Kinh Nghiệm Học Tiếng Nga : Bạn Hỏi Tôi Đáp

Linh2311

Thành viên thường
Câu 5: Татьяне идут брюки = Cái quần này hợp với Tachiana.
Câu 9: Татьтяне очень идёт розовый цвет = Màu hồng rất hợp với Tachiana.
Đây là cấu trúc “Кому что идёт”, tức là “ai hợp với cái gì”. Người để ở cách 3, cái thứ hợp với người ấy để ở cách 1, động từ chia theo thứ hợp với người (số ít hoặc số nhiều, nếu là quá khứ thì còn phải để ý đến giống của thứ ấy).
Câu 17: Эти часы плохо ходят = Cái đồng hồ này chạy kém (chạy sai). Trong tiếng Nga dùng ходят (hoặc идут) để chỉ sự hoạt động của đồng hồ (đồng hồ chết = часы стоят).
Câu 19: Câu này thì mình hiểu ý là “Nó ôn không đến nơi đến chốn (ôn qua quýt) và (do đó) thi trượt”, nhưng mình thấy cả 4 phương án cho trước đều không hợp với nghĩa “thi trượt”. Hay là bây giờ tiếng Nga phát triển nhanh quá, mình không theo kịp? Thời mình học thì người ta dùng “провалился” hoặc “пролетел” để chỉ sự thi trượt. Nếu bắt buộc phải chọn 1 trong 4 đáp án đã cho thì có lẽ đáp án “Б. Летал” là khả dĩ hơn cả (mặc dù phương án này cũng gượng gạo, bởi vì подготовился ở thể hoàn thành, vì vậy kết quả phải là một động từ cũng ở thể hoàn thành).
Cảm ơn cô rất nhiều. Nhưng nếu theo những câu trả lời trên thì cô cho e hỏi làm cho biết rõ nghĩa chuyển của động từ chuyển động với ạ. Theo em tìm hiểu thì trong sách có ít nghĩa lắm nên tl mấy câu này khó quá :( :(.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
заблокированный пользователь
Bạn thử tìm xem, hình như trên diễn đàn này có bài viết về các động từ chuyển động rồi đấy.
Nhân tiện mình ví dụ cho bạn một động từ - động từ идти (đi bộ):
1) tiếp đầu ngữ по có nghĩa “bắt đầu”. Пойти = bắt đầu đi;
2) tiếp đầu ngữ при có nghĩa “đến”. Прийти = đi đến (một vị trí cụ thể nào đó);
3) tiếp đầu ngữ под có nghĩa “đến gần”. Подойти = tiến lại gần, tiến sát đến;
4) tiếp đầu ngữ от có nghĩa “rời ra, tách ra”. Отойти = lùi ra, đi tách ra;
5) tiếp đầu ngữ y có nghĩa “đi hẳn, đi khỏi”. Уйти = đi khỏi, đi xa hẳn;
6) tiếp đầu ngữ об có nghĩa “vòng quanh, xung quanh”. Обойти = đi vòng quanh, đi xung quanh;
7) tiếp đầu ngữ за có nghĩa “rẽ vào, ghé qua”. Зайти = ghé qua đâu đó trên đường đi đến một địa điểm khác;
8) tiếp đầu ngữ вы có nghĩa “ra khỏi”. Выйти = ra khỏi (phòng, nhà, rừng…);
9) tiếp đầu ngữ про có nghĩa “qua, xuyên qua”. Пройти = đi qua (công viên, rừng, cuộc chiến tranh…);
10) tiếp đầu ngữ c có nghĩa “đi xuống”. Cойти = đi từ trên cao (đồi, núi…) xuống;
11) tiếp đầu ngữ вз có nghĩa “đi lên”. Взойти = đi lên (núi, đồi, bục…).
Chắc là vẫn còn nữa đấy, nhưng mình bận nên cứ tạm thế đã nhé. Trong sách giáo khoa chắc chắn phải có đầy đủ chứ, bạn chưa tìm kỹ đấy thôi.
 

