на воде писано, вилами по воде писано.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Лучше синица в руках, чем журавль в небе.

Đây là câu thành ngữ Nga, dịch thoáng là “Chim sẻ trong tay còn hơn thiên nga bay trên trời”, gần với câu “Тише едешь – дальше будешь” = chậm mà chắc.
 
Top