Bản Tin Bang Giao

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Ai giỏi tiếng Việt nhất?

Nước Việt Nam trong những thời kỳ lịch sử khác nhau có tên gọi thế nào?



Cuộc thi chủ đề “Tôi yêu Việt Nam” được tổ chức tại Matxcơva

Trên mảnh đất Việt Nam có bao nhiêu dân tộc chung sống? Ai là nhân vật trong huyền thoại về chiếc nỏ thần? Đó là một vài trong số khá nhiều câu hỏi nêu ra dành cho các thí sinh là sinh viên-chuyên gia Việt Nam học trẻ tuổi trong cuộc thi chủ đề "Tôi yêu Việt Nam" vừa được tổ chức tại Matxcơva.

Các thành viên tham gia cuộc thi này thuộc những đội tuyển từ ba cơ sở đào tạo chuyên ngành Đông phương học hàng đầu ở Matxcơva: Đại học Tổng hợp Quan hệ Quốc tế (MGIMO), Viện các nước Á-Phi thuộc MGU, Viện phương Đông thực hành (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga). Những cô gái dễ thương và các chàng trai tự tin không chỉ thoải mái trả lời bằng tiếng Việt cho các câu hỏi khá hóc búa liên quan đến lịch sử, nền văn hóa, truyền thống và phong tục của Việt Nam. Họ còn hào hứng trình bày những bài ca tiếng Việt, biểu diễn những điệu vũ Việt Nam uyển chuyển lạ thường, giới thiệu tác phẩm của các thi sĩ Việt Nam là những bài thơ đã được chính các sinh viên này dịch sang tiếng Nga.

Cuộc thi đã trở thành ngày hội thực thụ không chỉ của tri thức và tài năng, mà còn là niềm vui mang đến cho các thực khách. Dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân, mỗi đội đều chuẩn bị những món ăn truyền thống Việt độc đáo: bánh giò, bánh bột lọc rồi bánh ít…Phải thừa nhận là các chàng trai các cô gái này đã đạt kết quả mỹ mãn. Kết thúc cuộc thi, các thí sinh cùng ban giám khảo, các đại diện báo chí Việt Nam và Nga tập trung đông đảo để chứng kiến cuộc đua tài, tất cả đều được mời thưởng thức nhiều món ăn Việt đa dạng và ngon lành do đầu bếp của nhà hàng "Đất Việt" chuẩn bị.

Người khởi xướng tổ chức cuộc thi phong phú và thú vị này là một phụ nữ Việt trẻ trung khả ái, chị Nguyễn Thanh Hà, hiện làm nghiên cứu sinh tại Đại học Sư phạm Quốc gia Matxcơva đồng thời tham gia dạy tiếng Việt ở Viện phương Đông thực hành (IPV). Trả lời phỏng vấn của nhà báo từ Đài phát thanh "Sputnik", Thanh Hà khiêm tốn nói rằng ý tưởng tiến hành cuộc thi thực ra là xuất phát từ nguyện vọng của bản thân các sinh viên Việt Nam học, và mục đích chính của hoạt động này là nhằm làm cho Việt Nam trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn đối với các bạn trẻ Nga.

Các thành viên đều thi rất tốt, nhưng xuất sắc hơn cả là đội MGIMO. Ba cô gái xinh đẹp — Evgenya, Natasha và Masha đang hoàn thành chương trình năm thứ IV ở trường đại học và sửa soạn làm việc trong những lĩnh vực khác nhau của quan hệ hợp tác Nga-Việt.

Đa số các thí sinh trong cuộc đua tài trí này chỉ làm quen với tiếng Việt khi vào đại học, nhưng riêng cô sinh viên năm thứ IV của Viện các nước Á-Phi (MGU) là Masha Efimova thì đã đem lòng yêu thứ ngôn ngữ giàu nhạc điệu này từ lúc học phổ thông, nơi Masha kết thân với hai cô bạn người Việt là chị em song sinh. Masha Efimova muốn tiếp tục học lên để có bằng Thạc sĩ, sau đó đi theo chuyên ngành hẹp là kinh tế Việt Nam.

