Ý KIẾN SÁNG SUỐT
(nguyên văn : Ý NGHĨ LÀNH MẠNH)
Sau giờ học tôi và Mishka đeo cặp sách (nguyên văn: “собрали свое имущество” = thu dọn đồ đạc) đi về nhà. Ngoài trời ẩm ướt và bẩn, nhưng thoải mái. Cơn mưa rào vừa mới tạnh, mặt đường nhựa sáng bóng như mới toanh, không khí có mùi gì đó tươi mát và trong lành, bầu trời và các ngôi nhà in bóng xuống các vũng nước, và nếu đi từ trên đồi xuống thì bên lề đường có dòng nước đang chảy xiết giống như dòng suối trên núi. Dòng nước này có màu nâu, với những con xoáy nhỏ và các gợn sóng nhấp nhô. Trong góc phố có tấm lưới sắt chôn trên mặt đất, và ở chỗ này dòng nước được tung tăng nhảy múa, lúc thì nó sủi bọt, kêu ùng ục như nhạc trong rạp xiếc, lúc khác lại réo róc rách như mỡ sôi trong chảo. Thật là tuyệt…
Khi nhìn thấy tất cả những thứ ấy thì Mishka ngay lập tức (сейчас же) thò tay vào túi lấy ra một bao diêm. Tôi giúp nó lấy một que diêm ra làm cột buồm, đưa cho nó một mẩu giấy, chúng tôi làm một cánh buồm và cắm cánh buồm ấy vào vỏ bao diêm. Thế là có ngay một con tàu nhỏ chứ không phải là bao diêm nữa. Chúng tôi thả con tàu xuống nước, và ngay lập tức nó lao đi vun vút. Dòng nước nhồi lắc và xoay con tàu sang bên này – bên kia, nó nhảy chồm chồm và tiếp tục băng băng tiến lên, thỉnh thoảng nó dừng lại một tẹo rồi lại vụt đi với vận tốc trăm hải lý một giờ (сто узлов в час [tất nhiên là phóng đại, 1 hải lý = 1,852 km]). Ngay lập tức chúng tôi tạo tiếng động của con tàu, bởi vì chúng tôi – tôi và Mishka – đã trở thành thuyền trưởng và hoa tiêu của con tàu. Con tàu bị mắc cạn (садился на мель), và chúng tôi kêu lên:
- Lùi nào! Ù-ù-ù!
- Lùi hết tầm! Ù-ù-ù!
- Lùi hết tốc lực! Ù-ù-ù! À-à-à!
Tôi lấy ngón tay chỉnh cho con tàu xoay đúng hướng, còn Mishka thì hét:
- Tiến lên nào! Ái chà chà, khoẻ chưa? (жмёт = nhấn, gồng). Đi ác chưa! Tiến hết tốc lực! Ù-ù-ù!
Và cứ thế, chúng tôi hò hét như điên và chạy theo con tàu đến góc phố – chỗ đặt tấm lưới sắt – và con tàu bỗng bắt đầu xoay tròn rồi nó xoay tít trong cuộn xoáy nước, chúng tôi còn chưa kịp chớp mắt (nguyên văn: оглянуться = ngoái nhìn) thì nó đã chúi mũi xuống, kêu ục ục rồi trôi tọt xuống cống qua khe hở trên tấm lưới sắt. Mishka nói:
- Tiếc quá, chìm mất rồi!
Tôi bảo:
- Ừ, thiên nhiên cuồng nộ nuốt chửng nó mất rồi. Hay là mình làm cái khác đi?
Nhưng Mishka lắc đầu:
- Không được. Hôm nay tớ không được phép về muộn. Hôm nay bố tớ trực.
Tôi hỏi:
- Trực gì cơ?
Mishka đáp:
- Hôm nay đến phiên bố tớ (Mishka nhầm “по чему” [trực cái gì?] thành “почему” [tại sao thế?]).
Tôi nói:
- Không, cậu không hiểu ý tớ rồi. Tớ hỏi là hôm nay bố cậu trực việc gì cơ. Việc dọn dẹp nhà hay dọn bữa trưa?
Mishka trả lời:
- Trực tớ. Hôm nay đến lượt bố tớ. Bố mẹ tớ thoả thuận với nhau là thay phiên nhau, mỗi người chăm sóc tớ một ngày. Hôm nay đến lượt bố tớ. Có khi bố tớ đã ở nhà rồi và đang sốt ruột chờ tớ về để cho tớ ăn rồi còn đi làm buổi chiều.
