Tin Tức Nước Nga 2015

Status
Không mở trả lời sau này.

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Belarus có kế hoạch dần dần bỏ giảng dạy trong các trường học phổ thông bằng tiếng Nga.

Theo báo cáo Tsenzor.NET có sự tham khảo ở ZN.UA, từ chối giảng dạy trong các trường học phổ thông bằng tiếng Nga, người đứng đầu Bộ Giáo dục Belarus Mikhail Zhuravkov cho biết.

Theo Zhuravkov tại Belarus từ lâu đã ý thức vấn đề sử dụng ngôn ngữ quốc gia khác trong việc đào tạo trẻ em Belorus ở các trường phổ thông . Ông lưu ý rằng quá trình de-Nga hóa sẽ diễn ra dần dần.

Khởi đầu sẽ dạy trẻ em bằng tiếng mẹ đẻ trong hai môn học phổ thông đó là lịch sử và địa lý của Belorus.

Michael Zhuravkov lưu ý rằng dạy bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ sẽ giúp học sinh yêu thích Tiếng Belarus và sẽ mong muốn học các môn khác cũng trên tiếng đó.

Năm 2015 là một bước ngoặt vì lần đầu tiên trong 20 năm người dân Belarus đã nghe lời chúc mừng năm mới chỉ của tổng thống Belorus Alexander Lukashenko. Không có một kênh truyền hình nào của Belorus cho phát bài chúc mừng năm mới của Vladimir Putin như những năm trước đây thường làm.

Tẩu Vi
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Nga và Iran nhất trí thanh khoản bằng nội tệ

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, Nga và Iran sẽ mở tài khoản thanh toán chung bằng đồng nội tệ. Đây là tuyên bố của Đại sứ Iran tại Liên bang Nga Mehdi Sanai.


Ảnh minh họa. (Nguồn: bloomberght.com)

RIA Novosti dẫn lời ông Sanai nói: "Hai bên sẽ tạo tài khoản hoặc ngân hàng chung để có thể thanh toán bằng đồng Rial và đồng Ruble, đồng thời đã thỏa thuận về việc thành lập nhóm làm việc."

Quyết định chuyển sang thanh toán bằng đồng nội tệ có thể được thông qua tại cuộc gặp giữa phó thống đốc ngân hàng trung ương của hai nước./.

theo Vietnamplus
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

© Photo: RIA Novosti/Alexander Astafev

Chính phủ Nga đã công bố kế hoạch chống khủng hoảng nhằm duy trì sức phát triển kinh tế bền vững và ổn định xã hội trong giai đoạn những tác động nghiêm trọng nhất của tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại bất lợi, theo trang web của nội các vào ngày thứ Tư.

“Trong giai đoạn 2015-2016 sẽ triển khai thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường các thay đổi cơ cấu trong nền kinh tế Nga, ổn định hoạt động của các tổ chức hệ thống trong những lĩnh vực quan trọng chủ chốt, đạt được sự cân bằng của thị trường lao động, giảm lạm phát và giảm thiểu hệ lụy của việc tăng giá các mặt hàng và dịch vụ có tầm quan trọng xã hội cho các gia đình thu nhập thấp, đạt tốc độ tăng trưởng tích cực và ổn định kinh tế vĩ mô trong trung hạn”,-, tuyên bố nêu rõ.
Nguồn ruvr. ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Giấy phép lái xe quốc tế sẽ được thể hiện bằng tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và tiếng Việt, ghi rõ người có giấy phép được lái loại phương tiện nào.

Theo ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Đường bộ, cơ quan này đã hoàn tất Thông tư hướng dẫn cấp giấy phép lái xe quốc tế, trình Bộ Giao thông phê duyệt, dự kiến thực hiện từ quý I/2015.

Theo đó, loại giấy phép lái xe này được phát hành theo quy chuẩn của quốc tế với hình thức là dạng quyển giống như hộ chiếu, có giá trị sử dụng lưu hành hợp pháp tại 85 quốc gia tham gia Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo - Tín hiệu đường bộ (Công ước Vienna).


Một mẫu giấy phép lái xe quốc tế.


Giấy phép lái xe này sẽ được thể hiện bằng tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và tiếng của nước cấp giấy phép, được sử dụng phần lớn tại các nước châu Âu và 5 nước khu vực Đông Nam Á là Việt Nam, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Indonesia. Ngoài ra, giấy phép cũng ghi rõ người có giấy phép được lái ô tô, môtô loại nào, thời hạn cấp giấy quy định chung của công ước từ 1-3 năm.

