Kinh nghiệm phiên dịch

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
@georu:

Thấy georu thích dịch kỹ thuật Việt-Nga nên mời georu ломать голову một chút:

Dịch ra tiếng Nga các khái niệm sau:
- Độ cứng của nước;
- Độ cứng của dầm (xà ngang trong nhà);
- Độ cứng của trục (trong các loại máy móc).
 

Phan Huy Chung

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Theo em поселок городского типа dịch ra nghe có vẻ là khu đô thị nhưng thực chất ở Nga nó lại là Trấn, Thị trấn, nó là một đơn vị hành chính riêng biệt thường thường nằm tách xa khu trung tâm thành phố (Nhà em hiện đang ở Челябинская область ,город Копейск , поселок городского типа Октябрьский улица.... nhưng nơi này hoàn toàn không phải là khu đô thị bác Trần ạ
P/S lâu rồi em không về VN nên khái niệm khu đô thị ở VN như thế nào em cũng không hiểu lắm , nhưng em nghĩ khu đô thị là kiểu như tiểu khu mới xây dựng tập trung một số nhà cao tầng và các cấu trúc cơ sở hạ tầng cần thiết khác ,thường nằm ở địa bàn mở rộng của thành phố .Em hiểu thế nên mới dịch là Микрорайон ạ.

Em không tranh luận vì theo bác đây là "thuật ngữ của giới dịch thuật dùng trong các văn bản chính thức" nhưng em thấy cái định nghĩa của cụm từ Поселок городского типа như sau:
Посёлок городско́го ти́па
(сокращённо п. г. т., пгт) — тип населённого пункта, выделенный во времена СССР. Почисленности населения занимает промежуточное положение между городом и сельскими населёнными пунктами. До административно-территориальной реформы 1923—1929 годов такие населённые пункты назывались посадами.

В отличие от сельских населённых пунктов, в таких посёлках основная часть населения (не менее 85 %) не должна быть занята в сельском хозяйстве. В посёлках городского типа в советский период минимальное число жителей должно быть 3 тысячи человек (в городе — 12 тысяч жителей). Часто в таких посёлках было только одно главное (градообразующее) предприятие.

Одновременно с понятием «посёлок городского типа» в России употребляются термины «рабочий посёлок» и «дачный посёлок». Посёлок городского типа — географический термин, обозначающий тип населённого пункта, а рабочий посёлок (р. п.) и дачный посёлок (д. п.) — понятия административно-хозяйственные.

Còn đây là một số thông tin về посёлoк городского типа ở Nga và một số nước cộng hòa của Liên xô cũ:
Россия[править | править вики-текст]

В настоящее время нет единых по России критериев для образования посёлков городского типа, этот вопрос входит в ведение субъектов федерации.

В России на 1 января 2013 года насчитывалось 1235 посёлков городского типа (в 1987 году в РСФСР их было 2178). Самый крупный посёлок городского типа — Нахабино Московской области, в котором проживает 39,05 тыс. чел. (2014 г.). Ранее крупнейшими по численности населения являлись посёлки городского типа: Горячеводский (37,1 тыс. чел. в 2010 г.) и Пашковский (43,0 тыс. чел. в 2004 году), вошедший в состав города Краснодара. В 104 самых маленьких по численности населения посёлках городского типа проживает менее 1 тыс. жителей, а в 11 — менее 100 человек.
Молдавия[править | править вики-текст]
Основная статья: Посёлки городского типа Молдавии
В Молдавии посёлки городского типа существовали с 1924 по 1990-е годы. В начале 1990-х годов все они были преобразованы в города либо сельские населённые пункты. Вместе с тем в де-факто независимой, но непризнанной Приднестровской Молдавской Республике посёлки городского типа по-прежнему существуют.
 
Last edited by a moderator:

georu

Thành viên thường
@georu:

Thấy georu thích dịch kỹ thuật Việt-Nga nên mời georu ломать голову một chút:

Dịch ra tiếng Nga các khái niệm sau:
- Độ cứng của nước;
- Độ cứng của dầm (xà ngang trong nhà);
- Độ cứng của trục (trong các loại máy móc).

:D

Переведите на русском следующие термины:
1- Жесткость воды;
2- Жесткость балки (потолочной балки);
3- Твердость (жесткость) вала (в станках).

1- thì em chắc chắn, còn lại thì em chờ đáp án ạ :D.

PS: dầm hay là rầm hả ch? :D
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
:D

Переведите на русском следующие термины:
1- Жесткость воды;
2- Жесткость балки (потолочной балки);
3- Твердость (жесткость) вала (в станках).

