Bài dịch Truyện Nga "Здоровая мысль" - Ý kiến sáng suốt

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Mình thử dịch truyện ngắn mà bạn Thanh Hiếu đưa lên nhé:
Đây là truyện ngắn được chọn để thi dịch, dạng конкурс của các bạn khóa Nga bên trường đại học ngoại ngữ quốc gia Hà Nội đó. Các bạn ấy đã nộp bài dự thi được 2-3 hôm trước.
Bài này và bài ЦВЕТОК НА ЗЕМЛЕ của Платонов А.В.
После уроков мы с Мишкой собрали свое имущество и пошли домой. На улице было мокро, грязно и весело. Только что прошел сильный дождь, и асфальт блестел как новенький, воздух пах чем-то свежим и чистым, в лужах отражались дома и небо, а если идти с горы, то сбоку, возле тротуара, мчался бурный поток, вроде горной речки, красивый поток, коричневый, с водоворотами, завихрениями и бурунами. На углу улицы в землю была вделана решетка, и здесь вода совершенно распоясалась, она плясала и пенилась, булькала, как цирковая музыка, или, наоборот, журчала и шкворчала, словно жарилась на сковородке. Просто прелесть...

Мишка сейчас же, как все это увидел, полез в карман и вытащил спичечный коробок. Я помог ему достать спичку для мачты, дал ему листок бумаги, мы сделали парус и воткнули все это в коробок. Сразу получился не коробок, а кораблик. Мы его спустили на воду, и он тут же поплыл с ураганной быстротой. Его вертело туда-сюда и бросало, он подпрыгивал и несся вперед, то задерживаясь ненадолго, а то давая сто узлов в час. Мы сейчас же начали озвучивать это дело, потому что мы сразу стали капитаном и штурманом — я и Мишка. Мы кричали, когда кораблик садился на мель.

— Задний ход — чух-чух-чух!

— Полный задний — чух-чух-чух!

— Полнейший задний ход — чух-чух-чух-чах-чах-чах!

И я пальцем направлял корабль куда надо, а Мишка орал:

— Пошел! Ух жжмет! Вот это дает! Полный вперед! Чух-чух-чих!

И так с дикими воплями мы бежали за корабликом как сумасшедшие и добежали до угла, где решетка, и вдруг наш кораблик завертелся, закружился в водовороте, и мы оглянуться не успели, как он клюнул носом, хлюпнул и провалился в решетку.

Мишка сказал:

— Жалко как. Утонул...

И я сказал:

— Да. Его поглотила бушующая стихия. Давай новый запустим?

Но Мишка покачал головой:

— Нельзя. Сегодня мне опаздывать из школы нельзя. Сегодня папа дежурный.

Я сказал:

— По чему?

— Его очередь, — ответил Мишка.

— Нет, — сказал я, — ты не понял. Я спрашиваю, по какому делу твой папа дежурный? По чему? По уборке? Или по накрыванию на стол?

— По мне, — сказал Мишка. — Папа дежурит по мне. Они с мамой так установили очередь: один день мама, другой папа. Сегодня папа. Уж небось приехал с работы кормить меня обедом, а сам спешит, ведь ему обратно надо!

— Ты, Мишка, не человек! — сказал я. — Ты своего отца сам должен обедом кормить, а тут занятой человек ездит с работы кормить такого оболтуса! Ведь тебе уже восемь лет! Жених!

— Это мама мне не доверяет, ты не думай, — сказал Мишка. — Я помогаю, вон в прошлую пятницу я им за хлебом сходил...

— Им! — сказал я. — Им! Они, видите ли, едят, а наш Мишенька одним воздухом питается! Эх, ты...

Мишка весь покраснел, как синяя свекла, и сказал:

— Пошли по домам!

И мы прибавили шагу. А когда стали подходить к нашим домам, Мишка сказал:

— Я каждый день свою квартиру не нахожу. Все дома одинаковые, просто путаются в глазах. А ты находишь?

— Нет, я тоже не нахожу, — сказал я, — не узнаю свое парадное. То зеленое, и это зеленое, все одинаковые, новенькие, и балкончики тоже один в один. Прямо беда.

— Так как же ты поступаешь? — сказал Мишка.

— Жду, пока мама на балкон выйдет.

— Ну, так может и чужая чья-нибудь выйти! Ты вполне можешь к другой попасть...

