Mẫu câu xã giao thông dụng

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Cảm ơn các bạn đã chia sẻ. Mình vẫn đang chậm chững những bước đi đầu tiện Hiện tại thì mình cũng học được chút, nắm được bảng chữ cái các cách viết (Hoa, viết tay), Giống đực, cái, giống trung của danh từ (theo quy tắc), Và sở hữu cách, Мой, Твой, Наш, Ваш.
Mình thấy nhiều người khuyên muốn giao tiếp được thì phải nắm được 6 cách chia trong tiếng Nga. Mình đã tìm tài liệu nhưng không thấy có những hướng dẫn, ví dụ cụ thể (hoặc do mình tự học nên không hiểu được). Vậy rất mong các bạn giúp đỡ mình hiểu được 6 cách chia này, Mình xin cảm ơn!
Luyện cách thì chỉ qua BT mới nhớ nổi thôi a. Vì có nhiều cái khó và khác thường cho ng mới bắt đầu lắm.
http://diendan.tiengnga.net/threads/russkiye-padyezhi-sbornik-uprazhnyeniy.815/
 

dvh8000

Thành viên thường
Luyện cách thì chỉ qua BT mới nhớ nổi thôi a. Vì có nhiều cái khó và khác thường cho ng mới bắt đầu lắm.
http://diendan.tiengnga.net/threads/russkiye-padyezhi-sbornik-uprazhnyeniy.815/
Cảm ơn Vinh. Nhưng giáo trình toàn tiếng Nga vậy. Mình xem không biết là hiểu có đúng không. Vì mới học nên từ mới có giới hạn. Đọc hiểu cũng hạn chế. Bạn có tài liệu dịch việt không? Hoặc có một vài vd có dịch ra tiếng việt dùm mình nhé. :D
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Bác nào vui lòng cho xin tí nghĩa tiếng Việt với, hiểu lờ mờ còn nguy hiểm hơn
Như đã viết ở trên đại đa số các câu trả lời trên là nói vui, không thông dụng. Các bạn đang học tiếng không nên bận tâm làm gì mà chỉ cần thành thạo mấy câu đơn giản và thông dụng.
 

Anh Anh

Thành viên thân thiết
Наш Друг
hay chính là ở chỗ nói vui đấy đấy bác. Ngon lành thì học lại khó vào, tếu táo thì ngấm nhanh lắm
Nhiều câu cho vui thế thôi bạn ạ, đôi khi cũng không cần nhất thiết phải chuyển hẳn sang tiếng Việt đâu :14.jpg::14.jpg:
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
@ themanh

Kể cả khi cái câu lằng ngoằng rắc rối trong post [HASHTAG]#2[/HASHTAG] được dịch chính xác sang tiếng Việt thì cũng cực kỳ khó hiểu, để hiểu được nó thì phải mất công tra một đống từ điển chuyên ngành (bằng tiếng Việt), sau khi hiểu được rồi thì bạn sẽ hiểu thêm một điều nữa: bạn vừa làm một việc vô bổ - tốn công vô ích (mà đầu thì nóng lên đến 60o C).
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Tình cờ e lục tủ sách lại được tài liệu cô phát trước lúc lên đường, chia sẻ với cả nhà vậy :D










 

Anh Anh

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Поздравлять Кого с Чем (Chúc ai nhân dịp gì đó) là cấu trúc thường dùng để diễn tả lời chúc. Từ cấu trúc này có thể diễn tả lời chúc một cách ngắn gọn: С Чем.
Ví dụ:
Поздравляю вас с Рождеством. - С Рождеством
С наступающим Новым Годом. - Chúc mừng năm mới.
С Международным женским днем. Mừng ngày Quốc tế phụ nữ.
С Днем Рождения. - Chúc mừng sinh nhật.

Có thể bổ sung trước động từ Поздравлять các trạng ngữ chỉ mức độ.
От всей души поздравляю вас с днем рождения. - Chân thành chúc mừng sếp nhân ngày sinh nhật.
С большой радостью (Искренне/ Сердечно) поздравляю c рождением дочери. Tôi rất vui (chân thành) chúc mừng chị đã sinh được bé gái.



Желать кому чего (Chúc ai cái gì đấy, thường là chúc sức khoẻ, hạnh phúc, thành công...) Là cách chúc thường gặp, trong khẩu ngữ thường bỏ động từ. Như Вам счастья! Счастья!
Ví dụ:
С Днем Рождения, Анна. Я тебе желаю крепкого здоровья, хорошего настроения, любви, достижения в учебе и новых успехов в жизни.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
@Cao Thị Ngọc Ánh

Mình đã thấy những cuốn sách về thành ngữ, tục ngữ Nga, nhưng chưa thấy cuốn sách nào tập hợp những câu cửa miệng của người Nga. Chắc là có, nhưng mình không biết đấy thôi.

