Hợp Tác Kinh Tế

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Chuyện thật như đùa!!!

Thật 100% đấy, không đùa tí nào đâu! Các vị tuổi đáng kính thất vọng vì vị chuyên gia này trẻ quá mà lại không đúng chuyên ngành (điều họ quan tâm là liệu phía VN có được tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân không), họ nghe một lúc rồi chuồn, thế là phải kêu gọi các thầy cô trẻ ngồi nghe và tích cực hỏi cho vị chuyên gia đỡ mất hứng.

Hình như phía Việt Nam cũng được tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân, cụ thể là xây…hàng rào bảo vệ nhà máy.
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Tớ đã từng nghe chuyện các bác lãnh đạo nhà mình mời chuyên gia 1 lĩnh vực, nhưng khi ông ta đến lại hỏi về chuyên ngành khác mà ông ta ko nghiên cứu. Không biết lúc thoả thuận các bác lãnh đạo hay phiên dịch nhà mình có hiểu đúng ý nhau ko hay có ý gì khác mà bắt tội nhà khoa học. Thế mới bảo chuyện tưởng đùa mà lại thành thật.
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

© Collage: Voice of Russia

Tập đoàn "Rosatom" có ba dự án ở Việt Nam.

Dự án lớn nhất là xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước này trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Dự án đang trong giai đoạn thỏa thuận. Tuy nhiên, kinh nghiệm của Nga cho thấy rằng ở bất cứ nước nào, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải được bắt đầu từ việc lập ra một trung tâm thông tin. Và IAEA hoàn toàn đồng ý với điều này. Nhiệm vụ của trung tâm là giúp người dân địa phương phát triển thái độ tích cực đối với năng lượng hạt nhân, không thỏa hiệp với sự bịa đặt vô căn cứ về nguy cơ của điện hạt nhân với con người và môi trường. Ở Nga có 16 trung tâm như vậy. Ở Việt Nam, trung tâm này được thành lập cách đây hai năm, trên lãnh thổ của Đại học Bách khoa Hà Nội, đến nay đã có hơn 30 000 lượt khách đến thăm.

Dự án thứ ba là thành lập tại Việt Nam Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân. Cơ sở này rất cần thiết để Việt Nam không chỉ là địa bàn mà các nước khác đến xây dựng nhà máy điện hạt nhân, mà là một đất nước có khả năng vận hành các nhà máy đó mộ cách độc lập. Trung tâm này sẽ cho phép đất nước tự chủ vận hành nhà máy điện hạt nhân do Nga, Nhật Bản và các nước khác xây dựng. Hơn nữa, Nhật Bản đã cam kết xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ hai cho Việt Nam, nhưng không có ý định thành lập một trung tâm như vậy. Là đối tác lâu năm của Việt Nam, Nga không chỉ đem kỹ thuật của mình cho nước cộng hòa này, mà còn nâng cao trình độ khoa học, công nghệ và giáo dục cho các chuyên gia Việt Nam, để họ có thể hoạt động tại mọi cơ sở hạt nhân của đất nước. Đại diện "Rosatom" tại Việt Nam, ông Andrey Stankevich cho biết:

“Các bên đã nhất trí về khái niệm Trung tâm. Đây sẽ là tổ hợp các phòng thí nghiệm nghiên cứu nằm xung quanh các lò phản ứng nghiên cứu. Một trong những lò phản ứng như vậy đã có ở Việt Nam, cụ thể là tại Đà Lạt. Đây là trung tâm do người Mỹ xây dựng, có công suất rất thấp - 250 KW. Sau giải phóng, các chuyên gia Nga đã nâng cấp và tăng công suất lên gấp đôi. Hiện nay trung tâm đang hoạt động thành công, thực hiện các thí nghiệm với sự tham gia của các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu hạt nhân Việt Nam. Tuy nhiên công suất vẫn còn thấp.”

Tại trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân của "Rosatom", các chuyên gia có kế hoạch lắp đặt một lò phản ứng mạnh hơn nhiều – 10 MW. Cơ sở này sẽ không chỉ tập trung vào năng lượng hạt nhân, mà còn hướng đến khoa học hạt nhân và công nghệ hạt nhân. Nói cách khác là sử dụng năng lượng hạt nhân không chỉ trong lĩnh vực năng lượng. Chẳng hạn, ở đây sẽ thực hiện nghiên cứu về khoa học vật liệu, phát triển vật liệu tổng hợp mới. Ví dụ, chế tạo chất technetium, được sử dụng rộng rãi trong y học: cho các nghiên cứu về não, tim, phổi, máu, xương, để chẩn đoán khối u. Còn muối axit technetium có đặc tính chống ăn mòn rất tốt, là chất ức chế ăn mòn hiệu quả nhất đối với sắt, thép. Các vật liệu đó cần thiết cho tất cả các nước, nhưng không phải ai cũng có đủ khả năng để sản xuất ra chúng. Trung tâm do "Rosatom" xây dựng tại Việt Nam sẽ sản xuất khối lượng đủ cho y học hạt nhân quốc gia, cũng như để xuất khẩu.

Bây giờ "Rosatom" và các đối tác tại Việt Nam đang lựa chọn địa điểm để xây dựng Trung tâm. Xuất phát từ thực tế rằng Trung tâm phải gần các cơ sở công nghiệp sử dụng công nghệ hạt nhân và thuận tiện cho việc đi đến và bố trí nơi ở cho các nhà khoa học từ các khu vực và các nước khác. Đã có một số lựa chọn và hiện đang nghiên cứu tính khả thi. Công việc này sẽ không kéo dài: Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân tại Việt Nam phải được thành lập trước khi đưa vào vận hành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Và, tất nhiên, các nhà vận hành lò phản ứng nghiên cứu của Trung tâm sẽ phát triển kỹ năng hữu ích cho hoạt động của các lò phản ứng công nghiệp tại Ninh Thuận.
Nguồn ruvr. Ru
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Tập đoàn "Rosatom" có ba dự án ở Việt Nam.
Dự án lớn nhất là xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước này trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Dự án đang trong giai đoạn thỏa thuận.....
Về dự án NMĐHN Ninh Thuận tôi có chút "dính líu":
Hơn 3 năm trước tôi có tham gia dịch các tài liệu kỹ thuật về công nghệ hạt nhân của Nga và dự trù kinh phí Nhà máy Ninh Thuận do TĐ "Rosatom" đệ trình phía VN để thống nhất trước khi Tổng thống Medvedev sang Hà Nội ký Hợp đồng chính thức.
Trong đó có bộ Clide (phim hình) giới thiệu về năng lượng nguyên tử khá thú vị, nay nó được dùng để chiếu cho khách tham quan Trung tâm Năng lượng nguyên tử tại Hà Nội (trên địa bàn trường ĐHBK Hà Nội). Nếu mọi người quan tâm tôi sẽ đăng ở đây?
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Theo Hiệp định giữa VN và LB Nga ký tháng 11 năm 2011 thì lịch trình xây dựng NMĐHN Ninh Thuận 1 như sau:
GĐ 1: Từ 2012 đến cuối 2014 (đầu 2015) là giai đoạn chuẩn bị, những công việc chính:
- Thông tin về năng lượng hạt nhân cho nhân dân hiểu sự cần thiết và lợi ích. Để làm việc này, phía Nga sẽ xây dựng «TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP HẠT NHÂN Việt Nam».
- Giải phóng mặt bằng, đền bù và tái định cư cho dân vùng sẽ xây dựng.
- Khảo sát địa tầng lần cuối, làm các công tác chuẩn bị xây dựng.
GĐ 2; Từ 2015 đến 2021; xây dựng 2 tổ máy
Năm 2021: chạy thử và đưa vào hoạt động thương mại.