Theo ông Huyện, giấy phép lái xe quốc tế được cấp cho những công dân Việt Nam có nhu cầu và thủ tục đơn giản, tương tự như cấp giấy phép lái xe hiện nay. Trước mắt, việc cấp loại giấy phép này sẽ được thực hiện thí điểm tại Tổng cục Đường bộ, các thành phố có nhu cầu lớn như Hà Nội và TP HCM, sau đó sẽ nhân rộng trên quy mô toàn quốc.

Dự kiến mức phí cấp giấy phép lái xe quốc tế cũng bằng với mức phí cấp bằng vật liệu mới (PET) là 135.000 đồng. Khi đó, người Việt Nam sử dụng giấy phép lái xe quốc tế khi tham gia giao thông ở các nước tham gia công ước Vienna thì không cần phải đăng ký trước với cơ quan quản lý giao thông tại nước đó.

Đoàn Loan
Nguồn: VnExpres
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Đồng nội tệ Nga đã có tháng tăng giá mạnh nhất kể từ những năm đầu thập kỉ 1990, do được hỗ trợ bởi giá dầu tăng cao, cuộc chiến ở miền Đông Ukraine hạ nhiệt và sức ép không quá lớn từ các khoản nợ nước ngoài.

Đồng ruble đã tăng 11,5% so với đồng bạc xanh trong tháng 2/2015, lên mức 1 USD đổi được 61,7 ruble. Đây là mức tăng theo tháng mạnh nhất trong hơn 20 năm qua, tờ nhật báo Vedomosti (Nga) đưa tin. Cũng trong khoảng thời gian này, đồng ruble tăng giá 13,2% so với euro.


Đồng ruble đã tăng giá mạnh trong tháng 2 vừa qua. Ảnh: Reuters
Đà phục hồi diễn ra sau khi đồng ruble đã mất đến 40% giá trị so với đồng USD hồi năm ngoái, đỉnh điểm là tháng 12. Mức độ ổn định hóa đồng nội tệ Nga đã xóa tan những đồn đoán cho rằng kinh tế nước này đang trên đà sụp đổ. Thế nhưng các chuyên gia vẫn giữ thái độ thận trọng trước kịch bản đồng ruble sẽ lấy lại được mức giá như thời điểm đầu năm 2014.

Mức tăng giá này trước hết được hỗ trợ bởi giá dầu tăng, với việc vàng đen có tháng tăng giá đầu tiên kể từ tháng 7/2014. Dầu Brent Biển Bắc hiện được giao dịch quanh ngưỡng 60 USD/thùng.

Chuyển biến tích cực của tình hình địa chính trị là một nhân tố chủ đạo - ông Alexei Devyatov, nhà kinh tế trưởng tại quỹ đầu tư UralSib Capital tại Moskva nhìn nhận. Đồng ruble đã lấy lại giá trị ngay sau khi các nhà lãnh đạo Nhóm Normandy ký Thỏa thuận Misnk 2 hôm 12/2 và tiếp tục tăng giá những ngày sau đó, với việc giao tranh ở miền Đông Ukraine hạ nhiệt.

Sức ép không quá lớn từ các khoản nợ nước ngoài cũng là tiền đề thuận lợi đưa tới sự hồi phục đồng nội tệ của Nga. “Việc chi trả các khoản nợ nước ngoài là một nguyên nhân chính đưa đến sự sụp đổ của đồng ruble (hồi tháng 12/2014). Trong tháng 1 và tháng 2/2015, các khoản nợ đến hạn không nhiều và sức ép với đồng ruble vì thế giảm đi”, ông Devyatov bình luận. Cùng với đó, các hãng xuất khẩu lớn của Nga như Gazprom, Rosneft, Alrosa… cũng đã bán ra một lượng lớn ngoại tệ trong tháng 2, giúp đồng ruble tăng giá.

Hoài Thanh (Theo The Moscowtimes)
Nguồn: baotintuc.vn
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Hãng TASS vửa đưa tin: Tạp chí chuyên về giáo dục của Anh "Times Higher Education" công bố kết quả xếp loại các trường ĐH uy tín trên thế giới đầu năm 2015, trong đó:
Trường ĐHTH Quốc gia Matscova mang tên Lomonosov (MGU) được xếp hạng thứ 25,
và trường ĐHTH Quốc gia Saint Petersburg (SPGU) được xếp trong nhóm 71-80.

Đây là lần đầu tiên 2 trường ĐH hàng đầu của Nga có thứ hạng cao như vậy trên thế giới.