1- thì em chắc chắn, còn lại thì em chờ đáp án ạ :D.

PS: dầm hay là rầm hả ch? :D

Trong tiếng Nga có 2 từ dùng để chỉ độ cứng: твёрдость và жёсткость. Твердость là độ cứng bề mặt, còn жёсткость là độ cứng thể tích. Khi nói “thép cứng hơn gỗ”, “đá cứng hơn gạch” là người ta nói về độ cứng bề mặt. Đối với những ai không học về kỹ thuật thì ví dụ sau đây có thể giải thích thế nào là độ cứng thể tích: cần đặt một thanh xà ngang giữa 2 bức tường cách nhau 1,5 m (để làm gác xép chẳng hạn), vậy nên chọn thanh gỗ đường kính 10 cm hay cây thép đường kính 1 cm? Đương nhiên là người ta chọn thanh gỗ, vì thanh gỗ đường kính 10 cm “khoẻ” hơn cây thép đường kính 1 cm. Khái niệm “khoẻ” này chính là độ cứng thể tích, hay chính xác hơn: độ cứng kháng uốn (жёсткость изгибу, противоизгибная жёсткость). Còn về твёрдость thì cây gỗ có to đến mấy cũng không cứng bằng cây thép nhỏ - bằng chứng là có thể dùng dao chặt đứt cây gỗ, còn cây thép thì không.

Georu dịch đúng 2 phương án đầu (dùng жёсткость là chuẩn, балкa trong tiếng Việt là “dầm”, không phải “rầm”).

Câu hỏi 3 là cái bẫy vì trục (вала) làm bằng thép và luôn phải thoả mãn cả 2 yêu cầu về độ cứng bề mặt và độ cứng thể tích. Thông thường khi nói về độ cứng của trục thì người ta thường hiểu là жёсткость (đây là yêu cầu trước tiên), còn khi muốn nói về độ cứng bề mặt của trục thì phải nói rõ “твёрдость поверхности вала”.
 

georu

Thành viên thường
Trong tiếng Nga có 2 từ dùng để chỉ độ cứng: твёрдость và жёсткость. Твердость là độ cứng bề mặt, còn жёсткость là độ cứng thể tích. Khi nói “thép cứng hơn gỗ”, “đá cứng hơn gạch” là người ta nói về độ cứng bề mặt. Đối với những ai không học về kỹ thuật thì ví dụ sau đây có thể giải thích thế nào là độ cứng thể tích: cần đặt một thanh xà ngang giữa 2 bức tường cách nhau 1,5 m (để làm gác xép chẳng hạn), vậy nên chọn thanh gỗ đường kính 10 cm hay cây thép đường kính 1 cm? Đương nhiên là người ta chọn thanh gỗ, vì thanh gỗ đường kính 10 cm “khoẻ” hơn cây thép đường kính 1 cm. Khái niệm “khoẻ” này chính là độ cứng thể tích, hay chính xác hơn: độ cứng kháng uốn (жёсткость изгибу, противоизгибная жёсткость). Còn về твёрдость thì cây gỗ có to đến mấy cũng không cứng bằng cây thép nhỏ - bằng chứng là có thể dùng dao chặt đứt cây gỗ, còn cây thép thì không.

Georu dịch đúng 2 phương án đầu (dùng жёсткость là chuẩn, балкa trong tiếng Việt là “dầm”, không phải “rầm”).

Câu hỏi 3 là cái bẫy vì trục (вала) làm bằng thép và luôn phải thoả mãn cả 2 yêu cầu về độ cứng bề mặt và độ cứng thể tích. Thông thường khi nói về độ cứng của trục thì người ta thường hiểu là жёсткость (đây là yêu cầu trước tiên), còn khi muốn nói về độ cứng bề mặt của trục thì phải nói rõ “твёрдость поверхности вала”.

ch ơi, độ cứng thể tích (объемная жесткость) khác với прочность ntn ạ? Độ cứng với độ bền khác nhau ra sao ạ?
Твердость вала - có phải là độ cứng của vật liệu làm trục không ạ?
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
ch ơi, độ cứng thể tích (объемная жесткость) khác với прочность ntn ạ? Độ cứng với độ bền khác nhau ra sao ạ?
Твердость вала - có phải là độ cứng của vật liệu làm trục không ạ?

Trước hết xin trả lời câu thứ 2 của georu. Твердость вала là thuật ngữ không chuẩn, chỉ có жёсткость вала và твёрдость поверхности вала.