toiyeumuadongnuocngavaem

Thành viên thường
Câu 5: Татьяне идут брюки = Cái quần này hợp với Tachiana.
Câu 9: Татьтяне очень идёт розовый цвет = Màu hồng rất hợp với Tachiana.
Đây là cấu trúc “Кому что идёт”, tức là “ai hợp với cái gì”. Người để ở cách 3, cái thứ hợp với người ấy để ở cách 1, động từ chia theo thứ hợp với người (số ít hoặc số nhiều, nếu là quá khứ thì còn phải để ý đến giống của thứ ấy).
Câu 17: Эти часы плохо ходят = Cái đồng hồ này chạy kém (chạy sai). Trong tiếng Nga dùng ходят (hoặc идут) để chỉ sự hoạt động của đồng hồ (đồng hồ chết = часы стоят).
Câu 19: Câu này thì mình hiểu ý là “Nó ôn không đến nơi đến chốn (ôn qua quýt) và (do đó) thi trượt”, nhưng mình thấy cả 4 phương án cho trước đều không hợp với nghĩa “thi trượt”. Hay là bây giờ tiếng Nga phát triển nhanh quá, mình không theo kịp? Thời mình học thì người ta dùng “провалился” hoặc “пролетел” để chỉ sự thi trượt. Nếu bắt buộc phải chọn 1 trong 4 đáp án đã cho thì có lẽ đáp án “Б. Летал” là khả dĩ hơn cả (mặc dù phương án này cũng gượng gạo, bởi vì подготовился ở thể hoàn thành, vì vậy kết quả phải là một động từ cũng ở thể hoàn thành).
Đáp án cuối cùng của tôi là A "плавал"! Tiếng việt cũng có thể nói như vậy. Ví dụ: "Cố mà bơi thôi" biết là sao giờ. Ý nói làm việc gì đó rất vất vả!
 

duongtd

Thành viên thường
Mình mạnh dạn đưa ra một phương án, mong mọi người xem và sửa giúp !

Ngoài ra, bạn cần sớm nghĩ tới sức khoẻ tâm sinh lý người bạn mới của mình. Cũng giống như ở đời thực, làm quen qua internet không thể yêu cầu về thông tin rằng người đó không mắc bệnh AIDS, bệnh giang mai và các bệnh khác nữa.Và cũng giống như ở đời thực bạn đành phải tin tưởng ở sự thành thực của đối tượng.
Cần phải nói rằng là nhiều người trong cuộc sống thường ngày có vấn đề về giao tiếp thường hay dùng internet để làm quen
Ví dụ: Nếu giả sử người bạn mới quen của bạn mắc phải hội chứng không tin vào bản thân, anh ta có thể là một kẻ nghiện rượu, một tên nghiện ma tuý hay bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Và theo thời gian bạn biết được điều đó, bạn đứng trước hai lựa chọn một là bỏ người đó và gây ra thêm cho anh ta thêm một nỗi đau khác nữa vì chia tay hoặc là cố gắng giúp đỡ người đó vượt qua vấn đề đó.
 

