QH Việt-Nga Hợp Tác Kinh Tế

DauPhong

Thành viên thường

© Collage: «The Voice of Russia»

Việt Nam và Liên minh Hải quan đã hoàn tất đàm phán theo nội dung dự thảo hiệp định về khu vực thương mại tự do. Đó là thông báo hôm nay của phóng viên TASS từ cơ quan Đại diện Thương mại Nga tại CHXHCN Việt Nam.

Vòng thứ tám và là vòng cuối cùng của tiến trình đàm phán giữa phái đoàn đại biểu Việt Nam và các nước thuộc Liên minh Hải quan (Nga, Belarus và Kazakhstan) đã được tổ chức từ ngày 08-14 tháng 12 trên hòn đảo Phú Quốc của tỉnh Kiên Giang miền nam Việt Nam. Dẫn đầu các phái đoàn là Bộ trưởng Thương mại của Ủy ban Kinh tế Á-Âu, là cơ quan quản lý thường trực siêu quốc gia của Liên minh Hải quan và Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng. "Các bên đã đồng ý về những điều khoản then chốt của dự thảo văn kiện thỏa thuận về khu vực thương mại tự do. Sau khi hoàn tất một số vấn đề kỹ thuật, tài liệu sẽ sẵn sàng để ký kết vào đầu năm 2015", - Cơ quan đại diện Thương mại Nga tại Việt Nam lưu ý.

Đang chờ đợi là thỏa thuận về khu vực thương mại tự do, trong đó qui định mức lệ phí “0” của thuế nhập khẩu, sẽ cấp xung lực mới phát triển mạnh mẽ liên hệ thương mại và kinh tế giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan.

Nguon: Dai tieng noi nuoc Nga
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Photo: RIA Novosti

Mã chèn diễn đàn :
Một phần ba thế kỷ trước, khi bắt đầu tìm kiếm mỏ “Bạch Hổ”, sự hợp tác trong ngành dầu khí giữa hai nước chúng ta chuyển sang một tầm cao mới.

Trước đấy Nga chỉ đào tạo cán bộ ngành dầu khí cho Việt Nam. Đến năm 1981, xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro bắt đầu hoạt động, đưa đất nước vào hàng các quốc gia dẫn đầu khai thác dầu khí trong khu vực Đông Nam Á. Xí nghiệp liên doanh đã khai thác được 210 triệu tấn dầu, chủ yếu từ mỏ Bạch Hổ, góp vào ngân sách Việt Nam hàng chục tỷ đô la. Hiện nay, tổng sản lượng khai thác của hàng chục hãng tại Việt Nam là khoảng 16,5 triệu tấn. Một phần ba số đó thuộc thị phần Vietsovpetro. Đây là xí nghiệp liên doanh do PetroVietnam và Zarubezhnef đồng thành lập. Xí nghiệp liên doanh thứ hai mà họ tham gia là Viardzi đã hoạt động tại mỏ Rồng Nam-Rùa Biển hơn chục năm nay.

Tuy nhiên, trữ lượng tại các mỏ khai thác lâu sẽ bị giảm xuống. Đó là quá trình khách quan, tập đoàn Nga không chỉ biết trước mà còn chuẩn bị đối phó với điều đó. Vì vậy mà Zarubezhnef quan tâm đến các lô khí đốt trên thềm lục địa Việt Nam. Tập đoàn đã thắng thầu với lô 12/11, nằm ở phía Nam cách mỏ Bạch Hổ 2km. Về sau, PetroVietnam cũng tham gia dự án này, và xí nghiệp liên doanh thứ ba với sự tham gia của Zarubezhnef đã đi vào hoạt động trên thềm lục địa Việt Nam.

Xí nghiệp liên doanh thứ tư sẽ hoạt động với quy mô rộng lớn hơn nhiều. Theo dự tính, hai nước sẽ cùng nhau thành lập liên doanh khoan dầu khí. Tại Việt Nam, Zarubezhnef có một số dàn khoan nổi, có thể sử dụng cho công việc khoan dầu trên toàn bộ thềm lục địa nước này, thậm chí trên thềm lục địa các nước Đông Nam Á khác.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá rất cao sự hợp tác giữa Zarubezhnef và PetroVietnam:

BĂNG

Thủ tướng nhấn mạnh rằng trong giai đoạn khó khăn nhất của đất nước, các chuyên gia dầu khí Nga đã tạo cơ sở cho ngành dầu khí Việt Nam, đã khai thác những tấn dầu đầu tiên và hỗ trợ ngành dầu khí Việt Nam phát triển đến cấp độ hiện nay. PetroVietnam bây giờ là nhà khai thác dầu khí lớn nhất Việt Nam, mang lại những đóng góp to lớn vào ngân sách nhà nước.”Ban lãnh đạo Việt Nam cũng đánh giá cao hoạt động của xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro. Chúng tôi mời các tập đoàn dầu khí khác của Nga vào khai thác tại Việt Nam, chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện cần thiết cho các tập đoàn Nga tại Việt Nam” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

Sự thành công của Zarubezhnef và PetroVietnam thu hút sự chú ý của các tập đoàn dầu khí lớn nhất của Nga. Hiện nay, trên thêm lục địa Việt Nam đang có các tập đoàn dầu khi Nga hoạt động như Rosneft, Lukoil và Gazprom. Tập đoàn Gazprom đã lập ra Liên doanh VietGazProm, khai thác tại các mỏ Mộc Tinh và Hải Thạch, tổng trữ lượng khoảng 56 tỷ mét khối khí đốt và 25 triệu tấn khí lỏng. Hàng ngày tại đây khai thác được 8,5 triệu mét khối khí đốt và 3500 tấn khí lỏng. Theo kế hoạch sẽ còn thành lập thêm một liên doanh chế tạo nhiên liệu ô tô trên cơ sở khí đốt thiên nhiên. Loại nhiên liệu này sẽ dùng cho các phương tiện giao thông công cộng của thành phố Hồ Chí Minh.

Gazprom Neft là công ty con lớn nhất của Gazprom đang quan tâm đến dự án hiện đại hóa và mua cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất. Điều kiện để tham gia dự án này là cung cấp dầu thô cho nhà máy. Gazprom Neft và PetroVietnam đã ký hợp đồng đó trong chuyến thăm Nga của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Công suất của Dung Quất tăng từ 6,5 triệu tăng lên đến 9 triệu tấn. Đối với Việt Nam, đây là điều rất có ý nghĩa. Chủ tịch Liên hiệp các nhà dầu khí Nga Gennadi Shmal nói:

“Hiện tại trên thị trường không khan hiếm dầu. Vì vậy cần phải nghĩ đến việc lọc dầu sâu hơn nữa. Không chỉ cần phải lọc dầu thành xăng và nhiên liệu diesel, mà phải chế tạo ra các sản phẩm dầu khí khác. Chẳng hạn như polypropilen, sợi hóa học, là những thứ hiện nay đang rất quý hiếm. Bởi vì đã có công nghệ chế biến dầu thô thành bất cứ sản phẩm dầu khí nào.”

Trên đây chúng ta đã nói về các xí nghiệp liên doanh trong lĩnh vực dầu khí ở Việt Nam. Bắt đầu từ Việt Nam, dần dần phạm vi hoạt động của các liên doanh đó chuyển sang đất Nga. Liên doanh RusVietPetro – anh em sinh đôi với VietSovPetro – đã đi vào hoạt động tại Nga. Sắp tới mức độ khai thác của liên doanh Nga Việt này ở vùng biển đóng băng vĩnh cửu sẽ đạt mức độ của VietSovPetro tại Vũng Tàu.

Cùng với PetroVietnam và Gazprom Neft, liên doanh GazpromViet đã thành lập trên đất Nga để khai thác dầu khí tại tỉnh Orenburgskay, trên biên giới với Kazastan, và ở phần Bắc châu Âu của Nga. Đến cuối năm 2014, hai bên đối tác đã ký kết thỏa thuận thành lập thêm một xí nghiệp liên doanh nữa để khai thác mỏ Dolginski. Mỏ này không nằm trên đất liền, mà ở trên biển Pechorski, ở vùng đóng băng vĩnh cửu phía Bắc Nga, cách bờ 110 km, dưới độ sâu 35-55m. Tổng trữ lượng mỏ này ước tính khoảng 200 triệu tấn. Ông Genadi Shmal nói tiếp:

“Tất cả các mỏ này đều có triển vọng tốt. Các thành viên tập đoàn liên doanh quan tâm đến việc phát triển mối quan hệ đối tác. Ở Nga có thể tìm thấy những mỏ tốt mà phía Việt Nam quan tâm.”

Các chuyên gia rất phấn khởi trước kết quả hợp tác của các xí nghiệp liên doanh Nga Việt trong năm 2014. Họ dự đoán viễn cảnh tốt đẹp đang chờ đón các thành viên trong năm 2015 sắp tới.
Nguồn ruvr. ru
 

Attachments

  • NEFTEGAZ.mp3
    4.5 MB · Đọc: 358

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
GDVN) - Thời kỳ hợp tác quân sự với Liên Xô đã qua lâu rồi. Nga nên xem Việt Nam như một đối tác thân thiện, một quyền lực thân thiện mà Moscow cần có.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm chính thức Việt Nam. Ảnh: SCMP.

Tờ Pravda của Nga ngày 8/1 đăng bài phỏng vấn chuyên gia lịch sử, nhà nghiên cứu độc lập Ilya Usov về quan hệ Nga - Việt, trong đó chuyên gia này nhận định: Chiến lược phát triển quan hệ sang phía Đông của Nga không phải là một hành động tình thế do lệnh trừng phạt của phương Tây xung quanh khủng hoảng Ukraine mà nó đã có từ lâu. Việt Nam và Ấn Độ đang được Moscow xem như là đồng minh trung thành nhất của mình ở phía Đông chứ không phải Trung Quốc.

Hoạt động hiện tại của Nga ở phương Đông không liên quan gì đến các sự kiện ở Ukraine. Ngay từ giữa thập niên đầu của thế kỷ 21 Nga đã bắt đầu chú trọng đến khu vực Đông Á và điều này được xác định rõ trong các tài liệu có tầm quan trọng quốc gia, chính sách năng lượng cũng như chiến lược quốc gia của Nga.

Ngày nay Nga cần phải đa dạng hóa chính sách đối ngoại của mình chuyển từ khu vực Euro-Atlantic về phía Đông. Những sự kiện ở Ukraine đã tạo ra động lực để cơ chế di chuyển theo hướng này, sự kiện quan trọng như hội nghị thượng đỉnh APEC và các hội nghị khác diễn ra cách đây không lâu có sự tham dự của Nga.

Nga vào Đông Nam Á tạo thế chân vạc cân bằng ảnh hưởng với Hoa Kỳ, Trung Quốc

Trong chính sách đối ngoại của Nga, Đông Nam Á luôn luôn giữ một vai trò quan trọng giống như trục quan hệ giữa Nga với Trung Quốc và Ấn Độ. Nga có các đối tác truyền thống, trong đó có Việt Nam. Moscow đã thử và đang cố gắng phát triển quan hệ ngoại gao và kinh tế thân thiện với Đông Nam Á, xem xét nhiều dự án kinh tế với Indonesia, Thái Lan và thực tế là cả 10 nước ASEAN. Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á ASEAN thực sự tồn tại như một sức mạnh kinh tế và địa chính trị.

ASEAN đã tạo ra cho mình một xu thế hội nhật về kinh tế, chính trị và văn hóa như một đối trọng với ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài chẳng hạn như Trung Quốc và Hoa Kỳ. Bây giờ tình hình đã thay đổi do sự gia tăng vai trò của Trung Quốc trong khu vực khiến các nước Đông Nam Á lo ngại.

Trong lịch sử Đông Nam Á và Trung Quốc đã có những mối quan hệ phức tạp, và đường nhiên khi Bắc Kinh xuất hiện như một lực lượng rất mạnh sẽ làm gia tăng mối quan tâm. Trung Quốc là một đối tác của ASEAN, nhưng Trung Quốc có thể hành xử rất hung hăng vào một số thời điểm.


Vị thế, vai trò địa chính trị của Việt Nam trong khu vực cũng được Mỹ đánh giá cao và muốn phát triển quan hệ hợp tác song phương.
Mỹ đã cố gắng để ngăn chặn Trung Quốc bằng các chiến lược địa chính trị thu hút các quốc gia Đông Nam Á, và vai trò của Hoa Kỳ đã phát triển trong khu vực này gần đây. Nga cũng vậy, luôn luôn dỗi theo khu vực Đông Nam Á. Trong khi ASEAN bị giằng xé giữa Mỹ và Trung Quốc, khu vực này đã cố gắng tìm một thế lực thứ 3 để tạo thế chân vạc cân bằng, và họ nhìn thấy Nga có thể đóng vai trò này.

Trong năm 2010 Nga đã tham gia cơ chế hội nghị thượng đỉnh Đông Á cũng như hội nghị thượng đỉnh với ASEAN, đây là một trong những hoạt động ngoại giao quan trọng nhất của Moscow. ASEAN và Đông Á muốn xem Nga như một bên thứ 3 trong chính sách độc lập của mình. Tạm thời vai trò của Nga trong khu vực đã bị suy yếu trong một thời gian và vị thế của Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ.

Nga không theo đuổi chính sách thân Trung Quốc, trung lập ở Biển Đông

Ilya Usov nhấn mạnh, có một số quan điểm, một số quốc gia ở Đông Nam Á tin rằng Nga đang theo đuổi một chính sách thân Trung Quốc, nhưng thực tế điều này không đúng. Đối tác triển vọng nhất của Nga ở Đông Á là Việt Nam, mặc dù Nga xác định cả Trung Quốc và Việt Nam là 2 đối tác chiến lược vì những tương đồng về quan hệ kinh tế và lịch sử. Nga có quan hệ chính trị rất tốt với Việt Nam, và ngày hôm nay có thể thấy rằng quan hệ Nga - Việt đang phát triển mạnh mẽ.
Với Trung Quốc, theo Ilya Usov thì Nga có những "kinh nghiệm tuyệt vời" trong quan hệ với quốc gia này. Những hợp đồng kinh tế Nga - Trung gần đây đã cải thiện đáng kể mối quan hệ chính trị Moscow - Bắc Kinh và đã đạt đến một cấp độ mới. Nhiều người lo ngại rằng vì điều này Nga có thể đánh mất lập trường trung lập của mình trong vấn đề Biển Đông, nơi xảy ra xung đột cơ bản về quyền lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Tuy nhiên Nga vẫn kiên định chính sách trung lập trong vấn đề Biển Đông. Moscow không đứng về phía Trung Quốc và cũng không đứng về phía Việt Nam. Giải pháp thích hợp nhất cho Nga trong vấn đề Biển Đông là đưa ra sáng kiến giải quyết xung đột, ví dụ như dự án 3 bên phát triển khu khai thác dầu khí ở Biển Đông. Ít nhất điều này sẽ thể hiện ý chí chính trị của các nhà lãnh đạo Nga bằng cách nào đó giúp giải quyết cuộc sung đột.

Việt Nam không thể là đồng minh chính trị của Nga trong khủng hoảng Ukraine, nhưng quan hệ 2 nước luôn bền chặt

Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam hầu hết từng có thời kỳ học tập, công tác tại Liên Xô trước đây và có đóng góp cho quá trình phát triển của Việt Nam. Đây là một thuận lợi đối với Nga. Tuy nhiên Ikya Usov nhấn mạnh rằng, Việt Nam không thể là một đồng minh chính trị với Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraie, bởi vì Việt Nam còn phải phụ thuộc nhiều vòa Hoa Kỳ và EU, 2 thị trường lớn cho các sản phẩm của nền kinh tế định hướng xuất khẩu này.


Hợp tác quân sự vẫn là trục chính trong quan hệ Việt - Nga, nhưng theo Ilya Usov, Nga không nên có ý định đặt căn cứ quân sự tại Cam Ranh, vì người Việt không muốn có căn cứ quân sự của bất cứ nước ngoài nào trên lãnh thổ của mình.
Việt Nam không thể hỗ trợ về mặt chính trị cho Nga bởi vì cần sự ủng hộ chính trị của Mỹ với mình trong vấn đề Biển Đông với Trung Quốc. Tuy nhiên chuyến thăm gần đây của các nhà lãnh đạo Việt Nam sang Nga chỉ ra rằng, về nguyên tắc, Việt Nam đã sẵn sàng và tiếp tục hợp tác với Nga và Việt Nam sẽ không tham gia các lệnh trừng phạt chống lại Nga.

Việt Nam luôn ủng hộ đầu tư của Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng vì Nga là một người khổng lồ đã được công nhận trong lĩnh vực này. Các công ty của Nga đã có hợp đồng với nhà máy lọc dầu đầu tiên ở Việt Nam. Nga đã có những dự án hoạt động hiệu quả ở Việt Nam.

