Kinh nghiệm phiên dịch

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Đang dịch sang Nga, nếu biết tiếng Nga thì còn gì nữa!
Theo mục trong tài liệu thì đây là thẻ không hợp lệ, không được thanh toán và vi phạm pháp luật.
Tài liệu gần 20 trang này là của 1 Cty cỡ bự về CNTT của VN nên ngôn từ họ dùng khó có thể thiếu chính xác.
Cháu thấy hơi tối ngbixa vì đã có chuex thẻ giả đằng sau. cháu vẫn duy trì 2 phương án trên, có nghiên về phướng án 1 vì thẻ của nhân viên rất khó bị đánh cắp. Hay bác thử nhờ họ giải thích cụ thể hơn được không ạ ?
 

huytran25

Thành viên thường
Пропал без вести 20.08.1942, Смоленская область, Темкинский район, деревня Горки. И.Ф. Гутник – 1918 года рождения, Красноармейский район, село Семёновка. Призван ГВК, лейтенант. Пропал без вести в декабре 1942 года.

Cam on ban, ban cothe giup toi dich not cau nay duoc khong молчаливое эхо войны. Кажется, что война уже давно минула, затянулись раны, но это только видимость. Эхо тех событий еще тянется, как шлейф. Чтобы ни происходило, чтобы мы ни делали, мы всегда помним войну. Постепенно, по крупицам, мы восстанавливаем её события, воскрешаем память, возвращаем к жизни забытых героев
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Cam on ban, ban cothe giup toi dich not cau nay duoc khong молчаливое эхо войны. Кажется, что война уже давно минула, затянулись раны, но это только видимость. Эхо тех событий еще тянется, как шлейф. Чтобы ни происходило, чтобы мы ни делали, мы всегда помним войну. Постепенно, по крупицам, мы восстанавливаем её события, воскрешаем память, возвращаем к жизни забытых героев


Mолчаливое эхо войны

Кажется, что война уже давно минула, затянулись раны, но это только видимость. Эхо тех событий еще тянется, как шлейф. Что бы ни происходило, что бы мы ни делали, мы всегда помним войну. Постепенно, по крупицам, мы восстанавливаем её события, воскрешаем память, возвращаем к жизни забытых героев.


Tiếng vọng âm thầm (thầm lặng) của chiến tranh

Dường như chiến tranh trôi qua đã lâu, những vết thương đã khép miệng, nhưng đó chỉ là bề ngoài. Tiếng vọng của những sự kiện thuở ấy vẫn còn tiếp tục kéo dài như một vệt khói trên nền trời. Dù có xảy ra điều gì, dù chúng ta có đang làm gì đi nữa thì chúng ta vẫn luôn nhớ về chiến tranh. Dần dần, thu gom từng mẩu vụn kỷ niệm, chúng ta khôi phục lại những sự kiện của cuộc chiến, chúng ta làm sống lại ký ức, chúng ta đưa trở lại cuộc đời những người anh hùng đã trót bị lãng quên.
 
Chỉnh sửa cuối:

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
Bác Trần ơi theo cháu thì cái này phải là Ban chỉ huy quân sự tỉnh (thành phố) lệnh gọi nhập ngũ, đồng chí trung úy Bác ạ! Xin cho cháu bắt tay Bác cái!
 

max20122004

Thành viên thường
Mình có đọc qua cuốn dự bị đại học.Nó có viết khi e là trọng âm thì đọc je như bình thường.Còn ko phải là đọc âm thì đọc thanh и.Ví dụ cectpa:chị gái.Làm ơn giải thích cho mình.Đó là trường hợp đặc biệt hay như nào.Bởi vì rất nhiều từ e không phải là trọng âm nhưng đâu có đọc thành и.Mình cám ơn nhiều
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Chữ e trong tiếng Nga khi có trọng âm rơi vào thì chắc chắn chữ e đó được đọc là e. Chỉ là thỉnh thoảng nó được đọc gần giống chữ e của người Việt (đối với các từ ngoại lai, vay mượn, như интернет, тест, контент, термин, ...), còn lại thì được đọc là je
Chữ e mà không có trọng âm rơi vào thì sẽ được đọc vừa hơi и vừa hơi е, thiên về âm и nhiều hơn.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
hỏi Hồng Nhung thêm 1 chút nhé.nguyên âm "e" đứng sau phụ âm ж và ш thì đọc thành ы có đúng ko?.Mình cám ơn

1) Nếu e sau ж và ш mà trọng âm rơi vào nó (e) thì cứ đọc ie bình thường: жéсть, шéсть (6) chứ không phải жысть, шысть.

