Cách Dịch Thuật Ngữ

Nguyễn Tuấn Duy

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Ngoài từ морфонология "hình thái học" thì bó tay!
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Mình biết thêm: интерфиксация - là 1 trong những cách cấu tạo từ, nghĩa là từ mới (новое слово) được hình thành từ 2 gốc từ (корень) và có sử dụng chữ nối, mà trong tiếng Nga gọi là интерфикс. Ví dụ: từ самовар - là từ đc cấu tạo theo hình thức интерфиксация, do 2 gốc từ сам- và вар- (trong từ варить) kết hợp với nhau nhờ sự giúp đỡ của интерфикс -о- . Trong tiếng Nga có -е-, -о- là интерфикс
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
em chào cả nhà , em lại phải làm phiền cả nhà nữa rồi , tiếng nga từ ngữ khá là phong phú nên em lại gặp một số rắc rối với một số từ vựng không tra nghĩa được , đăng lên diễn đàn mong mọi người giúp đỡ :1.jpg:
фразеосхемы , фрготизмы , морфонология , интерфиксация , интерфик , асемантический , мнрговагонный , межъзыковая

- фразеосхема: đây là từ ghép từ 2 từ фраза và схема. Bạn hãy tự suy ra nghĩa.

- aрготизмы: là những từ thô (nhưng không tục tĩu) vay mượn từ các nhóm xã hội đặc biệt, đại loại gần như là tiếng lóng.

- интерфиксация: это появление соединительных гласных при словообразовании (словосложении).
По-русски интерфиксы называются соединительными гласными. Это служебные морфемы, не имеющие собственного значения, которые связывают корни в сложных словах (например, пар-о-воз).

- tiếp đầu ngữ “a” có nghĩa là “không”, nếu bạn biết семантический là gì rồi thì suy ra ngay thôi, cụ thể асемантический элемент là thành phần không mang nghĩa trong từ.

- многовагонный: много là “nhiều”,“вагон” là toa, vậy thì là nhiều toa. Ví dụ: многовагонный состав = đoàn tàu nhiều toa, đoàn tàu dài.

- межъязыковая = liên ngôn ngữ (между và язык).
 

Liên bang Nga

Thành viên thường
Lâu rồi mình bận, không tham gia được. Forum ta phát triển qúa, mình cũng không ngờ. Mình có tra từ điển nhưng không có từ спикер nên không dịch được câu này, cả nhà giúp nhé. Mình cảm ơn.

Депутат ЛДПР хотел взять слово, однако спикер ГОСДУМЫ объявил перерыв в заседении.
 
P

phiêu diêu

Khách - Гость
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг


NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

Chúng ta thường xuyên sử dụng từ “năng lượng”. Các nhà khoa học nghiên cứu vật lý năng lượng cao, các chính trị gia và các nhà kinh tế bàn (thảo luận) về việc sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng hạt nhân nguyên tử. Nhưng ngay cả (thậm chí) các chuyên gia cũng khó có thể cắt nghĩa rành mạch: năng lượng là gì?

Có một định nghĩa về năng lượng rất gần với chân lý (sự thật): năng lượng là công tiềm ẩn (tích trữ) hoặc khả năng sinh công. Như vậy, năng lượng cần thiết để bắt đầu một chuyển động nào đó, đẩy nhanh quá trình di chuyển, nâng cái gì đó lên, nung nóng hoặc chiếu sáng cái gì đó. Không có nguồn cung cấp năng lượng thì không thể có bất kỳ một hoạt động nào của các sinh vật sống, ô-tô không chạy, hệ thống sưởi không hoạt động. Năng lượng không thể tự nhiên sinh ra, cũng không thể biến mất. Nhưng năng lượng có thể nhận được từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên như than đá, khí đốt hoặc uranium và có thể được chuyển sang các dạng tiện cho chúng ta sử dụng – chẳng hạn như thành nhiệt hoặc ánh sáng. Trong thế giới xung quanh chúng ta tìm thấy các dạng khác nhau của sự tích trữ (tích tụ) năng lượng: nước trong các hồ chứa có thế năng, ô-tô đang chuyển động có động năng, các đám mây dông có điện năng, các tia mặt trời có quang năng, dầu mỏ có hoá năng, còn trong uranium có tích trữ năng lượng hạt nhân.
 
Top