levietbao

Thành viên thường
Qua quá trình tiếp xúc với nhiều bạn học và sử dụng ngoại ngữ, mình nhận thấy các bạn đều mắc chung những lỗi cơ bản. Những lỗi về phát âm, từ vựng, ngữ pháp… thì mình không đề cập đến làm gì. Ở đây mình chỉ ra 5 lỗi xuất phát từ tâm thế chủ quan của người học khiến họ chậm tiến bộ, từ đó đưa ra cho các bạn một vài lời khuyên mà mình hy vọng sẽ trở nên hữu ích cho các bạn.
1. HỌC RẤT NHIỀU NHƯNG BIẾT RẤT ÍT.
Mình biết có những bạn học tràng giang đại hải, cố gắng dùng thứ ngoại ngữ mà mình theo đuổi ở một trình độ cao hơn so với người bình thường bằng cách diễn đạt ý tứ thông qua những cụm từ, những hiện tượng ngữ pháp hiếm gặp. Nói tiếng Anh thì dùng từ cổ, nói tiếng Pháp thì dùng thì quá khứ đơn, nói tiếng Nhật thì lôi ngữ pháp N1 ra diễn đạt... Ồ, ấn tượng đấy. Nhưng khi được hỏi về những từ hay ngữ cơ bản nhất có thể gặp trong cuộc sống thì bạn lại không biết. “4 con cơ, rô, bích, tép trong tiếng X nói thế nào?”, “góc tù, góc vuông, góc nhọn trong tiếng Y nói ra sao?”… Sự thật là cho dù bạn nghĩ kiến thức bạn học được cao siêu đến đâu chăng nữa thì bạn cũng không thể dùng ngôn ngữ vào những công việc chuyên nghiệp nếu bạn không biết những khái niệm cơ bản nhất mà bạn vẫn gặp hằng ngày. Trong khi đó những thứ mà bạn cho là cao siêu kia lại khá "dị" trong mắt người bản địa vì chẳng mấy khi họ dùng tới. Để giải quyết tình trạng này mình khuyên các bạn tìm đọc lại những sách cơ bản nhất về nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống thường ngày, tốt nhất là đọc bách khoa toàn thư cho trẻ em bằng thứ tiếng mà bạn đang theo đuổi. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên vì thấy "sao từ cơ bản thế này mà mình lại không biết?".
2. HỌC RẤT LÂU NHƯNG THIẾU TẬP TRUNG.
Điện thoại và các thiết bị thông minh khác, những thứ tưởng như rất hữu ích cho việc học dưới bàn tay của bạn lại biến thành thứ giết chết sự tập trung của bạn. Thi thoảng lại mở máy check tin nhắn, lướt facebook, đọc vài trang báo dạo, hay đang học cái này thì nghĩ đến cái khác, đang làm bài tập này lại nghĩ đến bài tập kia, đang học cho mình lại nghĩ đến trình độ của người khác, rốt cuộc hiệu suất của việc ghi nhớ bị giảm đi đáng kể. Một ngày bạn học 5 tiếng như vậy cũng không bằng 1 tiếng thật sự tập trung toàn tâm toàn ý. Tốt nhất các bạn nên để điện thoại và các vật dụng không cần thiết ngoài tầm tay, tầm mắt khi học. Và luôn nhớ rằng “dục tốc bất đạt”, chỉ có đi từ từ từng bước một với sự tập trung cao độ mới là con đường gặt hái kiến thức hiệu quả nhất.
3. PHÁT ÂM HAY NHƯNG THIẾU CHÍNH XÁC.
Rất nhiều bạn tự tin về phát âm của mình. Mình biết phát âm cũng là một loại khả năng thiên phú. Có những người chỉ cần nghe người khác nói là bắt chước được lại liền, bất kể là khi họ học ngôn ngữ phương đông hay phương tây. Nhưng cũng có những người chỉ phát âm tốt được ở một loại ngôn ngữ nào đó. Và cũng có những người cố gắng mãi cũng không phát âm hay được. Nhưng thật ra điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là đối phương có hiểu mình muốn truyền tải cái gì hay không. Mình nhận thấy những người phát âm hay thường là những người mắc lỗi về… phát âm. Giọng nghe có vẻ giống người bản địa nhưng thực ra đánh sai trọng âm, nói sai âm tiết, ngay cả người bản địa nghe cũng chẳng hiểu gì. Vậy thử hỏi phát âm hay có ích chi? Đó là hậu quả của sự chủ quan và lười nhác do chính khả năng thiên phú kia mang lại. Mình khuyên các bạn khi học một từ nào đó đừng bao giờ phán đoán cách phát âm của nó mà dùng bừa bãi. Thay vào đó hãy dùng từ điển để xác nhận thanh âm của âm tiết và vị trí của trọng âm. Phát âm có thể không hay nhưng chính xác tức là bạn đã thành công trong việc truyền tải thông điệp đến với người nghe rồi.
4. NÓI RẤT NHIỀU NHƯNG THIẾU NỘI DUNG.
Khi bạn triển khai một đoạn hội thoại nào đó, bạn thường có xu hướng giữ được sự tự nhiên trong cách nói càng lâu càng tốt. Sự tự nhiên này của bạn làm nên ấn tượng tốt từ người nghe, đúng vậy, nhưng quan trọng hơn, nó khiến bạn trở nên tự tin hơn với chính bản thân mình. Nghe có vẻ tốt cho bạn nhưng thật ra lại không phải vậy. Rất nhiều người tự ru ngủ chính mình trên sự tự tin này. Ra bờ hồ, vào quán cà phê gặp mấy ông tây, câu chuyện quanh đi quẩn lại cũng chỉ có từng ấy câu nói, từng ấy nội dung, được lặp lại khi dùng với hết người này đến người khác. Bạn nghĩ như thế là bạn thành thục ngôn ngữ đó? Bạn nhầm. Trong cái cây ngôn ngữ đó bạn chỉ thành thục mỗi một cái lá mà bạn luyện đi luyện lại suốt ngày mà thôi. Muốn cải thiện tình trạng này thì bạn phải thay đổi tâm thế của mình. Nói chậm đi cũng không sao, nói ngắc ngứ cũng không sao, nói phải chủ đề mình không có kiến thức, phải dùng từ điển để tra cũng không sao, miễn là học được thêm từ vựng và kiến thức từ cuộc hội thoại đó. Học là để gặt hái thêm cái mới khiến mình ngày càng mạnh hơn chứ không phải cứ lấy cái cũ ra để trấn an mình, rốt cuộc mãi vẫn là dậm chân tại chỗ.
5. Ý RẤT NHIỀU NHƯNG DIỄN ĐẠT KÉM.
Trước đây mình có sửa bài luận cho một vài bạn. Ngoài những lỗi từ vựng, ngữ pháp vặt vãnh không có gì để bàn ra thì mình nhận thấy có những bạn ý tứ trong bài rất tốt nhưng cách triển khai ý đó thường đi vào lối mòn. Lẽ ra với từng ấy ý các bạn ấy hoàn toàn có thể viết hay hơn. Đây là hậu quả của việc ít đọc, chủ yếu là tự triển khai ngữ pháp rồi lắp ghép với từ vựng thông dụng và lặp đi lặp lại. Nếu bạn chỉ đơn giản muốn truyền tải thông điệp của mình tới người đọc một cách đơn giản thì bạn đã thành công. Nhưng ấn tượng về bài luận của bạn trong mắt người đọc cũng chỉ là con số 0. Bạn cần đến những bài luận không chỉ để mô tả hay phát biểu cảm nghĩ mà còn để rèn luyện trau chuốt khả năng dùng từ và ngữ của mình. Khi đó bạn hoàn toàn có thể dùng thứ ngôn ngữ đó theo cái cách còn hay và uyển chuyển hơn cả người bản địa, bất kể là bằng lời nói hay chữ viết. Chỉ có việc đọc và đọc thật nhiều, ghi nhớ rồi bắt chước theo mới giúp bạn cải thiện được tình hình. Today a reader, tomorrow a leader. Đừng bao giờ ngừng đọc.