Đến nay thì công việc của GĐ 1 có phát sinh: Nếp đứt địa tầng vùng dự định đặt nhà máy cần điều tra cụ thể hơn (Năm trước tôi có dịch mấy chục trang về vấn đề này, vì tôi không là dân trong ngành nên bản dịch có 1 bác TS Địa chất xem lại), Vì vậy GĐ 1 bị chậm trể.
Riêng Trung tâm Thông tin, do TĐ Rosatom chịu trách nhiệm kỹ thuật, trang thiết bị và kinh phí, thì đã xây dựng ở ĐHBK Hà Nội. Gần một nửa trong số gần 200 trang dịch năm 2011 xin đăng lên đây 2 phần:
P.1: Giới thiệu về Trung tâm TTCNHN Việt Nam
P.2: Vài hiểu biết phổ thông về "Thế giới năng lượng hạt nhân".

Mở đầu
Trên thực tế, để chính thức bắt tay vào xây dựng, các nước trên thế giới thường phải mất 6-7 năm chuẩn bị, còn Việt Nam sẽ chuẩn bị trong 4,5 năm. Đó là các công việc cốt lõi như: 1. Giáo dục hiểu biết về năng lượng hạt nhân (NLHN) cho các tầng lớp nhân dân (không có sự ủng hộ đó thì không có NMĐHN nào có thể tồn tại lâu dài); 2. Đào tạo đội ngũ chuyên gia và cán bộ tương ứng với công nghệ áp dụng cho từng NMĐHN; 3. Các biên pháp huy động đầu tư tài chính... và các công tác thủ tục khác
Để thực hiện việc đầu tiên là Giáo dục hiểu biết về NLHN, trước hết cần phải xây dựng "Trung tâm Thông tin Năng lượng hạt nhân" (TTTT NLHN). Ở Việt Nam, từ nay đế cuối năm 2014, TTTT NLHN sẽ được xây dựng dưới sự bảo trợ của Tổng Công ty Quốc gia “Rosatom”. (Hiện nay ở LB Nga các trung tâm TT như vậy hoạt động tại các thành phố Tomsk, Maxcơva, Voronesh, Rostov trên sông Đông, Kaliningrad, Murmansk. Trong năm 2010 có kế hoạch mở các trung tâm ở Tver, Novgorod Hạ, Irkutsk, và Kursk.

Các hình ảnh chính về
«TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP HẠT NHÂN Việt Nam»

(theo kế hoạch sẽ được khánh thành tại VN vào cuối năm 2014. Đó là tổ hợp truyền thông đa chức năng, áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất, và được đánh giá rất cao trên thế giới. Một sự kiện minh họa:tháng 2 năm 2010, tại Hội nghị Quốc tế «PIME» các Trung tâm thông tin NLHN của LB Nga được công nhận là đề án truyền thông tốt nhất trong ngành công nghiệp hạt nhân thế giới).

• Để thực hiện thành công kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam cần phải có sự hỗ trợ đông đảo của nhiều tầng lớp công chúng trong nước và quốc tế;
• Các vật phẩm trưng bày tại trung tâm dành cho mọi người ở các độ tuổi và tầng lớp xã hội khác nhau;
• Trung tâm thông tin tham gia thực hiện các dự án tích cực trong kinh tế xã hội, trong các ngành công nghiệp và các hội nghị kinh doanh, hội thảo, chương trình đào tạo, hội họp.​
--------------------------------------------------------------------
Giải pháp kiến trúc:

• Tổng diện tích: 2.000 mét vuông (5 tầng), 2 thang máy,
• bắt đầu xem trưng bày: từ tầng 2 hoặc tầng 4.
--------------------------------------------------------------
Sơ đồ quy hoạch. Tầng 1
• Nơi đón khách, sổ lưu niệm;
• Bàn chia các tài liệu giới thiệu (tờ rơi, bưu thiếp, các tập quảng cáo);
• Màn hình lớn với các số liệu về tình hình bức xạ.
----------------------------------------------------------------
• 2 tủ với nhiều Multitouch-màn hình đa cảm ứng: hướng dẫn tham quan trung tâm;
• Nơi lưu trữ tài liệu sách báo và phim ảnh.
----------------------------------------------------------------
• quầy hàng lưu niệm;
• Màn hình banner "Khách của chúng tôi";
• Ở trung tâm là khoang thông suốt cả 4 tầng để đặt mô hình lò phản ứng với những hộp đựng bó các thanh nhiên liệu TVEL. Ở tầng 1 có trổ một cửa để vào phía trong của mô hình thân lò phản ứng.
-----------------------------------------------------------------------
Phòng điểm tâm:
• Tuyến phục vụ giao thức ăn, đồ uống,
• Máy tự động cho khách tự phục vụ (đồ uống, túi ăn trưa),
• Bàn ghế.
--------------------------------------------------------------------

Tầng 2. Phòng số 1. Điện hạt nhân trên thế giới

• Panno giới thiệu và bản đồ trên sàn “Những nhà máy điện hạt nhân trên thế giới, tổng công suất, các dự án có triển vọng, giá thành kW/h”.
--------------------------------------------------------------------

