QH Việt-Nga Hợp Tác Kinh Tế

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Đại sứ thứ 13 của Nga tại Việt Nam bắt đầu nhiệm kỳ của mình
Photo: RIA Novosti
Tân đại sứ của Liên bang Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov bắt đầu nhiệm kỳ của mình. Trước đây, ông là Đại sứ Nga tại Hàn Quốc.


Trước khi lên đường đi Hà Nội, ông Vnukov đã trả lời phỏng vấn của đài chúng tôi. Ông nhấn mạnh rằng, mục tiêu ưu tiên của ông trong nhiệm kỳ đại sứ tại Việt Nam là phát triển quan hệ Nga-Việt trong mọi lĩnh vực, để quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới. Và, tất nhiên, tăng cường và phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước. Ông Vnukov nói: “Nhiệm vụ này tạo nhiều triển vọng, đồng thời là rất phức tạp. Năm ngoái, khối lượng trao đổi hàng hóa giữa hai nước là khoảng 4 tỷ đô la, nhiệm vụ cho năm nay là 7 tỷ đô la, đến năm 2020 phải lên đến 10 tỷ đô la. Những con số này dựa trên tiềm năng thực sự của hai nước, cũng như trên ý muốn của cả hai bên. Ngoài ra, không nên quên về những truyền thống phong phú của sự hợp tác mà hai nước chúng ta đã tích lũy được trong thời kỳ các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam cũng như khi Việt Nam khôi phụcnền kinh tế bị phá hủy. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là giáo dục cho thanh niên các truyền thống này. Nên phát triển giao lưu thanh thiếu niên giữa Nga và Việt Nam để những người trẻ hiểu nhau hơn. Đặc biệt hiện nay khi hai nước chúng ta là rất cởi mở, đã xóa bỏ các hạn chế đã từng tồn tại trong lĩnh vực này”.
Tân đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov cho rằng, Nga và Việt Nam có chương trình tốt về các hành động chungđược xác định mỗi năm. Với bản đồ "lộ trình" này, hai bên làm việc trong các lĩnh vực cụ thể. Quan hệ đối tác dựa trên các trụ cột để phát triển bền vững, đó là cơ sở để gia tăng nỗ lực. Ở đây trước hết nói về sự hợp tác lâu năm và hiệu quả trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng. Hiện có các dự án mới rất quan trọng cho cả Việt Nam và Nga, ví dụ, dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trong nước.Trong ngành nông nghiệp cũng có những dự án tốt. Lĩnh vực này là đặc biệt quan trọng đối với Nga vì Matxcơva đang đa dạng hóa quan hệ đối tác, tìm kiếm những thị trường mới và những nhà cung cấp mới. Bây giờ các công việc nên được thực hiện không chỉ theo công thức truyền thống "người mua-người bán", mà còn theo những hình thức mới. Ví dụ, Việt Nam có thể đầu tư vào ngành sản xuất nông nghiệp của Nga, vào những cơ sở chế biến nông sản. Nếu người dân Nga thấy các sản phẩm chất lượng cao sản xuất ở Việt Nam với giá cả hợp lý, thì điều đó sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ giữa hai nước.
Đại sứ Vnukov nói, tất nhiên, trong quan hệ Nga-Việt vẫn còn những nút “thắt cổ chai”: “Những nút “thắt cổ chai” thường xuất hiện trong quá trình làm việc. Nếu không làm gì cả thì không xuất hiện vấn đề mới. Ví dụ, một vấn đề mà mọi người đều biết - người Việt sinh sống bất hợp pháp tại Nga. Chúng tôi có đủ công cụ pháp lý để làm giảm mức độ nghiêm trọng của vấn đề, để giải quyết nó bằng các biện pháp văn minh. Và nhiệm vụ của đại sứ là không chỉ phát hiện các nút “thắt cổ chai” mà còn đề xuất những phương pháp thích hợp nhất để giải quyết vấn đề”.
Theo tân đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov, thời gian tới Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đầu tiên mà Liên minh Kinh tế Á-Âu (được thành lập trên cơ sở Liên minh Hải quan) thiết lập giao tiếp kinh doanh theo hình thức ưu đãi - trong khu vực thương mại tự do. Ông Vnukov nói:“Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển năng động. Việt Nam đang trở thành một yếu tố ngày càng quan trọng trong thương mại toàn cầu. Không gian kinh tế Á-Âu là cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam. Trên thị trường các nước EurAsEC có hơn 180 triệu người tiêu dùng. Đối với nền kinh tế Việt Nam định hướng xuất khẩu, cánh cửa mở rộng vào thị trường này sẽ là một yếu tố giúp tăng thêm vài phần trăm GDP của đất nước”.
Còn thị trường Việt Nam là rất quan trọng đối với Nga và các nước khác trong Cộng đồng kinh tế Á-Âu. Hơn nữa, Việt Nam là một trong những nước quan trọng nhất trong thành phần ASEAN. Các nhà lãnh đạo Việt Nam không chỉ một lần nhấn mạnh rằng, khu vực thương mại tự do với Việt Nam sẽ là bước đầu tiên hướng tới việc thành lập một khu vực tương tự giữa các nước thuộc Cộng đồng kinh tế Á-Âu và 10 nước thành viên ASEAN. Điều đó phục vụ lợi ích của cả hai bên. Kết thúc buổi phỏng vấn, tân đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov nói, ông rất vui mừng thấy rằng, cuộc đối thoại giữa hai nước đang phát triển tích cực và mang lại kết quả.
ruvr .ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
VOV.VN -Tại buổi tiếp ông Titov, Phó Thủ tướng, Phạm Bình Minh đánh giá cao kết quả hợp tác song phương giữa Việt Nam và Nga đã đạt được trong thời gian qua.

