Mẫu câu xã giao thông dụng

Anh Anh

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Поздравлять Кого с Чем (Chúc ai nhân dịp gì đó) là cấu trúc thường dùng để diễn tả lời chúc. Từ cấu trúc này có thể diễn tả lời chúc một cách ngắn gọn: С Чем.
Ví dụ:
Поздравляю вас с Рождеством. - С Рождеством
С наступающим Новым Годом. - Chúc mừng năm mới.
С Международным женским днем. Mừng ngày Quốc tế phụ nữ.
С Днем Рождения. - Chúc mừng sinh nhật.

Có thể bổ sung trước động từ Поздравлять các trạng ngữ chỉ mức độ.
От всей души поздравляю вас с днем рождения. - Chân thành chúc mừng sếp nhân ngày sinh nhật.
С большой радостью (Искренне/ Сердечно) поздравляю c рождением дочери. Tôi rất vui (chân thành) chúc mừng chị đã sinh được bé gái.



Желать кому чего (Chúc ai cái gì đấy, thường là chúc sức khoẻ, hạnh phúc, thành công...) Là cách chúc thường gặp, trong khẩu ngữ thường bỏ động từ. Như Вам счастья! Счастья!
Ví dụ:
С Днем Рождения, Анна. Я тебе желаю крепкого здоровья, хорошего настроения, любви, достижения в учебе и новых успехов в жизни.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
@Cao Thị Ngọc Ánh

Mình đã thấy những cuốn sách về thành ngữ, tục ngữ Nga, nhưng chưa thấy cuốn sách nào tập hợp những câu cửa miệng của người Nga. Chắc là có, nhưng mình không biết đấy thôi.

Trước hết, mình muốn nói rằng để nắm vững tiếng Nga thì việc học ngữ pháp và từ vựng + luyện nghe-nói mới quan trọng, chứ vài chục từ cửa miệng của người Nga thì khi ở Nga một thời gian bạn sẽ tự biết thôi.

Nhưng thôi, mình nhớ được bao nhiêu thì viết ra đây bấy nhiêu vậy. Với hy vọng là những hiểu biết của mình có ích không chỉ cho bạn mà còn cho nhiều bạn khác nữa.


- угу: viết thế này, nhưng người Nga không đọc là “u-gu” mà…thật ra cũng chẳng nói. Khi bạn kể cho người Nga nghe một chuyện gì đó thì người Nga thường thỉnh thoảng lại gật gật đầu và phát ra âm “ư-hử!”, “ư-hử!” tỏ ý là hiểu hoặc đồng tình với bạn.

- Người Nga không nói “Как ты дурак!” mà nói “Какой ты (он) дурак!” = “Mày (nó) ngu thế!”. Ngay cả với bạn bè thì dùng từ “дурак” là hơi nặng, thường thì người ta lắc đầu bảo “До чего же ты тупой!” = “Sao mày ngốc thế hả?”.

- cдача (đọc là здача): có nghĩa đen là “tiền bù [thối] lại”, nhưng cũng hay được dùng với nghĩa “trả miếng”. Ví dụ một cô bạn kể: “Она мне “бац!” по щeке, я сразу же дала ей сдачу” = “Nó tát tớ một phát, ngay lập tức tớ đánh lại luôn”.

- платить той же монетой: nghĩa đen là “trả lại đúng đồng xu ấy”, nghĩa bóng là “trả miếng bằng cách tương tự” (câu này để nói về sự trả miếng của người lớn đấu đá nhau, còn việc “động tay động chân” của lũ choai choai thì dùng “давать (дать) сдачу” thích hợp hơn).

- “бац!” = “bụp!”, tức là có thể dùng như động từ (ta vẫn nói “tao bụp nó một phát” mà).

- жрать: có nghĩa là “ăn”, nhưng đây là cách nói thô (nhưng không tục), chỉ dùng trong bạn bè với nhau. Ví dụ bạn đang ăn cái gì đấy thì thằng bạn thân bước vào hỏi: “Чего жрёшь?” = “Gặm [đớp, xực] cái gì đấy?”.

- ржать = смеяться = cười, nhưng ржать là cười to, cười sặc sụa (và chỉ dùng trong bạn bè gần, không thể dùng từ này với thầy cô chẳng hạn). Để thể hiện sự “rất buồn cười” người Nga hay nói “Ржу, как конь” (Tớ cười sằng sặc như ngựa hí), còn trên các diễn đàn (ko yêu cầu văn chuẩn) họ thường viết “Ржунимагу” (viết trẹo câu “Ржу, не могу” = “Cười không dừng được”). Сác bạn chú ý: đừng nhầm жрать với ржать!

