"Học Tiếng Nga 7 năm, thậm chí 11 năm mà không giao tiếp được!" - đây là lời than phiền thường thấy nhất trong cộng đồng sinh viên học Tiếng Nga tại Việt Nam.
Chúng ta hãy cùng định nghĩa một chút về vấn đề "Không giao tiếp được". Nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì "Không giao tiếp được" nghĩa là không nghe và nói được. Các bạn hẳn đã nghe qua về quá trình hiệu quả và chính xác trong học ngoại ngữ, đó là "Nghe - nói - đọc - viết". Vậy thì để bước đầu tiên quan trọng nhất để GIAO TIẾP được nằm ở việc LUYỆN NGHE. Tại sao một đứa trẻ sinh ra bị điếc thì gần như chắc chắn sẽ bị câm ?! Đối với việc học ngoại ngữ, không có một lượng nghe "đầu vào" cần thiết thì bạn không thể nói được một cách "tự động" và chính xác.
Vấn đề nghe hiểu cũng có liên quan mật thiết đến "bài toán trong việc học tốt một ngoại ngữ", mà mọi người vẫn hay goi là "môi trường tiếng". Tại sao một người ở trong môi trường tiếng, tức là ở trong cộng đồng nói tiếng mẹ đẻ ngôn ngữ mình đang học lại có khả năng giao tiếp tốt hơn? Câu trả lời là vì họ có một "đầu vào" tốt! Họ tiếp nhận một lượng lớn các "âm thanh đúng" lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian liên tục thường xuyên, trong những hoạt cảnh cụ thể, đòi hỏi phản xạ, tốt cho việc ghi nhớ. Đó là một môi trường tự nhiên nuôi dưỡng cho việc "phát ra những âm thanh đúng và tự động", hay nói cách khác là việc nói một ngoại ngữ.
Tuy nhiên không phải ai cũng được may mắn ở trong một môi trường tiếng tự nhiên như vậy. Vấn đề trở nên càng khó khăn hơn với những ai đang học Tiếng Nga tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, nơi mà số lượng người Nga sinh sống và làm việc còn chưa nhiều, truyền hình báo đài, phim ảnh bằng Tiếng Nga không có mấy, chưa nói đến một thực tế rằng Tiếng Nga là ngôn ngữ khá khó trong việc nghe hiểu (ít ra là so với Tiếng Anh). Vì vậy, không như Tiếng Anh, chúng ta cơ bản còn không có được một "môi trường tiếng nhân tạo trong nước", nơi mà những câu Tiếng Anh như "Very cool", "Oh my God!", "What's up?", ... rất dễ dàng "lọt tai" qua vô số các phương tiện truyền hình cũng như trong sinh hoạt hàng ngày, để rồi hầu hết chúng ta đều có thể "bật ra" chúng một cách tự nhiên và chính xác như người bản địa.
Nói đi nói lại, tóm chung, khẳng định một điều, cốt lõi của vấn đề nằm ở việc nghe. Thực ra, nếu bạn có ở ngay tại Nga đi chăng nữa, mà vẫn "mũ ni che tai", chỉ nói chuyện với bạn bè người Việt, thì khả năng Tiếng Nga của bạn cũng sẽ chỉ ở mức đô nói nhanh như gió mấy câu như "Привет" với "Как дела?" mà thôi. Ngược lại dù ở một môi trường còn nhiều khó khăn và thiếu thốn như ở Việt Nam hiện nay, bạn vẫn có thể trau dồi được cho "phần rễ" của "cây giao tiếp", đó là luyện nghe hiểu. Tất nhiên, cũng phải nói thẳng rằng, không phải nghe hiểu tốt, là chắc chắn bạn sẽ giao tiếp được. Để giao tiếp tốt còn cần nhiều yếu tố khác, trong đó có phản xạ, đòi hỏi sự thực hành thường xuyên, vv... nhưng có thể nói nghe hiểu là nền móng đầu tiên, cần xây dựng một cách vững chắc. Cái móng là phần không thể nhìn thấy của căn nhà, bạn không thể ở trên một cái móng, nhưng nó lại là phần cần được xây kiên cố nhất.
Vài dòng điểm qua tầm quan trọng của việc nghe, giờ chúng ta sẽ đi vào điểm chính, đó là nghe CÁI GÌ, và ngheNHƯ THẾ NÀO.
Chúng ta hãy cùng định nghĩa một chút về vấn đề "Không giao tiếp được". Nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì "Không giao tiếp được" nghĩa là không nghe và nói được. Các bạn hẳn đã nghe qua về quá trình hiệu quả và chính xác trong học ngoại ngữ, đó là "Nghe - nói - đọc - viết". Vậy thì để bước đầu tiên quan trọng nhất để GIAO TIẾP được nằm ở việc LUYỆN NGHE. Tại sao một đứa trẻ sinh ra bị điếc thì gần như chắc chắn sẽ bị câm ?! Đối với việc học ngoại ngữ, không có một lượng nghe "đầu vào" cần thiết thì bạn không thể nói được một cách "tự động" và chính xác.
Vấn đề nghe hiểu cũng có liên quan mật thiết đến "bài toán trong việc học tốt một ngoại ngữ", mà mọi người vẫn hay goi là "môi trường tiếng". Tại sao một người ở trong môi trường tiếng, tức là ở trong cộng đồng nói tiếng mẹ đẻ ngôn ngữ mình đang học lại có khả năng giao tiếp tốt hơn? Câu trả lời là vì họ có một "đầu vào" tốt! Họ tiếp nhận một lượng lớn các "âm thanh đúng" lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian liên tục thường xuyên, trong những hoạt cảnh cụ thể, đòi hỏi phản xạ, tốt cho việc ghi nhớ. Đó là một môi trường tự nhiên nuôi dưỡng cho việc "phát ra những âm thanh đúng và tự động", hay nói cách khác là việc nói một ngoại ngữ.
