Hành khúc “ПРОЩАНИЕ СЛАВЯНКИ” “LỜI TẠM BIỆT CỦA CÔ GÁI SLAVƠ” được viết bởi một chàng lính kỵ binh thổi kèn, sau này là nhạc trưởng dàn nhạc quân đội Vasily Ivanovich Agapkin (1884-1964) vào mùa thu năm 1912. Vào năm 1912 khi xẩy ra các sự kiện tại khu vực Balkan, nơi những người anh em mang dòng máu Slavơ chiến đấu chống lại ách thống trị của Ottoman, Vasily Agapkin sử dụng giai điệu này để sáng tác bản hành khúc “Lời tạm biệt của cô gái Slavơ”
Bản hành khúc ban đầu được chia thành hai phần, mà trong đó phần đầu căn bản của giai điệu phục vụ việc hát solo và phần điệp khúc nhằm tưởng nhớ lại bài ca trong thời gian chiến tranh Nga- Nhật. Ông đã mang tác phẩm của mình về Simferopol gặp Jacob Bogorodov - nhạc trưởng quân nhạc nổi tiếng, nhà soạn nhạc và nhà phát hành nhạc. Ông Jacob Bogorodov rất thích bản hành khúc này. Nhưng trong đó vẫn còn thiếu một phần – trio. Khi đó họ bắt đầu nghĩ tới việc cùng làm với nhau. Bogorodov đã giúp cho nhạc sĩ trẻ mới vào nghề viết các nốt nhạc và hợp tấu nhạc cho đứa con tinh thần của mình. Họ cùng nhau nghĩ ra tên của hành khúc - “Прощание славянки” “Lời tạm biệt của cô gái Slavơ”. Chính tại Simferopol, bản hành khúc được sớm phát hành.
Trên trang bìa của ấn bản đầu tiên này – Hình ảnh một phụ nữ trẻ nói lời tạm biệt với một chiến binh, xa xa nhìn thấy dãy núi Balkan, một đội các binh sĩ. Và dòng chữ: “Прощание славянки” “Lời tạm biệt của cô gái Slavơ” - bản hành khúc mới này viết cùng các sự kiện tại Balcan. Xin gửi tặng tới tất cả những người phụ nữ Slavơ. Tác phẩm của Agapkin.
Bản hành khúc lần đầu tiên được vang lên tại trung đoàn kỵ binh dự bị thứ 7 ở Tambov, nơi tác giả phục vụ. Bản nhạc “Slavianka” này nhanh chóng được chọn và sử dụng cho nhiều dàn nhạc khác, tác phẩm ngay sau đó trở nên rất nổi tiếng.
Năm 1937, dựa vào bản nhạc này một người lính Ba Lan Slezak. R. đã viết bài hát "Những cây bạch dương khóc thét gào" ("Rozszumiały Sie brzozy placzące", SL Slezak. R.), đến khoảng năm 1943, sau khi một tác giả vô danh đã sửa lại lời, nó trở thành bài hát du kích nổi tiếng của phe kháng chiến Ba Lan "Những cây dương liễu khóc thét gào" ( "Rozszumiały się wierzby placzące" ), trong đó nói về cô thiếu nữ đưa tiễn các du kích quân vào rừng hoạt động.
“…Mặc cho đường của chúng ta không kết thúc
Bởi ta đâu có biết điểm cuối cuộc hành trình
Chúng ta cùng tin rằng trong chiến thắng này
Sẽ có biết bao máu và nước mắt tuôn rơi…”
Tôi nhớ vào năm 1979- 1980 khi học tiếng Nga tại Minsk, tôi rất đã biết giai điệu bài hát này do các thầy cô ở trường đại học ngoại ngữ Hà nội dạy một số đoạn, khi đó đài tiếng nói Varszawa phát bài hát này thường xuyên, cho nên ai cũng nghĩ đó là bài hát của Balan, chứ thực ra lúc đó chưa biết ai là tác giả của bản hành khúc này.
Bản hành khúc chỉ được nổi tiếng trở lại với bộ phim “Đàn sếu bay qua” (1957), được cất vang trong những buổi tiễn đưa những người tình nguyện ra mặt trận của cuộc chiến thế giới thứ hai.