Chiều 3/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Nga V. Titov thăm làm việc tại Việt Nam và tiến hành tham vấn chính trị thường niên giữa hai Bộ Ngoại giao.



Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Nga V.Titov. (Ảnh: VGP/Hải Minh)
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đánh giá cao kết quả hợp tác song phương giữa Việt Nam và Nga đã đạt được trong thời gian qua trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chính trị - đối ngoại, kinh tế - thương mại, an ninh - quốc phòng, hợp tác nhân văn và giao lưu giữa nhân dân hai nước; khẳng định việc duy trì cơ chế tham vấn chính trị giữa Lãnh đạo Bộ Ngoại giao hai nước cũng như cấp Cục, Vụ trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác giữa hai Bộ góp phần thúc đẩy triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác.


Phó Thủ tướng, Bộ trưởng nhấn mạnh năm 2015 có ý nghĩa quan trọng khi hai nước kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và cũng là năm có nhiều sự kiện trọng đại ở mỗi nước, đề nghị Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Nga phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan để chuẩn bị tốt cho các chuyến thăm cấp cao; triển khai đúng tiến độ và có chất lượng các dự án chiến lược trong các lĩnh vực thương mại, dầu khí, điện hạt nhân, kỹ thuật – quân sự, trong đó có việc ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu, thúc đẩy thực hiện các hạng mục của dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, bảo đảm hoạt động hiệu quả của các liên doanh dầu khí tại Việt Nam và Nga.

Về phần mình, Thứ trưởng thứ nhất V. Titov cảm ơn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã dành thời gian tiếp đoàn, cho biết Lãnh đạo cấp cao của Nga luôn coi trọng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.

Thứ trưởng thứ nhất V. Titov đánh giá cao sự phát triển năng động và hiệu quả của quan hệ song phương hiện nay, cho biết Bộ Ngoại giao Nga luôn nhận được chỉ đạo sát sao trong việc đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt – Nga phát triển sâu rộng, hiệu quả và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam triển khai các thỏa thuận cấp cao đã đạt được cũng như các dự án hợp tác trọng điểm.

Trước đó, trong không khí cởi mở và tin cậy, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã tiến hành tham vấn chính trị thường niên với Thứ trưởng thứ nhất V. Titov. Hai bên đã rà soát tình hình hợp tác Việt – Nga thời gian qua, kế hoạch trao đổi đoàn cấp cao trong năm 2015, thống nhất các biện pháp thực hiện các thỏa thuận cấp cao hai nước cũng như các hoạt động kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Nga.

Hai Thứ trưởng đã trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, thỏa thuận sẽ tiếp tục truyền thống phối hợp chặt chẽ trên trường quốc tế, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp./.
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Hoa Kỳ đòi Việt Nam cấm các máy bay của Không quân Nga tiếp nhiên liệu tại sân bay căn cứ Cam Ranh


Mỹ yêu cầu Việt Nam không cho phép Nga sử dụng căn cứ không quân cũ của Mỹ ở Cam Ranh để tiếp nhiên liệu các máy bay ném bom có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, — một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo với Reuters.

"Chúng tôi yêu cầu nhà chức trách Việt Nam đảm bảo rằng, Nga không thể sử dụng cơ hội tiếp cận vịnh Cam Ranh để phục vụ các hoạt động có nguy cơ làm tăng căng thẳng trong khu vực," – hãng tin viện dẫn lời yêu cầu được gửi cho phía Việt Nam.

Đại tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân của Mỹ ở Thái Bình Dương tuyên bố với hãng tin rằng, các phi cơ ném bom Nga thực hiện chuyến bay "khiêu khích", kể cả xung quanh Guam, nơi có một căn cứ không quân lớn của Mỹ. Tướng Brooks khẳng định rằng, các máy bay đã lượn vòng quanh Guam được tiếp nhiên liệu từ máy bay Nga cất cánh từ vịnh Cam Ranh. Sân bay Cam Ranh do quân đội Mỹ xây dựng trong thời gian chiến tranh Việt Nam như một phần của căn cứ quân sự. Chiến tranh kết thúc, cơ sở được các máy bay của Liên Xô và Nga sử dụng từ năm 1979 đến 2002. Năm 2004, một phần công trình được tái thiết và mở cửa hoạt động như sân bay dân sự. Kể từ tháng 12 năm 2009, sân bay có qui chế quốc tế.