— Ты что, — сказал я, — да я из тысячи чужих свою маму узнаю.

— А как? — спросил Мишка.

— По лицу, — сказал я.

— На прошлом родительском собрании были все родители, и Костикова бабушка шла домой с моим папой, — сказал Мишка, — так Костикова бабушка сказала, что твоя мама самая красивая в классе.

— Ерунда, — сказал я, — твоя тоже красивая!

— Конечно, — сказал Мишка, — но Костикова бабушка сказала, что твоя самая красивая.

Тут мы подошли вплотную к нашим домам. Мишка стал беспокойно оглядываться по сторонам и тревожиться, но в это время с нами поравнялась какая-то старушка и сказала:

— А, это ты, Мишенька? Что? Не знаешь, где живешь, да? Вечная история. Ну пойдем, соседушка, уж доведу тебя.

Она взяла Мишку за руку, а мне сказала:

— Мы с одной лестничной клетки.

И они пошли. Мишка очень охотно поволокся за ней. А я остался один в этих одинаковых переулках без названий, среди одинаковых домов без номеров и совершенно не представлял себе, куда идти, но решил не унывать и стал подниматься по лестнице на четвертый этаж первого же попавшегося дома. Ведь этих домов и всего-то восемнадцать, так что если я даже все подряд их обойду, то через часок-другой наверняка буду дома, это уж точно.

Во всех наших подъездах, на каждой двери, слева привинчен звонок с красной кнопочкой. Вот я влез на четвертый этаж и нажал кнопку. Дверь открылась, оттуда высунулся длинный кривой нос и крикнул в дверную щель:

— Макулатуры нет! Сколько раз повторять!

Я сказал «извините» и сошел вниз. Ошибся, что поделаешь. Тогда я пошел в следующий подъезд.

Не успел я тихонько дотронуться до звонка, как из-за двери раздался такой хриплый и страшный лай, что я не стал дожидаться, пока меня съест какой-нибудь волкодав, а просто моментально скатился вниз.

В следующем подъезде, на четвертом этаже, дверь открыла высокая девушка и, когда увидела меня, весело захлопала в ладоши и закричала:

— Володя! Папа! Марья Семеновна! Саша! Все сюда! Шестой!

Из комнат высыпала куча народу, они все смотрели на меня, и хохотали, и прихлопывали в ладоши, и подпевали:

— Шес-той! Ой-ой! Шестой! Шестой!..

Я глядел на них во все глаза. Сумасшедшие, что ли? Я даже стал обижаться на них: тут есть хочется, и ноги промочил, и к чужим вместо дома попал, а они смеются... Но девушка, видно, поняла, что мне не весело.

— Тебя как звать? — сказала она, и присела передо мной на корточки, и заглянула мне в глаза своими синими глазами.

— Денисом, — ответил я.

Она сказала:

— Ты не обижайся, Денис! Просто ты сегодня уже шестой мальчик, который пришел к нам. Все они тоже заблудились. На-ка вот тебе яблоко, съешь, подкрепи истощенные силы.

Я не стал брать.

— Возьми, пожалуйста, — сказала она, — для меня. Сделай мне одолжение.

Ну, я сделал ей одолжение.

— Послушай, — сказала девушка, — мне кажется, что я видела тебя выходящим из подъезда, что прямо напротив нашего. Ты выходил с одной очень красивой женщиной. Это может быть?

— Конечно, — сказал я, — моя мама самая красивая в классе.

Тут они все снова рассмеялись. Без всякой причины. А девушка сказала:

— Ну, беги. И если хочешь, приходи к нам в гости.

Я сказал «спасибо» и побежал, куда показала высокая девушка. И не успел я нажать кнопку, как дверь открылась, и на пороге стояла моя мама! Она сказала:

— Вечно тебя надо ждать!

Я сказал:

— Это ужасная история! Я промочил ноги! Потому что я не могу найти двери нашего дома. Я не знаю, где наш подъезд, он похож на все остальные, как капля воды на все другие. И у Мишки такая же история! Никто не может найти свой дом! Я сегодня шестой... и есть хочу!

И я рассказал маме про кривой нос с макулатурой, и про рычащего волкодава, и про высокую девушку и яблоко.

— Надо устроить для тебя какую-нибудь примету, — сказал папа, — чтобы ты безошибочно узнавал свой дом.