Thú vị nhất là ít người nhớ rằng các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam lại là nhà xuất khẩu vốn, đặc biệt là ở Nga. Có những dự án chung để phát triển các mỏ dầu và khí đốt ở Nga, cũng giống như các doanh nghiệp ASEAN khác, người Việt muốn đầu tư vào thị trường thực phẩm ở Nga. Mặt khác người Nga thường xuyên chọn Đông Nam Á làm điểm đến du lịch, trong đó Việt Nam, Indonesia và Thái Lan là lựa chọn hấp dẫn.

Nga không nên đặt căn cứ quân sự ở Cam Ranh

Đối với vấn đề cảng Cam Ranh mà nhiều người quan tâm, Ilya Usov cho rằng ở Việt Nam người ta tin tưởng chắc chắn rằng không nên có căn cứ quân sự của bất cứ nước ngoài nào được đặt trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên tàu quân sự nước ngoài có thể sử dụng các dịch vụ tại các cảng khẩu của Việt Nam. Vì thế Nga không nên xem Việt Nam như một chỗ đứng quân sự.

Thời kỳ hợp tác quân sự với Liên Xô đã qua lâu rồi. Nga nên xem Việt Nam như một đối tác thân thiện, một quyền lực thân thiện mà Moscow cần có. Và không chỉ Việt Nam, Nga còn cần hợp tác với các đối tác khác trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Lào, Campuchia. Thực tế là hợp tác quân sự giữa Nga với Việt Nam đã rất thành công, cách đây không lâu Nga đã xây dựng một tàu ngầm thứ 3 cho Việt Nam, trong khi 80 đến 90% vũ khí của Việt Nam là do Liên Xô và Nga sản xuất.

Hồng Thủy
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Ngành kinh tế chẳng bao giờ được nói đến, huhu
E nghĩ chỉ là báo thôi mà chị, như chị Ánh forum ta cũng đang học kinh tế ở Saint đấy thôi. Tất cả chúng ta đều cần cả :D
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

© Photo: RIA Novosti/ Vitaliy Ankov

Chiếc thứ ba trong số sáu tàu ngầm "Varshavyanka" dự án 636.1 đã được phía Nga chuyển giao cho Việt Nam trong hôm nay tại cảng Cam Ranh.

Công đoạn vận chuyển tàu ngầm "Hải Phòng" do tàu vận tải Hà Lan đảm trách, việc bốc dỡ sẽ bắt đầu vào thứ Năm.

Sau lễ chào cờ quốc gia, tàu ngầm sẽ được giao cho lực lượng hải quân quốc gia.

Hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm diesel-điện dự án 636.1 loại "Varshavyanka" (NATO gọi là tàu "Kilo") giá trị xấp xỉ 2 tỷ USD đã được ký kết giữa "Rosoboronexport" và Việt Nam cuối năm 2009. Tàu ngầm được bán cho phía Việt Nam cùng tổ hợp tên lửa tấn công "Club-S".

Đến nay, hai tàu đầu tiên là “Thành phố Hồ Chí Minh" và "Hà Nội" đã được trang bị cho lực lượng hải quân Việt Nam.

Lô tàu chiến cho Việt Nam được xây dựng tại nhà máy đóng tàu "Admiralty” tại St Petersburg dự kiến sẽ hoàn tất bàn giao vào năm 2016.

Nga là đối tác truyền thống của Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật. Trong những năm gần đây đã ký hợp đồng trị giá hơn 4,5 tỷ USD về xuất khẩu vũ khí của Nga cho Việt Nam.
Nguồn: ruvr .ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Ngày 30 tháng Giêng sẽ kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga Việt Nam. Nhân dịp này, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Liên bang Nga Nguyễn Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn độc quyền của Đài phát thanh "Sputnik", trong đó nêu ra những vấn đề cấp bách nhất của sự hợp tác giữa hai nước.

Mã chèn diễn đàn :
Sau đây mời các bạn nghe một đoạn bài trả lời phỏng vấn này.


TẢI VỀ: Tại đây


nguồn “Website của đài “Tiếng nói nước Nga”
 

Attachments

  • posol_polny_j.mp3
    31.9 MB · Đọc: 376
  • Đại sứ Việt Nam tại LB Nga-Nga sẽ khắc phục mọi khó khăn.MP4
    57 MB · Đọc: 383
Top