Phần mềm học tiếng Nga

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
Máy mac hệ điều hành bảo mật nên kén lắm...làm cái gì cũng khó...sao bạn không cài windows dùng song song cũng được?
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Thế là a @Khiêm Hạ Thái Sơn ko tin tưởng vào trình độ của các anh bên công nghệ tin học rồi. Hiện tại e dùng bản nháp rất ổn, ko hề lằng nhằng gì cả. khi cở sở dữ liệu (nội dung) đc chỉnh sửa đúng chuẩn, thì nó có ý nghĩa rất lớn với người dùng Mac. Lý do là ko phải máy Mac nào cũng có tới 500gb để lưu dữ liệu, như máy e dùng chỉ có hơn 100gb, thì chuyện cài window là ko hợp lý.
 

Nguyễn Đắc Ngọc

Thành viên thường
For IOS 9.3.1 (updated 05/07/2016): Cách nạp từ điển vào gurudic bằng ifunbox (đã thành công).
1. Tải và cài đặt ifunbox (Free mà tiện hơn cả itunes) về từ trang chủ http://www.i-funbox.com/en_download.html
2. Kết nối thiết bị của Táo ngố vào máy tính.
3. Mở ifunbox, tìm "file browser"->"user apllications"->"GuruDic"-> (chuột trái) "open sandbox". Tại đây, tạo thư mục mới với tên bất kỳ.
4. Mở thư mục đó (hiện tại vẫn trống) nhấp vào "copy from PC". Chọn thư mục chứa từ điển (file .zip) -> bung nén file cần nạp (chuột phải->extract here).
5. Mở đến hết thư mục vừa bung nén, sẽ có một vài tệp tin hiện ra. Gõ "Ctrl+A" (Sellect all)->"open" rồi chờ lệnh copy kết thúc.
6. Tìm thiết bị của mình ở hàng trên cùng, phía bên phải của cửa sổ ifunbox-> (chuột trái) "device safe removal".
7. Khởi động lại GuruDic trên thiết bị di động -> Xong, từ điển tự xuất hiện trong list, ko cần cài.
P/s: Sau vụ này thấy ghét Apple hơn (nhưng vẫn yêu Steve Jobs)!
Mọi người tiến hành nếu có gì không rõ ràng liên hện qua Facebook nhá: https://www.facebook.com/ngoceuro .
Thanks everybody!
 

pm12hpm

Thành viên thường
Bộ Từ điển tuyệt vời quá, mà em chưa biết cách làm sao để nhập vào rapidict trên android được, các anh hướng dẫn giúp em với ạ :(
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Bộ Từ điển tuyệt vời quá, mà em chưa biết cách làm sao để nhập vào rapidict trên android được, các anh hướng dẫn giúp em với ạ :(
Bạn tải phần mềm goldendict free về máy, rồi tải file từ điển được anh TUTU chia sẻ, sau đó làm theo hướng dẫn trong file đính kèm ở page 1, là bạn sẽ dùng đc từ điển này.
 

lethienov

Thành viên thường
Gửi bác TUTU và mọi người
Hiện từ điển Nga-Việt cho lingvo đã có và khá đầy đủ (có trọng âm, ví dụ...) nhưng Việt-Nga còn rất kém, đơn giản chỉ là liệt kê từ, điều này khiến cho anh em học tiếng Nga, vì thế mình kêu gọi mọi ngời ở đây tạo file dữ liệu từ điển Việt Nga mới cho lingvo và stardict
Từ điển mình chọn là bộ Từ điển Việt Nga - Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2003, bộ này chi tiết, có cả ví dụ cho từng từ
Để số hóa thì có thể chụp hình rồi nhận diện ngôn ngữ bằng ABBYY finereader, nhận diện được cả tiếng Việt-Nga-Anh cực tốt, chuyển sang thành file word
Sau đó chuyển nó thành dữ liệu dsl hoặc .dict thì phải nhờ bác chủ topic TUTU

Đây là ảnh chụp 1 trang từ điển và file word sau khi nhận diện, rất triển vọng, sẽ giúp nhập liệu nhanh hơn
 

Attachments

  • test.docx
    86.6 KB · Đọc: 207
  • test.jpg
    test.jpg
    2.6 MB · Đọc: 201

TUTU

Thành viên xác nhận
Xin chào bạn @lethienov !