Я обрадовался:

— Папа! Я уже придумал! Повесь, пожалуйста, на наш дом мамин портрет! Я уже издалека буду знать, где я живу!

Мама рассмеялась и сказала:

— Ну, не выдумывай!

А папа сказал:

— В конце концов, а почему бы и нет' Вполне здоровая мысль!

Ý KIẾN SÁNG SUỐT (nguyên văn: Ý NGHĨ LÀNH MẠNH)

Sau giờ học tôi và Mishka đeo cặp sách (nguyên văn: “собрали свое имущество” = thu dọn đồ đạc) đi về nhà. Ngoài trời ẩm ướt và bẩn, nhưng thoải mái. Cơn mưa rào vừa mới tạnh, mặt đường nhựa sáng bóng như mới toanh, không khí có mùi gì đó tươi mát và trong lành, bầu trời và các ngôi nhà in bóng xuống các vũng nước, và nếu đi từ trên đồi xuống thì bên lề đường có dòng nước đang chảy xiết giống như dòng suối trên núi. Dòng nước này có màu nâu, với những con xoáy nhỏ và các gợn sóng nhấp nhô. Trong góc phố có tấm lưới sắt chôn trên mặt đất, và ở chỗ này dòng nước được tung tăng nhảy múa, lúc thì nó sủi bọt, kêu ùng ục như nhạc trong rạp xiếc, lúc khác lại réo róc rách như mỡ sôi trong chảo. Thật là tuyệt…


Khi nhìn thấy tất cả những thứ ấy thì Mishka ngay lập tức (сейчас же) thò tay vào túi lấy ra một bao diêm. Tôi giúp nó lấy một que diêm ra làm cột buồm, đưa cho nó một mẩu giấy, chúng tôi làm một cánh buồm và cắm cánh buồm ấy vào vỏ bao diêm. Thế là có ngay một con tàu nhỏ chứ không phải là bao diêm nữa. Chúng tôi thả con tàu xuống nước, và ngay lập tức nó lao đi vun vút. Dòng nước nhồi lắc và xoay con tàu sang bên này – bên kia, nó nhảy chồm chồm và tiếp tục băng băng tiến lên, thỉnh thoảng nó dừng lại một tẹo rồi lại vụt đi với vận tốc trăm hải lý một giờ (сто узлов в час [tất nhiên là phóng đại, 1 hải lý = 1,852 km]). Ngay lập tức chúng tôi tạo tiếng động của con tàu, bởi vì chúng tôi – tôi và Mishka – đã trở thành thuyền trưởng và hoa tiêu của con tàu. Con tàu bị mắc cạn (садился на мель), và chúng tôi kêu lên:

- Lùi nào! Ù-ù-ù!

- Lùi hết tầm! Ù-ù-ù!

- Lùi hết tốc lực! Ù-ù-ù! À-à-à!

Tôi lấy ngón tay chỉnh cho con tàu xoay đúng hướng, còn Mishka thì hét:

- Tiến lên nào! Ái chà chà, khoẻ chưa? (жмёт = nhấn, gồng). Đi ác chưa! Tiến hết tốc lực! Ù-ù-ù!

Và cứ thế, chúng tôi hò hét như điên và chạy theo con tàu đến góc phố – chỗ đặt tấm lưới sắt – và con tàu bỗng bắt đầu xoay tròn rồi nó xoay tít trong cuộn xoáy nước, chúng tôi còn chưa kịp chớp mắt (nguyên văn: оглянуться = ngoái nhìn) thì nó đã chúi mũi xuống, kêu ục ục rồi trôi tọt xuống cống qua khe hở trên tấm lưới sắt. Mishka nói:

- Tiếc quá, chìm mất rồi!

Tôi bảo:

- Ừ, thiên nhiên cuồng nộ nuốt chửng nó mất rồi. Hay là mình làm cái khác đi?

Nhưng Mishka lắc đầu:

- Không được. Hôm nay tớ không được phép về muộn. Hôm nay bố tớ trực.

Tôi hỏi:

- Trực gì cơ?

Mishka đáp:

- Hôm nay đến phiên bố tớ (Mishka nhầm “по чему” [trực cái gì?] thành “почему” [tại sao thế?]).

