Kinh Nghiệm Học Tiếng Nga : Bạn Hỏi Tôi Đáp

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Mình muốn hỏi ý nghĩa tương lai khi dùng động từ thể hoàn và chưa hoàn khác nhau ntn
VD: -Я буду ехать в университет
-Я поеду в университет
Theo minh duoc hoc thi TH1 chi noi ve tuong lai nhu mot cau ke don thuan, co the k chac chan thoi gian. Con TH2 nhu mot ban ke hoach ta co san va chac chan se di.
 

Nguyễn Hương Nụ

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Mình muốn hỏi ý nghĩa tương lai khi dùng động từ thể hoàn và chưa hoàn khác nhau ntn
VD: -Я буду ехать в университет
-Я поеду в университет
Cách sử dụng đt HCB và CB thời tương lại:
НСВ:

1. Факт действия в будущем:Hành động thực tế trong TL
Он будет читать по-русски? Anh sẽ đọc bằng tiếng nga?
Будет. (- Не будет.) sẽ có(hoặc sẽ không)
2. Процесс действия:quá trình HĐ
Он будет читать книгу два дня. Anh ấy sẽ đọc cuốn sách trong vòng 2 ngày.
3.Повторяемость действия: HĐ lặp lại
Я буду часто писать письма на родину.Tôi sẽ thường xuyên viết thư về nhà.
4.Побуждение (мотивация) к началу действия:động cơ thúc giục HĐ bắt đầu.
Откройте тетради. Сейчас мы будем писать словарный
диктант:Hãy mở vở ra.Bây giờ chúng ta sẽ viết chính tả.
СВ:
1.Единичное действие, которое обязательно осуществится:hành động duy nhất 1 lần mà nhất định phải đc thực hiện.(có KQ)

Ты написал задание? Bạn đã viết xong bài chưa?
Нет ещё. Но вечером обязательно напишу.vẫn chưa.nhưng tối nay nhất định sẽ viết xong.
Thế nên khi bạn viết câu Я поеду в университет:nghĩa là chắc chắn bạn sẽ đi học rồi.:14.jpg:
 

Hoàng.Dazzle

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Mẹ hỏi con:
Hỏi: - Ты будешь делать уроки? Con có làm bài tập không nào?
Trả lời 1: - Я буду. Con sẽ làm (Nhưng chưa chắc nó sẽ làm, nó nói vậy cho xong việc thôi)
Trả lời 2: - Я сделаю эти дурацкие уроки, чтоб ты меня больше не беспокоила.
Con sẽ làm những cái bài tập chết tiệt ấy để mẹ để cho con được yên.
(Có nghĩa là chắc chắn nó sẽ làm).

 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Ví dụ của bạn đưa ra là sử dụng ĐT chuyển động thì mình cũng đóng mở ngoặc thêm 1 chút vì nó hơi đặc biệt tẹo, là:
- khi nói Я поеду в университет hay Я еду в университет nghĩa là tôi sẽ đến trường (đều chỉ dự định hành động 1 lần trong tương lai gần hoặc xa). Ngoài ra, trong đời sống, ví dụ tình huống như thế này: tôi xong việc hoặc tới nhà ai đó chơi, khi ra về, tạm biệt, người Nga hay nói: я пошла (tôi về đây!)
- còn câu я буду ехать в университет , dịch tiếng việt cũng là tôi sẽ đến trường , nhưng người Nga không nói nguyên như thế này, vì mang tính thông báo đi đâu đó thì họ sẽ chỉ nói câu bên trên thôi, còn câu này thì sẽ đi kèm với 1 vế chỉ thời gian cũng trong tương lai.
Ví dụ: когда я буду ехать в университет, я буду засыпать/повторять теорию (khi nào đi học, thì t sẽ tiện đánh thêm 1 giấc nhỏ nữa/ ôn lại lý thuyết) - chuyển động 1 hướng trong tương lai.
- cũng có thể nói я буду ездить в университет (đt chuyển động 2 hướng) - cũng là tôi sẽ đến trường, nhưng ý câu này là sẽ thường xuyên đi đến đó (dịch đúng câu này là đi học), còn 2 câu trên thì chỉ là 1 lần thôi.
Hi vọng nó giúp ích cho bạn!:);):67.jpg:
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Mình xin góp một kinh nghiệm giúp cải thiện khả năng nghe nói nhé. Tiếng Nga thì mình ổn rồi, lúc mới học cũng không cảm thấy khó lắm vì khi ấy mình còn ít tuổi, vừa học vừa chơi nên tiếng Nga tự nó ngấm vào mình dần dần thôi. Mình nói về tiếng Anh là thứ tiếng mình đang học.