2) Nếu trọng âm không rơi vào e: thì đọc gần như i.

Mà nói thật, các cụ tiền bối tiếng Nga cứ “bới bèo ra bọ” làm cho con cháu khổ, đâm ra sợ học tiếng Nga. Trong tiếng Nga quan trọng nhất là nói đúng trọng âm, bạn nói đúng trọng âm thì những âm khác chẳng quan trọng lắm. Ví dụ từ жестóкий thì chỉ cần bạn nhấn âm Ô rõ vào là ổn, âm tiết đầu tiên đọc là жы hay жи hoặc же đều được (tất nhiên chuẩn ra thì là giữa и và е). Hoặc như từ молоко thì đọc mơ-lơ-kô hay ma-la-kô hoặc ma-lơ-kô đều đúng, miễn là đọc rõ âm Ô sau cùng. Chứ không nhất thiết phải là mơ-la-kô như các cụ đòi hỏi – tai người Nga không thính như tai người Việt, hay nói đúng hơn là tiếng Nga không đòi hỏi độ chính xác cao đến thế về phát âm (đối với người Nga thì ba-bà-bá-bạ-bả-bã đều chỉ là “ба”, chả có gì khác nhau).
 

Hứa Nhất Thiên

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Hi nghe Masha nói mình mới hiểu tại sao có nhiều từ mình phát âm một lần là họ hiểu đơn giản là vì vô tình mình nói đúng trọng âm còn có những từ mình phát âm cả ngày họ vẫn không hiểu mặc dù mình không phát âm sai âm nào chỉ là không đúng trọng âm mà thôi . Hehe hôm nọ mình phải giải thích nghĩa của 6 từ ba-bà-bá-bạ-bả-bã cho người Nga đến cái từ "bạ " thì khó giải thích quá !
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Hi nghe Masha nói mình mới hiểu tại sao có nhiều từ mình phát âm một lần là họ hiểu đơn giản là vì vô tình mình nói đúng trọng âm còn có những từ mình phát âm cả ngày họ vẫn không hiểu mặc dù mình không phát âm sai âm nào chỉ là không đúng trọng âm mà thôi . Hehe hôm nọ mình phải giải thích nghĩa của 6 từ ba-bà-bá-bạ-bả-bã cho người Nga đến cái từ "bạ " thì khó giải thích quá !

Putin nói tương đối khó nghe đối với người nước ngoài (nhanh, hay nuốt các âm phụ, nhiều từ chỉ nghe rõ mỗi âm tiết có trọng âm, còn lại thì chỉ thấy “xì-xì-xì”) chứ không phát âm đầy đủ các âm tiết như Medvedev hoặc Lavrov, vì thế để hiểu được Putin nói gì thì người nước ngoài phải có một thời gian khá dài (ít nhất là 3 năm) sống ở Nga, nếu không thì có thể hoàn toàn không hiểu ông ấy nói gì mặc dù biết hết các từ trong câu. Tương tự như thế, các cán bộ ngoại giao người nước ngoài có thể biết tiếng Việt rất khá, hiểu gần hết những gì các phát thanh viên nói trong bản tin thời sự trên ti-vi, nhưng đố mà hiểu được các bà hàng tôm hàng cá nói gì khi họ cãi nhau ngoài chợ.

Nói chung người Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Ý v.v…khi phát âm từng từ không sõi bằng người Việt mình, nhưng mặc dù họ nói tiếng Nga lơ lớ thì người Nga vẫn dễ hiểu vì họ nói nhanh (các từ nối tiếp nhau thành một câu) và đúng trọng âm. Còn người Việt phát âm từng từ chuẩn hơn (giống tiếng Nga hơn, nhất là âm “ư” thì quá ngon đối với người Việt trong khi lại là nỗi khổ của dân nhiều nước khác), nhưng người Nga vẫn khó hiểu người Việt nói gì vì người Việt thường nói đầy đủ các âm tiết trong một từ nhưng lại phát âm các âm tiết rõ như nhau (không nhấn trọng âm rõ ràng) và không nói nhanh được, các từ cứ ngập ngừng rời rạc không liền thành một câu hoàn chỉnh.


Từ “bạ” quả là khó dịch, nhưng cũng thử xem nhé:

- “bạ” trong “y bạ”, “học bạ”, trước bạ” có thể tạm dịch là свидетельство (о состоянии здоровья, об отметках по предметам в школе, о принадлежности чего-либо кому-либо);

- “bạ” trong “bạ đâu nằm đấy”, “bạ gì ăn nấy” – có thể dịch là где попало, что попало (nói về thằng bé dễ nuôi: он мальчик неприхотливый – лежит где попало и кушает что попало).
 
Top