Bài viết của tác giả 3T
 
Chỉnh sửa cuối:

levietbao

Thành viên thường
Vài lời khuyên nhỏ cho các bạn khi dùng ngoại ngữ, nhất là đội biên phiên dịch.
1. Đã dốt thì đừng nên nói chữ.
2. Dịch lại từ một bản dịch khác là điều đại kỵ
3. Khi nghe không hiểu được người ta nói gì thì phải chủ động hỏi lại cho kỹ. Xấu hổ một phút còn hơn xấu hổ cả đời. Đừng nghĩ rằng mình hiểu cả rồi trong khi bản thân mình chỉ bắt được vài chữ.
4. Dùng những từ đơn giản để thay thế những sắc thái phức tạp mà bạn muốn truyền đạt sẽ khiến lượng từ vựng, cấu trúc và sự linh hoạt trong dụng ngữ của bạn rớt thảm hại. Những lúc ấy nếu vội thì dùng từ đơn giản để dịch rồi ghi chép lại ý của mình để tra lại sau. Còn nếu không vội thì từ tốn tra rồi dùng ngay từ và cấu trúc mình định dùng, vừa nhớ được luôn vừa truyền tải đúng ý tứ.
5. Đừng bao giờ xem thường những gì mình sắp nói ra. Truyền đạt sai nội dung của ngôn ngữ sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Bạn nào đi dịch hội nghị đàm phán hợp đồng, thỏa thuận các cấp chắc cũng không lạ gì điều này. Hãy đảm bảo chắc chắn là mình đã hiểu đủ và có đủ vốn từ để truyền đạt.
6. Có những từ ta nghĩ sẽ chẳng dùng đến bao giờ nhưng không ngờ lại có lúc phải dùng tới. Đến lúc đó nếu không có sự chuẩn bị thì sẽ rơi vào thế bị động. Nếu thật sự yêu thích ngôn ngữ đó, hãy học tất cả những gì có thể học từ nó. Học mỗi ngày.
7. Văn hóa của mỗi quốc gia là khác nhau. Không phải lúc nào cũng cứ bê nguyên xi những gì người ta nói rồi truyền đạt lại. Tùy vào hoàn cảnh, đối tượng mà có cách xử lý khác nhau. Lúc cần thêm mắm thêm muối thì phải thêm. Lúc cần gọt vỏ bỏ hột thì phải bỏ. Làm như vậy sẽ khiến hai bên hiểu nhau hơn, cảm thấy được tôn trọng hơn, đối với công việc của bản thân mình cũng thuận lợi.

Nguồn :N. H Trung
 

Ngô Thu Thảo

Thành viên thường
Chào tất cả mọi người! Mọi người ơi cho em hỏi có anh hị nào từng thi chứng chỉ ТРКИ ở Phân viện Puskin chưa ạ. Em muốn biết thông tin về lịch thi, cách thức đăng kí thì làm thế nào ạ? Em cảm ơn.
 

themanh

Thành viên thường
Moi nguoi xin cho hoi весь в поряде dich la gi a :

2 người muốn đổi điện thoại cho nhau theo thỏa thuận cuối cùng 1 người nói весь в поряде
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
заблокированный пользователь
“Весь в поряде” là cụm từ thường dùng trong các quảng cáo bán hàng đã qua sử dụng và có nghĩa “còn tốt”, “còn ngon”.
Bạn themanh đã học xong chưa?
 
Top