Tôi nói:

- Không, cậu không hiểu ý tớ rồi. Tớ hỏi là hôm nay bố cậu trực việc gì cơ. Việc dọn dẹp nhà hay dọn bữa trưa?

Mishka trả lời:

- Trực tớ. Hôm nay đến lượt bố tớ. Bố mẹ tớ thoả thuận với nhau là thay phiên nhau, mỗi người chăm sóc tớ một ngày. Hôm nay đến lượt bố tớ. Có khi bố tớ đã ở nhà rồi và đang sốt ruột chờ tớ về để cho tớ ăn rồi còn đi làm buổi chiều.

Tôi bảo:

- Này Mishka, cậu không phải là người nữa! Lẽ ra chính cậu phải cho bố cậu ăn mới phải, đằng này bố cậu bận rộn thế mà lại phải về giữa chừng để bón cơm cho một thằng lêu lổng! Mà cậu 8 tuổi rồi chứ ít à? Làm chú rể được rồi!

Mishka trả lời:

- Đấy là mẹ tớ không tin tớ, cậu đừng có nghĩ thế (là tớ không biết tự ăn). Tớ cũng giúp bố mẹ tớ đấy chứ, đấy, hôm thứ sáu vừa rồi tớ còn đi mua bánh mì cho bố mẹ tớ nhá!

Tôi kêu lên:

- Cho bố mẹ cậu! Ha, thấy không, bố mẹ thì ăn, còn Mishka của chúng ta thì không ăn, chỉ sống bằng không khí thôi! Cậu đúng là…

Mishka đỏ lựng lên như vỏ củ cải đỏ rồi nói:

- Thôi thôi, về nhà thôi!


(còn tiếp)

Chúng tôi rảo bước nhanh hơn. Về gần đến dãy nhà cao tầng thì Mishka bảo:

- Lần nào tớ cũng vào nhầm nhà, chẳng bao giờ tìm đúng được căn hộ của mình. Những cái nhà này giống nhau như đúc làm tớ nhầm lung tung cả. Còn cậu thế nào, có bị nhầm không?

Tôi đáp:

- Tớ cũng thế, cũng thường xuyên nhầm. Không làm sao nhận ra được tiền sảnh căn hộ nhà mình – khu tiền sảnh nhà nào cũng màu xanh lá cây, cũng mới toe giống hệt nhau, rồi thì ban-công cũng giống nhau chằn chặn. Đúng là thảm hoạ.

Mishka hỏi:

- Thế thì cậu làm thế nào?

- Tớ đứng chờ đến khi mẹ tớ ra ban-công làm gì đấy.

- Ô, thế nhỡ bà nào đấy không phải mẹ cậu thì sao? Thế thì cậu vào nhà người lạ à?

Tôi nói:

- Vớ vẩn, mẹ tớ có đứng lẫn với hàng nghìn phụ nữ khác thì tớ vẫn nhận ra.

Mishka hỏi:

- Bằng cách nào?

Tôi đáp:

- Nhìn mặt chứ sao nữa!

Mishka nói:

- Buổi họp phụ huynh lần trước mọi người đến đủ, bà thằng Koschia đi về cùng với bố tớ, bà của Koschia bảo là trong số các phụ huynh thì mẹ cậu đẹp nhất đấy.

Tôi bảo:

- Vớ vẩn, mẹ cậu cũng đẹp đấy chứ!

Mishka nói:

- Tất nhiên rồi, nhưng bà của Koschia bảo là mẹ cậu đẹp nhất.
Đúng lúc ấy thì chúng tôi về đến chân dãy nhà của mình. Mishka bắt đầu lo lắng nhìn quanh, nhưng ngay lúc đó có một bà cụ đi từ phía sau đến và nói:

- À, cháu đấy hả Mishenhka? Thế nào, không biết nhà mình ở đâu hả? Chuyện thường ấy mà (nguyên văn: Вечная история = chuyện thường xuyên xảy ra). Nào đi, cậu hàng xóm, tôi đưa cậu về nhà.