Vật liệu làm trục thường là thép hợp kim (легированные стали), phổ biến nhất là thép crôm Ст45Х. Vật liệu làm trục có твёрдость nhất định nào đó, nhưng bề mặt trục thường phải trải qua nhiệt luyện (термическая обработка) nên có твёрдость cao hơn. Vật liệu làm trục và lớp bề mặt của trục có твёрдость khác nhau vì thế người ta không nói твёрдость вала.


Độ cứng thể tích và độ bền khác nhau chứ. Ví dụ một cái dầm bê-tông cốt thép khi bị quá tải một chút có thể hơi biến dạng (hơi võng một chút) nhưng vẫn đảm bảo an toàn về mặt chịu lực. Trong trường hợp này người ta nói “độ bền vẫn đảm bảo, nhưng độ cứng thể tích không còn đạt yêu cầu” [tuyệt đối không được biến dạng]).


Cụ thể hơn một chút về độ cứng và độ bền:


4.1. Định nghĩa chi tiết máy

Chi tiết máy là đơn vị nhỏ và hoàn chỉnh của máy.

Một số chi tiết máy được ghép lại với nhau theo một sơ đồ nguyên lý nhất định sẽ tạo thành một bộ phận máy để thực hiện một chức năng cụ thể nào đó. Một cỗ máy (chiếc máy) có thể có nhiều bộ phận và mỗi bộ phận lại có nhiều chi tiết.

4.2. Phân loại chi tiết máy

Các chi tiết máy thường được phân loại theo hai dấu hiệu: theo công dụng và theo phương thức chế tạo.

1) Phân loại theo công dụng: các chi tiết máy được chia thành hai nhóm lớn như sau:

- Các chi tiết máy có công dụng chung: là những chi tiết máy được dùng phổ biến trong nhiều loại máy khác nhau, công dụng của chúng không phụ thuộc vào công dụng của máy. Những chi tiết máy thuộc nhóm này có hai loại chính là các chi tiết dùng để ghép nối (đinh tán, bu-lông, đai ốc, then, chốt, lò xo v.v…) và các chi tiết dùng để truyền động (ổ bi, trục, bánh răng, đai truyền, xích v.v…).

- Chi tiết máy có công dụng riêng: là những chi tiết máy chỉ được dùng trong một số loại máy nhất định (trục khuỷu, van, cam, kim phun, cánh bơm v.v…). Công dụng của những chi tiết máy nhóm này phụ thuộc vào công dụng của máy.

2) Phân loại theo phương thức chế tạo: có thể chia các chi tiết máy thành hai nhóm sau đây:

- Các chi tiết đúc sẵn, không cần gia công thêm.

- Các chi tiết cần được gia công cơ khí (tiện, khoan, bào v.v…) từ phôi.

4.3. Tính toán và thiết kế chi tiết máy

Khi thiết kế các chi tiết máy phải căn cứ vào điều kiện làm việc cụ thể của chúng (tình hình tải trọng, những yêu cầu về khả năng làm việc) để chọn vật liệu, xác định hình dáng và kích thước sao cho hợp lý nhất và có tính công nghệ cao.

1) Tính công nghệ của chi tiết máy: Chi tiết máy được coi là có tính công nghệ cao phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây:

- Dễ gia công: quy trình công nghệ chế tạo chi tiết máy phải đơn giản.

- Giá thành rẻ: tốn ít nguyên vật liệu và thời gian chế tạo, thoả mãn các yêu cầu về tiêu chuẩn hoá để có thể sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất đại trà.

2) Khả năng làm việc của chi tiết máy: được đánh giá bằng các chỉ tiêu sau đây: độ bền, độ cứng, độ bền mòn, độ bền mỏi (tính chịu dao động) và tính chịu nhiệt.

a) Độ bền: là khả năng của chi tiết máy thực hiện những chức năng cụ thể của mình (làm việc bình thường) dưới tác động của tải trọng và những điều kiện bất lợi khác.

Độ bền là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với phần lớn chi tiết máy.

Điều kiện để đảm bảo độ bền của chi tiết máy là ứng suất pháp s (hoặc ứng suất tiếp t ) sinh ra dưới tác dụng của tải trọng không được vượt quá ứng suất cho phép:

s < [ s ] = sgh / n

hoặc t < [ t ] = tgh / n ,

trong đó [ s ] , [ t ] - ứng suất pháp (ứng suất tiếp) cho phép;

sgh , tgh - ứng suất pháp (ứng suất tiếp) giới hạn, tức là ứng suất

mà khi vượt quá giá trị đó thì chi tiết sẽ làm việc không bình thường (biến dạng, rạn nứt, thậm chí có thể mẻ hoặc gãy, vỡ).