- Đôi khi các bạn có thể gặp ở đâu đó một đoạn văn tả sự đầy đủ, thừa thãi hàng hoá (hay bất cứ thứ gì) và người kể chuyện chèn câu “Пей не хочу” (hoặc “Ешь не хочу”) vào giữa chừng thì các bạn đừng tìm cách dịch cụm từ sai ngữ pháp này, nó đơn giản chỉ có nghĩa là “nhiều lắm, cứ thoải mái mà xài [mua, lựa chọn v.v…]”. Cụm từ này có xuất xứ từ tình huống người mẹ cứ ép đứa con uống sữa hay mật ong (“Пей!”) hoặc ăn (“Ешь”) cái gì đó rất ngon, nhưng đứa trẻ đã quá đủ, quá chán rồi nên nó lắc đầu quầy quậy “Не хочу!”.

- классно, здорово, супер: đều có nghĩa là “hay, tốt, tuyệt”.

- паршиво, херово: đều có nghĩa là “dở, kém”. Ví dụ: Почему-то у меня сегодня паршивое настроение = Chả hiểu tại sao hôm nay tớ thấy chán chường thế nào ấy.

…………………………

Ối giời, có mà cả ngày cũng không hết. Tạm thế đã nhé, tớ còn phải làm việc của tớ nữa chứ, “buôn dưa lê” mãi thế nào được!
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Tiếp nhé:


- “заткнись!” (chỉ dùng với bạn bè) = “Câm mồm đi!”.

- “подавись (чем)!” = “chết nghẹn đi!” (câu này chỉ dùng để đùa với bạn bè). Ví dụ có đứa bạn mời bạn ăn dưa hấu, nếu bạn không thích ăn thì có thể nói đùa: “Подавись своим арбузом!” = “Chết nghẹn dưa hấu đi!”. Có lần một con bạn Nga giơ quả chuối ra hỏi mình: “Бушь?” (“Будешь?”), mình bảo: “От таких бананов у нас обезьяны отвoрачиваются!” = “Ở nước tao thấy chuối này thì khỉ cũng ngoảnh mặt đi!” làm lũ bạn cười ầm hết cả lên.

- головомóйка: nhiều bạn đoán đây là “sự gội đầu”, nhưng thật ra từ này được dùng với nghĩa bóng để chỉ sự “bị phê bình”, “bị cạo”. Cách dùng: задать (устроить) кому головомойку. Ví dụ 1: “За поломку глобуса тебе не избежать головомойки!” = “Chắc chắn là cậu sẽ bị cạo một trận vì tội làm hỏng quả địa cầu!”. Ví dụ 2: “Вот папа придёт и тебе голову вымоет!” = “Tí nữa bố về thì bố sẽ mắng cho mày một trận!”.

- вызывать (вызвать) на ковёр: ковёр là tấm thảm, “вызывать (вызвать) на ковёр” = bị cấp trên gọi lên phê bình. Xuất xứ câu này là: thường thì chỉ phòng làm việc của sếp mới trải thảm (phòng nhân viên thì làm gì được tiêu chuẩn sang thế!), vì thế “bị gọi lên thảm” = “bị gọi lên nghe mắng”. Ví dụ: “Чего он такой угрюмый?” – “Да его только что вызвали на ковёр!” = “Sao nó ỉu xìu thế?” – “à thì nó mới bị gọi lên cạo mà!”.

- “Апчхи”! – “Будь здоров(а)!” – “Спасибо!” = “Hắt xì!” – “Cơm muối!” – “Cám ơn nhé!”.

- “Типун тебе на язык!” = “Phỉ phui cái mồm mày!”.

- “Мотай себе на ус!” = “Hãy nhớ lấy!”.

- “Попытка – не пытка!” = “Thì cũng nên thử xem!”, “Mất gì đâu mà không thử!”.

- чёрная кошка перебежала: người Nga coi mèo đen chạy qua trước mặt là điềm gở (дурная примета), nếu chuyện này xảy ra thật thì họ quay về nhà ngồi một tẹo rồi mới đi ra (nếu nhà xa thì đi ngược lại một đoạn rồi quay lại đi tiếp). Vì thế câu “чёрная кошка перебежала между ними” có nghĩa là “hai đứa chúng nó đang giận nhau”.