Trước hết, mình muốn nói rằng để nắm vững tiếng Nga thì việc học ngữ pháp và từ vựng + luyện nghe-nói mới quan trọng, chứ vài chục từ cửa miệng của người Nga thì khi ở Nga một thời gian bạn sẽ tự biết thôi.

Nhưng thôi, mình nhớ được bao nhiêu thì viết ra đây bấy nhiêu vậy. Với hy vọng là những hiểu biết của mình có ích không chỉ cho bạn mà còn cho nhiều bạn khác nữa.


- угу: viết thế này, nhưng người Nga không đọc là “u-gu” mà…thật ra cũng chẳng nói. Khi bạn kể cho người Nga nghe một chuyện gì đó thì người Nga thường thỉnh thoảng lại gật gật đầu và phát ra âm “ư-hử!”, “ư-hử!” tỏ ý là hiểu hoặc đồng tình với bạn.

- Người Nga không nói “Как ты дурак!” mà nói “Какой ты (он) дурак!” = “Mày (nó) ngu thế!”. Ngay cả với bạn bè thì dùng từ “дурак” là hơi nặng, thường thì người ta lắc đầu bảo “До чего же ты тупой!” = “Sao mày ngốc thế hả?”.

- cдача (đọc là здача): có nghĩa đen là “tiền bù [thối] lại”, nhưng cũng hay được dùng với nghĩa “trả miếng”. Ví dụ một cô bạn kể: “Она мне “бац!” по щeке, я сразу же дала ей сдачу” = “Nó tát tớ một phát, ngay lập tức tớ đánh lại luôn”.

- платить той же монетой: nghĩa đen là “trả lại đúng đồng xu ấy”, nghĩa bóng là “trả miếng bằng cách tương tự” (câu này để nói về sự trả miếng của người lớn đấu đá nhau, còn việc “động tay động chân” của lũ choai choai thì dùng “давать (дать) сдачу” thích hợp hơn).

- “бац!” = “bụp!”, tức là có thể dùng như động từ (ta vẫn nói “tao bụp nó một phát” mà).

- жрать: có nghĩa là “ăn”, nhưng đây là cách nói thô (nhưng không tục), chỉ dùng trong bạn bè với nhau. Ví dụ bạn đang ăn cái gì đấy thì thằng bạn thân bước vào hỏi: “Чего жрёшь?” = “Gặm [đớp, xực] cái gì đấy?”.

- ржать = смеяться = cười, nhưng ржать là cười to, cười sặc sụa (và chỉ dùng trong bạn bè gần, không thể dùng từ này với thầy cô chẳng hạn). Để thể hiện sự “rất buồn cười” người Nga hay nói “Ржу, как конь” (Tớ cười sằng sặc như ngựa hí), còn trên các diễn đàn (ko yêu cầu văn chuẩn) họ thường viết “Ржунимагу” (viết trẹo câu “Ржу, не могу” = “Cười không dừng được”). Сác bạn chú ý: đừng nhầm жрать với ржать!

- Đôi khi các bạn có thể gặp ở đâu đó một đoạn văn tả sự đầy đủ, thừa thãi hàng hoá (hay bất cứ thứ gì) và người kể chuyện chèn câu “Пей не хочу” (hoặc “Ешь не хочу”) vào giữa chừng thì các bạn đừng tìm cách dịch cụm từ sai ngữ pháp này, nó đơn giản chỉ có nghĩa là “nhiều lắm, cứ thoải mái mà xài [mua, lựa chọn v.v…]”. Cụm từ này có xuất xứ từ tình huống người mẹ cứ ép đứa con uống sữa hay mật ong (“Пей!”) hoặc ăn (“Ешь”) cái gì đó rất ngon, nhưng đứa trẻ đã quá đủ, quá chán rồi nên nó lắc đầu quầy quậy “Не хочу!”.

- классно, здорово, супер: đều có nghĩa là “hay, tốt, tuyệt”.

- паршиво, херово: đều có nghĩa là “dở, kém”. Ví dụ: Почему-то у меня сегодня паршивое настроение = Chả hiểu tại sao hôm nay tớ thấy chán chường thế nào ấy.

…………………………

Ối giời, có mà cả ngày cũng không hết. Tạm thế đã nhé, tớ còn phải làm việc của tớ nữa chứ, “buôn dưa lê” mãi thế nào được!
 
Top