Tôi thấy lập luận "thế nào ấy" nên có mấy ý thế này:Bác Steve Jobs, trong một bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường Stanford đã nói rằng : " Bỏ đại học là một quyết định đúng nhất mà ông đã từng làm" , còn tỉ phú Bill Gate cũng là một ngưởi bỏ dở đại học.юююю
Тема 2: Зачем учиться в университете?
p/s: em sẽ gửi bài của mình sau ạ.
1. Trong danh sách 2 vị nêu trên có thể thêm nhiều ví dụ ai cũng biết: Tsiolkovsky (Циолковский) - ông tổ khoa học vũ trụ, do bị điếc nên phải tự học từ năm 14 tuổi, hay Kalashnikov (Калашников) - cha đẻ súng AK, chỉ học xong lớp 9 ...
Nhưng họ là thiên tài, những quy luật thông thường cho "dân đen" chúng ta không áp dụng cho họ được. Và cũng vì vậy, ai tự coi là có tài bẩm sinh thì mới dám tìm luận cứ để so sánh, liên hệ, áp dụng ... phương pháp của mình với họ!
2. Như câu: "А учиться, как известно, лучше на ошибках других." ở phần 1. Đây là câu triết lý, có tính chất định hướng, hoàn toàn không phải là phương pháp trong hành động!
Bởi vì, muốn học cái sai của người khác thì chí ít mình cũng phải có vốn tri thức nào đó thì mới thấy, mới phân tích, kết luận đúng việc của người khác, và rút ra cho mình những kinh nghiệm....
Tức là. trước hết mình phải tự học cho bản thận bằng nhiều phương pháp, nếu không thì cái gọi là "học sai của người khác" chỉ là việc đàm tếu, "phảng phất" ý ngụy biện sự không cần học cho thấu đáo của mình.