Tuy nhiên không phải ai cũng được may mắn ở trong một môi trường tiếng tự nhiên như vậy. Vấn đề trở nên càng khó khăn hơn với những ai đang học Tiếng Nga tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, nơi mà số lượng người Nga sinh sống và làm việc còn chưa nhiều, truyền hình báo đài, phim ảnh bằng Tiếng Nga không có mấy, chưa nói đến một thực tế rằng Tiếng Nga là ngôn ngữ khá khó trong việc nghe hiểu (ít ra là so với Tiếng Anh). Vì vậy, không như Tiếng Anh, chúng ta cơ bản còn không có được một "môi trường tiếng nhân tạo trong nước", nơi mà những câu Tiếng Anh như "Very cool", "Oh my God!", "What's up?", ... rất dễ dàng "lọt tai" qua vô số các phương tiện truyền hình cũng như trong sinh hoạt hàng ngày, để rồi hầu hết chúng ta đều có thể "bật ra" chúng một cách tự nhiên và chính xác như người bản địa.
Nói đi nói lại, tóm chung, khẳng định một điều, cốt lõi của vấn đề nằm ở việc nghe. Thực ra, nếu bạn có ở ngay tại Nga đi chăng nữa, mà vẫn "mũ ni che tai", chỉ nói chuyện với bạn bè người Việt, thì khả năng Tiếng Nga của bạn cũng sẽ chỉ ở mức đô nói nhanh như gió mấy câu như "Привет" với "Как дела?" mà thôi. Ngược lại dù ở một môi trường còn nhiều khó khăn và thiếu thốn như ở Việt Nam hiện nay, bạn vẫn có thể trau dồi được cho "phần rễ" của "cây giao tiếp", đó là luyện nghe hiểu. Tất nhiên, cũng phải nói thẳng rằng, không phải nghe hiểu tốt, là chắc chắn bạn sẽ giao tiếp được. Để giao tiếp tốt còn cần nhiều yếu tố khác, trong đó có phản xạ, đòi hỏi sự thực hành thường xuyên, vv... nhưng có thể nói nghe hiểu là nền móng đầu tiên, cần xây dựng một cách vững chắc. Cái móng là phần không thể nhìn thấy của căn nhà, bạn không thể ở trên một cái móng, nhưng nó lại là phần cần được xây kiên cố nhất.
Vài dòng điểm qua tầm quan trọng của việc nghe, giờ chúng ta sẽ đi vào điểm chính, đó là nghe CÁI GÌ, và ngheNHƯ THẾ NÀO.
- CÁI GÌ? Qua quá trình tham khảo các phương pháp khác nhau từ những người đã đạt được thành quả trong việc nắm bắt một hoặc một vài ngoại ngữ trên thế giới, áp dụng vào việc luyện nghe Tiếng Nga, mình có một vài lời khuyên như sau. Thứ nhất, mình cật lực phản đối việc nghe một thứ mà mình không hiểu gì. Tất nhiên nó có tác dụng nhất định là khiến bạn nắm bắt được ngữ điệu của ngôn ngữ, nhưng theo mình thấy nó vô hình chung là một việc tốn thời gian mà mang lại hiệu quả không cao. Chúng ta nên bắt đầu nghe từ những thứ thật chậm, phát âm rõ ràng, có sub càng tốt. Gợi ý là các audiobook dành cho trẻ nhỏ, phim hoạt hình dành cho thiếu nhi, ... Vấn đề là bạn phải thực sự thích thứ đó. Ví dụ điển hình là cá nhân mình không hứng thú với những truyện ngắn dành cho thiếu nhi của Nga lắm, nên mình đã chọn truyện "Hoàng tử bé" bản Tiếng Nga để nghe. Còn về phim, phim mình khuyển nghị xem là series phim hoạt hình "Лунтик", hay phim chuyển thể từ truyện dân gian Nga "Морозка". "Лунтик" tuy không có sub nhưng nhân vật nói khá chậm, phù hợp cho người mới bắt đầu; còn "Морозка" thì đơn giản là một lựa chọn tuyệt vời (mình có dẫn link có sub Nga cho các bạn tham khảo). Hoặc các bạn cũng có thể xem các video dạy Tiếng Nga trên Youtube, những bài học được dạy có thể khá đơn giản so với trình độ hiểu biết của chúng ta (học hơn mấy mươi năm rồi mà ) nhưng những gì họ nói trong quá trình dạy rất bổ ích cho việc nghe, vì họ nói khá chậm.
Mã:http://new.deaf-club.ru/films_sub/semya/2376-morozko-s-russkimi-subtitrami-film-smotret-onlayn-besplatno.html#
- NHƯ THẾ NÀO? Nghe một thứ mình thích là rất quan trọng, bởi bước tiếp theo, sau khi đã chọn được thứ để nghe, là bạn phải NGHE ĐI NGHE LẠI thật nhiều lần, tùy theo mức độ dễ khó thứ mà bạn chọn. Thường thì một chương (khoảng một trang A4) của "Hoàng tử bé" mình nghe lặp lại trong 1 tuần, mỗi ngày trung bình 4 lần (bạn có thể nghe trong lúc nấu ăn, thậm chí là ... đánh răng ). Một tập phim khoảng 20 phút cũng tương tự như vậy. Tốt nhất là nên xem thứ gì ngắn thôi, và lặp lại nhiều lần sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, nhấn mạnh lại đó phải là thứ bạn THÍCH nhé (Mình có thể xem đi xem lại "A walk to remember" bằng Tiếng Nga hàng trăm lần )