• Mô hình động "Nguyên tắc vận hành của nhà máy điện "
• Nhiệm vụ của mô hình: trình bày trực quan nguyên lý vận hành của một nhà máy điện bất kỳ.
• Mô hình gồm một mô phỏng bình nhiên liệu đốt cháy, một ấm đun nước có tín hiệu âm thanh, bản sao tua bin và máy phát điện và bóng đèn. Khi bật công tắc mô hình, đèn tín hiệu dưới ấm đun sáng (nhiên liệu cháy), tín hiệu âm thanh làm việc, hơi nước được tích đủ để quay tua bin, diode phát quang của máy phát điện làm việc và bóng đèn sáng.
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор

• Panno “Các loại hình sản xuất điện năng”;
• Mô hình so sánh “Các loại nhiên liệu và công suất năng lượng của chúng”;
• Bảng điều khiển: sự ra mắt NMĐHN Việt Nam;
• Đồ thị “Các hậu quả sinh thái và rủi ro của các loại năng lượng”.
----------------------------------------------------------------------

Sơ đồ quy hoạch. Tầng 2.
---------------------------------------------------------------------------

Phòng số 2. Việt Nam: nhu cầu về điện năng.
• Bản đồ trên sàn "Việt Nam: địa lý, kinh tế, quan hệ kinh tế quốc tế":
• Tấm bản đồ Việt Nam trên sàn được đặt trong một hộp kính có chiếu sáng đặc biệt, đậy bằng loại kính chống va chạm và có thể bước đi trên nó. Cảnh quan được đắp nổi, các thành phố được đánh dấu bằng biểu tượng, trong các hộp trang trí kiểu dân gian đặt mô hình sản phẩm sản xuất hoặc khai thác ở các tỉnh của Việt Nam, và các mặt hàng xuất khẩu.
--------------------------------------------------------------

Mô hình tổng thể "NMĐHN đầu tiên ở Việt Nam":
• Những đặc điểm cấu trúc của NMĐHN;
• Các giai đoạn trong chu kỳ hoạt động.
--------------------------------------------------------------------------

Sơ đồ quy hoạch. Tầng 3
-----------------------------------------------------------------------------
Phòng số 3. Bức xạ và phóng xạ
• Mô hình "Tỷ trọng mức độ bức xạ trong cơ thể con người"
------------------------------------------------------------------

• Mô phỏng “Phóng xạ tự nhiên" với các dữ liệu số:
Mô hình kiến trúc cảnh quan với các mặt cắt: dãy núi (phóng xạ tự nhiên, bức xạ vũ trụ), nhà ở (dụng cụ điện gia đình), tấm đá granite ở gần nhà (phóng xạ của vật liệu xây dựng), một người đang tắm nắng (phóng xạ mặt trời).
--------------------------------------------------------------------
• Mô hình "Máy đo phóng xạ" thể hiện tính phóng xạ của các vật liệu tự nhiên và xây dựng:
(granite từ các nơi khác nhau, quặng uranium cấp thấp, xi măng, gạch, xỉ, gỗ). Máy đo phóng xạ được đặt trên cần đỡ và di chuyển tự do phía trên giá để các vật liệu, phát ra âm thanh cảnh báo. Cường độ và tần số của tín hiệu tương ứng với mức độ phóng xạ của vật liệu.
---------------------------------------------------------------------------

Sơ đồ quy hoạch. Tầng 3
------------------------------------------------------------------------------

• Mô hình “Chế phẩm nhiên liệu hạt nhân”: Mô hình hộp đựng bó các thanh nhiên liệu TVEL, các thanh nhiên liệu.
-------------------------------------------------------------------
 

Attachments

  • ИЦ атом.энерг 12.JPG
    ИЦ атом.энерг 12.JPG
    71.8 KB · Đọc: 411

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Sơ đồ quy hoạch. Tầng 4
Cơ sở Vật lý hạt nhân:

-------------------------------------------------------------------------
Phòng số 5. Cơ sở Vật lý hạt nhân. Các nghề trong NMĐHN
• Mô hình “Trung tâm điều khiển NMĐHN”:
phòng máy, bảng nemo ghi nhớ với các chỉ số làm việc của các thanh kiểm soát. Từ bảng điều khiển, du khách có thể điều hành chế độ làm việc kênh Hệ thống Điều khiển và Bảo vệ (CPS): tăng thêm công suất – loại trừ phóng xạ - dừng các lò phản ứng.
----------------------------------------------------------------------
• Mô hình người giả “Các ngành nghề trong NMĐHN”: kỹ sư thiết kế (trong văn phòng), thợ xây dựng, thợ hàn (trước panno-foto của cần cẩu, trên các điểm xây dựng), lái xe (trước panno-foto của xe tải), nhân viên phòng máy, bác sĩ.
------------------------------------------------------------
• panno “Chân dung các nhà khoa học nổi tiếng” với chi tiết các phát hiện khoa học của họ;
• panno "Tia alfa, beta, gamma”, các phương pháp bảo vệ;
• panno "NMĐHN là sản phẩm của thiết kế quân sự”. Lò phản ứng đầu tiên dưới sân vận động của Đại học Chicago, các NMĐHN đầu tiên (Obninsk - LB Nga, Calder Hall - Anh). Việc sử dụng bom nguyên tử (Hiroshima, Nagasaki), các thử nghiệm lớn nhất về đầu đạn nguyên tử;
• bảng “Vũ khí hạt nhân là công cụ bảo đảm hòa bình toàn cầu”;
• panno "Các kiểu lò phản ứng nguyên tử" nước-nước nhẹ, graphit-nước, nước nặng, graphit-khí, bè nguyên tử, NMNĐHNN (nhà máy nhiệt điện hạt nhân nổi);
• panno “Những nghiên cứu hiện đại": lò phản ứng NN (notron nhanh), hạt nhân nhiệt hạch, LHC (Large Hadron Collider);
---------------------------------------------------------------------

Phòng số 6. Trung tâm Thông tin Năng lượng nguyên tử
Trung tâm thông tin năng lượng nguyên tử là một phòng chiếu đa phương tiện hiện đại, kết hợp máy chiếu 3D, đồ họa máy tính và hoạt hình, âm thanh stereo và màn hình cá nhân. Trung tâm làm quen du khách với các kiến thức cơ bản về vật lý, khoa học tự nhiên, năng lượng, bao gồm cả hạt nhân.
Chương trình của trung tâm có tính đến khán giả với các độ tuổi và trình độ học vấn khác nhau.
--------------------------------------------------------------------

Tầng 5. Trung tâm doanh nghịêp
• Các phòng hội nghị với 50 – 200 chổ ngồi.
-----------------------------------------------------------------------------

• Các phòng hội nghị với 50 – 200 chổ ngồi.
----------------------------------------------------------------------

• Phòng VIP, khu dành cho đàm luận.
----------------------------------------------------------------------------