Mình bắt đầu học tiếng Anh từ khá lâu rồi, mình là con mọt sách chịu khó “cày” nên ngữ pháp nhớ tương đối, vốn từ gom cũng được chừng hơn 4000 từ, nhưng chỉ để đọc sách báo chứ chẳng nghe, cũng chẳng nói bao giờ cả.

Cách đây chừng 1 năm mình quyết định làm sống dậy vốn từ “chết” của mình. Mình chẳng đi đâu cả, chỉ vào Youtube tải các đoạn video về chăm chú nghe và luyện nói một mình. Rồi một hôm mình chợt nghĩ ra: phải tập nói cho quen miệng. Và mình bắt đầu thực hành phương pháp của riêng mình: vừa làm vừa lảm nhảm nói về việc mình đang làm. Ví dụ mình vừa nấu cơm vừa nói to một mình: “Oh, I’m so hungry! What time is it? Oh, it’s 11 o’clock! That’s why I’m so hungry! I must to cook now. First of all I’ll need some rice. Where’s my rice? Oh, here it is, I’ve found it…”. Tóm lại là mình cứ vừa làm vừa lảm nhảm như một con điên. Sau chừng chục ngày lảm nhảm như thế thì mình có dịp thực hành: mình cùng mấy người bạn đi nghỉ trên đảo Cát Bà. Gặp Tây là mình “nhào dzô” thực hành luôn – kết quả vượt quá cả mong đợi của mình!

Các bạn thử áp dụng cách của mình xem thế nào nhé!
 

themanh

Thành viên thường
bạn ơi mình muốn trong 1 năm mà nghe với nói được tiếng Nga, tốt cả về ngữ pháp nữa, vì mình muốn tham gia cuộc thi olympic b ạ, ng Nga làm giám khảo và họ sẽ hỏi mình nữa -_- mình cũng rất yêu tiếng Nga, vậy mình phải làm sao -_-
Híc, đó cũng là mong ước của các bạn học 4 năm đại học đấy, bạn học một năm mà được như bạn mong muốn thì chỉ còn cách ăn tiếng nga, ngủ tiếng nga thôi
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
@ themanh

Chắc chắn là phải “ăn tiếng Nga, ngủ tiếng Nga” rồi. Nhưng bạn đừng lo, chỉ sau chừng 3 tháng “ăn tiếng Nga, ngủ tiếng Nga” sẽ xảy ra hiện tượng “vỡ tiếng”, tức là bỗng nhiên bạn thấy tiếng Nga không đến nỗi khó như bạn tưởng, bạn tự tin hẳn lên và học cứ “vào thun thút”.

Bạn cứ tin mình đi, hiện tượng “vỡ tiếng” là có thật. Cơ sở triết học của hiện tượng này là biến đổi lượng đến một mức nào đó sẽ gây ra đột biến về chất.
 

themanh

Thành viên thường
@ themanh

Chắc chắn là phải “ăn tiếng Nga, ngủ tiếng Nga” rồi. Nhưng bạn đừng lo, chỉ sau chừng 3 tháng “ăn tiếng Nga, ngủ tiếng Nga” sẽ xảy ra hiện tượng “vỡ tiếng”, tức là bỗng nhiên bạn thấy tiếng Nga không đến nỗi khó như bạn tưởng, bạn tự tin hẳn lên và học cứ “vào thun thút”.

Bạn cứ tin mình đi, hiện tượng “vỡ tiếng” là có thật. Cơ sở triết học của hiện tượng này là biến đổi lượng đến một mức nào đó sẽ gây ra đột biến về chất.
Mình sang Nga 8 tháng rồi nghe thì ngơ nói thì nghíu, chắc tại lười học
 
Top