Đầu tiên là rất hoan nghênh ý tưởng của bạn. Sau mình có ít ý kiến từ kinh nghiệm bản thân thế này:
1/ Bộ từ điển Việt-Nga đồ sộ nhất, mới nhất là Đại từ điển Việt-Nga, xuất bản 2013. Nó có 80.000 từ, có vẻ là đầy đủ công phu nhất.
Tham khảo ở link sau: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/30-nam-miet-mai-va-bo-dai-tu-dien-vietnga-do-so-655222.tpo
2/ Nói bạn đừng buồn, bản nhận dạng của bạn không phải là tốt, thậm chí là hỏng. Nó không thể dùng được. Nhập tay thủ công thì tổng thời gian làm tới lúc có sản phẩm còn nhanh hơn nhiều.
3/ Để nâng cao chất lượng nhận diện, các trang cần phải scan với chất lượng trên 300dpi. Tuy nhiên, với từ điển quá phức tạp, như Nga-Việt, Việt-Nga phổ thông thì vẫn ra kết quả kém.
Lý do độ phức tạp:
+ Tiếng Việt có nhiều dấu, khi nó nhỏ hay nhầm và mất.
+ Tiếng Nga có thể có trọng âm
+ Nga-Việt lẫn lộn trong một dòng
+ Các kí tự đặc biệt, phát âm, từ loại, cách chia động từ...
+ Chương trình nhận dạng FineReader có sử dụng từ điển Nga, Việt làm cơ sở so sánh, nhưng nó cũng hay "lựa chọn" sai từ.
4/ Sản phẩm ra lò cần đảm bảo độ chính xác cao nhất về chính tả. Do đó nhận dạng rồi vẫn phải đọc kiểm tra từng chữ, và cả dùng máy tính quét lỗi phổ biến. Nếu nhận dạng có vấn đề, thì giai đoạn kiểm tra này rất rất tốn công sức.
Kết luận: Bản Việt-Nga hiện tại là dịch ngược từ Nga-Việt, nên tôi vẫn muốn làm cuốn Đại từ điển Việt-Nga. Tuy nhiên kinh nghiệm xương máu cho thấy là không có cách nào tốt hơn đông người ngồi gõ thủ công theo một chuẩn cho trước. Mỗi trang nhập vào cẩn thận mất cỡ 1h, cả cuốn chắc tầm 2000tr. Có 100 người biết tiếng Nga, cẩn thận, chia mỗi người 20tr thì cũng khá nhanh. Còn ít người thì mình làm túc tắc cũng khá lâu :)) Do tôi không có nhiều người vậy, nên tạm thời chờ coi sau công nghệ nhận dạng tốt hơn, hoặc nghĩ ra cách gì đó thì mới làm.

Trân trọng!
 

lethienov

Thành viên thường
Xin chào bạn @lethienov !

Đầu tiên là rất hoan nghênh ý tưởng của bạn. Sau mình có ít ý kiến từ kinh nghiệm bản thân thế này:
1/ Bộ từ điển Việt-Nga đồ sộ nhất, mới nhất là Đại từ điển Việt-Nga, xuất bản 2013. Nó có 80.000 từ, có vẻ là đầy đủ công phu nhất.
Tham khảo ở link sau: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/30-nam-miet-mai-va-bo-dai-tu-dien-vietnga-do-so-655222.tpo
2/ Nói bạn đừng buồn, bản nhận dạng của bạn không phải là tốt, thậm chí là hỏng. Nó không thể dùng được. Nhập tay thủ công thì tổng thời gian làm tới lúc có sản phẩm còn nhanh hơn nhiều.
3/ Để nâng cao chất lượng nhận diện, các trang cần phải scan với chất lượng trên 300dpi. Tuy nhiên, với từ điển quá phức tạp, như Nga-Việt, Việt-Nga phổ thông thì vẫn ra kết quả kém.
Lý do độ phức tạp:
+ Tiếng Việt có nhiều dấu, khi nó nhỏ hay nhầm và mất.
+ Tiếng Nga có thể có trọng âm
+ Nga-Việt lẫn lộn trong một dòng
+ Các kí tự đặc biệt, phát âm, từ loại, cách chia động từ...
+ Chương trình nhận dạng FineReader có sử dụng từ điển Nga, Việt làm cơ sở so sánh, nhưng nó cũng hay "lựa chọn" sai từ.
4/ Sản phẩm ra lò cần đảm bảo độ chính xác cao nhất về chính tả. Do đó nhận dạng rồi vẫn phải đọc kiểm tra từng chữ, và cả dùng máy tính quét lỗi phổ biến. Nếu nhận dạng có vấn đề, thì giai đoạn kiểm tra này rất rất tốn công sức.
Kết luận: Bản Việt-Nga hiện tại là dịch ngược từ Nga-Việt, nên tôi vẫn muốn làm cuốn Đại từ điển Việt-Nga. Tuy nhiên kinh nghiệm xương máu cho thấy là không có cách nào tốt hơn đông người ngồi gõ thủ công theo một chuẩn cho trước. Mỗi trang nhập vào cẩn thận mất cỡ 1h, cả cuốn chắc tầm 2000tr. Có 100 người biết tiếng Nga, cẩn thận, chia mỗi người 20tr thì cũng khá nhanh. Còn ít người thì mình làm túc tắc cũng khá lâu :)) Do tôi không có nhiều người vậy, nên tạm thời chờ coi sau công nghệ nhận dạng tốt hơn, hoặc nghĩ ra cách gì đó thì mới làm.

Trân trọng!
Vậy diễn đàn ta nên kêu gọi lập nhóm nhập liệu từ điển Nga Việt, dần dần rồi cũng sẽ xong thôi
Bản 80000 từ mình chưa có cơ hội xem, nhưng đọc ở đây thì có vẻ bản từ điển này viết dành cho người Nga nghiên cứu tiếng Việt, có bạn nào đã xem cuốn này rồi thì xác nhận giúp
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
@TUTU@lethienov : Bây giờ cũng đang bắt đầu kỳ nghỉ hè ở Vn, và bên Nga thì cuối tháng 6. Em nghĩ có thể kêu gọi được các bạn sinh viên tham gia nhập thông tin từ điển vào máy trong dịp hè được. Nếu các anh đã có bản pdf rồi, thì có thể tiến hành kêu gọi từ bây giờ.
 
Top