Tại Nga, ngày càng có nhiều người muốn học tiếng Việt để sang làm việc ở Việt Nam, ở các cơ sở liên doanh Nga-Việt, hoặc đơn giản là du ngoạn khắp đất nước tươi đẹp này. Tổ chức những cuộc thi như "Tôi yêu Việt Nam" là hoạt động thú vị và hữu ích, tạo cơ hội cho mọi người có dịp làm quen với Việt Nam, — bà Elena Tyumeneva, giảng viên Nga nổi tiếng của ngành Việt ngữ và là Trưởng Ban giám khảo cuộc thi nêu nhận xét.

Chọn hướng nghiên cứu về Việt Nam, các sinh viên Nga đều cố gắng khám phá tìm hiểu để biết thật nhiều và nhuần nhuyễn mọi khía cạnh đời sống của đất nước phương Nam xa xôi về địa lý nhưng lại rất gần gũi về tình cảm và tinh thần với đất nước và nhân dân Nga. Các chuyên gia Việt Nam học tương lai đều muốn hòa nhập để thấu hiểu nét bản sắc truyền thống văn hóa cổ xưa phong phú và độc đáo của Việt Nam. Những đại biểu từ giới trẻ Nga này thể hiện tri thức của họ không chỉ ở giảng đường đại học, mà còn cả trong các cuộc thi, qua các ngày hội và Festival. Sắp tới đây, một lễ hội như vậy sẽ diễn ra trong khuôn viên trường MGIMO và chúng tôi rất vui có dịp kể lại với các bạn trong chương trình của đài "Sputnik".











Nguồn sputnikNews
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Việt Nam là đất nước giàu tiềm năng



Ví dụ, tại các cuộc thi quốc tế về vật lý và toán học, sinh viên Việt Nam đã đoạt hơn 40 huy chương. Họ có thể trở thành các nhà khoa học và giảng viên xuất sắc, mang lại đóng góp to lớn cho khoa học. Trường Đại học vật lý kỹ thuật Moskva nổi tiếng (MIPT hoặc Phystech) sẽ giúp họ trong việc này.

Phó Hiệu trưởng về Quan hệ Quốc tế Anna Derevnina cho biết, trong số những người thành lập Phystech có các nhà khoa học nổi tiếng, bao gồm cả 8 người đoạt giải Nobel. Bà Anna Derevnina nói:

"Chúng tôi tự hào rằng trong lịch sử nước Nga mới, chúng tôi là trường đại học duy nhất đào tạo những người được trao giải Nobel. Đó là Andrei Geim và Konstantin Novoselov, nhận giải Nobel năm 2010 cho công trình nghiên cứu vật liệu tương lai graphena. Hiện giờ với tư cách là trường đại học nghiên cứu quốc gia, Phystech được chính phủ Nga tài trợ và cạnh tranh bình đẳng với các trường đại học kỹ thuật và công nghệ hàng đầu thế giới. Liên quan đến điều này là một trang mới về việc quốc tế hóa cuả trường."

Từ năm học này trở đi, Phystech khởi đầu 10 chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Anh cho sinh viên nước ngoài. Các chương trình này không chỉ dựa trên các khóa giảng của các giáo sư xuất sắc nhất Phystech, mà còn có các giáo sư nổi tiếng từ các trường đại học nước ngoài từ châu Âu, Mỹ và Châu Á sẽ đến đây thỉnh giảng. Đó là các chương trình thạc sĩ về công nghệ nano, vật lý plasma, khoa học vũ trụ, thiết kế vật liệu, sinh học tế bào và sinh học phân tử, điều khiển học tiên tiến, khí động học — là những ngành học thú vị đối với nhiều nước và nằm trong khu vực lợi ích quốc gia của họ.

Đại học vật lý kỹ thuật Moskva (Phystech) cấp học bổng cho sinh viên nước ngoài. Trường có khu học xá đẹp và hiện đại tại thị trấn Dolgoprudny ở ngoại ô Moskva, với các thiết bị tốt dành cho nghiên cứu. Nhưng đặc tính đào tạo tại PhysTech là ở chỗ sinh viên thực hiện các dự án của họ tại các tập đoàn hiện đại lớn nhất và viện hàn lâm. Bà Anna Derevnina nói tiếp:

"Trong 20 năm qua có mốt đi du học tại các trường đại học Mỹ. Nhưng tại các trường đại học Mỹ, môn vật lý và toán học lại do các cựu sinh viên tốt nghiệp PhysTech giảng dạy. Vì vậy, tốt hơn hết là đến thẳng PhysTech để nhận kiến thức, mà học phí lại rẻ hơn nhiều so với ở Mỹ. Sứ mệnh Phystech là đào tạo tầng lớp thượng lưu khoa học. Ở trường chúng tôi có 650 sinh viên đại học và sau đại học đến từ 30 quốc gia, chiếm khoảng 11% tổng số sinh viên của trường. Trong số đó có 63 sinh viên đại học và sau đại học đến từ Việt Nam. Các vị giáo sư khó tính luôn nói về họ với sự hài lòng cao nhất."