Trường ĐHTH MGU chuẩn bị đón lễ kỷ niệm 260 năm thành lập
Nguồn: http://tass.ru/obschestvo/1822096
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Theo một số nhà phân tích tài chính, sự tăng giá mạnh của đồng rúp so với đồng USD và đồng euro hiện nay tạo nên đôi chút hoảng loạn trên thị trường tiền tệ.

Ông Dmitry Polevoy, chuyên gia kinh tế đầu ngành tại Ngân hàng ING Nga cho biết: "Tâm lý hoảng loạn, vừa là hậu quả vừa là nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của đồng rúp vào cuối năm 2014, còn hiện nay chúng ta dường như đang nhìn thấy vài dấu hiệu hoảng loạn theo hướng ngược lại, khi đồng rúp tiếp tục tăng giá mạnh bất chấp sự sụt giảm giá dầu ".

Sáng hôm nay (9/4), tuy giá dầu thế giới chỉ đứng ở mức khoảng 56 $/thùng dầu Brent (giảm hơn 1,5 $/thùng so với ngày hôm qua), nhưng tỷ giá đô la và đồng euro vẫn tiếp tục giảm so với đồng rúp Nga. Ngay từ buổi sáng bắt đầu phiên giao dịch trên sàn giao dịch ngoại hối Moskva, đôla Mỹ giảm 1,46 rúp xuống chỉ còn 52,17 rúp/USD, đồng euro đã giảm 1,64 rúp còn 56,2 rúp/EUR.

Theo chuyên gia Dmitry Polevoy, sự tăng trưởng của đồng rúp hiện nay là do một số yếu tố như giảm các biến động bất ổn, sự cải thiện đáng kể các tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán, giảm các khoản thanh toán nợ nước ngoài, thặng dư tích lũy trong năm 2014, dòng vốn đầu tư gián tiếp….

Một số chuyên gia cho rằng tâm lý của người dân cũng phần nào tác động đến việc đồng rúp tăng giá, người dân hiện đang có xu hướng bán ra số lượng ngoại tệ mà họ đã mua vào với mục đích đầu cơ (hoặc để dành) từ thời điểm cuối năm ngoái, vì e ngại ngoại tệ sẽ ngày càng mất giá so với đồng rúp.


Biểu đổ giá đôla Mỹ trên sàn ngoại hối Moskva ngày 9/4/2015. Lúc 15:10 (giờ MSK), giá đôla giao dịch hạ xuống đến mức 51, 83 rúp/USD. Lúc 18:00, tại một số điểm hoán đổi ngoại tệ ở Moskva, đôla Mỹ được bán ra với giá 52,5 rúp/USD
Nguồn tham khảo:
https://news.mail.ru/economics/21667918/
http://top.rbc.ru/finances/08/04/2015/552509df9a79470a4b527d2d
Nguồn: rbc.ru,
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Ngân hàng TW Nga chặn đà tăng giá của đồng RUB

VBA - Trong vòng một tháng qua, đồng RUB đã liên tục tăng giá so với các đồng ngoại tệ, điển hình là vào thứ Sáu (10/4) vừa qua, có thời điểm đồng RUB được giao dịch với tỷ giá chưa tới 50 RUB/1USD. Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, đồng RUB quá mạnh sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế vốn đang khó khăn của Nga. Trước tình hình này, ngày 10/4/2015, Ngân hàng Trung ương đã có những biện pháp nhất định.



Theo đó, kể từ ngày 13/4/2015 Ngân hàng Trung ương Nga sẽ tăng lãi suất REPO* cổ phiếu thêm 0,5 điểm phần trăm, đồng thời tăng phí đấu giá ngoại tệ tiền gửi. Cụ thể, lãi suất REPO cổ phiếu tối thiểu sẽ được tính theo công thức Lãi suất liên ngân hàng London LIBOR** cộng thêm 1,50 điểm phần trăm cho các thời hạn 1 tuần và 28 ngày, cộng thêm 1,75 điểm phần trăm cho thời hạn 12 tháng. Ngay sau quyết định của Ngân hàng Trung ương, tỷ giá đồng RUB đã giảm đáng kể và kết thúc phiên giao dịch cuối tuần ở mức 52,3 RUB/1 USD.

Tại sao Nga cần chặn đà tăng giá quá mạnh của đồng RUB?

Theo các chuyên gia kinh tế, đồng RUB quá mạnh hoàn toàn không có lợi cho nền kinh tế Nga hiện nay. Cụ thể, ông Vladimir Osakovsky – chuyên gia kinh tế chính phụ trách thị trường Nga và SNG ngân hàng Merrill Lynch cho biết: “Việc đồng RUB mất giá vào năm ngoái đã giúp đỡ rất nhiều cho ngân sách và lĩnh vực sản xuất của Nga. Trong bối cảnh giá dầu thấp thì đồng RUB yếu trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh tế, đầu tư… Việc đồng RUB tăng giá mạnh mẽ không những không có lợi mà còn có thể làm trầm trọng thêm những vấn đề của nền kinh tế”.

Chia sẻ quan điểm trên, ông Vladimir Pantiushin – chuyên gia chiến lược phát triển của Sberbank CIB cho rằng, nếu như trong vòng một vài tháng tới đồng RUB tiếp tục tăng giá hoặc vẫn duy trì ở mức tỷ giá như hiện nay, nền kinh tế Nga chắc chắn sẽ chịu tác động xấu. Ông nói: “Trước việc đồng RUB liên tục tăng giá, hiện nay nhiều doanh nghiệp lớn đã bắt đầu có kế hoạch cắt giảm các dự án, chương trình đầu tư của mình. Ngoài ra, nhiều chương trình đầu tư, dự án xã hội liên quan đến ngân sách cũng buộc phải cân nhắc lại. Chính vì vậy, nếu như đồng Rub tiếp tục đà tăng giá trong thời gian tới, chúng ta có thể nhận thấy những tác động tiêu cực của nó đến nền kinh tế ngay trong nửa cuối năm nay”.

Ngoài ra, cũng theo ông Pantiushin, đồng RUB mạnh sẽ không có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu do lợi nhuận quy đổi ra RUB giảm mạnh, trong khi những doanh nghiệp này giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Nga.

Ngân hàng Trung ương Nga sẽ có biện pháp can thiệp

Trước tình trạng đồng RUB tăng giá quá mạnh, các chuyên gia kinh tế đều chung nhận định Ngân hàng Trung ương cần và sẽ tiến hành những biện pháp nhất định. Cụ thể, một số chuyên gia cho rằng Ngân hàng Trung ương có thể sẽ giảm lãi suất cơ bản nhiều hơn so với mức dự báo của các chuyên gia kinh tế là 1 điểm phần trăm. Đồng thời, không loại trừ khả năng Ngân hàng Trung ương sẽ tiến hành giảm lãi suất trước phiên họp Ban Giám đốc vào ngày 30/4 tới.

Một biện pháp khác có thể được Ngân hàng Trung ương Nga áp dụng đó là tiếp tục tăng lãi suất REPO cổ phiếu. Đây được coi là một trong những biện pháp hứa hẹn mang lại hiệu quả cao, do nhu cầu REPO cổ phiếu của các nhà đầu tư trên thị trường là rất lớn.

Ngoài ra, theo các chuyên gia kinh tế, trong trường hợp xấu nhất, Ngân hàng Trung ương Nga thậm chí sẽ can thiệp sâu hơn vào thị trường tiền tệ bằng cách bỏ tiền mua ngoại tệ.

Tỷ giá nào là hợp lý?

Hầu hết các chuyên gia kinh tế đều chung nhận định rằng việc đồng RUB tăng giá mạnh như hiện nay chỉ là tạm thời và chủ yếu là do phản ứng tâm lý của thị trường.

Cụ thể, ông Pantiushin cho rằng: “Những yếu tố kinh tế cơ bản để đồng RUB tăng giá mạnh bất thường hoàn toàn không có. Chính vì vậy, đà tăng giá của đồng RUB sẽ nhanh chóng dừng lại. Tỷ giá hợp lý của đồng RUB sẽ dao động trong khoảng 58-62 RUB/1USD”.

Còn theo ông Osakovsky, tỷ giá hợp lý của đồng RUB vào khoảng 55 RUB đổi 1 USD./.

--------------------------------------------------
Chú thích:

* Repo cổ phiếu là nghiệp vụ mua bán cổ phiếu có kỳ hạn trong đó, khách hàng bán cổ phiếu cho công ty chứng khoán và cam kết mua lại với mức giá và vào thời điểm nhất định trong tương lai theo thỏa thuận với công ty chứng khoán.

** LIBOR (The London Interbank Offered Rate) là lãi suất mà tại đó các ngân hàng có thể vay mượn tiền, ở mức có thể tính toán được, từ các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng London. LIBOR được cố định hàng ngày bởi Hiệp hội Ngân hàng Anh (British Bankers’ Association – BBA) và thông báo qua Thomson Reuters.

