QH Việt-Nga Hợp Tác Kinh Tế

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của PV Đài THVN, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Viktorovich Lavrov đã nhấn mạnh tới ý nghĩa mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và LB Nga.
Nhân dịp Kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên bang Nga (30/1/1950 - 30/1/2015), Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Viktorovich Lavrov đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài THVN, trong đó nhấn mạnh tới ý nghĩa mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Thưa ông Sergey Viktorovich Lavrov, nhân kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Liên bang Nga. Xin ông đánh giá về quá trình phát triển và những thành tựu đạt được của mối quan hệ này?

Ông Sergey Viktorovich Lavrov: Quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga không phải từ những trang giấy trắng. Sau 65 năm quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, dựa trên truyền thống tình cảm qua lại; tình anh em nồng ấm với nguyên tắc cơ bản trong luật pháp quốc tế đó là quyền tự quyết của nhân dân trong việc quyết định vận của mình, mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài và quyền được tự do và độc lập.

Hiện nay quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đó bao quát toàn bộ các lĩnh vực quan hệ giữa hai nước từ đối thoại chính trị, quan hệ kinh tế thương mại, hợp tác đầu tư, khoa học kỹ thuật, nhân văn, quốc phòng, kỹ thuật quân sự…

Сhúng tôi đánh giá cao vị thế cân bằng, có trách nhiệm của Việt Nam trong các vấn đề liên quan đến các sự kiện ở Ukraine; đồng thời đánh giá cao quan điểm của Hà Nội trong việc không chấp nhận việc áp dụng đơn phương các biện pháp trừng phạt cũng như các biện pháp tương tự không phù hợp với luật pháp quốc tế.

Việt Nam ngày càng có vị thế quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, Nga cũng là một quốc gia có vị thế quan trọng ở châu Âu. Việc hai nước Việt Nam và Liên bang Nga thúc đẩy quan hệ song phương có ý nghĩa thế nào trong thúc đẩy mạnh mẽ mối quan hệ khu vực và thế giới, thưa ông?

Ông Sergey Viktorovich Lavrov: Có thể khẳng định rằng, quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga có vai trò quan trọng trong nỗ lực chung củng cố sự ổn định, an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam có những đóng góp thiết thực cho sự mở rộng quan hệ hợp tác của Liên bang Nga với ASEAN, trong đó có hợp tác kinh tế thương mại. Tôi xin nhấn mạnh rằng, Thoả thuận về thiết lập thị trường mậu dịch tự do sẽ được ký giữa Liên minh kinh tế Á - Âu với Việt Nam được coi là một bước tiến quan trọng trong sự hợp tác toàn diện với ASEAN nói chung.

Nhân ngày Tết truyền thống của nhân dân Việt Nam đang đến gần, tôi muốn được chân thành chúc mừng tất cả các bạn Việt Nam sức khoẻ hạnh phúc và thành đạt.

Duy Nghĩa (Thời sự - thoisuvtv@vtv.vn)
Nguồn: vtv.vn
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Photo: RIA Novosti

Tại cảng Cam Ranh (Việt Nam) Nga đã bàn giao tàu ngầm thứ ba trong số sáu chiếc thuộc đồ án Varshavyanka (phân loại NATO: tàu Kilo) được Việt Nam đặt mua theo hợp đồng.

Chiếc tàu mới sẽ có tên "Hải Phòng" trong biên chế Quân chủng Hải quân của nước Cộng hoà. Xin nhắc rằng, hai đàn chị của “Hải Phòng” là các tàu ngầm "Hà Nội" và "TP Hồ Chí Minh" đã được Hải quân Việt Nam nhận vào biên chế hồi tháng Tư năm ngoái.

Đối với Việt Nam, thành lập hạm đội tàu ngầm là một nhiệm vụ quan trọng được đặt ra từ lâu nay, - chuyên gia quân sự Nga Victor Litovkin cho biết ý kiến.

“Bất kỳ cường quốc hàng hải không sở hữu hạm đội, đặc biệt là các tàu ngầm, đều sẽ đặt nền an ninh quốc gia trước mối đe dọa nghiêm trọng, - ông Litovkin nói. - Hạm đội trên biển thường dễ bị theo dõi, trong khi đó một tàu ngầm lặn ở độ sâu 50 mét là gần như khó thể phát hiện bằng máy bay cũng như từ vũ trụ.”