Phystech có lịch sử hợp tác từ lâu với Việt Nam. Những người bảo vệ luận án vật lý và toán học tại Phystech hiện nay đang làm việc trong các trường đại học hàng đầu Việt Nam và tạo thành cộng đồng các nhà khoa học trẻ xuất sắc nhất trong cả nước. Kể từ năm ngoái Phystech tham gia chương trình "Du học tại Nga", là chương trình lựa chọn trong các kỳ thi Olympic Việt Nam những bạn trẻ tài năng nhất gửi đi du học tại các trường đại học hàng đầu của Nga. Bây giờ lại có thêm một lựa chọn mới với chương trình thạc sĩ. Và Phystech sẵn sàng giúp đỡ đào tạo các đội sinh viên Việt Nam để tham gia thi quốc tế, bởi vì chính bản than trường có nhiều kinh nghiệm tuyệt vời về mặt này. Bà Anna Derevnova đã thảo luận tất cả điều nói trên với đại diện giáo dục đại học Việt Nam trong chuyến đi Hà Nội mới đây. Bà Anna Derevnova, Phó Hiệu trưởng MIPT kể:

"Tôi thực sự bị Hà Nội quyến rũ. Và thực sự hài lòng khi thấy rằng người Việt Nam quan tâm đến việc du học ở Nga, nơi mà chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho họ một nền học vấn tốt. Chúng ta cần phải sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có để tiếp tục đầy đủ lịch sử quan hệ vẻ vang của chúng ta.»

Đã đến lúc du học tại Nga. Nước Nga đang chờ đợi những thanh niên tài năng của Việt Nam.
 

Minh Hiền

Thành viên thường
Các anh, chị, cô bác cho em/cháu hỏi là trong diễn đàn mình có sách dạy tiếng việt cho người Nga không ạ? mọi người ai có thì share cho em/ cháu với ạ! em/cháu cảm ơn ạ
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Учебное пособие по вьетнамскому языку : Начальный курс/ А. П. Шилова, Нго Ньы Бинь, Н. В.Норова
Sách nặng 570 MB, bạn tìm Google thử xem, mình bận quá, nhưng sẽ cố up gửi bạn.

 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Đầu tiên là chúc mừng em đã nhận được học bổng sang ngôi trường danh giá bậc nhất nước Nga nhé!

Về chuẩn bị đồ đạc thì em đọc tại bài này: https://datnuocnga.com/bai-viet/hanh-trang-chuan-bi-du-hoc-nga.1048/ (nếu có bất kỳ thắc mắc gì thì em cứ viết câu hỏi ở đây, chị và các bạn sẽ trả lời cho em.

Có ký túc xá, nên em không cần lo lắng. Tiền ở cũng rẻ thôi, vì mình ra sinh viên mà. Phòng ở ở hầu hết các ký túc xá tại Nga dành cho 2-3 người (tuỳ phòng rộng - hẹp), chứ không đông đúc như ở nhà mình. nên chị nghĩ ký túc xá của trường em học cũng như vậy.

Còn tiền sinh hoạt phí Bộ cho cũng hơn 1000đô, tháng 4 năm sau mới có học bổng, trường cũng có học bổng hàng tháng cho sinh viên, nhưng bao nhiêu thì chị không rõ, tầm 1500r-3000r (do mỗi trường có chính sách học bổng riêng) nên e có thể mang theo thêm 1000đô nữa để dùng và phòng khi cần đến.
 

lê hữu tú

Thành viên thường
Tức là ký túc xá mình thuê theo tháng hả chị?mỗi tháng tiền ký túc là bnhieu vậy,và ở bên đó có chợ nguoi việt như ở mình không ạ?

Các ac ai học như hệ của em vào cho e chút kinh nghiệm được không ạ?cho e fb liên hệ hỏi han được không ạ?

Mọi người tư vấn cho mình tý?
 
Top