Bà cụ cầm lấy tay Mishka rồi nói với tôi:

- Bà với nó là hàng xóm chung một cầu thang.
Và họ đi tiếp. Mishka vui vẻ lẽo đẽo đi theo bà cụ. Còn tôi thì đứng một mình trước một rừng cầu thang không tên giống hệt nhau của những ngôi nhà không số giống nhau như đúc, hoàn toàn không biết nên đi về hướng nào, nhưng tôi quyết định không nản lòng và bắt đầu đi lên tầng 4 của ngôi nhà gần nhất. Tất cả chỉ có 18 cái nhà chứ mấy, vì thế nếu tôi lần lượt đi hết tất cả các tầng 4 của mọi ngôi nhà thì chỉ sau 1-2 tiếng là chắc chắn tôi sẽ có mặt ở nhà mình.
Trong tất cả mọi cầu thang cạnh cửa mỗi căn hộ đều gắn một cái chuông với nút bấm màu đỏ. Tôi đã lên đến tầng 4 và bấm chuông. Cánh cửa mở ra, một cái mũi dài và cong thò ra làu bàu:

- Không có giấy cũ! Đã nói bao nhiêu lần rồi!

Tôi nói “Cháu xin lỗi” rồi đi xuống cầu thang. Ừ thì nhầm, biết làm thế nào được. Tôi đi sang cầu thang kế tiếp.

Tôi còn chưa kịp chạm tay vào núm chuông thì từ phía sau cánh cửa bỗng vang lên một tràng tiếng sủa khàn khàn khủng khiếp, (đến nỗi = что) tôi ngay lập tức lao như tên bắn xuống cầu thang chứ không chờ để cho con chó khủng ấy xé xác.

Ở cầu thang tiếp theo, trên tầng 4, một cô gái dáng cao ra mở cửa và khi nhìn thấy tôi thì cô ta vui vẻ vỗ tay và kêu lên:

- Vôlôđia ơi! Bố ơi! Maria Semionovna ơi! Xasha ơi! Tất cả lại đây! Thằng thứ sáu rồi!

Từ trong các căn phòng túa ra một đám người, họ nhìn tôi mà cười sằng sặc, vừa cười vừa vỗ tay và ngân nga:

- Thằng thứ sá-áu! Ối giời ôi! Thằng thứ sáu! Những sáu thằng!

Tôi giương mắt lên nhìn họ: họ điên rồi hay sao? Thậm chí tôi còn bắt đầu thấy bực mình: bụng thì đói, chân thì ướt, lại còn bị nhầm nhà, thế mà họ còn cười! Nhưng rõ ràng là cô gái hiểu ra rằng tôi chẳng thấy vui vẻ tí nào.

Cô ấy ngồi xổm xuống trước mặt tôi và chăm chú nhìn vào mắt tôi bằng cặp mắt xanh của mình rồi hỏi:

- Cháu tên là gì?

Tôi đáp:

- Cháu tên là Denis.

Cô ấy bảo:

- Cháu đừng giận, Denis ạ. Đơn giản chỉ vì cháu là thằng bé thứ sáu đến bấm chuông nhà cô. Tất cả chúng nó đều bị lạc. Này đây, cô cho cháu quả táo này, cháu bồi bổ cho có sức.

Tôi từ chối.

Cô ấy bảo:

- Cầm lấy đi cháu. Cháu cầm lấy đi – coi như là giúp cô!

Thôi được, thế thì tôi giúp cô ấy vậy.

Cô ấy nói tiếp:

- Này cháu, hình như cô thỉnh thoảng thấy cháu đi ra từ cầu thang đối diện với cầu thang nhà cô. Cháu thường đi cùng một phụ nữ rất đẹp. Có đúng thế không?

Tôi trả lời:

- Tất nhiên rồi, mẹ cháu đẹp nhất lớp mà.

Đám người cười ồ lên. Mặc dù chả có lý do gì để cười cả. Cô gái bảo tôi:

- Thôi được rồi, cháu về nhà đi. Và nếu cháu muốn thì thỉnh thoảng sang nhà cô chơi.

Tôi đáp “Cháu cám ơn ạ” rồi chạy theo hướng cô gái chỉ. Lên đến tầng 4, tôi còn chưa kịp bấm chuông thì cánh cửa đã mở ra, và trên ngưỡng cửa là mẹ tôi! Mẹ bảo:

- Sao hôm nào con cũng để mẹ phải chờ thế hả?