Những Trung tâm Thông tin Năng lượng nguyên tử tại LB Nga
• Các Trung tâm thông tin năng lượng nguyên tử là những tổ hợp truyền thông đa chức năng, có nhiệm vụ giáo dục nhân dân về các vấn đề sử dụng năng lượng nguyên tử.
• Các Trung tâm được thành lập dưới sự bảo trợ của Tổng Công ty Quốc gia “Rosatom” tại thủ đô những vùng đang xây dựng hoặc đang vận hành các cơ sở của ngành công nghiệp hạt nhân.
• Hiện nay các trung tâm làm việc tại Tomsk, Maxcova, Voronesh, Rostov trên sông Đông, Kaliningrad, Murmansk. Trong năm 2010 có kế hoạch mở các trung tâm ở Tver, Novgorod Hạ, Irkutsk, và Kursk.
---------------------------------------------------------------------

• Trung tâm thông tin là một phòng chiếu công nghệ cao, kết hợp màn chiếu 3D toàn cảnh, đồ họa máy tính và hoạt hình, âm thanh stereo, bàn điều khiển tương tác và màn hình cá nhân;
• Chương trình cơ bản của Trung tâm thông tin là 45 phút phim video ở thể loại kịch ảo “Thế giới năng lượng nguyên tử”.

P.S. Một số từ trong bản dịch văn bản đánh máy sang tiếng Việt có thể khác chút ít so với trên ảnh sau khi đã được ghép chữ tiếng Nga
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор

Vài hiểu biết phổ thông về "Thế giới năng lượng hạt nhân"
Chương trình cơ bản của Trung tâm TTHN là 45 phút phim kịch ảo, giáo sư Vật lý hạt nhân cùng du khách trên con tàu tham quan những thành tựu của thế giới và LB Nga về chinh phục hạt nhân. Dưới dạng hỏi - đáp, với cách lý giải đơn giản và thú vị, kết hợp với các trò chơi, những kiến thức cơ bản về Vật lý hạt nhân đã trở thành phổ cập cho mọi người. Xin lược trích ở đây kịch bản để các bạn xem cho vui (tháng trước phim đã gửi đi lồng tiếng ở Đài TH Hà Nội ).

Về sự cần thiết và ưu điểm của năng lượng hạt nhân.
- Thưa Giáo sư, tại sao vấn đề năng lượng trở thành bức xúc trong xã hội hiện nay như vậy?
- Cuộc sống càng phát triển, không kể các nhu cầu công nghiệp, những người bình thường nhất trong sinh hoạt gia đình hàng ngày tiêu dùng rất nhiều năng lượng. Các máy vô tuyến truyền hình, tủ lạnh và máy giặt gia dụng của chúng ta "ngốn" năng lượng điện gần tương đương với tất cả các nhà máy trên toàn thế giới cộng lại.
Tất nhiên, để có năng lượng ta có thể dùng than đá, dầu mỏ và khí đốt. Tuy nhiên, các nguồn nhiên liệu này cũng hạn chế, dự trữ của chúng đang cạn dần. Dầu, khí đốt và than đến một lúc nào đó cũng sẽ hết. Ngoài ra, từ chúng có thể làm được rất nhiều vật hữu ích như thuốc y tế, phân bón hoặc nhựa. Cũng thật là tiếc khi đốt hết những vật có ích như vậy.


- Nhưng ngoài chúng ra, trên Trái đất còn có các nguồn năng lượng vô tận khác như sức gió, năng lượng mặt trời, thủy triều. Các trạm làm việc bằng các nguồn năng lượng này có thể xây dựng khắp nơi trên thế giới. Chúng không làm ô nhiễm thiên nhiên và cũng không tiêu phí các nhiên liệu đáng giá trong công nghiệp, vậy thì có cấp thiết cần sử dụng năng lượng hạt nhân nguyên tử như hiện nay không?
- Bạn suy nghĩ hoàn toàn chính xác. Năng lượng mặt trời và sức gió là vô tận. Nhưng hiện nay, tỷ lệ năng lượng được sản xuất từ các nguồn như vậy là rất nhỏ. Và hầu như không thể trông chờ sự gia tăng của chúng trong tương lai. Bởi vì để đáp ứng đủ nhu cầu toàn xã hội mà chỉ dùng năng lượng mặt trời và sức gió thì chúng ta phải bố trí chồng chất các tua bin gió và tấm pin mặt trời trên nhiều khu vực rộng lớn, và cần phải chi phí nhiều tiền của.

- Xin GS cho biết mức độ sử dụng năng lượng điện hạt nhân trên thếi giới và ở nước Nga?
- Bạn hãy tưởng tượng xem, chỉ mới 50 năm trước đây, các nhà máy điện hạt nhân chỉ sản xuất chưa được một phần trăm tất cả khối lượng năng lượng điện sản xuất trên thế giới. Đến ngày hôm nay con số này đã là mười lăm phần trăm và trong những năm tới nó sẽ được tăng thêm nhiều hơn nữa.
Ở nước Nga tỷ lệ năng lượng điện do tất cả các nhà máy điện hạt nhân sản xuất ra hiện nay chiếm khoảng mười sáu phần trăm. Ở vùng trung tâm nước Nga các nhà máy điện hạt nhân đảm nhận sản xuất gần một phần ba lượng điện trong khu vực, ở vùng Tây Bắc tỷ lệ này còn cao hơn, chiếm gần một nửa tổng số !.
Điều này có nghĩa là, giả sử các nhà máy điện hạt nhân đột nhiên ngừng làm việc thi trên toàn nước Nga cứ sáu bóng đèn có một cái sẽ ngừng tỏa sáng. Còn chẳng hạn như ở thành phố Saint Petersburg thì một nửa số bóng đèn sẽ tắt.


