Phẩm Cách Nga

georu

Thành viên thường
Ai dịch cái này sang Tiếng Việt thì tốt biết mấy hi
Có ngay ạ :D
1. Một người khôn ngoan không nhất thiết phải là một người đạt kết quả xuất sắc hay chiến sĩ thi đua. Người khôn ngoan biết anh ta muốn gì, hiểu cách thực hiện nó, và làm nó.

2. Vẻ ngoài tươm tất. Một người khôn ngoan luôn hiểu rằng mọi người luôn đánh giá người khác qua cách ăn mặc của anh ta. Hơn thế nữa, các nhà tâm lí học khẳng định rằng, những người có vẻ ngoài lôi cuốn thường có sức thích nghi cao hơn, nổi tiếng và thông minh hơn – tức họ sở hữu hiệu ứng “vầng hào quang”.

3. Hàm răng chắc khỏe. Theo những nghiên cứu mới đây, những ai đã trải qua sự chữa bệnh của nha sĩ, được coi là những người thành công và thông minh hơn.

4. Khả năng lắng nghe người khác. Năng lực xúc cảm cũng quan trọng như IQ. Khi bạn lắng nghe và đưa ra những câu hỏi đắt giá, bạn có thể biết thêm nhiều thông tin mới. Và nói chung thì những kẻ lắm mồm chỉ là của quí đối với những tên mật thám.

5. Trí nhớ tốt. Năng lực trí tuệ được đánh giá phần lớn vào khả năng ghi nhớ và lấy những thông tin cần thiết từ não bộ.

6. Hơi thở sâu. Những hơi thở sâu giúp não bạn ngập tràn oxi và trông bạn tự tin hơn. Mọi người luôn thích một người tự tin vào bản thân, bởi vì anh ta trông như một người hùng mà họ có thể dựa vào.

7. Dáng ngồi thẳng. Ngực ưỡn thẳng, (….). Ngôn ngữ cơ thể chiếm một phần lớn trong giao tiếp. Nếu ngồi khom lung, người khác một cách tự nhiên sẽ cho rằng bạn lười nhác, bẽn lẽn hay ngu ngốc.

8. Mở rộng tri thức. Trí tuệ còn bao hàm khả năng mở rộng quan điểm của bản thân. Đừng chỉ nghe theo những thứ mà bạn đồng tình, hãy đọc cả những cuốn sách mà bạn có lẽ chẳng bao giờ chọn, nếu không cố tâm tìm hiểu. Như người ta thường nói: còn sống thì còn phải học.

9. Sử dụng những phủ định kép và những từ khôn khéo. Khi bạn giải thích hoặc không giải thích điều gì, người ta đều không thể đặt bất cứ câu hỏi gì, chí ít để ra vẻ không ngu ngốc.

10. Nói chuyện có văn hóa, chứ đừng chửi thề. Các nhà tâm lí học nói rằng, người ta thường ít coi trọng những cuộc nói chuyện có xen lẫn những từ tục tĩu.

Và điều quan trọng nhất: một người khôn ngoan không bao giờ tự gọi mình là thông minh. Anh ta thường che dấu cẩn thận sự khôn khéo của mình.
 

georu

Thành viên thường
Em có câu hỏi ạ:

1. Здоровые зубы. По последним исследованиям, люди, прошедшие лечение у стоматолога, считаются более успешными и умными.
----- Hàm răng chắc khỏe. Theo những nghiên cứu mới đây, những ai đã trải qua sự chữa bệnh của nha sĩ, được coi là những người thành công và thông minh hơn.
Thế nào nghe cứ chối chối (что-то не то). Hay là em dịch sai ở đâu rồi ạ?
2. Прямая осанка. Грудь колесом, попа ящиком.
tak, đây là ngồi hay đứng ạ? Và cái .. mông phải thế nào đây ạ? :D
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Em có câu hỏi ạ:

1. Здоровые зубы. По последним исследованиям, люди, прошедшие лечение у стоматолога, считаются более успешными и умными.
----- Hàm răng chắc khỏe. Theo những nghiên cứu mới đây, những ai đã trải qua sự chữa bệnh của nha sĩ, được coi là những người thành công và thông minh hơn.
Thế nào nghe cứ chối chối (что-то не то). Hay là em dịch sai ở đâu rồi ạ?
2. Прямая осанка. Грудь колесом, попа ящиком.
tak, đây là ngồi hay đứng ạ? Và cái .. mông phải thế nào đây ạ? :D
1. Bạn dịch đúng rồi, không sai đâu. Ta vốn quen nghĩ “những ai đã phải đến gặp nha sĩ thì tức là răng kém”, còn Tây thì lại nghĩ “những người đã được nha sĩ chỉnh răng cho rồi thì chắc chắn có hàm răng khoẻ”.