Ứng suất pháp giới hạn sgh và ứng suất tiếp giới hạn tgh được xác định cụ thể cho từng loại vật liệu. Chẳng hạn, đối với vật liệu dẻo thì đó là giới hạn chảy sch (tch), đối với vật liệu giòn – là giới hạn bền sb (tb), trong trường hợp chi tiết chịu tác dụng của tải trọng đổi dấu liên tục thì đó là giới hạn mỏi sr (tr);

n - hệ số an toàn,

n = n1 . n2 . n3 ,

ở đây n1 – hệ số xét đến độ chính xác trong việc xác định tải trọng (điểm đặt, trị số) và ứng suất (phương pháp tính), n1 = 1 – 1,5;

n2 – hệ số xét đến độ đồng nhất về cơ-lý tính của vật liệu chế tạo (n2 = 1,5 đối với thép hoặc n2 = 1,5 – 2,5 đối với gang;

n3 – hệ số phụ thuộc vào mức độ quan trọng của chi tiết đối với máy và các yêu cầu về an toàn lao động, n3 = 1 – 1,5.

b) Độ cứng: là khả năng của chi tiết máy chống lại sự biến dạng trong quá trình làm việc.

Độ cứng được phân biệt thành hai dạng: độ cứng thể tích (chống biến dạng thể tích) và độ cứng tiếp xúc (chống biến dạng bề mặt tiếp xúc).

Độ cứng thể tích xác định theo các công thức trong giáo trình “Sức bền vật liệu” tuỳ thuộc vào hình dáng chi tiết và tính chất tải trọng. Độ cứng tiếp xúc được xác định bằng cách nén một loại bi tròn đặc biệt hoặc mũi nhọn kim cương hình chóp lên bề mặt chi tiết bằng một lực tác dụng nhất định, sau đó đo độ sâu vết lõm và so sánh với bảng độ cứng tiếp xúc đã lập sẵn.

c) Độ bền mòn: là khả năng của chi tiết máy chống lại sự giảm kích thước trong quá trình làm việc do ma sát và han gỉ.

Chi tiết máy bị mòn sẽ gây ra những hậu quả sau đây:

- Mất chính xác (đặc biệt là những dụng cụ đo đạc);

- Giảm hiệu suất công tác (ví dụ: giảm công suất động cơ);

- Giảm độ bền và độ cứng của chi tiết (do tiết diện bị giảm);

- Phát sinh tải trọng va đập (do mòn không đều gây ra quay lệch tâm);

- Gây tiếng ồn do rung.

Để tăng độ bền mòn của chi tiết máy cần áp dụng các biện pháp:

- Dùng thép hợp kim chứa Cr, Ni, W, V, Ti v.v…;

- Gia công tinh để tăng độ bóng của bề mặt tiếp xúc;

- Có chế độ bôi trơn hợp lý.

d) Tính chịu dao động: là khả năng của chi tiết máy chống lại ảnh hưởng của tải trọng động (hay nói một cách khác, là khả năng làm việc trong phạm vi tốc độ cần thiết mà không bị rung quá giới hạn cho phép).

Những nguyên nhân gây ra dao động (rung) có thể là:

- Chi tiết không đủ độ cứng thể tích;

- Tốc độ làm việc quá cao;

- Chi tiết quay không chính tâm (không cân).

Những tác hại của dao động đối với chi tiết máy:

- Chi tiết chóng hỏng do mỏi;

- Giảm độ chính xác của sản phẩm (đối với các loại máy cắt gọt kim loại).

Các biện pháp khắc phục dao động:

- Triệt tiêu ngoại lực gây dao động;

- Ghép cứng hoặc dùng thiết bị giảm rung;

- Thiết kế chi tiết máy hợp lý và gia công chính xác.

e) Tính chịu nhiệt: là khả năng của chi tiết máy ít bị ảnh hưởng của nhiệt độ cao phát sinh trong quá trình làm việc do ma sát.

Tác hại của nhiệt độ cao đối với chi tiết máy:

- Làm cho chi tiết máy có thể bị biến dạng (cong, vênh, nở ra…) khiến cho độ bền và độ cứng giảm đi dẫn đến hỏng hóc (gãy, vỡ, kẹt máy v.v…);

- Giảm độ chính xác của máy;

- Giảm độ nhớt của dầu bôi trơn làm cho khả năng bảo vệ bề mặt tiếp xúc của dầu kém đi.

Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ cao:

- Cân bằng nhiệt (dùng bộ phận tản nhiệt, làm nguội bằng dầu, nước);

- Sử dụng các loại hợp kim chịu nhiệt tốt;

- Bằng mọi cách cố gắng giảm ma sát giữa các chi tiết luôn phải cọ xát với nhau trong quá trình làm việc.

3) Tính toán chi tiết máy: có hai dạng tính toán chi tiết máy là tính kết cấu và tính kiểm tra.

a) Tính kết cấu: dựa vào tải trọng, ứng suất cho phép và hệ số an toàn cho trước để xác định các thông số hình học (hình dáng, kích thước, mặt cắt v.v...của chi tiết).

b) Tính kiểm tra: dựa vào hình dáng, kích thước cho trước và tải trọng đã được xác định để kiểm tra khả năng làm việc của chi tiết.

Nếu khả năng làm việc của chi tiết không đảm bảo thì phải tìm cách thay đổi tải trọng hoặc kích thước chi tiết, hoặc sử dụng loại vật liệu khác có cơ-lý tính thích hợp.

PS. Các ký hiệu cигма và тау biến thành s và t hết rồi!
 

georu

Thành viên thường
Очень очень интересных информаций!!! Хотя трудно воспринимать с первого раза, но все очень интересно! Спасииибо Маша :1.jpg:
 
Chỉnh sửa cuối:

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Mình chép ra đây một đoạn trong SGK “Chi tiết máy”, bạn nào thích thử sức mình bằng cách dịch ra tiếng Nga thì nhào dzô nhé:

Công nghệ gia công bề mặt quyết định trạng thái bề mặt chi tiết máy và có ảnh hưởng quan trọng đến độ bền chi tiết máy. Lớp bề mặt chi tiết máy thường là lớp chịu ứng suất lớn nhất vì các vết nứt mỏi thường sinh ra từ bề mặt chi tiết máy. Mọi tổn hại trên bề mặt chi tiết máy như các vết xước gia công, các khuyết tật kim loại, các vết gỉ v.v…đều gây nên tập trung ứng suất, có thể là nguồn phát sinh các vết nứt mỏi và làm giảm giới hạn bền mỏi. Các vết han gỉ trên bề mặt lại càng có ảnh hưởng lớn đến độ bền mỏi.
 

georu

Thành viên thường
Mình chép ra đây một đoạn trong SGK “Chi tiết máy”, bạn nào thích thử sức mình bằng cách dịch ra tiếng Nga thì nhào dzô nhé:

Công nghệ gia công bề mặt quyết định trạng thái bề mặt chi tiết máy và có ảnh hưởng quan trọng đến độ bền chi tiết máy. Lớp bề mặt chi tiết máy thường là lớp chịu ứng suất lớn nhất vì các vết nứt mỏi thường sinh ra từ bề mặt chi tiết máy. Mọi tổn hại trên bề mặt chi tiết máy như các vết xước gia công, các khuyết tật kim loại, các vết gỉ v.v…đều gây nên tập trung ứng suất, có thể là nguồn phát sinh các vết nứt mỏi và làm giảm giới hạn bền mỏi. Các vết han gỉ trên bề mặt lại càng có ảnh hưởng lớn đến độ bền mỏi.
May là được đọc trước về chi tiết máy của ch @masha90 ở trên rùi nên không bị ngợp :D. Mấy món này chắc ko vào đây thì em chả bao giờ biết đến. Em mon men thử tí, nhờ ch và mọi người xem hộ em với ạ:

Технология поверхностной обработки определяет состояние поверхности деталей машин и значительно влияет на их прочность. Наружный, как правило, является слоем деталей, который подвергается максимальным напряжением, так как там возникают трещины усталости. Любой из видов поверхностных повреждений как …(??? vết xước gia công), металлический дефект, ржавые пятна и т.п., приводит к сосредоточению напряжений, и возможно станет источником возникновения трещины усталости, снижая величину предела выносливости. Пятна ржавчины на поверхности сильно влияют на выносливость.

PS: em hỏi câu hơi тупой: lại càng có - dịch thế nào ạ :D
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Georu không phải là người trong ngành mà dịch thế này là quá “ngon” rồi.

Vài sơ suất nhỏ và rất nhỏ:
- подвергаться (чему?), tức là dùng cách 3;
- vết xước gia công = царапины, полученные в процессе механической обработки;
- khuyết tật kim loại = дефект в структуре металла;
- các vết gỉ = ржавчины;
- tập trung ứng suất = концентрация напряжений;
- độ bền mỏi = усталочная прочность (chữ выносливость chỉ dùng cho người và động vật).


…lại càng có ảnh hưởng đến… = …оказывает ещё бóльшее влияние на…
 
Top