- Có thể hình dung cụ thể các ưu thế của năng lượng hạt nhân được không?
- Những chất được sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân, chủ yếu là uran, cũng được gọi là nhiên liệu. So với các loại nhiên liệu khác thì nhiên liệu hạt nhân tiết kiệm và hiệu quả hơn. Từ một kilogram uran được làm giàu có thể nhận được năng lượng tương đương với năng lượng thu được từ một toa tàu chất đầy than đá hoặc một sitéc chở đầy dầu.
Ta thử lấy nhà máy điện với công suất sản xuất một triệu kilowatt trong một giờ để làm ví dụ. Để duy trì hoạt động bình thường, một nhà máy như vậy hàng năm cần dùng, hoặc ba triệu tấn than đá, hoặc ba mươi tấn nhiên liệu hạt nhân. Trong trường hợp thứ nhất, mỗi ngày cần vài đoàn tàu xe lửa chở than đá cung cấp cho nhà máy, trong trường hợp thứ hai thì chỉ cần một vài toa tàu nhiên liệu hạt nhân là đã đủ dùng cho cả một năm.
Còn một ưu thế nữa của nhiên liệu hạt nhân, đó là trữ lượng của nó. Trữ lượng nhiên liệu hạt nhân trên quả đất có thể đủ dùng cho loài người nhiều ngàn năm. Nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng sau khi phục hồi có thể sử dụng lại được, và việc tái sữ dụng không chỉ một lần!. Đó chính là lý do tại sao các nước quan tâm đến việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên sử dụng nhiều năng lượng hạt nhân!.
Và thêm nữa, nhà máy điện hạt nhân gây ô nhiễm thiên nhiên ít hơn, bởi vì sau khi làm việc các nhiên liệu hạt nhân không thải gì vào không khí. Để nhận được năng lượng từ dầu mỏ, than đá hay khí đốt, ta cần phải đốt chúng. Lúc đó trong không khí tích tụ những đám mây khói đặc đen và chất thải nguy hại, trong đó có cả các chất phóng xạ. Thận chí ngay cả năng lượng thủy điện cũng không thể tránh khỏi tác hại gây cho môi trường sinh thái. Trong hoạt động của nhà máy điện hạt nhân, mọi chất độc hại, nguy hiểm nằm lại trong bản thân nhiên liệu, và chúng không phát tán ra môi trường xung quanh.


Về nhiên liệu dùng cho NMĐHN.
- Làm thế nào để nhận được năng lượng điện hạt nhân?
- Lò phản ứng hạt nhân và nhà máy điện hạt nhân là những công trình có cấu trúc kỹ thuật phức tạp. Khác với than đá, uran không thể đơn giản đào từ đất lên, ném vào lò đốt cháy và nhận được điện ngay. Quá trình thu nhận năng lượng hạt nhân gồm nhiều giai đoạn và chúng được gọi là chu trình nhiên liệu hạt nhân.
Trong giai đoạn đầu quặng uran khai thác từ các nguồn được chở đến nhà máy. Ở nhà máy, từ các quặng uran người ta chiết xuất ra nhiên liệu hạt nhân, và sau đó chúng được vận chuyển đến các nhà máy điện hạt nhân. Ở giai đoạn tiếp theo nhiên liệu được sử dụng trong lò phản ứng hạt nhân để tạo ra năng lượng điện. Từ trước thời điểm này thì công việc ở nhà máy điện hạt nhân cũng tương tự như công việc của các nhà máy điện khác. Nhưng tiếp theo thì quy trình sẽ bắt đầu khác hoàn toàn. Ở giai đoạn cuối cùng nhiên liệu đã qua sữ dụng sẽ không loại bỏ như tro từ than đá hay các chất thải khác, mà chúng được đóng gói trong những container đặc biệt và chuyển đến kho bảo quản tạm thời.


- Ta sẽ làm gì với những container chứa nhiên liệu đã qua sử dụng này?
- Hiện nay hầu hết các nước trên thế giới sử dụng chu kỳ nhiên liệu hạt nhân mở. Có nghĩa là, nhiên liệu hạt nhân đã qua sữ dụng được chuyển đến lưu giữ ở một hầm chứa đặc biệt Thế nhưng tương lai sẽ dành cho chu trình hạt nhân kín, có nghĩa là nhiên liệu hạt nhân đã qua sữ dụng được tái chế và có thể sử dụng thêm một lần nữa. Quá trình này có thể so sánh với việc thu nhặt các loại giấy vụn hoặc kim loại phế liệu.
Liên bang Nga có công nghệ tiên tiến nhất thế giới để tái chế nhiên liệu hạt nhân đã qua sữ dụng và kinh nghiệm độc đáo trong việc chế tạo các lò phản ứng hoạt động bằng các loại nhiên liệu như vậy. Những công nghệ này cho phép chúng ta làm cho năng lượng hạt nhân càng an toàn hơn và sạch sinh thái hơn.


- Nghe nói là trước khi sử dụng quặng uran phải được làm giàu. Vậy quá trình này có tốn kém lắm không?
- Cho phép tôi được nói thêm là, quy trình làm giàu uran không có quan hệ dính líu gì với tiền bạc cả Thực chất vấn đề là uran tự nhiên được tạo thành từ các chất đồng vị khác nhau Đồng vị - đó là các dạng khác nhau của cùng một nguyên tố hóa học nhưng khối lương nguyên tử không giống nhau. Nói nôm na, sự khác biệt này gần giống như trường hợp quả táo, tất cả đều là táo nhưng từng loại táo thì khác nhau về kích thước, vị ngon và hương thơm.
Về mặt công nghệ, để sản xuất nhiên liệu hạt nhân ta chỉ có thể sử dụng được một loại nguyên tử uran, đó là uran hai trăm ba mươi lăm. Nhưng trong tự nhiên, chính loại đồng vị này chứa rất ít trong uran, chưa đầy một phần trăm. Để có thể làm nhiên liệu hạt nhân từ uran, tỷ lệ của đồng vị này cần phải tăng lên ít nhất là từ ba đến năm phần trăm. Trong kỹ thuật công việc này được gọi là làm giàu uran.


- Quá trình làm giàu uran diễn ra như thế nào, xin GS cho biết!.
- Để thực hiện việc phân loại các đồng vị của uran ta cần phải sử dụng máy ly tâm. Máy ly tâm là một thiết bị đặc biệt với một trống quay rất nhanh, tựa như trong máy giặt mà bạn có thể nhìn thấy.
Khi làm việc, trong buồng máy ly tâm quay, dòng khí uran được gia tăng tốc độ theo vòng tròn. Trong đó, các đồng vị nặng của khí uran bắn ra nằm ở thành trống, còn những đồng vị nhẹ hơn thì tích tụ lại xung quanh trục của hình trụ. Các máy ly tâm quay với tốc độ tuyệt vời, đến một ngàn vòng trong một giây. Giả sử nếu như bây giờ ta tắt động cơ làm chuyển động trống quay thi sau 2 tháng máy ly tâm mới dừng lại !.
Để làm giàu uran công việc phân loại các đồng vị được thực hiện hàng ngàn lần. Ở các nhà máy làm giàu người ta lắp đặt không phải chỉ một máy ly tâm, cũng không phải là mười máy, mà là hàng trăm ngàn chiếc. Chỉ tính chiều dài thôi thì các nhà xưỡng này dài đến 1 cây số. Cho nên, nếu chúng ta cứ tiếp tục lấy máy giặt để so sánh thì không sao có thể tưởng tượng nỗi một phòng giặt ủi vĩ đại với hàng triệu chiếc máy giặt.