Nguồn: Sputnik
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Mỹ bắt đầu "thúc ép" Việt Nam
Mỹ yêu cầu Việt Nam ngừng cho phép Nga sử dụng quân cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho các máy bay ném bom của Nga có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.


Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết với hãng Reuters. "Chúng tôi yêu cầu các nhà chức trách Việt Nam phải bảo đảm rằng Nga không thể dùng sự tiếp cận căn cứ Cam Ranh để thực hiện các hoạt động có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực", — hãng Reuters trích thông điệp ngoại giao gửi đến Việt Nam. Tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Mỹ ở Thái Bình Dương, đã nói với Reuters rằng, máy bay ném bom của Nga thực hiện những chuyến bay "khiêu khích", bay quanh cả khu vực Guam, nơi có một căn cứ quân sự quy mô của Hoa Kỳ.

Theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng Nga, trong năm 2014, lần đầu tiên sân bay Cam Ranh được dùng làm nơi hạ cánh cho IL-78, máy bay tiếp dầu cho các phi cơ Tu-95MS của Nga. Giám đốc Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Igor Korotchenko nhận định rằng, Mỹ ám chỉ rằng, các máy bay Nga tiếp nhiên liệu tại sân bay Cam Ranh đều mang đầu đạn hạt nhân. Đây là một sự khẳng định khiêu khích và vô căn cứ. Chuyên gia Nga nói, các chiến đấu cơ của Nga thực hiện nhiệm vụ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương không tạo ra bất cứ mối đe dọa. Không phải Nga mà bản thân Hoa Kỳ và các đồng minh của họ có thể gây mất ổn định trong khu vực khi triển khai phân khúc châu Á hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu mà bước đi này gây ra sự căng thẳng và kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang".
Bức thông điệp của Hoa Kỳ gửi Việt Nam là một bộ phận trong chính sách của Mỹ liên tục khiêu khích Nga, nhằm cô lập Nga trên trường quốc tế. Giáo sư Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Ban Lịch sử Viễn Đông, Khoa Nghiên cứu châu Á và châu Phi, Đại học St. Petersburg, Nga, nói:

"Trước đây, như lời của ông Obama tại một cuộc họp báo, Hoa Kỳ đã "thúc ép" các đối tác và các đồng minh truyền thống của mình, buộc họ phải thực hiện chính sách chống Nga. Bây giờ họ bắt đầu "thúc ép" các đối tác mới, chẳng hạn, Việt Nam, buộc họ làm tất cả để Nga bị mất uy tín. Qua những kinh nghiệm của mình, Việt Nam biết rõ giá trị của những lời tuyên bố mà Mỹ nói lên trong chính sách đối ngoại. Sự hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự Nga-Việt là một phương hướng ưu tiên đối với Hà Nội".
Thời gian gần đây, Việt Nam phát triển hợp tác với Hoa Kỳ, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, và xem xét khả năng thiết lập sự hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Tình hình ở biển Hoa Nam là rất phức tạp. Việt Nam coi đó là một mối đe dọa đối với an ninh nước mình và cố gắng đa phương hóatrong việc mua sắm các loại trang bị quân sự. Sự hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực quân sự có múc tiêu tác động vào Trung Quốc. Song, ban lãnh đạo Việt Nam thực hiện chính sách độc lập và có cân nhắc. Theo ý kiến của chuyên gia Nga, không có lý do nào để Việt Nam lắng nghe những yêu cầu của Hoa Kỳ kiểu như thông điệp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 11 tháng 3.

Chuyên gia quân sự Việt Nam Đại tá Lê Thế Mẫu nhấn mạnh rằng, việc sử dụng sân bay Cam Ranh làm nơi hạ cánh cho máy bay chở dầu của Nga phù hợp hoàn toàn với đường lối chính trị của Hà Nội nhằm mở rộng sự hợp tác quân sự-kỹ thuật với nước ngoài:
"Nước Nga là đối tác chiến lược của Việt Nam, chúng tôi phát triển hợp tác trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật, mà một trong những yếu tố của nó là cho phép sử dụng sân bay trên căn cứ Cam Ranh làm nơi hạ cánh cho các máy bay chở dầu của Nga. Đây không phải là máy bay quân sự, các phi cơ này thực hiện chức năng kỹ thuật hoàn toàn phù hợp với danh sách dịch vụ quốc tế của căn cứ Cam Ranh. Yêu cầu của Washington ngừng cho phép làm như vậy chỉ có thể được coi là can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, một nước có chủ quyền, tự mình quyết định chính sách hợp tác với các nước bạn và đối tác của mình".