Hơn tám mươi năm cuộc đời, tác giả của bản hành khúc bất hủ này đã cho ra đời hơn 60 bản nhạc quân đội. Thời khắc lịch sử vẻ vang nhất trong tiểu sử của cuộc đời nhạc sĩ là cuộc diễu binh ngày 7 tháng 11 năm 1941 trên Quảng trường Đỏ tại Matxcơva. Vasily Ivanovich Agapkin đã được vinh dự chỉ huy một dàn nhạc kèn hơi hợp nhất của đơn vị đồn trú Matxcơva, tiễn đưa những người tham gia cuộc diễu binh lịch sử này tại Quảng trường Đỏ tiến thẳng ra mặt trận. Giống như một truyền thuyết được lưu truyền qua sách vở từ đời này qua đời khác rằng tại cuộc diễu binh này có sử dụng bản hành khúc “Прощание славянки” “Lời tạm biệt của cô gái Slavơ”.
Mãi sau này vào ngày 10 tháng 2 năm 2004 trên tờ báo "Buổi chiều Matxcơva" , № 25 nhà thơ Vladimir Lazarev đã cho đăng lời bài hát của mình. Vladimir Lazarev vừa là nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà bình luận văn học năm 1999 ông đã định cư tại California- Hoa Kỳ.
Nếu dùng từ “Lời tạm biệt của cô gái Slavơ” ta cũng có thể hiểu đây là cuộc chia tay của các cô, các chị tiễn đưa bạn bè, chồng con mình ra chiến trường chống giặc ngoại xâm, còn nếu dùng chữ “từ biệt” có thể nghe nó hơi nặng nề quá, vì trong chiến tranh chuyện đó cũng thường xẩy ra và “từ biệt” mau chóng thành “vĩnh biệt” cuộc đời này mấy mai có thể biết trước. Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ở Việt nam cũng có nhiều bài hát tương tự, nhưng đánh nhớ nhất vẫn là bài “Tiễn anh lên đường” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cũng dạt dào tha thiết tình cảm của kẻ ở người đi và cùng hò hẹp lập công trên mọi mặt trận: anh tiền tuyến- em hậu phương. Để người con trai yên tâm chiến đấu chống kẻ thù ngoài mặt trận, còn người con gái trung hậu đảm đang nơi hậu phương vững mạnh ghóp phần cho chiến công chung. Nếu ai đã từng có những giây phút chia ly như thế này chắc trong suốt cuộc đời chẳng thể nào quên được.
ПРОЩАНИЕ СЛАВЯНКИ - TẠM BIỆT CÔ GÁI SLA-VƠ 2
Nhạc V.I. Agapkin - Lời Nga: V. Lazarev - VLADIMIR LAZAREV (1984)
Lời Việt : Thanh Xuân
Bản hành khúc ban đầu được chia thành hai phần, mà trong đó phần đầu căn bản của giai điệu phục vụ việc hát solo và phần điệp khúc nhằm tưởng nhớ lại bài ca trong thời gian chiến tranh Nga- Nhật. Ông đã mang tác phẩm của mình về Simferopol gặp Jacob Bogorodov - nhạc trưởng quân nhạc nổi tiếng, nhà soạn nhạc và nhà phát hành nhạc. Ông Jacob Bogorodov rất thích bản hành khúc này. Nhưng trong đó vẫn còn thiếu một phần – trio. Khi đó họ bắt đầu nghĩ tới việc cùng làm với nhau. Bogorodov đã giúp cho nhạc sĩ trẻ mới vào nghề viết các nốt nhạc và hợp tấu nhạc cho đứa con tinh thần của mình. Họ cùng nhau nghĩ ra tên của hành khúc - “Прощание славянки” “Lời tạm biệt của cô gái Slavơ”. Chính tại Simferopol, bản hành khúc được sớm phát hành.
Trên trang bìa của ấn bản đầu tiên này – Hình ảnh một phụ nữ trẻ nói lời tạm biệt với một chiến binh, xa xa nhìn thấy dãy núi Balkan, một đội các binh sĩ. Và dòng chữ: “Прощание славянки” “Lời tạm biệt của cô gái Slavơ” - bản hành khúc mới này viết cùng các sự kiện tại Balcan. Xin gửi tặng tới tất cả những người phụ nữ Slavơ. Tác phẩm của Agapkin.
Bản hành khúc lần đầu tiên được vang lên tại trung đoàn kỵ binh dự bị thứ 7 ở Tambov, nơi tác giả phục vụ. Bản nhạc “Slavianka” này nhanh chóng được chọn và sử dụng cho nhiều dàn nhạc khác, tác phẩm ngay sau đó trở nên rất nổi tiếng.