- “А что, рискнём?” = “Thế nào, liều một phát chứ?”.

- “Проскóчим?” cũng có nghĩa tương tự như câu trên, ý là chạy vụt một cái qua vùng nguy hiểm.


Tạm thời thế này đã nhé, nhớ ra cái gì nữa thì tớ lại post tiếp.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Tiếp tục, các bạn nhé:


- дуй отсюда! = “biến đi!”, “phắn đi!” (nói đùa với bạn). Động từ дуть có nghĩa là “thổi”, nhưng đôi khi được dùng để chỉ một hành động nhanh, ví dụ: “давай, дуй!” = “nào, làm đi!”.

- ну, достáл(а), прáво! = “này, mày làm tao chán ngấy rồi, thật đấy!”. Động từ “доставáть – достáть” có nghĩa chính là “kiếm được [vé xem phim, vé tàu v.v…]” và “lấy được [cái gì đó ở xa, trên cao]”, nhưng giữa bạn bè thường được dùng với nghĩa “làm khó chịu” với mức độ nhẹ hơn câu “ты мне надоéл(а)”.

- нем(a) как рыба = câm như hến (nguyên văn: câm như…cá).

- мне это нужно, как рыбе зонтик (мне это нужно, как собаке пятая нога [hoặc “мне это нужно, как прошлогодний снег”]) = “tớ hoàn toàn không cần cái đó (điều đó)”. Đương nhiên là cá không sợ ướt nên chẳng cần ô, chó chỉ cần 4 chân là đủ, chân thứ 5 chẳng để làm gì, và tuyết năm ngoái thì đã chảy từ tám hoánh rồi!

- как по мáслу: ý nói mọi việc trơn tru, suôn sẻ.

- без сучкá без задóринки (sau сучкá ko có dấu phẩy): mọi việc trơn tru, suôn sẻ (cучóк = cành nhỏ, vấu, mấu; задóринка = gợn nhỏ trên bề mặt nhẵn).

- руки не дохóдят = không có thời gian (điều kiện) làm một việc gì đó. Ví dụ bạn hứa sẽ làm một việc gì đó ngay ngày mai, nhưng sau mấy ngày vẫn chưa làm và bị trách là thất hứa thì có thể bào chữa bằng câu “помню, конечно, но руки никак не доходят!”.

- меня (тебя) занеслó = ý nói là nổi hứng lên và lạc đề sang chuyện khác. Ví dụ khi thấy bạn mình lạc đề thì bạn có thể nói: “Ох, куда тебя занеслó”.

- “сытый голóдного не разумéет!” = “người no thì làm sao hiểu được người đói!”. Câu này dùng khi mình đang gặp khó khăn mà người khác lại không thông cảm, không hiểu cho.

- “могила горбáтого испрáвит!” = “non sông dễ đổi, bản tính khó dời!”.

…………………….
 
Chỉnh sửa cuối:

Mai Huyên

Thành viên thường
Tiếp nhé:


- “заткнись!” (chỉ dùng với bạn bè) = “Câm mồm đi!”.

- “подавись (чем)!” = “chết nghẹn đi!” (câu này chỉ dùng để đùa với bạn bè). Ví dụ có đứa bạn mời bạn ăn dưa hấu, nếu bạn không thích ăn thì có thể nói đùa: “Подавись своим арбузом!” = “Chết nghẹn dưa hấu đi!”. Có lần một con bạn Nga giơ quả chuối ra hỏi mình: “Бушь?” (“Будешь?”), mình bảo: “От таких бананов у нас обезьяны отвoрачиваются!” = “Ở nước tao thấy chuối này thì khỉ cũng ngoảnh mặt đi!” làm lũ bạn cười ầm hết cả lên.

- головомóйка: nhiều bạn đoán đây là “sự gội đầu”, nhưng thật ra từ này được dùng với nghĩa bóng để chỉ sự “bị phê bình”, “bị cạo”. Cách dùng: задать (устроить) кому головомойку. Ví dụ 1: “За поломку глобуса тебе не избежать головомойки!” = “Chắc chắn là cậu sẽ bị cạo một trận vì tội làm hỏng quả địa cầu!”. Ví dụ 2: “Вот папа придёт и тебе голову вымоет!” = “Tí nữa bố về thì bố sẽ mắng cho mày một trận!”.

- вызывать (вызвать) на ковёр: ковёр là tấm thảm, “вызывать (вызвать) на ковёр” = bị cấp trên gọi lên phê bình. Xuất xứ câu này là: thường thì chỉ phòng làm việc của sếp mới trải thảm (phòng nhân viên thì làm gì được tiêu chuẩn sang thế!), vì thế “bị gọi lên thảm” = “bị gọi lên nghe mắng”. Ví dụ: “Чего он такой угрюмый?” – “Да его только что вызвали на ковёр!” = “Sao nó ỉu xìu thế?” – “à thì nó mới bị gọi lên cạo mà!”.

- “Апчхи”! – “Будь здоров(а)!” – “Спасибо!” = “Hắt xì!” – “Cơm muối!” – “Cám ơn nhé!”.

- “Типун тебе на язык!” = “Phỉ phui cái mồm mày!”.

- “Мотай себе на ус!” = “Hãy nhớ lấy!”.

- “Попытка – не пытка!” = “Thì cũng nên thử xem!”, “Mất gì đâu mà không thử!”.

- чёрная кошка перебежала: người Nga coi mèo đen chạy qua trước mặt là điềm gở (дурная примета), nếu chuyện này xảy ra thật thì họ quay về nhà ngồi một tẹo rồi mới đi ra (nếu nhà xa thì đi ngược lại một đoạn rồi quay lại đi tiếp). Vì thế câu “чёрная кошка перебежала между ними” có nghĩa là “hai đứa chúng nó đang giận nhau”.

- “А что, рискнём?” = “Thế nào, liều một phát chứ?”.

- “Проскóчим?” cũng có nghĩa tương tự như câu trên, ý là chạy vụt một cái qua vùng nguy hiểm.


Tạm thời thế này đã nhé, nhớ ra cái gì nữa thì tớ lại post tiếp.
masha09 ơi “Будь здоров(а)!” = – “Cơm muối!” là sao vậy, mình có nghe thoáng qua cái này nhưng chưa biết kẹn kẽ lắm!
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
masha09 ơi “Будь здоров(а)!” = – “Cơm muối!” là sao vậy, mình có nghe thoáng qua cái này nhưng chưa biết kẹn kẽ lắm!

Mình đoán bạn là người miền Nam. Mình không biết trong Nam thì thế nào, nhưng ở ngoài Bắc khi bạn mình “hắt-xì!” thì mình phải nói “cơm muối!” và người bạn sẽ nói “cảm ơn!”. Khi ai đó “hắt-xì!” thì người Nga nói “будь здорóв!” hoặc “будь здорóва!” (nếu người “hắt-xì!” là nữ).
 

Mai Huyên

Thành viên thường
Mình đoán bạn là người miền Nam. Mình không biết trong Nam thì thế nào, nhưng ở ngoài Bắc khi bạn mình “hắt-xì!” thì mình phải nói “cơm muối!” và người bạn sẽ nói “cảm ơn!”. Khi ai đó “hắt-xì!” thì người Nga nói “будь здорóв!” hoặc “будь здорóва!” (nếu người “hắt-xì!” là nữ).
Thanks Masha!
 

Trần Khánh Dương

Thành viên thân thiết
Thành viên BQT
Наш Друг
Mình đoán bạn là người miền Nam. Mình không biết trong Nam thì thế nào, nhưng ở ngoài Bắc khi bạn mình “hắt-xì!” thì mình phải nói “cơm muối!” và người bạn sẽ nói “cảm ơn!”. Khi ai đó “hắt-xì!” thì người Nga nói “будь здорóв!” hoặc “будь здорóва!” (nếu người “hắt-xì!” là nữ).
Mình tưởng "будьте здоров" nghĩa là "chăm sóc sức khỏe" chứ nhỉ
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Mình tưởng "будьте здоров" nghĩa là "chăm sóc sức khỏe" chứ nhỉ

Tất nhiên “будь” không có nghĩa là “cơm” và “здоров” không có nghĩa là “muối”, nhưng “Будь здоров!” TRONG TRƯỜNG HỢP NÀY thì lại tương đương với “Cơm muối!” trong tiếng Việt.

Chẳng lẽ bạn nghĩ phải là “Рис соль!” mới đúng?
 
Top