Tôi trả lời:

- Thật là cả một câu chuyện kinh khủng! Con bị ướt hết cả chân rồi! Tại vì con không sao tìm được cầu thang nhà mình. Con chẳng biết cầu thang nhà mình ở đâu vì tất cả mọi cầu thang cứ giống nhau như những giọt nước. Cả Mishka cũng bị như thế! Chẳng ai tìm được nhà mình! Hôm nay con là thằng thứ sáu…con đói lắm rồi!
Và tôi kể cho mẹ nghe về cái mũi cong càu nhàu chuyện giấy cũ, về con chó dữ và về cô gái dáng cao đã cho tôi quả táo.

Bố tôi nghe xong thì bảo:

- Phải làm một cái dấu hiệu gì đấy để con luôn nhận ra nhà mình.

Tôi mừng rỡ kêu lên:

- Bố! Con nghĩ ra rồi! Bố treo bên trên cầu thang vào nhà mình một cái ảnh của mẹ, thế là từ xa con đã biết ngay là phải vào cầu thang nào!
Mẹ tôi bật cười, bảo:

- Thôi thôi, đừng có mà nghĩ chuyện vớ vẩn!

Còn bố tôi lại nói:

- Xét cho cùng thì tại sao lại không làm thế nhỉ? Một ý kiến hoàn toàn sáng suốt!
 
Last edited by a moderator:

Thanh Hiếu

Thành viên thường
Chị dịch hay thế!!!! Nhưng mà chị ơi, em dịch 2 thằng bé xưng hô là tao-mày đc k chị? (Tại em thấy cô giáo em cũng toàn dịch tao-mày ý). Với cả cô gái dáng cao ý, e cứ tưởng bằng tuổi, em cho xưng hô là cậu-tớ mất rồi.(((Có mấy đoạn dịch xiên xẹo đi một tí nữa, k biết có đc giải k nữa(((
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Chị dịch hay thế!!!! Nhưng mà chị ơi, em dịch 2 thằng bé xưng hô là tao-mày đc k chị? (Tại em thấy cô giáo em cũng toàn dịch tao-mày ý). Với cả cô gái dáng cao ý, e cứ tưởng bằng tuổi, em cho xưng hô là cậu-tớ mất rồi.(((Có mấy đoạn dịch xiên xẹo đi một tí nữa, k biết có đc giải k nữa(((




@Thanh Hiếu

Dịch là “tao – mày” tất nhiên là không sai, nhưng dịch như thế sẽ gây ra cảm giác thô kệch cho bài viết.

Cô gái trong câu chuyện này là девушка, mà девушка thì ít nhất cũng phải 17 tuổi trở lên, dịch là cô xưng cháu hoặc là chị xưng em đều đúng, nhưng “cậu – tớ” thì sai rồi, vì Đenis mới 8 tuổi thôi. Nếu là девочка thì dịch “cậu – tớ” được, nhưng vấn đề là mình phải suy xét (đoán) xem девочка này khoảng bao nhiêu tuổi, nếu 12-14 tuổi thì thằng bé 8 tuổi vẫn phải gọi bằng chị và xưng em.


Khi dịch câu chuyện này thì chị không hề biết rằng đang có cuộc thi gì đấy, chị tưởng em lọ mọ dịch cho mình thôi.


Em đừng quá lo lắng. Vấn đề là Ban giám khảo chấm các bài thi theo tiêu chí gì, hay nói một cách khác, tiêu chí nào là quan trọng nhất đối với Ban giám khảo. Nếu Ban giám khảo coi trọng tiêu chí DỊCH CHÍNH XÁC thì bài được giải cao sẽ là bài dịch hơi thô, hơi gồ ghề nhưng bám sát nguyên bản nhất chứ không phải bài DỊCH HAY NHẤT. Giả sử em chép nguyên văn bài của chị đem dự thi thì biết đâu sẽ bị loại ngay từ “vòng gửi xe” vì Ban giám khảo cho rằng sinh viên năm thứ 2 (ví dụ thế) không thể dịch hay thế này, đây là bài chép ở đâu đó. Chả biết được. Cuộc đời này luôn có những bất ngờ, vì thế em cứ yên tâm, biết đâu bài của em sẽ được giải cao.


Chị đã thử copy bài “Цветок…” để dịch, nhưng không mở ra được (đang chờ xét duyệt gì đấy).
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Chị đã thử copy bài “Цветок…” để dịch, nhưng không mở ra được (đang chờ xét duyệt gì
Sr đã phiền 2 chị, vì IP trugn IP Spam nên hệ thống chặn, e đã duyeejjt r ạ
 
Top