Năm 1937, dựa vào bản nhạc này một người lính Ba Lan Slezak. R. đã viết bài hát "Những cây bạch dương khóc thét gào" ("Rozszumiały Sie brzozy placzące", SL Slezak. R.), đến khoảng năm 1943, sau khi một tác giả vô danh đã sửa lại lời, nó trở thành bài hát du kích nổi tiếng của phe kháng chiến Ba Lan "Những cây dương liễu khóc thét gào" ( "Rozszumiały się wierzby placzące" ), trong đó nói về cô thiếu nữ đưa tiễn các du kích quân vào rừng hoạt động.
“…Mặc cho đường của chúng ta không kết thúc
Bởi ta đâu có biết điểm cuối cuộc hành trình
Chúng ta cùng tin rằng trong chiến thắng này
Sẽ có biết bao máu và nước mắt tuôn rơi…”
Tôi nhớ vào năm 1979- 1980 khi học tiếng Nga tại Minsk, tôi rất đã biết giai điệu bài hát này do các thầy cô ở trường đại học ngoại ngữ Hà nội dạy một số đoạn, khi đó đài tiếng nói Varszawa phát bài hát này thường xuyên, cho nên ai cũng nghĩ đó là bài hát của Balan, chứ thực ra lúc đó chưa biết ai là tác giả của bản hành khúc này.
Bản hành khúc chỉ được nổi tiếng trở lại với bộ phim “Đàn sếu bay qua” (1957), được cất vang trong những buổi tiễn đưa những người tình nguyện ra mặt trận của cuộc chiến thế giới thứ hai.
Hơn tám mươi năm cuộc đời, tác giả của bản hành khúc bất hủ này đã cho ra đời hơn 60 bản nhạc quân đội. Thời khắc lịch sử vẻ vang nhất trong tiểu sử của cuộc đời nhạc sĩ là cuộc diễu binh ngày 7 tháng 11 năm 1941 trên Quảng trường Đỏ tại Matxcơva. Vasily Ivanovich Agapkin đã được vinh dự chỉ huy một dàn nhạc kèn hơi hợp nhất của đơn vị đồn trú Matxcơva, tiễn đưa những người tham gia cuộc diễu binh lịch sử này tại Quảng trường Đỏ tiến thẳng ra mặt trận. Giống như một truyền thuyết được lưu truyền qua sách vở từ đời này qua đời khác rằng tại cuộc diễu binh này có sử dụng bản hành khúc “Прощание славянки” “Lời tạm biệt của cô gái Slavơ”.
Mãi sau này vào ngày 10 tháng 2 năm 2004 trên tờ báo "Buổi chiều Matxcơva" , № 25 nhà thơ Vladimir Lazarev đã cho đăng lời bài hát của mình. Vladimir Lazarev vừa là nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà bình luận văn học năm 1999 ông đã định cư tại California- Hoa Kỳ.
Nếu dùng từ “Lời tạm biệt của cô gái Slavơ” ta cũng có thể hiểu đây là cuộc chia tay của các cô, các chị tiễn đưa bạn bè, chồng con mình ra chiến trường chống giặc ngoại xâm, còn nếu dùng chữ “từ biệt” có thể nghe nó hơi nặng nề quá, vì trong chiến tranh chuyện đó cũng thường xẩy ra và “từ biệt” mau chóng thành “vĩnh biệt” cuộc đời này mấy mai có thể biết trước. Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ở Việt nam cũng có nhiều bài hát tương tự, nhưng đánh nhớ nhất vẫn là bài “Tiễn anh lên đường” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cũng dạt dào tha thiết tình cảm của kẻ ở người đi và cùng hò hẹp lập công trên mọi mặt trận: anh tiền tuyến- em hậu phương. Để người con trai yên tâm chiến đấu chống kẻ thù ngoài mặt trận, còn người con gái trung hậu đảm đang nơi hậu phương vững mạnh ghóp phần cho chiến công chung. Nếu ai đã từng có những giây phút chia ly như thế này chắc trong suốt cuộc đời chẳng thể nào quên được.
ПРОЩАНИЕ СЛАВЯНКИ - TẠM BIỆT CÔ GÁI SLA-VƠ 2
Nhạc V.I. Agapkin - Lời Nga: V. Lazarev - VLADIMIR LAZAREV (1984)
Lời Việt : Thanh Xuân
TẢI VỀ: Tại đây
Attachments
Chỉnh sửa cuối: