Đề thi đại học môn tiếng Nga khối D năm 2011 kèm đáp án Mã đề 251
Theo cháu biết thì cũng có một vài trường hiện còn học, và một trong số những thành viên trường đó là bạn @Phương Anh Lê của forum ta bác a.Quá là hay! MÌnh cũng rât thích làm các bài thi tiếng Nga. Và cũng rất lạ là các trường phổ thông không học tiếng Nga mà lại có đề thi, vậy thì các đề thi đó cho ai?
Quá là hay! MÌnh cũng rât thích làm các bài thi tiếng Nga. Và cũng rất lạ là các trường phổ thông không học tiếng Nga mà lại có đề thi, vậy thì các đề thi đó cho ai?
thường thì một cấu trúc đề thi đại học sẽ như nào vậy ạ,thi đại học tiếng nga thì có khó lắm không ạ.
Thuong thi de k kho lam dau ban. Tuy nhien cung se co vai cau bat bi minh xiu
Tình hình là sáng nay em mới vật vã với đề này, cả nhà xem thử rồi cùng thảo luận nhé
Đáp án tại đây nhé cả nhà
http://diendan.tiengnga.net/threads...tyest-po-russkomu-yazyku.838/page-3#post-4332
Đáp án tại đây nhé cả nhà
http://diendan.tiengnga.net/threads...tyest-po-russkomu-yazyku.838/page-3#post-4332
Chỉnh sửa cuối:
Vốn dĩ nó khó mà anh, thi vào trường ĐH, mà a có thể cho em đáp án của a đc k ạcái này khó quá !sinh viên học ở VN chẳng ai làm cái này được trên 5đ đâu.
BÀI LÀM
1) нет ответа 11) а 21) а 31) г
2) г 12) в 22) а 32) г
3) а 13) б 23) б 33) б
4) б 14) а 24) а
5) а 15) а 25) в
6) в 16) в 26) б
7) в 17) б 27) г
8) а 18) а 28) в
9) а 19) б 29) в
10) в 20) в 30) б
Trên đây là đáp án của mình. Bạn nào có đáp án chuẩn thì chấm giúp xem mình được mấy điểm nhé!
(Riêng câu 1 mình thấy chả có phương án nào phù hợp, tức là chả có từ nào có số âm tiết nhiều hơn số chữ cái. Hoặc là mình không hiểu đúng thế nào là звук).
1) нет ответа 11) а 21) а 31) г
2) г 12) в 22) а 32) г
3) а 13) б 23) б 33) б
4) б 14) а 24) а
5) а 15) а 25) в
6) в 16) в 26) б
7) в 17) б 27) г
8) а 18) а 28) в
9) а 19) б 29) в
10) в 20) в 30) б
Trên đây là đáp án của mình. Bạn nào có đáp án chuẩn thì chấm giúp xem mình được mấy điểm nhé!
(Riêng câu 1 mình thấy chả có phương án nào phù hợp, tức là chả có từ nào có số âm tiết nhiều hơn số chữ cái. Hoặc là mình không hiểu đúng thế nào là звук).
Nếu đây là đề thi dành cho sv ngoại quốc thì theo mình là quá khó. Mình ở Nga khá lâu (hơn chục năm), thường xuyên làm việc bằng tiếng Nga, thường xuyên giao lưu với người Nga, đối với mình thì tiếng Nga gần như tiếng mẹ đẻ chứ không phải là ngoại ngữ nữa nên làm cái đề này đối với mình không có gì là khó. Mình không sợ những câu phức tạp, những đánh đố lắt léo hoặc những từ hiếm gặp (ареал, педантизм v.v…) mà mình chỉ sợ các khái niệm ngữ pháp – mình giống như một người Nga bình thường, tức là biết ngay cái này đúng, cái kia sai, nhưng hỏi đến những khái niệm “причастие”, “деепричастие” v.v…là lúng túng đấy. Ví dụ như trong câu 1 mình không hiểu thế nào là звук, chẳng hạn trong từ “чувствовать” mình chỉ thấy có 3 âm tiết là “чувст”, “во” và “вать”, mình chẳng hiểu âm vị là cái gì cả!
Chưa có thời gian xem nên chỉ góp ý thế này:
Câu 1 : từ настроение vì trọng âm rơi vào chữ cái e và sau nguyên âm nên phát âm thành ie
Câu 2: dễ : g)
Câu 3: а)
4-б)
5-в) миномёт "Катюша"
6-в)
7-в)
8-а)
9-а)
10-в)
11-а)
12-в)
13-в)
14-а)
15-а)
Mình không xem tiếp vì thấy bạn masha90 làm đúng cả, trừ câu 1 và 5 có thể tranh luận thêm.
Đây là đề thi vào đại học nên tất nhiên phải hơi phức tạp như vậy, còn nếu đưa cho một người Nga bình thường làm chắc phải sai đến 1/2.
Câu 1 : từ настроение vì trọng âm rơi vào chữ cái e và sau nguyên âm nên phát âm thành ie
Câu 2: dễ : g)
Câu 3: а)
4-б)
5-в) миномёт "Катюша"
6-в)
7-в)
8-а)
9-а)
10-в)
11-а)
12-в)
13-в)
14-а)
15-а)
Mình không xem tiếp vì thấy bạn masha90 làm đúng cả, trừ câu 1 và 5 có thể tranh luận thêm.
Đây là đề thi vào đại học nên tất nhiên phải hơi phức tạp như vậy, còn nếu đưa cho một người Nga bình thường làm chắc phải sai đến 1/2.
Chỉnh sửa cuối:
Chương trình học bây giờ phức tạp quá nhỉ? Theo mình thì học tiếng Nga trong nước đã khó rồi (vì không có môi trường), lại thêm cái kiểu học “chẻ sợ tóc làm tư” như thế nữa thì càng khó hơn.
Mình học tiếng Nga theo kiểu khác: mình ở chung với người Nga từ khi còn nhỏ nên tiếng Nga nó ngấm vào mình theo cách tự nhiên, sau này học đại học mình chẳng để ý đến ngữ pháp nữa nên nói đến ngữ pháp là hoảng. Mình đảm bảo là cứ đem những quy tắc ngữ pháp tiếng Nga ra hỏi người Nga thì khối người lúng túng chẳng biết tại sao lại thế, chỉ biết “thế này thì đúng, thế kia thì sai”.
Bạn giải thích thế thì mình vẫn chưa hiểu “âm vị” là cái gì.
Mình học tiếng Nga theo kiểu khác: mình ở chung với người Nga từ khi còn nhỏ nên tiếng Nga nó ngấm vào mình theo cách tự nhiên, sau này học đại học mình chẳng để ý đến ngữ pháp nữa nên nói đến ngữ pháp là hoảng. Mình đảm bảo là cứ đem những quy tắc ngữ pháp tiếng Nga ra hỏi người Nga thì khối người lúng túng chẳng biết tại sao lại thế, chỉ biết “thế này thì đúng, thế kia thì sai”.
Bạn giải thích thế thì mình vẫn chưa hiểu “âm vị” là cái gì.
@ Hứa Nhất Thiên
Bạn cứ thử bàn về ngữ pháp tiếng Việt với một “anh Tây” (“chị Tây”) mắt xanh mũi lõ đang học tiếng Việt xem: họ sẽ phân tích rành rọt chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, tân ngữ, bổ ngữ, hô ngữ v.v…cho bạn choáng luôn mặc dù họ không thể nói tiếng Việt đúng như bạn được.
Ví dụ như khi bạn nói “mẹ tròn con vuông”, “ăn đi!”, “đánh răng” v.v… thì bạn thấy rất bình thường, nhưng với người nước ngoài học tiếng Việt thì quả là khó hiểu vì họ học một cách chính quy bài bản và máy móc. Họ buộc phải học thuộc lòng rằng “mẹ tròn con vuông” nên hiểu là “một ca sinh suôn sẻ”, “ăn đi!” không phải là “vừa ăn vừa đi” mà là “ăn nhanh lên, ăn mạnh lên!”, “đánh răng” không phải là “đánh vào răng” mà là “làm sạch răng” v.v…
Có câu chuyện thế này: một cô Tây học tiếng Việt theo cô bạn VN đến nhà chị gái cô bạn chơi, cô bạn vồ lấy thằng bé vài tháng tuổi (con của chị gái) mà hôn hít và bảo: “Ối giời, thằng chó con xinh quá!”. Trên đường về cô Tây hỏi: “Tại sao cậu lại gọi thằng bé là thằng chó con?”, cô bạn giải thích: “Người Việt khi rất yêu quý ai thì gọi thế cho thân mật gần gũi”. Cô Tây ghi nhớ điều đó, lần sau đến nhà ông bà cô bạn Việt chơi, cô Tây thấy ông của cô bạn còn khoẻ lắm bèn kêu lên: “Ối giời, thằng chó già khoẻ quá!”…
Nhân tiện nói thêm: mình thấy trong nước học tiếng Nga kỹ đến mức…thừa! Ví dụ: các bạn được dạy là từ “молоко” phải đọc là “mơ-la-kô” mới đúng, và nhất thiết phải đọc như thế! Nhưng thực tế đâu cần chính xác đến thế: miễn là đọc đúng trọng âm rơi vào âm “ô” sau cùng là được, bạn có đọc là “ma-la-kô”, “ma-lơ-kô” hay “mơ-lơ-kô” cũng đều đúng, tai Tây không thính như tai người Việt, chỉ cần nói đúng trọng âm là họ hiểu. Ấy thế nhưng nếu bạn đọc “mơ-la-kô” mà lại nhấn trong âm vào 1 trong 2 âm tiết đầu thì họ sẽ không hiểu.
Bạn cứ thử bàn về ngữ pháp tiếng Việt với một “anh Tây” (“chị Tây”) mắt xanh mũi lõ đang học tiếng Việt xem: họ sẽ phân tích rành rọt chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, tân ngữ, bổ ngữ, hô ngữ v.v…cho bạn choáng luôn mặc dù họ không thể nói tiếng Việt đúng như bạn được.
Ví dụ như khi bạn nói “mẹ tròn con vuông”, “ăn đi!”, “đánh răng” v.v… thì bạn thấy rất bình thường, nhưng với người nước ngoài học tiếng Việt thì quả là khó hiểu vì họ học một cách chính quy bài bản và máy móc. Họ buộc phải học thuộc lòng rằng “mẹ tròn con vuông” nên hiểu là “một ca sinh suôn sẻ”, “ăn đi!” không phải là “vừa ăn vừa đi” mà là “ăn nhanh lên, ăn mạnh lên!”, “đánh răng” không phải là “đánh vào răng” mà là “làm sạch răng” v.v…
Có câu chuyện thế này: một cô Tây học tiếng Việt theo cô bạn VN đến nhà chị gái cô bạn chơi, cô bạn vồ lấy thằng bé vài tháng tuổi (con của chị gái) mà hôn hít và bảo: “Ối giời, thằng chó con xinh quá!”. Trên đường về cô Tây hỏi: “Tại sao cậu lại gọi thằng bé là thằng chó con?”, cô bạn giải thích: “Người Việt khi rất yêu quý ai thì gọi thế cho thân mật gần gũi”. Cô Tây ghi nhớ điều đó, lần sau đến nhà ông bà cô bạn Việt chơi, cô Tây thấy ông của cô bạn còn khoẻ lắm bèn kêu lên: “Ối giời, thằng chó già khoẻ quá!”…
Nhân tiện nói thêm: mình thấy trong nước học tiếng Nga kỹ đến mức…thừa! Ví dụ: các bạn được dạy là từ “молоко” phải đọc là “mơ-la-kô” mới đúng, và nhất thiết phải đọc như thế! Nhưng thực tế đâu cần chính xác đến thế: miễn là đọc đúng trọng âm rơi vào âm “ô” sau cùng là được, bạn có đọc là “ma-la-kô”, “ma-lơ-kô” hay “mơ-lơ-kô” cũng đều đúng, tai Tây không thính như tai người Việt, chỉ cần nói đúng trọng âm là họ hiểu. Ấy thế nhưng nếu bạn đọc “mơ-la-kô” mà lại nhấn trong âm vào 1 trong 2 âm tiết đầu thì họ sẽ không hiểu.