Các tàu ngầm Nga đóng cho Việt Nam có khả năng lặn xuống 300 mét, di chuyển ở độ sâu này với tốc độ đến 37 km/giờ. Ưu điểm của tàu Kilo so với các tàu ngầm trên thế giới là độ ồn thấp, khó bị các phương tiện thủy âm phát hiện. Không ngẫu nhiên khi giới chuyên gia phương Tây đã gọi tàu Kilo là những "hố đen trong đại dương."

Thủy thủ đoàn Việt Nam có cơ hội làm quen với các tàu ngầm "Hải Phòng", "Hà Nội" và "TP Hồ Chí Minh" từ khi tàu nằm tại nhà máy sản xuất ở St. Petersburg. Các chiến sĩ hải quân Việt Nam còn được thực hành trên bờ và năm lần ra biển. Công tác huấn luyện tiếp tục triển khai ở Cam Ranh. Tại đây, các chuyên gia Nga bố trí một trung tâm đào tạo với thiết bị và chương trình cho phép mô phỏng bất kỳ tình huống, những trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra với tàu ngầm trong hành trình bơi làm nhiệm vụ, đặc biệt là trong thời gian dài. Tàu ngầm Kilo dài 74 mét, rộng 10 mét cùng thủy thủ đoàn 52 người có khả năng bơi độc lập tới một tháng rưỡi.

“Khó đánh giá hết vai trò quan trọng của các tàu ngầm này đối với Việt Nam,” - chuyên gia quân sự Nga nói. – “Cùng với các tàu mới, nước Cộng hòa có thể bảo vệ hiệu quả chủ quyền lãnh hải, vùng biển ven bờ, các giàn khoan dầu và hải đảo của mình.”

Trong những năm gần đây, ở Biển Đông đang gia tăng xu hướng tranh chấp các lãnh thổ thềm lục địa và vùng hải đảo hứa hẹn giàu hydrocarbon. Một cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra trong khu vực, gần như tất cả các nước đều tăng cường tiềm lực hải quân. Trong tình hình này, theo chuyên gia quân sự Victor Litovkin, sự hiện diện của hạm đội tàu ngầm Việt Nam là yếu tố quan trọng để không ai dễ dàng uy hiếp vũ trang đối với nước Cộng hòa. Một hạm đội hải quân được coi là thực sự hùng mạnh chỉ khi sở hữu cả tàu nổi và tầu ngầm. Đặc biệt như các tàu do Nga xây dựng có trang bị ngư lôi, mìn và tổ hợp tên lửa Club tầm bắn lên đến ba trăm cây số.

Việc hoàn thành hợp đồng cung cấp sáu tàu ngầm cho Việt Nam được Nga dự kiến vào năm 2016. Như Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ghi nhận, dự án không chỉ mang tính thương mại mà còn là biểu hiện rõ nét của tình hữu nghị, sự tin cậy giữa Việt Nam và Nga.


Nguồn: ruvr .ru
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
MÁTSCƠVA, 04.02.2015 – Hãng thông tấn RIA Novosti mới đưa tin:


Báo “Saigon Times”, dựa trên thông tin của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, thông báo: Tập đoàn "Inter RAO" LB Nga vừa ký Ý định thư (MOU) với các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Bình Việt Nam để xây dựng Nhà máy nhiệt điện trị giá 2,4 tỷ USD, nằm trên diện tích 150 ha, công suất thiết kế là 2,4 GW. Dự kiến sẽ đưa vào hoạt động vào khoảng năm 2024 - 2025.
Nguồn: http://english.thesaigontimes.vn
http://ria.ru/economy/20150204/1045805646.html

Thêm một tý:
Tháng trước tôi đã dịch sang tiếng Nga tập Hồ sơ mời thấu xây dựng Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu có công suất dự kiến 6GW để các Tập đoàn của Nga có thể tham gia đấu thầu. Nay đang ngồi gõ gần 150 trang Cataloge máy móc ngành điện sang tiếng Việt để các đối tác của ta tham khảo.
Hy vọng cộng đồng Tienganga.net của ta (tôi đang làm và các bạn mai sau) cũng có đóng góp tý chút vào công việc hợp tác của 2 nước.
 
Chỉnh sửa cuối:

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
Dự kiến nhà máy điện này vẫn còn xa Bác nhỉ...Nhưng cũng phải chuyển đổi thôi bởi lâu rồi nguồn điện từ thủy điện, nhiệt điện sẽ mai một dần với điều kiện môi trường hiện nay!!!
 

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
Cũng khá tốn kém em ạ...số lượng tàu tuy hiện đại nhưng kinh phí chưa cho phép ta mua ồ ạt, và việc bảo trì cũng như huấn luyện kíp tàu vận hành và sử dụng không hề đơn giản. Chú nghĩ sao về chuyện này hả Vinh????
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Thêm một dự án sẽ được thực hiện

Photo: RIA Novosti

Tập đoàn Inter RAO của Nga đã ký với chính quyền tỉnh Quảng Bình biên bản ghi nhớ về xây dựng nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 2.