Về thanh nhiên liệu.
- Thưa GS, có phải uran đã làm giàu sẽ cho luôn vào lò phản ứng để "đun" nồi hơi?
- Trong giai đoạn tiếp theo uran sau khi đã làm giàu được chuyển thành dạng bột. Từ các bột này chúng ta chế tạo những viên uran. Chính các viên uran này sẽ được dùng trong các lò phản ứng hạt nhân.
Một viên uran như thế chỉ có trọng lượng khoảng bốn gờ-ram rưỡi và đường kính nhỏ hơn cái đê bọc khi khâu vá, nhưng có thể cho ta một lượng năng lượng nhiều bằng tổng cộng năng lượng nhận được khi chúng ta đốt ba trăm sáu mươi mét khối khí đốt, hoặc bốn trăm kilogran than đá. Sáu viên uran bé tý xíu như thế có tổng cộng trọng lượng khoảng gần ba mươi gờ-ram là đủ để sưởi ấm căn hộ của bạn trong suốt cả một năm!
Rất dễ hiễu là một viên uran cỏn con như thế là quá nhỏ để chất đầy buồng của một lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân. Trong quá trình sản xuất năng lượng điện trong lò phản ứng hạt nhân cần sử dụng hàng ngàn viên uran như thế cùng một lúc. Không khó lắm để có thể tưởng tượng được bao nhiêu năng lượng được sản xuất ra trong một lò phản ứng hạt nhân.


- Các viên uran này sẽ cho vào lò phản ứng như thế nào?
- Chúng không thể đổ vào trong lò phản ứng hạt nhân giống như ta thường cho gạo vào nồi nấu cháo. Các viên thành phẩm được đặt vào trong một ống kim loại. Ống này được gọi là thành phần cung cấp nhiệt năng hoặc gọi tắt là "Thanh nhiên liệu" (tiếng Nga la TVEL). Để nạp vào lò phản ứng hạt nhân các thanh nhiên liệu được tập hợp thành một bó khoảng vài chục thanh. Bó các thanh nhiên liệu như vậy được gọi là bộ phát nhiệt hay là bộ cấp nhiên liệu. Chính các bộ phát nhiệt được lắp ráp như thế được nạp vào lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân.

Về nguyên lý làm việc của lò phản ứng hạt nhân.
- Vậy thì chắc nguyên lý hoạt động của lò phản ứng NMĐ hạt nhân khác hẳn so với NM nhiệt điện?
- Nguyên lý cũng khá đơn giản, nó giống như các nồi hơi thông thường khác, biến chuyển nước thành hơi. Sự khác biệt duy nhất là để đun nóng nước ta sử dụng năng lượng phát ra từ phản ứng phân hạch của các nguyên tử uran.
Để xây dựng một nhà máy nhiệt điện với công suất giống như nhà máy điện hạt nhân, chúng ta cần phải xây dựng một lò hơi nước cực lớn, cấu tạo từ hàng ngàn kilômét ống thép. Với sự phát triển của ngành năng lượng hạt nhân, cả cấu trúc khổng lồ đó sẽ được thay thế bằng một lò phản ứng hạt nhân kích thước tương đối gọn gàng.


- Điều gì xảy ra trong lò phản ứng?. Các thanh nhiên liệu "cháy" như thế nào?
- Lò phản ứng hạt nhân có thể gọi là trái tim của nhà máy điện hạt nhân.Sau khi nạp đầy đủ nhiên liệu vào lò phản ứng thì bắt đầu diễn ra phản ứng dây chuyền. Trong thời gian xẩy ra phản ứng dây chuyền các hạt nơtơron tự do sẽ phân chia các hạt nhân nguyên tử uran. Cùng lúc đó năng lượng liên kết các phần tử của hạt nhân với nhau được giải phóng ra.
Thế đấy, trong lực liên kết này tiềm ẩn nguồn năng lượng khổng lồ, làm sôi nước trong lò phản ứng và biến nước thành hơi. Khi phân chia các nguyên tử uran, các hạt nơtơron mới lại được tạo ra. Các hạt nơtơron này tiếp tục phản ứng như vậy cho đến khi không còn nhiên liệu cho phản ứng nữa. Đó là lý do tại sao phản ứng phân hạch hạt nhân của các nguyên tử uran được gọi là phản ứng dây chuyền. Trong quá trình phản ứng này chúng ta chỉ cho phép phân chia một số lượng các nguyên tử uran cần thiết vừa đủ để sản xuất năng lượng điện theo quy định, chứ không nhiều hơn.


- Phản ứng dây chuyền như vậy không có gì kìm lại thì nguy hiểm quá không?
- Để kiểm soát và điều khiển các phản ứng hạt nhân người ta sử dụng những thanh đặc biệt. Nếu thả hoàn toàn các thanh bảo vệ này vào lò phản ứng thì phản ứng hạt nhân sẽ dừng hẳn lại. Các hệ thống này cho phép điều khiển tiến trình của các phản ứng dây chuyền trong lò phản ứng hạt nhân một cách chính xác, và trong trường hợp cần thiết chúng ta có thể dừng phản ứng hoàn toàn.

- Ta sẽ làm gì với nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng?
- Sau từ 5 đến 7 năm làm việc các nhiên liệu hạt nhân mới sẽ trở thành bức xạ hoặc đã dùng hết, khi đó chúng được tải ra khỏi lò phản ứng hạt nhân. Chúng có nhiệt độ rất cao, vì vậy trước khi vận chuyển các nhiên liệu này đi tái chế cần phải bảo quản chúng vài năm trong một bể chứa đặc biệt để cho nhiên liệu thải nguội dần đi.
Sau đó nhiên liệu bức xạ được đặt trong một container có độ bền đặc biệt cao và chuyển đi tái chế hoặc bảo quản. Đoàn tàu chở các container đó di chuyển theo tuyến đường riêng dưới sự giám sát rất nghiêm ngặt. Suốt hơn năm mươi năm vận chuyển nhiên liệu đã qua sử dụng, trên thế giới không xẩy ra trường hợp tai nạn hay sự cố nào có thể dẫn đến rò rỉ phóng xạ ra môi trường xung quanh.
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор

Về phóng xạ và khả năng nhiễm phóng xạ:
- Thưa GS, thông thường khi nói về năng lượng hạt nhân ai cũng đề cập đến phóng xạ. Vậy, xin GS cho biết, dưới nhãn quan khoa học, phóng xạ là gì? Ngoài ra, còn nghe nói rằng có thể bị nhiễm phóng xạ...
- Cho phép tôi trả lời cho câu hỏi bằng câu hỏi: vậy tôi có thể bị nhiễm bởi một tia ánh sáng không? Hay là bởi sức nóng phát ra từ đống lửa? Maria, bởi vì phóng xạ là bức xạ năng lượng và nó không phải là con virus. Bức xạ này được phát ra dưới dạng sóng. Những chất có thể bức xạ sóng có cường độ cao như vậy được gọi là chất phóng xạ. Em thấy đấy, mọi thứ đều rất đơn giản.

- Dù sao chăng nữa, thưa Giáo sư, nhiều người vẫn nghĩ đến phóng xạ như là một hiện tượng nguy hiểm đe dọa cuộc sống của con người. Quan niệm như vậy, có lẽ là do bức xạ không thể nhìn thấy được, còn tác động của nó không nhận biết được.
- Xin đừng quên rằng, phóng xạ cũng là một hiện tượng tự nhiên thông thường, giống như ánh sáng mặt trời hay là từ trường của Trái đất.
Em có biết không, ngay cả cơ thể con người cũng phát ra phóng xạ yếu?. Hóa ra rằng, trong các mô của cơ thể con người thường xuyên có mặt các nguyên tố phóng xạ, và chúng ta không có cách nào để loại bỏ chúng. Hơn nữa, hàng ngày chúng ta tiếp nhân một liều siêu nhỏ phóng xạ cùng với các thức ăn đồ uống. Nhưng dường như không có ai vì thế mà không ăn sáng hay là nhịn ăn trưa cả.

- Thưa GS, hóa ra phóng xạ đã xuất hiện rất lâu rồi, từ trước khi con người xây dựng các nhà máy điện hạt nhân trên Trái đất?
- Tất nhiên!. Phóng xạ tự nhiên tồn tại hàng tỷ năm và có mặt ở khắp mọi nơi. Chúng ta không thể tạo ảnh hưởng đến nó, cũng như chúng ta không thể tác động và gây ảnh hưởng đến động đất hay bình minh và hoàng hôn. Các nhà khoa học ước tính rằng, hai phần ba lượng phóng xạ chúng ta nhận được từ các nguồn tự nhiên, mạnh nhất là từ khí radon tự nhiên. Phần còn lại là khi chúng ta đi khám X-quang ở bệnh viện hay là khi bay trên máy bay. Đương nhiên, có liều lượng phóng xạ chúng ta nhận được do các hoạt động của con người, trong số đó có cả hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân.

- Có nghĩa là, những người sống gần các nhà máy điện hạt nhân nhận được phóng xạ nhiều hơn những người khác?
- Sau hai mươi lăm năm theo dõi không có căn cứ gì để xác nhận. Nhìn chung, có thể nói rằng liều bức xạ con người nhận được từ hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân là rất nhỏ. Con người cũng chưa phát minh ra thiết bị có khả năng đo chính xác lượng phóng xạ đó.
Tất nhiên, đừng nên quên rằng, phóng xạ là vô hại hoặc thậm chí có ích chỉ khi với liều lượng nhỏ. Với số lượng lớn nó có thể nguy hiểm cho cuộc sống con người. Cũng giống như ngọn lửa, lúc đầu có thể giúp ta sưởi ấm, còn sau đó gây bỏng hoặc cháy nếu ta không kịp rút tay lại. Phóng xạ trở nên nguy hiểm khi cường độ bức xạ lớn hơn 60 microrentgen trong một giờ.

Về các biện pháp an ninh ở nhà máy điện hạt nhân.
- Xin Giáo sư nói thêm, có đúng là nhà máy điện hạt nhân liên tục phát ra phóng xạ, ngay cả khi nó làm việc ở chế độ bình thường?
- Nhà máy điện hạt nhân đúng là phát ra phóng xạ liên tục, nhưng các phóng xạ này không thể truyền đi xa hơn vùng hoạt động tích cực của lò phản ứng. Để ngăn chặn phóng xạ lọt ra ngoài ở các nhà máy điện hạt nhân có thiết lập một hệ thống bảo vệ nhiều lớp. Nó cũng như búp bê gỗ matreska gồm nhiều con lồng vào nhau.
Ở trong cùng là con búp bê nhỏ nhất. Đó là viên nhiên liệu, bên trong có chứa uran. Tiếp theo, viên nhiên liệu nằm trong thanh nhiên liệu kim loại. Lớp bảo vệ tiếp theo là vỏ bọc lò phản ứng và hệ thống đường ống dẫn.
Và cuối cùng, lớp bên ngoài là con búp bê lớn nhất. Đó là lớp vỏ bọc bảo vệ kiên cố rất dày bằng bê tông cốt thép. Trong trường hợp có thể xẩy ra nguy hiểm , các thanh bảo vệ đặc biệt sẽ tự động hạ xuống trong lò phản ứng có nhiên liệu để dập tắt phản ứng dây chuyền. Hiện nay tất cả các hệ thống bảo đảm an toàn tại các nhà máy điện hạt nhân đều vân hành tự động, do máy tính điều khiển và không có sự can thiệp của con người.

- Hiện nay, việc bảo đảm an toàn ở các NMĐHN trên thế giới và của LB Nga có gì khác trước?
- Nhìn chung, trong hai thập kỷ qua, tại các nhà máy điện hạt nhân đã thực hiện rất nhiều công tác nhằm tăng cường độ an toàn. Kết quả là, xác suất sự cố ở các nhà máy điện hạt nhân của Liên bang Nga đã được giảm đi cả ngàn lần nữa!. Hiện nay, khi năng lượng hạt nhân đang được phục hồi, nhiều nước trên thế giới đang xây dựng nhà máy điện hạt nhân với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nga và theo công nghệ của Nga.
Hiện nay hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân đã trở nên hoàn hảo tới mức hệ thống an toàn được tập trung vào hướng, sao cho hành động sơ suất của con người không thể phá vỡ sự vận hành của lò phản ứng.

Về NMĐHN nổi, tàu hạt nhân và tàu vũ trụ dùng năng lượng hạt nhân
- Xin Giáo sư cho biết thêm, còn có thể dùng lò phản ứng hạt nhân vào việc gì nữa?
- Một trong những phương án ứng dụng, tôi nghĩ rằng, chúng ta đã biết từ lâu. Đó là tàu phá băng nguyên tử, tuần dương hạm và tàu ngầm hạt nhân. Trên các con tàu đó, thay vào động cơ thông thường người ta lắp lò phản ứng hạt nhân tý hon để cung cấp năng lượng cho chuyển động. Nguồn dự trữ nhiên liệu hạt nhân như vậy đảm bảo cho chúng hoạt động tầu trong vài năm.
Còn nếu lắp lò phản ứng hạt nhân không phải trên tàu mà trên một giàn cơ động trên mặt nước thì ta sẽ có nhà máy điện hạt nhân nổi. Những nhà máy như thế có thể được sử dụng để sản xuất năng lượng điện và nhiệt, cũng như dùng lọc muối nước biển thành nước ngọt. Các nhà máy này có thể hoạt động từ mười đến mười lăm năm liên tục mà không cần thay nhiên liệu.

- Còn việc sử dụng năng lượng hạt nhân trong vũ trụ?
- Hiện nay đã quá rõ tầm quan trọng của năng lượng hạt nhân trên Trái đất. Nhưng con người sẽ không chỉ sống trên Trái đất vĩnh viễn và trong tương lai gần cũng sẽ nảy sinh nhu cầu về năng lượng cả trong vũ trụ. Chỉ có các thiết bị hạt nhân mới cung cấp được năng lượng đó, ngay từ nay đã được sử dụng tích cực trong vũ trụ.
Thế còn các động cơ hạt nhân để giúp con người bay tới nhiều hành tinh khác đang được thiết kế ngay từ bây giờ tại một nhà máy đặc biệt ở Maxcơva. Còn nhiên liệu cho chúng đang được sản xuất ở nhà máy ""Mayak"" ở tỉnh Chelyabinsk.

- Xin GS cho vài phàc họa về sử dụng NLHN trong tương lai gần!.
Ngày nay, năng lượng hạt nhân lại phát triển mạnh. Ngay cả những quốc gia mà 20 năm trước đã dừng công nghiệp năng lượng hạt nhân nay cũng tái xây dựng các nhà máy điện hạt nhân. Các chuyên gia ước tính rằng, trong mười năm tới trên thế giới sẽ xuất hiện thêm hơn một trăm lò phản ứng hạt nhân mới!
Tại LB Nga, sau mười năm nữa sẽ có hai mươi ba tổ máy năng lượng hạt nhân mới được đưa vào hoạt động, gần bằng tất cả những tổ máy đã xây dựng trong toàn bộ thời kỳ Xô viết. Và thêm mười năm nữa ở Liên bang Nga sẽ có không dưới bốn mươi tổ máy năng lượng hạt nhân mới.

Bây giờ các bạn đã biết rằng, phóng xạ là hiện tượng tự nhiên. Tài nguyên của năng lượng hạt nhân sẽ đủ cho nhân loại rất nhiều năm nữa, nhà máy điện hạt nhân là công trình an toàn, sạch sẽ sinh thái, hiệu quả về kinh tế và chúng hoạt động phục vụ lợi ích toàn lãnh thổ của chúng ta.
Tương lai hành tinh của chúng ta chỉ tùy thuộc vào các bạn. Nhưng có một điều đã rõ ràng từ bây giờ, đó là việc sử dụng năng lượng tiềm ẩn trong hạt nhân nguyên tử sẽ cung cấp cho Trái đất nguồn ánh sáng và nhiệt năng ổn định lâu dài.

КОНЕЦ ФИЛЬМА​
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Khi Đại sứ quán Việt Nam ở Matxcơva tổ chức lễ giới thiệu về Đà Nẵng, thì trước hết mời các đại diện của Yaroslavl.



Thành phố với dân số 600 nghìn người nằm cách Maxcơva 300 km mới đây đã kỷ niệm 1.000 năm tuổi. Và 30 năm trước đây, Yaroslavl đã thiết lập quan hệ kết nghĩa anh em với thành phố Đà Nẵng.
Ở Nga và Việt Nam có nhiều thành phố và khu vực kết nghĩa anh em với nhau từ thời Xô Viết: St. Petersburg và thành phố Hồ Chí Minh, Vladivostok và Hải Phòng, Chita và Ninh Bình, Ulyanovsk và Nghệ An, Hà Tĩnh và Yekaterinburg. Nhưng, nếu trước đây quan hệ anh em chủ yếu mang tính chất biểu tượng thì hiện nay sự kết nghĩa anh em có nội dung cụ thể. Điều này là đúng khi nói về quan hệ giữa Yaroslavl và thành phố Đà Nẵng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến cho biết: “Cả Yaroslavl và Đà Nẵng đều muốn phát triển quan hệ hợp tác trong mọi lĩnh vực, kể cả trong ngành giáo dục, y tế, văn hóa và kinh tế. Đà Nẵng hy vọng vào những khoản đầu tư của Yaroslavl, vào đầu tư của Nga nói chung, điều này là rất cần thiết cho sự phát triển của thành phố”.

Khối lượng trao đổi thương mại giữa hai thành phố nay là khá nhỏ, khoảng 150 nghìn đô la một năm. Nói chung, phía Việt Nam mua từ Yaroslavl động cơ ô tô, sơn, vecni. Cho đến gần đây, Yaroslavl đã cung cấp cho Việt Nam cáckhuôn mẫu lốp xe ô tô các loại. Tuy nhiên, bây giờ ở Đà Nẵng có nhà máy sản xuất khuôn mẫu lốp xe đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước. Giám đốc nhà máy săm lốp Yaroslavl, ông Vladimir Simonov cho biết: “Chúng tôi đã thiết lập quan hệ hợp tác với nhà máy săm lốp ở Đà Nẵng, đã thành lập công ty liên doanh chuyên sản xuất các sản phẩm kỹ thuật theo công nghệ cao cho ngành công nghiệp săm lốp và cao su. Ở Việt Nam có nhu cầu lớn về các loại sản phẩm này, kể cả tại nhà máy "Sao đỏ" ở Hà Nội, cũng như tại các xí nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và nhà máy săm lốp ở Đà Nẵng. Trong ngành công nghiệp này, công ty liên doanh của chúng tôi là cơ sở số một trên thị trường Việt Nam”.
Ông Vladimir Simonov nhận định rằng, các chuyên gia từ Yaroslavl rất hài lòng với kết quả làm việc với các đồng nghiệp Đà Nẵng. Trong quan hệ giữa chuyên gia của hai nước có sự hiểu biết lẫn nhau, họ có quan điểm chung về triển vọng phát triển quan hệ đối tác kinh doanh không chỉ trong khuôn khổ công ty liên doanh, mà còn giữa hai thành phố. Các chuyên gia Yaroslavl bắt đầu phát triển các dự án đầu tư vào Đà Nẵng.
Nguồn ruvr. ru
 
Top