2. Прямая осанка là nói về dáng đứng (phải thẳng người). Còn “Грудь колесом, попа ящиком” thì có thể dịch là “Ngực tấn công, mông phòng thủ”.
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
.... Còn “Грудь колесом, попа ящиком” thì có thể dịch là “Ngực tấn công, mông phòng thủ”.
Tuyệt hay. Nghe rất âm hưởng! Nếu tôi thì chỉ dịch được là "Ngực cong, mông thúng".
Tiện đây, hỏi nhỏ: "mông phòng thủ" ám chỉ gì? Là "chành bành" ra như bố trí quân để phòng thủ, hay "mông teo đít tóp" như khi phải co cum lại để thủ thế?
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Tuyệt hay. Nghe rất âm hưởng! Nếu tôi thì chỉ dịch được là "Ngực cong, mông thúng".
Tiện đây, hỏi nhỏ: "mông phòng thủ" ám chỉ gì? Là "chành bành" ra như bố trí quân để phòng thủ, hay "mông teo đít tóp" như khi phải co cum lại để thủ thế?

@Dmitri Tran
Thật ra thì câu này không phải do cháu nghĩ ra. Câu này là “tục ngữ” nói về những phụ nữ “khủng” cả về phía trước lẫn phía sau (chính xác thì là…tấn công cả 2 hướng).
 

themanh

Thành viên thường
@Dmitri Tran
Thật ra thì câu này không phải do cháu nghĩ ra. Câu này là “tục ngữ” nói về những phụ nữ “khủng” cả về phía trước lẫn phía sau (chính xác thì là…tấn công cả 2 hướng).
ha ha Mặt tiền rộng lại còn nở hậu nữa thì còn gì bằng. Ngực nở về trước mông nở về sau. Công mạnh, thủ chắc. Mẫu con gái ưa thích của các cụ ngày xưa.(Ngày nay chắc vẫn chưa thay đổi)
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
30 законов жизни

Список, наверное, самых правильных законов, на которых строится ваша жизнь и жизненные ситуации



1. ЗАКОН ПУСТОТЫ
Все начинается с пустоты. Пустота всегда должна быть заполнена.

2. ЗАКОН ШЛАГБАУМА
Возможности не даются впрок. Должно быть принято решение пересечь шлагбаум как условное препятствие. Возможности даются после внутреннего решения. Заветные желания даются нам вместе с силами на их осуществление.

3. ЗАКОН НЕЙТРАЛЬНОГО ПОЛОЖЕНИЯ
Чтобы измениться, надо остановиться, а потом уже менять направление движения.

4. ЗАКОН ПЛАТЫ
Платить нужно за все: за действие и бездействие. Что будет дороже? Иногда ответ очевиден только в конце жизни, на предсмертном одре — дороже плата за бездействие. Избегание неудач не делает человека счастливым.

«В моей жизни было много неудач, большинство из которых так и не случилось» ~ Cлова старика сыновьям перед смертью.

5. ЗАКОН ПОДОБИЯ
Подобное притягивается подобным. В нашей жизни нет случайных встречных. Мы привлекаем к себе не тех людей, которых хотим привлечь, а тех, кто подобен нам.

6. ЗАКОН МЫШЛЕНИЯ
Внутренний мир мыслей человека воплощается во внешний мир вещей. Нужно не искать причины несчастий во внешнем мире, а обращать свой взор вовнутрь. Наш внешний мир- это реализованный мир наших внутренних мыслей.

7. ЗАКОН КОРОМЫСЛА
Когда человек чего-то хочет, но это недостижимо, надо придумать другой интерес, равновеликий по силе первому.

8. ЗАКОН ПРИТЯЖЕНИЯ
Человек притягивает к себе то, что он любит, боится или постоянно ожидает, т.е. все, что находится в его центральном, сфокусированном сознании. Жизнь дает нам то, что мы ожидаем от нее получить, а не то, что хотим.

«На что рассчитываешь, то и обретешь».

9. ЗАКОН ПРОСЬБЫ
Если ничего у жизни не просишь, то ничего и не получаешь. Если мы просим у судьбы непонятно что, то и получаем неизвестно что. Наша просьба притягивает соответствующую реальность.

10. ЗАКОН ОГРАНИЧЕННОСТИ №1
Всего предусмотреть нельзя. Всякий видит и слышит лишь то, что понимает, поэтому он и не может учесть все обстоятельства. Все зависит от наших внутренних преград, наших собственных ограничений. Есть события, происходящие помимо нашей воли, их нельзя предвидеть, и мы не несем за них ответственности. При всем своем желании человек не может контролировать все события своей жизни.

11. ЗАКОН ЗАКОНОМЕРНОСТИ
В жизни часто происходят независящие от нас события. Единожды произошедшее событие можно рассматривать как случайность, дважды произошедшие — совпадение, но трижды — закономерность.

12. ЗАКОН ОГРАНИЧЕННОСТИ №2
Человек не может иметь все. Ему часто чего-то не хватает в жизни. Секрет счастья заключается не в потакании своим прихотям и желаниям, а в умении довольствоваться тем, что имеешь. Довольствоваться малым нелегко, но труднее всего довольствоваться многим. Можно потерять счастье в поисках богатства, а это значит — потерять все. Можно приобрести весь мир и потерять свою душу.

13. ЗАКОН ПЕРЕМЕН
Хочешь перемен в своей жизни — бери власть над обстоятельствами в свои руки. Нельзя изменить свою жизнь, ничего не изменяя в ней и не изменяясь самому. Из-за своей пассивности человек часто упускает реальный шанс, предоставленный судьбой. Кто расставляет в вашей жизни приоритеты — вы сами или кто-то другой? Может быть, их расставляет сама жизнь, а вы плывете по течению? Станьте хозяином своей судьбы. Если вы никуда не отправитесь, то никуда и не прибудете.

14. ЗАКОН РАЗВИТИЯ
Жизнь заставляет человека решать именно те задачи, от решения которых он отказывается, которые боится решать, решения которых избегает. Но эти задачи все равно придется решать на другом, уже на новом витке своей жизни. И накал эмоций, переживаний будет мощнее, а цена решения — выше. От чего бежим, к тому и придем.

15. ЗАКОН ТАКСИ
Если вы не водитель, если вас везут, то чем дальше вас завезут, тем это будет для вас дороже. Вы не заказывали маршрут, поэтому можете оказаться где угодно. Чем дальше вы углубитесь по ошибочному пути, тем труднее вам будет вернуться.

16. ЗАКОН ВЫБОРА
Наша жизнь состоит из множества выборов. У вас всегда есть выбор. Наш выбор может заключаться в том, что мы не делаем выбора. Мир полон возможностей. Однако приобретений без потерь не бывает. Принимая что-то одно, тем самым мы отказываемся от чего-то другого. Заходя в одну дверь, мы пропускаем другую. Каждый должен сам решить, что для него важнее. Из потерь тоже можно получить приобретение.

17. ЗАКОН ПОЛОВИНЫ ПУТИ
В отношениях с другим человеком ваша зона — полпути. Нельзя полностью управлять поведением другого человека. Другой может не двигаться, нельзя пройти путь за него и сделать так, чтобы другой человек изменился.

18. ЗАКОН ПОСТРОЕНИЯ НОВОГО
Для того, чтобы построить что-либо новое, нужно:

Разрушить старое, если это необходимо — расчистить место, выделить время, мобилизовать силы для построения нового;
Знать, что именно вы хотите построить. Не стоит крушить, не зная путей к созиданию. Нужно знать, куда идешь. Если не знаешь, куда идешь, придешь не туда.
Кто никуда не плывет — для тех не бывает попутного ветра.

19. ЗАКОН РАВНОВЕСИЯ
Как бы человек ни хотел изменить свою жизнь, образ мышления, стереотипы его поведения будут пытаться удержать его в старой, привычной для него жизни. Но если человеку удается что-то изменить в своей жизни, то уже новая, измененная жизнь будет подчиняться Закону равновесия. Изменения обычно протекают медленно и болезненно из-за инерции в мыслях и в поведении, своего внутреннего сопротивления и реакции окружающих людей.

20. ЗАКОН ПРОТИВОПОЛОЖНОСТЕЙ
Наша жизнь немыслима без противоположностей, в ней присутствуют рождение и смерть, любовь и ненависть, дружба и соперничество, встреча и расставание, радость и страдание, потеря и приобретение.

Человек тоже противоречив: он, с одной стороны, стремится к тому, чтобы его жизнь была стабильна, но в то же время некая неудовлетворенность гонит его вперед. В мире противоположностей человек стремится обрести утраченное единство с самим собой, с другими людьми и с самой жизнью. Все имеет начало и конец, это земной круговорот и круговорот жизни. Вещи, достигнув своего предела, переходят в свою противоположность. Пара противоположностей поддерживает равновесие, а переход от одной крайности в другую создает многообразие жизни.

Иногда для того, чтобы понять что-либо, нужно увидеть, узнать противоположность этого. Одна противоположность не может существовать без другой — для того, чтобы был день, нужна ночь.

21. ЗАКОН ГАРМОНИИ
Человек ищет гармонию во всем: в себе, в мире. Достичь гармонии с миром можно только будучи в гармонии с самим собой. Хорошее отношение к себе, принятие себя — залог гармонии с миром, людьми и собственной душой. Гармония не означает отсутствие трудностей и конфликтов, которые могут быть стимулом для личностного роста. Гармония между разумом, чувством и действием — может быть, это и есть счастье?

22. ЗАКОН ДОБРА И ЗЛА
Мир не создан лишь для удовольствия. Он не всегда соответствует нашим представлениям о нем и нашим желаниям. Тот, кто не способен сам сделать доброе дело, не оценит добра и от других. Для тех, кто не способен видеть зло, зла не существует.

23. ЗАКОН ЗЕРКАЛА
То, что человека раздражает в окружающих, есть в нем самом. То, что человек не хочет слышать от других людей, есть то, что ему важнее всего услышать на данном жизненном этапе. Другой человек может служить для нас зеркалом, помогая нам открыть то, что мы не видим, не знаем в себе. Если человек то, что его раздражает в других, исправит в себе, судьбе ни к чему будет посылать ему такое зеркало.

Избегая всего того, что нам неприятно, избегая людей, вызывающих у нас негативные чувства, мы лишаем себя возможности изменить свою жизнь, лишаем себя возможности внутреннего роста.

24. ЗАКОН ДОПОЛНЕНИЯ
Нам нужны люди, события, источники знаний, способные нам дать то, что мы хотим иметь, но имеем лишь в небольшом количестве. Мы стараемся стать сопричастными потенциалу других людей. Мы достраиваем себя вовне. Наше желание обладать кем-либо или чем-либо — это непризнание, отрицание собственных достоинств, неверие в то, что они у нас есть.

25. ЗАКОН ЦЕПНОЙ РЕАКЦИИ
Если вы позволите разыграться своим негативным чувствам, то одно неприятное переживание потянется за другим. Если жить, предаваясь мечтам и грезам, то реальность вытеснится иллюзорным миром фантазий. Человеку бывает сложно остановить поток своих негативных и непродуктивных мыслей, т.к. у него вырабатывается привычка переживать, волноваться, страдать, мечтать, т.е. уходить от действительности, от активного решения проблем. Чему отдаете больше энергии, того и будет больше.

Мысль, которой вы дарите свое время, действует как магнит, притягивая себе подобные. С одной беспокоящей мыслью справиться легче, чем с роем навязчивых мыслей. В процессе нашего общения с другими людьми мы склонны перенимать их настроение посредством эмоционального заражения.

26. ЗАКОН ПОДАВЛЕНИЯ
То, что человек подавляет в своих мыслях или действиях, то, что он отрицает в себе, в самый неподходящий момент способно извергнуться наружу. Нужно принять свои мысли и чувства, а не подавлять и не накапливать их в себе. Примите себя, примите то, что вам не нравится в себе, не критикуйте себя. Принятие, признание отвергаемого и отрицаемого в себе способствует внутреннему росту человека. Это позволяет ему жить полной жизнью. Мы стремимся обрести утраченное единство.

27. ЗАКОН ПРИНЯТИЯ ИЛИ СПОКОЙСТВИЯ
Сама по себе жизнь ни плоха, ни хороша. Хорошей или плохой ее делает наше восприятие. Жизнь такова, какова она есть. Нужно принимать жизнь, радоваться жизни, ценить жизнь. Доверьтесь жизни, доверьтесь силе вашего разума и велению сердца. Все будет так, как надо, даже если по-другому.

28. ЗАКОН ОЦЕНКИ СТОИМОСТИ ВАШЕЙ ЛИЧНОСТИ
Окружающие практически всегда оценивают человека так, как оценивает он себя сам. Нужно принимать и ценить себя. Не создавать себе кумиров, либо недостижимого, идеального образа себя. Не принимать мнение окружающих о вас за истину, не подвергая его критике. Стараясь заслужить любовь всех людей (что невозможно), вы пренебрегаете собственными потребностями, вы можете потерять себя, потерять уважение к себе.

Невозможно быть во всем совершенным человеком. Вы стоите ровно столько, во сколько сами себя оцениваете, какова ваша самоценность. Однако доля реалистичности никогда не повредит.

29. ЗАКОН ЭНЕРГООБМЕНА
Чем больше продвинулся человек в познании себя и мира, тем больше он может взять от мира и дать ему. Нужно суметь установить адекватный, справедливый обмен с судьбой. Если вы будете больше отдавать, чем брать, то это приведет к вашему энергетическому истощению. Если вы даете кому-то больше, чем получаете от него, у вас может возникнуть обида на человека. Мир существует для того, чтобы им можно было делиться друг с другом.

30. ЗАКОН СМЫСЛА ЖИЗНИ
Мы приходим из пустоты, пытаясь обрести смысл жизни, и вновь уходим в пустоту. У каждого человека свой смысл жизни, который может меняться на разных жизненных этапах. В чем заключается смысл жизни — стремиться к чему-либо или просто жить? Ведь стремясь к чему-либо, мы вынуждены выпустить из поля зрения саму жизнь, то есть ради результата мы теряем сам процесс. Возможно, самый главный смысл жизни — сама жизнь.

Нужно включаться в жизнь, принимая ее, тогда удастся воспринимать жизнь в ее многообразии и тогда она раскрасит бытие человека теми красками, которыми владеет сама. Смысл жизни человек может найти лишь вне себя, в мире. В жизни выигрывает тот, кто не просит у судьбы единственного рецепта, панацеи от всех болезней и от всех бед.
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
(tiếp theo)
Một số kinh nghiệm khi xin việc và làm việc ở các Cty Nga

A. Chuẩn bị trước Резюме bằng tiếng Nga với các nội dung chính như sau:
- Фамилия и имя:
- Пол: (мужской, женский)
- Дата рождения:
- Телефон:
- E-mail:
- Место проживания
- Семейное положение:
- Образование:
- Опыт работы:
- Профессиональные навыки и знания:
- Прочее:
Nên gắn ảnh mình lên góc trái phía trên (Cảm tình của người đọc sẽ tăng lên, mình lại được tiếng biết dùng Microsoft Word không tồi)
Gửi Резюме kèm scan các văn bằng cho người tiếp nhận

B. Những chú ý khi tiếp xúc lần đầu với nhà tuyển dụng;
Trong email giới thiệu mình không nên hỏi những điều sau:
1.. Cty của họ làm việc thế nào, đã bao lâu, tương lại ...
Những câu hỏi loại này chỉ gây khó chịu cho người tiếp nhận, và thông tin mình nhận được từ họ cũng không có giá trị gì.
2.. Mức lương và chính sách đãi ngộ.
Ai chẳng biết đây là điều quan trọng nhất, nên mình không cần hỏi người ta cũng biết. Nếu mình hỏi những vấn đề này khi chưa biết cụ thể công việc, khả năng bản thân và giá trị của mình trong những công việc sau này thì dễ bị cho là hời hợt, thiếu kinh nghiệm sống...
3.. Đừng tha thiết xin việc quá mức, trình bày khó khăn nguyện vọng của mình.
Với người tiếp nhận, công việc là trên hết. Cấp trên có thương anh ta đâu nếu anh ta xử sự theo lòng thương người!

C. Những chú ý khi trả lời phỏng vấn.
Bạn cần chuẩn bị sẵn nội dung để có thể “ứng phó” với các câu hỏi dạng sau:
1. Giới thiệu về bản thân mình.
Người tuyển dụng bao giờ cũng để cho bạn nói trước bằng tiếng Nga. Nên soạn trước dăm câu nói về bản thân, có nhấn mạnh liên hệ với công việc hiện tại. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng như "tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z...". Những thông tin này đã có trong Резюме rồi, và càng nói nhiều bằng tiếng Nga thì mình sẽ càng dễ bị hở chỗ yếu kém hơn.
2. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong công việc này?
Hai câu hỏi này để đánh giá mức độ cầu thị, sâu sắc của bạn. Nên tránh nói những điểm yếu liên quan đến công việc.
3. Bạn đã biết gì về Cty đang xin việc?
Đây là câu hỏi thăm dò để biết sự thực lòng khi xin việc, không phải là người “thấy đâu hay thì nhảy vào”
4. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
Nên thận trọng khi trả lời vì đây là câu hỏi “cân não”. Bạn cần đưa ra những lý do cụ thể và thuyết phục, tránh những câu trả lời chung chung kiểu "Vì tôi biết Cty này là một Cty lớn".... Nên giải thích cụ thể lý do kiểu như bạn muốn làm trong một môi trường chuyên nghiệp, vì muốn được nâng cao chuyên môn, vì muốn được thử sức mình trước cơ hội ở một Cty uy tín...
Đoạn cuối có thể thêm lý do: vì nghe nói ở đây lương ổn định, có nhiều điều kiện để phát triển... Người ta vừa mát lòng, mình lại được tiếng là thành thật.
5. Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?
Đây là câu hỏi tìm hiểu thế giới quan của bạn. Tất nhiên ai cũng nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà Cty sẽ dành cho mình... nhưng trước hết hãy nói về thành quả đạt được trong công việc, cái gì khích lệ bạn trong đó có niềm vui của mình khi vượt qua một thử thách.
Những gì trong sáng và cá tính của mình trong động lực làm việc sẽ đem lại ấn tượng và cảm tình của nhà tuyển dụng!
6. Trong công việc cũ, bạn đã có thành tích gì? Tại sao lại thôi việc ở đó?
Nên nói về 2-3 công việc thành công mà bạn từng tham gia. Hãy cẩn thận. đừng xem đây là cơ hội để kể tội Cty cũ, và cũng đừng trả lời đại loại "Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn". Câu trả lời lý tưởng ở đây là: "Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển hơn khả năng của mình, nơi có nhiều điều kiện làm việc tốt hơn"

Cuối cùng, xin có một chú ý. Người Nga rất chú trọng đến khái niệm “Единомышленник” (Người đồng tâm, đồng cảm...) vì đây là cơ sở để xây dựng tính đồng đội trong công việc và sự gắn bó tập thể sau này. Để thăm dò tính cách quan niệm của bạn..., họ có thể hỏi những vấn đề "không chuẩn”, ví dụ như: “Cá nhân bạn thấy việc Vịnh Hạ Long được chọn là Kỳ quan thiên nhiên thế giới năm trước như thế nào?”.
Đừng vội ca ngợi hay tự hào, vì việc người dùng Internet bầu chọn như ta đã làm (vận động hô hào thành phong trào để 1 người gửi càng nhiều SMS càng tốt) với cách nhìn của đa số người Nga không khác gì một cuộc “ăn gian toàn quốc”. Tất cả công sức sẽ “như muối bỏ biển” nếu bạn không thận trọng trước những câu hỏi kiểu này (xem so sánh ở mục 2. Khác về quan niệm đạo đức)

---------------------------------------------------
 
Chỉnh sửa cuối:

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Khái niệm "единомышленик" có thể bổ sung thêm ý nghĩa: người cùng chí hướng,cùng tư tưởng..
Nghĩa “người cùng chí hướng, người cùng tư tưởng” của từ "единомышленник" này thì đương nhiên là bác Dmitri Tran biết, nhưng ở đây bác ấy đang nói đến sự làm việc tập thể với người Nga trong một công ty nên bác ấy dùng nghĩa khác, nghĩa “người cùng chí hướng, người cùng tư tưởng” trong trường hợp này không thích hợp.
 
Top