Ông Pavel Kochkin, cố vấn Bộ Phát triển Kinh tế Nga cho biết: “Doanh nghiệp Nga đã bắt tay vào công tác chuẩn bị cho công trình nhiệt điện. Doanh nghiệp được Chính phủ Việt Nam đề xuất ba dự án và họ đã chọn công trình nhiệt điện Quảng Trạch 2. Dự án nằm trong danh mục ưu tiên được lãnh đạo cấp cao cả hai nước chấp thuận. Tập đoàn của Nga sẽ tiến hành nghiên cứu, lập dự án thi công, mua và lắp đặt thiết bị. Ngoài ra, bày tỏ sự quan tâm muốn tham gia dự án này còn có Silovye Mashiny của Nga, nhà cung cấp thiết bị uy tín cho nhiều nhà máy điện ở Nga và nước ngoài.”

Nhà máy nhiệt điện sẽ được xây dựng trên diện tích 150 ha. Dự kiến đi vào hoạt động năm 2024 hoặc 2025. Trị giá dự án ước tính gần 2,5 tỷ USD.

Khối lượng công việc này không hề mới mẻ đối với Inter RAO. Ở Nga doanh nghiệp có vị trí hàng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu năng lượng điện và thiết bị điện. Tổng công suất các nhà máy điện do hãng khai thác lên đến 35.000 MW.

Nhiệt điện Quảng Trạch 2 sẽ nâng thêm con số này lên 2.400 MW và cùng với thủy điện Sơn La, sẽ là một trong những công trình qui mô lớn được xây dựng tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Nga.

Đến đây, có thể nhắc tới trạm thủy điện đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Nga là thủy điện Bàn Thạch (nghiên cứu thi công năm 1961). Năm năm sau, công trình bị bom Mỹ phá hủy. Chiến tranh cũng ảnh hưởng tới thủy điện Uông Bí, hoạt động thi công thủy điện Thác Bà. Sau chiến thắng, công suất của các nhà máy điện Việt Nam được nâng cao, thủy điện Hòa Bình - 2.000 MW, thủy điện Sơn La trên sông Đà – 2.400 MW.

Hôm nay, các chuyên gia Nga đang giúp đỡ Việt Nam trang bị cho thủy điện Lai Châu. Trong kế hoạch tiếp đến sẽ là các nhà máy điện Bản Chát, Huội Quảng, công trình điện hạt nhân Ninh Thuận tương lai của Việt Nam.
Nguồn ruvr.ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Photo: RIA Novosti

Các nhà khoa học hạt nhân Nga sẽ giúp phổ biến năng lượng hạt nhân tại Việt Nam, thực hiện chương trình hạt nhân rộng rãi của chính phủ CHXHCNVN.

Đặc biệt, đó là dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam với sự giúp đỡ của Nga. Các hướng chính trong công tác này đã được ghi trong Biên bản ghi nhớ ký kết trong phiên họp thứ bảy của Ủy ban điều phối chung Nga-Việt về năng lượng nguyên tử, diễn ra tại Hà Nội.

Một trong những người tham gia phiên họp này là ông Andrei Stankevich, đại diện của Rosatom tại Việt Nam. Ông Andrei Stankevich nói:

“Trong bất cứ xã hội nào cũng có những người bị ám ảnh hạt nhân. Con người nói chung có xu hướng lo sợ những gì không thể nhìn thấy hoặc không sờ mó được. Đối với bức xạ nhiều người có thái độ như vậy.

Thỏa thuận về việc Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam đã được ký kết trước khi xảy ra thảm kịch tại Fukushima (Nhật Bản), là nhà máy điện hạt nhân đã khá cũ. Khi ấy, thái độ đối với năng lượng hạt nhân là khá thuận lợi. Sau đó, tai nạn ở Nhật Bản khiến cho nỗi ám ảnh hạt nhân bùng nổ trên toàn thế giới. Nhưng qua thời gian, nỗi lo sợ dần dần nguội đi, đặc biệt là khi tất cả các nhà máy điện hạt nhân đã được cải thiện an toàn. Trên khắp thế giới đã thừa nhận tính ưu việt của nhà máy điện hạt nhân. Nhưng nỗi ám ảnh hạt nhân vẫn còn hiện hữu, kể cả ở Việt Nam. Cần phải đấu tranh chống sự ám ảnh này và thúc đẩy lợi ích của năng lượng hạt nhân.”

Ở Việt Nam, nhiệm vụ này được thực hiện bởi Trung tâm Thông tin Rosatom, thành lập hơn hai năm trước đây tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Trung tâm được trang bị các công nghệ mới nhất, cho khách đến thăm một cái nhìn toàn cảnh về các thiết bị của nhà máy điện hạt nhân và chương trình giới thiệu điện hạt nhân bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Đã có hơn 30 nghìn người đến thăm trung tâm này. Nhân viên trung tâm đã nhiều lần tổ chức hội thảo về hoạt động của Rosatom dành cho các chuyên gia Việt Nam và đại diện truyền thông trong nước.

Bây giờ, công việc không còn mang tính giai đoạn mà đã trở nên thường xuyên. Theo biên bản ghi nhớ được ký kết bởi Rosatom và Cơ quan năng lượng nguyên tử Việt Nam, hai bên sẽ phối hợp thúc đẩy năng lượng hạt nhân, nhằm nâng cao nhận thức của công chúng Việt Nam về ưu thế của nguồn năng lượng này. Ông Andrey Stankevich nói:

“Phía Nga sẽ gửi đến Việt Nam các chuyên gia lớn nhất trong nước để tiến hành hội thảo với đại diện các phương tiện truyền thông Việt Nam. Bởi vì không phải những ai viết về chủ đề hạt nhân cũng thành thạo về ngành này. Cũng có những nhà báo bị ám ảnh hạt nhân. Trung tâm sẽ tổ chức các chuyên đề dành riêng cho họ. Ngoài ra, sẽ tổ chức các chuyến đi thăm nhà máy điện hạt nhân của LB Nga dành cho đại diện các phương tiện truyền thông Việt Nam. Du khách có thể tận mắt chứng kiến sự an toàn trong hoạt động của nhà máy điện hạt nhân và tình trạng hoàn hảo của môi trường xung quanh.”

Vị khách tham gia chương trình của chúng tôi khẳng định rằng việc thực hiện kế hoạch này sẽ tăng cường đáng kể khả năng chấp nhận điện hạt nhân trong xã hội Việt Nam.
nguồn ruvr. ru
 

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
Em à triển vọng thì triển vọng thật đấy!!! Nhưng chẳng biết người mình quản lý có chắc tay không??? chỉ sợ suy nghĩ đơn giản một chút thôi, là gây tai họa ngay...Bài học nhãn tiền còn đang hiển hiện trước mặt em ạ!!! Hi vọng mọi thứ sẽ luôn ổn thỏa...
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
заблокированный пользователь
“Phía Nga sẽ gửi đến Việt Nam các chuyên gia lớn nhất trong nước để tiến hành hội thảo với đại diện các phương tiện truyền thông Việt Nam. Bởi vì không phải những ai viết về chủ đề hạt nhân cũng thành thạo về ngành này... "


Tháng 4.2014 masha vinh dự được tháp tùng một chuyên gia những…33 tuổi, là канд. техн. наук Кr… М.А. sang VN thuyết trình về nhà máy điện hạt nhân cho mấy trường ĐH ở Hà Nội. Không hiểu do thoả thuận ban đầu thế nào đó mà ông này lại đi thuyết trình ở các trường ĐH theo ngạch xây dựng trong khi ông ta là chuyên gia về vật lý hạt nhân, cái phần ông ta thạo thì mọi người chẳng hỏi, toàn hỏi về kết cấu lò phản ứng, lớp bêtông bao lò phản ứng (hình gì, dày bao nhiêu, đặt cốt thép thế nào v.v…) khiến ông ta bí. Đã thế lại còn bày đặt thuyết trình bằng tiếng Anh, đến là khổ, masha bèn bảo: “Phần lớn GV ở đây thạo tiếng Nga đấy, ông nói tiếng Nga đi!”, thế là ông ta nhẹ cả người. Rồi bên ta chán quá, mua tua du lịch Hạ Long – Tuần Châu – Yên Tử 3 ngày để masha dẫn ông ta đi chơi cho hết đợt công tác. Cuối cùng thì chỉ có masha được lợi vì ông này…như sư luôn (ăn chay, phải đặt món chay cho ông ta), đi tham quan về chỉ thích nằm nhà đọc sách, còn masha được 3 ngày ăn-chơi miễn phí. Về đến Hà Nội ông ấy bảo: “Hoá ra là cô được đi chơi nhiều hơn tôi!”, masha mới bảo rằng: “Вы что, мне завидуете? Не расходуйте зря ваших чувств, вы – почти монах, вам земные блага всё равно не понятны!”.
 
Top