Nguồn: Sputnik News
 

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
Nói cậu đừng buồn chứ cậu chả thích nhảy vào đó thế chân Nga bỏ xừ ra cứ giả vờ, giả vẽ...Cảng quân sự đẹp nhất thế giới tưởng đùa à???
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
BộNgoạigiaoHoaKỳ lý giải phản ứng về Cam Ranh

Hôm thứ Năm bà Psaki thông báo rằng Hoa Kỳ khẩn khoản kêu gọi chính quyền Việt Nam ra lệnh cấm không cho máy bay Nga sử dụng căn cứ tại Cam Ranh.





"Tôi muốn nói rõ lập trường của chúng tôi về vấn đề này. Chúng tôi quan ngại vì những hoạt động mà Nga có thể thực hiện trong khu vực. Vấn đề bao hàm ở chỗ, vì sao họ có mặt tại đó và để làm gì…Chuyện ở đây không nói về việc tiếp nhiên liệu, mà là về mối quan ngại của chúng tôi trước hoạt động của Nga trong khu vực" — bà Jen Psaki lãnh đạo cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ giải thích.

Đáng chú ý là vị đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã không thể trả lời câu hỏi của các nhà báo, — tại sao máy bay của không quân Mỹ có thể bay yên ổn ở sát gần Việt Nam và những nước khác, còn máy bay Nga lại không được phép. "Tôi không có thông tin cụ thể nào về đề tài này", — bà Psaki nói lảng.



Nguồn: SPutnhikNews
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên TASS hôm nay, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cho biết ông sẵn sàng đón tiếp Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và thống nhất với người đồng cấp Nga về thời hạn ký kết Hiệp định Thương mại tự do, về các vấn đề liên quan tới tiến trình xây dựng máy điện hạt nhân.





Theo lời Thủ tướng Việt Nam, tại các cuộc đàm phán sắp tới hai bên sẽ thỏa thuận thời hạn ký kết Hiệp định về khu vực thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu /EAEC/, lưu ý tới tiến trình triển khai dự án hợp tác với Nga xây nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận-1.

Ông Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hai vị đứng đầu chính phủ Việt Nam và Nga sẽ thảo luận quá trình thực thi các thỏa thuận ở cấp cao nhất, liên quan đến những dự án song phương qui mô lớn.

Một chủ đề nữa của cuộc hội đàm sẽ là tình hình cộng đồng người Việt ở Nga và câu hỏi về mở rộng lĩnh vực ngoại giao nhân dân.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hai bên cũng có kế hoạch đề cập các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, đặc biệt là sự phối hợp quan điểm của Nga và Việt Nam trên trường quốc tế.



Nguồn: SputnikNews
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Премьер Вьетнама: Россия - наш приоритетный партнер


Перед официальным визитом в Социалистическую Республику Вьетнам (СРВ) председателя правительства РФ Дмитрия Медведева 5-7 апреля, премьер-министр Вьетнама Нгуен Тан Зунг рассказал в эксклюзивном интервью ТАСС о текущем состоянии и перспективах расширения вьетнамско-российского сотрудничества по основным направлениям.

- Господин премьер, какие темы будут затронуты на ваших переговорах с председателем российского правительства Дмитрием Медведевым?

- Я искренне рад представившейся возможности принять главу правительства России во Вьетнаме. На предстоящих переговорах мы дадим оценку результатам развития двусторонних отношений за прошедшее время и обсудим меры по дальнейшему расширению взаимодействия двух государств.

Мы обменяемся мнениями на предмет мер, которые необходимо принять для укрепления вьетнамско-российского партнерства по всем имеющимся направлениям сотрудничества - от политической до торгово-экономической сферы, инвестиций,энергетики, добычи нефти и газа, атомной энергетики, обороны и безопасности, подготовки людских ресурсов.

Также будет обсуждаться ход выполнения договоренностей, достигнутых на высшем уровне и вопросы, связанные с реализацией крупных двусторонних проектов. Мы согласуем сроки подписания Соглашения о зоне свободной торговли между Вьетнамом и Евразийским экономическим союзом (ЕАЭС), рассмотрим ход реализации проекта создания во Вьетнаме при помощи России первой атомной электростанции "Ниньтхуан-1" и ряд проектов в сфере добычи нефти и газа. У нас с премьером Медведевым также намечен обмен мнениями по вопросам региональной и международной проблематики, представляющим взаимный интерес.

В частности, будут обговорены вопросы координации действий Вьетнама и России на международной политической арене, а также положение вьетнамской диаспоры в России и расширение народной дипломатии. Я уверен, что договоренности, которые будут достигнуты в ходе визита премьер-министра РФ во Вьетнам, дадут мощный импульс для дальнейшего развития отношений между нашими странами, внесут вклад в расширение и повышение эффективности отношений всеобъемлющего стратегического партнерства между СРВ и РФ.

- Какую роль в отношениях наших стран играют контакты на политическом уровне?

- Политические контакты Ханоя и Москвы постоянно укрепляются и расширяются за счет обмена визитами на партийном, парламентском и правительственном уровнях. Мощный импульс расширению двусторонних связей придал состоявшийся в ноябре 2014 года официальный визит в Россию генерального секретаря ЦК Компартии Вьетнама Нгуен Фу Чонга. Регулярные контакты на высшем уровне способствуют продолжению эффективного использования имеющихся механизмов межгосударственной кооперации, в первую очередь таких, как двусторонняя Межправительственная комиссия по торгово-экономическому и научно-техническому сотрудничеству. Она служит эффективным инструментом для выработки практических мер по реализации договоренностей по сотрудничеству, достигнутых на высшем уровне. Кроме того, наши страны тесно взаимодействуют и поддерживают друг друга на международной политической арене, особенно в те вопросах, которые представляют практический интерес для каждой из сторон.

- Какие сферы сотрудничества двух стран Вы можете охарактеризовать как наиболее важные и перспективные?

- Топливно-энергетически комплекс (ТЭК) продолжает оставаться одной из основополагающих областей сотрудничества Вьетнама и России. В сфере ТЭК стороны успешно наращивают взаимодействие в рамках имеющихся совместных предприятий по добыче нефти и газа, а также начинают реализацию ряда новых проектов. Нефтегазовые компании России и Вьетнама, а также созданные ими совместные предприятия весьма эффективно работают на рынках друг друга.

Такие СП, как "Вьетсовпетро", "Русвьетпетро", "Газпромвьет" и "Вьетгазпром" не только результативно занимаются разработкой действующих нефтегазовых месторождений на континентальном шельфе Вьетнама и на территории РФ, но и активно ведут поиск новых запасов углеводородного сырья. Я считаю, что мы могли бы расширить нефтегазовое сотрудничество за счет налаживания поставок сырой нефти из России во Вьетнам на долгосрочной основе, а также обратив внимание на такие направления, как нефтепереработка, нефтехимия и производство газомоторного топлива.

Другой областью нашего сотрудничества в сфере ТЭК является атомная энергетика. Вьетнам и Россия продолжают тесно взаимодействовать в реализации проекта строительства первой в СРВ атомной электростанции. АЭС "Ниньтхуан-1", которая возводится в центральной вьетнамской провинции Ниньтхуан, будет в полной мере отвечать самым высоким стандартам обеспечения
безопасности.

- Что Вы можете сказать о торгово-экономической составляющей наших межгосударственных связей?

- За прошедший период наши страны добились определенных успехов в развитии торгово-экономических отношений. Объем взаимной торговли по итогам прошлого года составил порядка $2,6 млрд, но это, безусловно, не отвечает имеющемуся у сторон потенциалу и желанию. Положительную оценку заслуживает двустороннее инвестиционное партнерство - Россия реализует во Вьетнаме свыше ста проектов с объемом капитала в $2 млрд, а Вьетнам инвестировал порядка $2,5 млрд.
в два десятка проектов на территории РФ. Дальнейшему продвижению двусторонних торгово-экономических связей будет способствовать заключение Соглашения о зоне свободной торговли (ЗСТ) между
Вьетнамом и Евразийским экономическим союзом (ЕАЭС). В конце 2014 года стороны объявили о завершении переговорного процесса по созданию ЗСТ и уже в первой половине текущего года ожидается подписание соглашения о ЗСТ между СРВ и ЕАЭС.
Кроме того, в настоящее время мы продолжают пристально изучать возможность перехода в двусторонних расчетах на национальные валюты, что также должно создать дополнительные благоприятные возможности для расширения торговли между Вьетнамом и Россией.

- Как Вы оцениваете взаимодействие наших стран в областях обороны, безопасности и военно-технического сотрудничества?

- Россия продолжает оставаться одним из самых важных партнеров СРВ в сфере военно-технического сотрудничества (ВТС). Сотрудничество Вьетнама и России в областях обороны и безопасности вносит практический вклад в экономическое развитие каждой из стран и в дальнейшее расширение отношений всеобъемлющего стратегического партнерства между СРВ и РФ. Оно также способствует поддержанию мира, стабильности и устойчивого развития в Азиатско-Тихоокеанском регионе (АТР) и в мире.
В предстоящий период мы продолжим наращивать эффективность двустороннего сотрудничества в сфере ВТС. Нам необходимо поднять это взаимодействие на более высокий уровень, который предполагает создание совместных производственных предприятий, проведение научных исследований, создание центров гарантийного и послегарантийного сервисного обслуживания российской военной техники.

- Как развивается сотрудничество Вьетнама и России в гуманитарной сфере?

- Если говорить о гуманитарной сфере, то следует отметить, что Вьетнам и Россия успешно развивают сотрудничество в сфере образования и подготовки кадров. С каждым годом возрастает количество стипендий, выделяемых правительством РФ для обучения вьетнамских граждан в высших учебных заведениях России. В 2015-2016 учебном году Россия предоставляет порядка 800 стипендий для вьетнамских студентов и аспирантов, из которых около 70 человек будут целенаправленно обучаться по специальностям, связанным с атомной энергетикой.

Вьетнам и Россия регулярно проводят мероприятия в сфере культурных обменов и расширяют взаимодействие в сфере туризма. Россия сейчас входит в десятку стран, направляющих наибольшее число туристов во Вьетнам - по итогам прошлого года их число превысило 360 тысяч.

Беседовал Юрий Денисович - http://tass.ru/opinions/interviews/1880164
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
ThủtướngNgaDmitryMedvedevbắtđầuchuyếnthămViệtNam
Hôm nay, ngày chủ nhật, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev bắt đầu lên đường thăm Việt Nam. Đây là nước thứ hai mà Thủ tướng Nga tới thăm trong chuyến đi về phía Đông.





Người đứng đầu chính phủ Nga sẽ ở thăm Hà Nội cho đến thứ Hai. Ông Dmitry Medvedev sẽ có cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các cuộc thảo luận mở rộng, sau đó ký kết một số tài liệu và ra tuyên bố báo chí. Ngày thứ Ba, 7 tháng Tư, ông Medvedev sẽ tổ chức một loạt các sự kiện, bao gồm cuộc gặp với cộng đồng doanh nghiệp Nga và Việt Nam, ở thành phố Hồ Chí Minh, miền Nam Việt Nam.

Sau đó, Thủ tướng Nga sẽ đi thăm Bangkok, thủ đô Thái Lan.


Nguồn: SputnikNews
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Thủ tướng Dmitry Medvedev trả lời phỏng vấn của báo chí Việt Nam

Câu hỏi 1: Kính thưa Thủ tướng Dmitry Anatolyevich, xin cảm ơn Ông đã cho phép chúng tôi có cơ hội được phỏng vấn. Nga nhiều lần bày tỏ sẵn sàng làm khâu kết nối giữa Đông và Tây. Ở đây hàm chứa những tiềm năng to lớn. Còn Việt Nam thì thể hiện sự quan tâm tới việc ký kết thỏa thuận về khu vực thương mại tự do với các nước thuộc Liên minh Kinh tế Á- Âu. Xin Ông cho biết cụ thể hơn, có những bước đi thực tế nào đang được dự kiến nhằm tăng cường vị thế của Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương? ASEAN đóng vai trò gì trong tiến trình này?

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev: Quả thực chúng tôi không chỉ một lần bày tỏ nguyện vọng được làm việc với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, làm việc với các nước ASEAN, làm việc trực tiếp với Việt Nam, mà trong những năm gần đây Nga còn thực hiện những bước đi thực tiễn theo hướng này. Tôi sẽ bắt đầu với việc chúng tôi thường xuyên có mặt tại khu vực — ý tôi là các đại diện của nước Nga: cả đại diện chính phủ, cả các doanh nghiệp, đó là chưa kể đến các vị khách du lịch đi tham quan và nghỉ dưỡng. Với Việt Nam chúng tôi duy trì tiếp xúc thường xuyên. Cách đây chưa lâu tôi đã sang Việt Nam, vào năm 2012, bây giờ sắp có chuyến thăm kế tiếp rất quan trọng đối với chúng tôi. Những năm gần đây, ở mức độ đáng kể, chúng tôi thực sự chuyển hướng hợp tác tích cực với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng ở đây bản thân việc định hướng vẫn là chưa đủ, cần có những bước đi thực tế. Những bước đi này bao gồm thỏa thuận của chúng tôi về tham gia các sự kiện khác nhau, các hội nghị thượng đỉnh theo tuyến ASEAN, quan hệ với mỗi nước, và bằng cơ cấu liên kết hội nhập mới của chúng tôi là Liên minh Kinh tế Á-Âu (chính là theo tuyến này đang chuẩn bị thỏa thuận về khu vực thương mại tự do với Việt Nam), cùng hàng loạt bước đi thiết thực khác nữa. Tức là tôi thấy ở đây có toàn bộ tổ hợp khả năng và hành động của chúng tôi, từ những tiếp xúc ở cấp cao nhất cho đến mối quan hệ con người bình thường, kể cả liên hệ giữa các đại diện kinh doanh.


Đương nhiên vào thời điểm này chúng tôi cũng đang có hàng loạt ý tưởng và kế hoạch, hướng tới làm sao để thúc đẩy đưa quan hệ với Việt Nam — một đối tác chiến lược của chúng tôi — lên tầm cao mới. Một trong những ý tưởng đó là hiệp định về khu vực thương mại tự do. Cần nói thêm, chắc đây sẽ là hiệp định đầu tiên được ký kết giữa một bên là Liên minh Kinh tế Á-Âu và bên kia là một nước. Như vậy, về thực chất, Việt Nam sẽ nhận được quyền tiến vào một thị trường không chỉ gồm các cư dân Liên bang Nga, mà còn cả các đối tác của chúng tôi nữa trong Liên minh Kinh tế Á-Âu, thêm hơn 40 triệu người nữa.


Từ đây sẽ dẫn đến điều gì? Sẽ mở ra những triển vọng mới mẻ cho sự hợp tác. Tôi vừa nói chuyện với Bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế của đất nước chúng tôi, ông ấy xác nhận với tôi rằng cuộc đàm phán của chúng tôi với Việt Nam đã bước vào giai đoạn kết. Ở nhiều điểm chúng ta thực sự tiến rõ rệt về phía trước và mong muốn hoàn tất đàm phán trong thời gian gần nhất. Nhưng đồng thời vẫn cần nhất trí về một số vấn đề thiết thực, vì thỏa thuận mà chúng ta dự kiến ký kết không chỉ thuần túy là mở lối tiếp cận của nước chúng tôi vào thị trường Việt Nam, mà còn cả các đồng chí Việt Nam thâm nhập thị trường của chúng tôi. Điều này quan trọng, nhưng chưa phải là tất cả, và thậm chí có thể không phải là chính yếu, bởi chúng ta vẫn duy trì thương mại như thế, chúng ta có doanh thu khá nghiêm túc, có sự hợp tác ở trình độ cao. Cần tạo điều kiện dành cho đầu tư lẫn nhau, và Nga đã sẵn sàng cho việc này. Vì vậy, khía cạnh đầu tư vẫn phải được hoạch định triệt để, bao gồm cả cái được gọi là công nghiệp chế biến, để các hãng của chúng tôi có thể hoạt động thành công trong môi trường kinh tế của Việt Nam.


Ngoài ra, vẫn còn một số vấn đề gắn với cung cấp dịch vụ. Bây giờ tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết, nhưng tôi cho rằng văn kiện về phần dịch vụ được chuẩn bị đang ở mức cao, và nếu chúng ta huy động nỗ lực — tôi sẽ trao đổi với các đối tác của mình, với các đồng nghiệp ở Việt Nam, — thì chúng ta có mọi cơ may là trong triển vọng tương đối ngắn sẽ hoàn tất đàm phán.


Vì vậy, tôi hy vọng là những cuộc đàm phán sắp tới và chuyến thăm của tôi đến đất nước Việt Nam thân thiện sẽ mang lại những thành quả thiết thực.

Câu hỏi 2: Xin Ông cho đánh giá về tiến trình hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực khai thác thềm lục địa Việt Nam?

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev: Đang xúc tiến tốt. Chúng ta có bề dày lịch sử quan hệ phong phú trong lĩnh vực khai thác thềm lục địa. Chúng ta có xí nghiệp lá cờ đầu “Vietsovpetro” — công ty liên doanh đã hoạt động từ lâu với hiệp định được ký kết ngay từ thời Liên Xô. Và trong những năm qua đã làm được rất nhiều việc: đã khai thác khối lượng lớn dầu mỏ (hàng trăm triệu tấn) cùng lượng đáng kể khí đốt đồng hành (hàng tỷ mét khối), tức là đạt khối lượng lớn ở tầm cỡ thế giới.


Những kết quả đó chứng tỏ điều gì? Đó là minh chứng thực tế về hợp tác cùng có lợi. Và chính vì thế mà các thành viên tham gia liên doanh là "Zarubezhneft" từ phía Nga và tập đoàn Việt Nam "Petrovietnam" đều đồng thuận rằng chúng ta sẽ tiếp nối sự hợp tác này trong những năm tới, cho giai đoạn đến năm 2030, bởi có tiềm năng tốt đẹp. Nhưng như vậy không có nghĩa là nên dừng lại ở những gì đã đạt được. Vì thế, không chỉ "Zarubezhneft" mà cả những tập đoàn khác của chúng tôi, các tập đoàn lớn của Nhà nước, các hãng với sự tham gia của Nhà nước như "Rosneft" và "Gazprom" cũng có những đối tác của mình ở Việt Nam, và mỗi cơ sở đều đang tiến hành đàm phán về khả năng hợp tác. Có những dự án của "Rosneft" về cả tổ hợp các phần của thềm lục địa, có thể sẽ đề xuất để khai thác. Đang tiến hành thương lượng và tôi hy vọng sẽ kết thúc thuận lợi. Tương tự như vậy, có các cuộc đàm phán theo tuyến của "Gazprom" được bắt đầu từ năm 2009. Mức độ sẵn sàng đã cao hơn rất nhiều. Tôi hy vọng rằng đến năm 2016, dự án gắn bó "Gazprom" với các đối tác Việt Nam — mô hình kinh doanh đó — sẽ đạt tới công suất dự định. Chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác như vậy, chúng tôi cho rằng nó mang lại lợi ích, mang lại thu nhập cho cả Việt Nam và Liên bang Nga. Và chúng tôi chủ trương tiếp nối sự hợp tác. Chính vì thế chúng tôi đưa ra hàng loạt các dự án Nga để mời các bạn Việt Nam tham gia. Xin nói thẳng, đối với chúng tôi đó là thực tế rất hiếm có, khi chúng tôi mời gọi đối tác nước ngoài tham gia khai thác trên lãnh thổ Liên bang Nga, bởi vì mọi sự ở chỗ chúng tôi đều không tồi, nhưng đây là ngoại lệ, là phương án đặc biệt mà chúng tôi chuẩn bị dành cho đối tác Việt Nam của mình.