Tôi bảo:
- Này Mishka, cậu không phải là người nữa! Lẽ ra chính cậu phải cho bố cậu ăn mới phải, đằng này bố cậu bận rộn thế mà lại phải về giữa chừng để bón cơm cho một thằng lêu lổng! Mà cậu 8 tuổi rồi chứ ít à? Làm chú rể được rồi!
Mishka trả lời:
- Đấy là mẹ tớ không tin tớ, cậu đừng có nghĩ thế (là tớ không biết tự ăn). Tớ cũng giúp bố mẹ tớ đấy chứ, đấy, hôm thứ sáu vừa rồi tớ còn đi mua bánh mì cho bố mẹ tớ nhá!
Tôi kêu lên:
- Cho bố mẹ cậu! Ha, thấy không, bố mẹ thì ăn, còn Mishka của chúng ta thì không ăn, chỉ sống bằng không khí thôi! Cậu đúng là…
Mishka đỏ lựng lên như vỏ củ cải đỏ rồi nói:
- Thôi thôi, về nhà thôi!
(còn tiếp)
Chúng tôi rảo bước nhanh hơn. Về gần đến dãy nhà cao tầng thì Mishka bảo:
- Lần nào tớ cũng vào nhầm nhà, chẳng bao giờ tìm đúng được căn hộ của mình. Những cái nhà này giống nhau như đúc làm tớ nhầm lung tung cả. Còn cậu thế nào, có bị nhầm không?
Tôi đáp:
- Tớ cũng thế, cũng thường xuyên nhầm. Không làm sao nhận ra được tiền sảnh căn hộ nhà mình – khu tiền sảnh nhà nào cũng màu xanh lá cây, cũng mới toe giống hệt nhau, rồi thì ban-công cũng giống nhau chằn chặn. Đúng là thảm hoạ.
Mishka hỏi:
- Thế thì cậu làm thế nào?
- Tớ đứng chờ đến khi mẹ tớ ra ban-công làm gì đấy.
- Ô, thế nhỡ bà nào đấy không phải mẹ cậu thì sao? Thế thì cậu vào nhà người lạ à?
Tôi nói:
- Vớ vẩn, mẹ tớ có đứng lẫn với hàng nghìn phụ nữ khác thì tớ vẫn nhận ra.
Mishka hỏi:
- Bằng cách nào?
Tôi đáp:
- Nhìn mặt chứ sao nữa!
Mishka nói:
- Buổi họp phụ huynh lần trước mọi người đến đủ, bà thằng Koschia đi về cùng với bố tớ, bà của Koschia bảo là trong số các phụ huynh thì mẹ cậu đẹp nhất đấy.
Tôi bảo:
- Vớ vẩn, mẹ cậu cũng đẹp đấy chứ!
Mishka nói:
- Tất nhiên rồi, nhưng bà của Koschia bảo là mẹ cậu đẹp nhất.
Đúng lúc ấy thì chúng tôi về đến chân dãy nhà của mình. Mishka bắt đầu lo lắng nhìn quanh, nhưng ngay lúc đó có một bà cụ đi từ phía sau đến và nói:
- À, cháu đấy hả Mishenhka? Thế nào, không biết nhà mình ở đâu hả? Chuyện thường ấy mà (nguyên văn: Вечная история = chuyện thường xuyên xảy ra). Nào đi, cậu hàng xóm, tôi đưa cậu về nhà.
Bà cụ cầm lấy tay Mishka rồi nói với tôi:
- Bà với nó là hàng xóm chung một cầu thang.
Và họ đi tiếp. Mishka vui vẻ lẽo đẽo đi theo bà cụ. Còn tôi thì đứng một mình trước một rừng cầu thang không tên giống hệt nhau của những ngôi nhà không số giống nhau như đúc, hoàn toàn không biết nên đi về hướng nào, nhưng tôi quyết định không nản lòng và bắt đầu đi lên tầng 4 của ngôi nhà gần nhất. Tất cả chỉ có 18 cái nhà chứ mấy, vì thế nếu tôi lần lượt đi hết tất cả các tầng 4 của mọi ngôi nhà thì chỉ sau 1-2 tiếng là chắc chắn tôi sẽ có mặt ở nhà mình.
Trong tất cả mọi cầu thang cạnh cửa mỗi căn hộ đều gắn một cái chuông với nút bấm màu đỏ. Tôi đã lên đến tầng 4 và bấm chuông. Cánh cửa mở ra, một cái mũi dài và cong thò ra làu bàu:
- Không có giấy cũ! Đã nói bao nhiêu lần rồi!