Nguồn: hoidoanhnghiep.ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Đồng ruble Nga mạnh lên có là điều đáng mừng?

Báo Độc lập (Nga) ngày 13/4 cho rằng: Nền kinh tế Nga đang tiếp cận tình trạng "chết lâm sàng", nhất là khi đồng ruble đang tạo ra ảo giác về một sự phục hồi, khi nó trở thành đồng tiền mạnh lên nhanh nhất trên thế giới kể từ đầu năm đến nay.

Tuy nhiên, tờ báo này cho rằng Nga khó lòng giữ được giá trị đồng ruble mạnh như hiện nay. Trong quý I/2015 vừa qua, đồng nội tệ Nga trụ vững và mạnh lên 15% so với đồng USD. Riêng trong thời gian một tuần qua, đồng ruble tăng 7% so với đồng USD. Tuy nhiên, dường như đồng ruble lại đang tạo ra ảo giác về sự ổn định.


Khách hàng chọn mua pho mát tại một cửa hàng thực phẩm ở Saint Petersburg. Ảnh: AFP-TTXVN

Thực tế cho thấy hôm 10/4 vừa qua, đồng ruble đã lập tức rớt giá ngay sau khi Ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất trong các cuộc đấu giá ngoại tệ. Tóm lại, theo danh từ chuyên môn của các nhà kinh tế, một nền kinh tế với các biểu hiện: đồng vốn đầu tư bị rút đi ồ ạt, thu nhập giảm và nhu cầu chuyển đổi sang tích trữ bằng ngoại tệ, chính là các biểu hiện của một nền kinh tế èo uột, "chết lâm sàng".

Cuối tuần trước, đồng rúp mất giá 0,5% so với đồng USD và đây là lần mất giá đầu tiên sau ba tháng tạm thời ổn định. Tuy nhiên, theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, nếu tính cả ngày 10/4 vừa qua khi đồng ruble có suy giảm đôi chút, thì tốc độ mạnh lên của đồng tiền này so với đồng USD cũng đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 9 năm 1998.

Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev cho biết: Căn cứ vào tất cả những kỳ vọng và dự báo, thì chúng tôi, cũng như các nhà phân tích hay giới chuyên gia đều thấy rằng vào cuối năm ngoái đồng ruble Nga đã chạm đáy, và lúc này đây, rõ ràng nếu nói về những rủi ro liên quan tới sự lên xuống của đồng ruble, thì có vẻ như chúng ta đang quá phóng đại thực trạng và khó khăn của nền kinh tế.

Theo ông Ulyukayev, sự suy thoái kinh tế trong năm nay sẽ không kéo dài quá ba quý, và sự tăng trưởng của nền kinh tế Nga sẽ trở lại vào cuối năm 2015. Ông khẳng định: "Kể từ quý IV năm nay và quý đầu tiên của năm tiếp theo có thể dần dần đạt được sự tăng trưởng tích cực. Trong năm 2016, chúng tôi dự báo tăng trưởng đạt 2-3%, kể cả nếu các lệnh trừng phạt của phương Tây vẫn được duy trì".

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng lạc quan tương tự ông Ulyukayev. Ông Medvedev khi trả lời phỏng vấn các phương triện truyền thông tại Thái Lan (trong khuôn khổ chuyến thăm nước này hồi tuần qua) đã cho rằng: "Tại thời điểm hiện nay, sự mất giá của đồng ruble đã chấm dứt, ngược lại - đồng tiền này đang dần ổn định".

Tuy nhiên, dường như người ta đang cho rằng có sự giật dây đối với tỷ giá đồng ruble từ phía Ngân hàng Trung ương Nga, lợi dụng khi xuất hiện những dấu hiệu phục hồi kinh tế?

Quả thật, xu thế mạnh lên của đồng ruble có thể thay đổi chỉ trong chớp mắt. Và Ngân hàng Trung ương Nga giải thích khi quyết định ngày 13/4 tăng lãi suất tại các cuộc bán đấu giá ngoại tệ, họ đã tính đến những thay đổi cục diện thị trường tiền tệ.

Hiện, các mức lãi suất tối thiểu về đấu giá REPO bằng ngoại tệ là bằng với đấu giá LIBOR bằng tiền tương ứng và thời gian so sánh, tăng 1,5 điểm phần trăm trong thời gian 28 ngày và 1,75 điểm phần trăm trong thời hạn 12 tháng.

Trang Bloomberg cũng ghi nhận: "Đồng ruble ở thời điểm năm ngoái được cho là đồng tiền mất giá mạnh nhất thế giới, thì chỉ trong ba tháng đầu năm nay lại quay ngược, trở thành đồng tiền tăng giá mạnh nhất, và mặc dù nó có lợi trong việc tăng cường giá trị các trái phiếu chính phủ và lãi suất, song nó cũng dẫn đến giảm nguồn thu từ xuất khẩu của Nga".

Bloomberg cũng dẫn lời Giám đốc phân tích thị trường tài chính "Alfa Capital", ông Vladimir Bragin, cho biết: "Tỷ giá hối đoái hiện nay không còn đem lại lợi nhuận cho ngân sách Nga, nếu tính đến nguồn thu bằng đồng ruble từ việc Nga xuất khẩu dầu thô. Để đạt được sự ổn định kinh tế vĩ mô, Nga là phải hạn chế thâm hụt ngân sách và duy trì một đồng ruble yếu, chứ không phải mạnh lên như hiện nay".

Nhà phân tích Morgan Stanley cho rằng: với giá dầu ở mức 56 USD/thùng, tỷ giá đồng ruble so với đồng USD nên được giữ trong khoảng 60 ruble/1 USD. Chính bởi vậy, việc đồng ruble mạnh lên chưa chắc đã là điều đáng mừng đối với nền kinh tế Nga.

Cuối cùng, các nhà kinh tế nhấn mạnh, việc đồng ruble mạnh lên chỉ là một yếu tố nhất định, các chỉ số chính, động cơ của nền kinh tế vẫn là nguồn vốn đầu tư, và nếu nguồn vốn đầu tư mất đi, cũng đồng nghĩa với việc nền kinh tế sẽ sụp đổ.

Nguồn vốn đầu tư đã bị ồ ạt rút khỏi Nga trong năm qua, và chưa thấy dấu hiệu khởi sắc mới chính là điều đáng bàn. Đừng tưởng rằng đồng nội tệ mạnh lên, nghĩa là kinh tế phát triển.

Quế Anh (P/v TTXVN tại LB Nga)
Nguồn: baotintuc.vn
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Trên sàn ngoại hối Moskva, vào chiều tối hôm nay 15/4, đồng đôla Mỹ giảm mạnh về mức 50 rúp/USD lần đầu tiên kể từ cuối tháng 11 năm ngoái, trong khi đồng euro chạm mức 53 rúp/EUR.

Các chuyên gia nhận định rằng đồng rúp tăng giá mạnh trong ngày hôm nay là do giá dầu bật tăng cao, vượt mức 62 USD/thùng dầu Brent.


Biểu giá đôla Mỹ trên sàn ngoại hối Moskva ngày 15/4. Lúc 20:05, giá đôla được giao dịch ở mức thấp nhất trong ngày là 49,789 rúp/USD

Đến 19:32 (giờ MSK) hôm nay (15/4), đôla Mỹ giảm đến mốc 50 rúp/USD, đồng euro giảm đến 53 rúp/EUR.

Lúc 20:00, tại một số điểm đổi ngoại tệ ở Moskva, giá bán sỉ đôla Mỹ vào khoảng 50,4-50,5 rúp/USD.

Hôm nay là phiên thứ tư giá dầu tăng liên tiếp, trong bối cảnh bộ trưởng dầu mỏ của Iran phát biểu về sự cần thiết giảm sản lượng của OPEC, cũng như số liệu thống kê về lượng dầu dự trữ của Hoa Kỳ. Giá dầu thô Brent kỳ hạn giao tháng Sáu đến 19:38 (giờ Moskva) tối nay (15/4) tăng đến mức 62,21 USD/thùng (tăng thêm 4%, vào đêm trước giá đã tăng 0,9%), giá dầu WTI cũng lên đến 57,0 USD/thùng (tăng 3,9 %).

Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh phát biểu ở Teheran hôm thứ Ba rằng OPEC sẽ phải giảm hạn ngạch sản xuất dầu ít nhất là 5%.

Dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần qua tăng chỉ 1.294.000 thùng, so với dự báo tăng trưởng ở mức 3.600.000 thùng. Ngoài ra, ngoài ra dự báo dự trữ xăng của Mỹ trong các kho cũng suy giảm.

Nguồn tham khảo:
http://www.interfax.ru/business/436497
Nguồn: interfax.ru, rbc.ru
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top