Dịch mẫu câu phúng dụ

Status
Không mở trả lời sau này.

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Tôi thấy nghĩa câu “xôi hỏng bỏng không” nặng về việc khi làm cái gì đó mà không được gì, tức là mình có hành động nhằm đạt kết quả, còn trong truyện thì ông lão chờ thời vận.
Theo tôi, nếu dịch câu này trong truyện cổ tích thì như @Hồng Nhung . Nếu dịch thành ngữ thì chắc là: "
Không vẫn hoàn không" (như "tay trắng vẫn hoàn tay trắng" của @Bka Tran
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Dịch cụm từ này thế nào cho hay nhỉ?
"Вывести на чистую воду"
Ta dùng nước để rửa sạch các chất bẩn, trong các nhà thờ đạo người ta dùng nước để làm lễ rửa tội, trong dân gian nước được coi là có nhiều tính chất chữa các bệnh tật. Để làm các điều trên người ta phải dùng nước sạch, trong.
"Вывести на чистую воду" có nghĩa là làm lộ, phát hiện bí mật, phát giác tội lỗi một ai đó, bắt được ai đó làm điều cấm kỵ.
Còn có truyền thuyết cho rằng câu này bắt nguồn từ tục lệ ngày xưa "tòa án Chúa trời". Người ta mang người bị tình nghi phạm tội ra ném xuống dòng nước trong sạch, nếu người đó nổi lên, tức là nước sạch không tiếp nhận, suy ra phạm tội. Ngược lại nếu chìm xuống tức là sạch, không có tội, người đó sẽ được minh oan sau khi chết chìm(!)
Tiếng Việt có thể nói " làm lộ tẩy". Ai có phương án khác không?
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
trong khi xem và dịch đoạn video của http://diendan.tiengnga.net/threads/10-su-that-ve-nuoc-nga.344/
Cháu/mình thấy có cụm từ cuối cùng mà ko biết hiểu thế nào cho đúng với ý nghĩa chung muốn nói của clip: "Не сеют, не сажают, а сами вырастают." - "ko reo, ko trồng, mà chỉ tự mọc". Mọi người giúp cháu/mình với.
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
trong khi xem và dịch đoạn video của http://diendan.tiengnga.net/threads/10-su-that-ve-nuoc-nga.344/
Cháu/mình thấy có cụm từ cuối cùng mà ko biết hiểu thế nào cho đúng với ý nghĩa chung muốn nói của clip: "Не сеют, не сажают, а сами вырастают." - "ko reo, ko trồng, mà chỉ tự mọc". Mọi người giúp cháu/mình với.
Câu này chẳng có liên quan gì đến đoạn clip trên mà khi kết thúc người ta hay quảng cáo và kéo người xem vào các clip khác, đây chỉ là một câu đố vui cho trẻ con thôi ( Trẻ em thường trả lời : tóc, còn người lớn thì phụ nữ và đàn ông thường trả lời khác nhau))))

Chúng ta cùng giải thích ý nghĩa và xuất xứ cụm từ "Кануть в лету" nhé !
 
Last edited by a moderator:

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Trong bài hát “Я не могу иначе”

có câu “B речку обида канет…”. Cái chữ канет này chính là chia từ động từ кануть (không dùng cho các ngôi 1 và 2) mà ra và có nghĩa “1 – rơi thành giọt; 2 – biến mất”.

Trong câu “B речку обида канет…” động từ канет có nghĩa thứ 2 (biến mất).

Trong thần thoại Hy Lạp (в греческой мифологии) có “dòng sông quên” (река забвения), ai mà lội xuống dòng sông này thì chẳng còn nhớ gì nữa. Dòng sông này có tên là Лета.

Chính vì thế nên cụm từ “Кануть в Лету” ban đầu được dùng theo nghĩa đen để chỉ sự lãng quên, dần dần cụm từ này được dùng theo cả nghĩa bóng và người ta quên mất nguồn gốc của từ Лета, chỉ còn nhớ rằng cụm từ này chỉ sự lãng quên và viết nhầm thành “Кануть в лету”. Kết quả là bây giờ cụm từ “Кануть в лету” được coi là chuẩn và nhiều người Nga thậm chí còn không biết rằng Лета vốn là danh từ riêng.

Tóm lại, кануть в лету = rơi vào quên lãng.


PS. Xin các bạn mới học tiếng Nga đừng nhầm: trong câu “Cколько Вам лет?” thì chữ лет có xuất xứ hoàn toàn khác – từ chữ лета có nghĩa là “những năm, năm tháng”. Ví dụ: C летами поумнеет = lớn lên thì nó sẽ khôn ra.
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Hôm nay cả nhà cùng thảo luận ý nghĩa và nguồn gốc cụm từ "подложить свинью " nhé!
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Подложить свинью [кому] = lẳng lặng (âm thầm) gài bẫy để chơi khăm ai đó.


Xuất xứ câu này (hình như thế, cháu không dám đảm bảo là chính xác): Có một người đầu bếp ghét ông chủ theo đạo Hồi. Một hôm ông chủ mở tiệc, khách mời toàn là những quan chức sang trọng. Người đầu bếp biết rằng người theo đạo Hồi kiêng ăn thịt lợn bèn chơi khăm họ bằng cách cho thịt lợn lẫn vào thịt cừu (là loại thịt người theo đạo Hồi thường ăn) nhưng cố tình để nguyên cái đuôi lợn trên đĩa thức ăn cuối cùng, dùng tấm vải sạch đậy lại rồi sai hầu bàn bưng ra cho khách. Và chuồn luôn.

Khi hầu bàn bưng món ăn cuối cùng ra và lật tấm vải lên thì tất cả quan khách cùng chủ nhà đều vô cùng sợ hãi và kinh tởm: họ đã ăn thịt lợn (một con vật bẩn thỉu!) – tức là phạm tội rất nặng!
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa và câu tiếng Việt tương đương nào thật hay nhé
"И на солнце есть пятна"

"И на старуху бывает проруха"
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Hai câu trên có nghĩa đen là “Ngay cả Mặt Trời cũng có vết đen” và “Ngay cả bà cụ cũng có thể mắc sai lầm”. Cụ thể hơn: Mặt Trời sáng chói như thế nhưng hoá ra vẫn có vết đen; bà cụ đã sống rất nhiều năm trên đời, trải nghiệm nhiều, kinh nghiệm sống đầy mình, nhưng hoá ra đôi khi cụ vẫn phạm sai lầm.

Hai câu trên có chung nghĩa bóng là “Ngay cả những thứ tưởng chừng như rất hoàn hảo vẫn có khiếm khuyết”.


Có lẽ hai câu này tương đương với câu tiếng Việt “Đến kim cương cũng còn có vết”.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top