Tôi nói “Cháu xin lỗi” rồi đi xuống cầu thang. Ừ thì nhầm, biết làm thế nào được. Tôi đi sang cầu thang kế tiếp.
Tôi còn chưa kịp chạm tay vào núm chuông thì từ phía sau cánh cửa bỗng vang lên một tràng tiếng sủa khàn khàn khủng khiếp, (đến nỗi = что) tôi ngay lập tức lao như tên bắn xuống cầu thang chứ không chờ để cho con chó khủng ấy xé xác.
Ở cầu thang tiếp theo, trên tầng 4, một cô gái dáng cao ra mở cửa và khi nhìn thấy tôi thì cô ta vui vẻ vỗ tay và kêu lên:
- Vôlôđia ơi! Bố ơi! Maria Semionovna ơi! Xasha ơi! Tất cả lại đây! Thằng thứ sáu rồi!
Từ trong các căn phòng túa ra một đám người, họ nhìn tôi mà cười sằng sặc, vừa cười vừa vỗ tay và ngân nga:
- Thằng thứ sá-áu! Ối giời ôi! Thằng thứ sáu! Những sáu thằng!
Tôi giương mắt lên nhìn họ: họ điên rồi hay sao? Thậm chí tôi còn bắt đầu thấy bực mình: bụng thì đói, chân thì ướt, lại còn bị nhầm nhà, thế mà họ còn cười! Nhưng rõ ràng là cô gái hiểu ra rằng tôi chẳng thấy vui vẻ tí nào.
Cô ấy ngồi xổm xuống trước mặt tôi và chăm chú nhìn vào mắt tôi bằng cặp mắt xanh của mình rồi hỏi:
- Cháu tên là gì?
Tôi đáp:
- Cháu tên là Denis.
Cô ấy bảo:
- Cháu đừng giận, Denis ạ. Đơn giản chỉ vì cháu là thằng bé thứ sáu đến bấm chuông nhà cô. Tất cả chúng nó đều bị lạc. Này đây, cô cho cháu quả táo này, cháu bồi bổ cho có sức.
Tôi từ chối.
Cô ấy bảo:
- Cầm lấy đi cháu. Cháu cầm lấy đi – coi như là giúp cô!
Thôi được, thế thì tôi giúp cô ấy vậy.
Cô ấy nói tiếp:
- Này cháu, hình như cô thỉnh thoảng thấy cháu đi ra từ cầu thang đối diện với cầu thang nhà cô. Cháu thường đi cùng một phụ nữ rất đẹp. Có đúng thế không?
Tôi trả lời:
- Tất nhiên rồi, mẹ cháu đẹp nhất lớp mà.
Đám người cười ồ lên. Mặc dù chả có lý do gì để cười cả. Cô gái bảo tôi:
- Thôi được rồi, cháu về nhà đi. Và nếu cháu muốn thì thỉnh thoảng sang nhà cô chơi.
Tôi đáp “Cháu cám ơn ạ” rồi chạy theo hướng cô gái chỉ. Lên đến tầng 4, tôi còn chưa kịp bấm chuông thì cánh cửa đã mở ra, và trên ngưỡng cửa là mẹ tôi! Mẹ bảo:
- Sao hôm nào con cũng để mẹ phải chờ thế hả?
Tôi trả lời:
- Thật là cả một câu chuyện kinh khủng! Con bị ướt hết cả chân rồi! Tại vì con không sao tìm được cầu thang nhà mình. Con chẳng biết cầu thang nhà mình ở đâu vì tất cả mọi cầu thang cứ giống nhau như những giọt nước. Cả Mishka cũng bị như thế! Chẳng ai tìm được nhà mình! Hôm nay con là thằng thứ sáu…con đói lắm rồi!
Và tôi kể cho mẹ nghe về cái mũi cong càu nhàu chuyện giấy cũ, về con chó dữ và về cô gái dáng cao đã cho tôi quả táo.
Bố tôi nghe xong thì bảo:
- Phải làm một cái dấu hiệu gì đấy để con luôn nhận ra nhà mình.
Tôi mừng rỡ kêu lên:
- Bố! Con nghĩ ra rồi! Bố treo bên trên cầu thang vào nhà mình một cái ảnh của mẹ, thế là từ xa con đã biết ngay là phải vào cầu thang nào!
Mẹ tôi bật cười, bảo:
- Thôi thôi, đừng có mà nghĩ chuyện vớ vẩn!
Còn bố tôi lại nói:
- Xét cho cùng thì tại sao lại không làm thế nhỉ? Một ý kiến hoàn toàn sáng suốt!