Ý cuối cùng. Tính đến thực tế là chúng ta đã cùng làm việc từ khá lâu, điều quan trọng là tìm kiếm những hình thức triển vọng mới cho hợp tác. Đó là cùng xử lý chế biến (chứ không chỉ riêng khai thác), cũng như sử dụng các cơ chế xung lực khác nhau để sự hợp tác của chúng ta phát triển tốt đẹp hơn, cả trên thềm lục địa Việt Nam, cả trên địa bàn Liên bang Nga. Đó là sử dụng các cơ chế ưu đãi đa dạng, bao gồm cả chính sách thuế, vì ở những nơi chúng ta làm việc lâu năm thì dự trữ đã cạn kiệt đáng kể, cần đi sâu hơn hoặc tìm kiếm những khu mỏ mới, như vậy hiển nhiên đòi hỏi phải có đầu tư bổ sung.

Câu hỏi 3: Nga là một trong những nước dẫn đầu về khoa học và công nghệ. Xin Ông cho ý kiến, trong tương lai kinh tế tri thức chiếm vị trí nào trong nền kinh tế toàn cầu và khu vực? Ông có đánh giá thế nào về triển vọng hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực khoa học và công nghệ cao?

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev: Cảm ơn các bạn đã đánh giá vai trò của Nga như nước dẫn đầu, luôn dễ chịu khi được nghe những lời như vậy từ các đối tác và bạn bè. Xin nói thẳng, chúng tôi thực sự chú ý đến điều này và cho rằng tương lai hiển nhiên thuộc về nền kinh tế tri thức, hoặc như bây giờ thường hay nói, tương lai là dành cho nền kinh tế mới, gắn với ứng dụng khoa học và công nghệ cao. Chính vì thế mà ngay cả trong điều kiện kinh tế khá khó khăn như hiện tại, dù sao chăng nữa chúng tôi vẫn cố gắng không cắt giảm kinh phí phân bổ cho các chương trình khoa học, cho phát triển các công viên công nghệ, cho việc tạo lập các cụm nghiên cứu. Chúng tôi sẽ tiếp tục thi hành đường lối này, bất kể — tôi xin nhấn mạnh một lần nữa – là thời điểm hiện nay đang có hàng loạt yếu tố kinh tế không hẳn hoàn toàn thuận lợi.


Vì sao như vậy? Bởi cả thế giới đều cho rằng tương lai của bất kỳ nền kinh tế nào chăng nữa vẫn phụ thuộc ở mức đáng kể vào trang thiết bị công nghệ, vào loại máy móc và kỹ thuật sử dụng, vào giải pháp công nghệ, và đó là xu thế toàn cầu, là xu hướng thế giới. Tôi biết rằng các bạn Việt Nam cũng có tư duy như vậy, qua những gì tôi thấy trong chuyến thăm những chủ thể khác nhau ở đất nước các bạn – cả ở trường đại học và ở những nơi khác, tôi nhận thấy có mối quan tâm to lớn tới khoa học và hợp tác khoa học, hơn thế nữa là chúng ta có liên hệ hợp tác giáo dục-khoa học đã được thử nghiệm qua nhiều thập niên.


Tôi không quên cuộc gặp gỡ với các đồng chí Việt Nam từng học tập ở Liên Xô, ở Liên bang Nga. Bầu không khí ấm cúng thân tình đáng ghi nhớ mãi. Và đó không chỉ là quan hệ bạn bè thân thiện, đó là kiến thức và kinh nghiệm được tiếp thu khi nào đó ở Liên Xô, ở Liên bang Nga, mang về phục vụ đất nước Việt Nam cũng như giúp ích cho quan hệ hữu nghị của chúng ta. Vì thế, tất nhiên là chúng tôi sẵn sàng hiệp lực trong mọi hình thức khác nhau với các bạn Việt Nam.


Tôi có thể nêu một điển hình làm thí dụ, đó là nhà máy điện hạt nhân "Ninh Thuận-1", bởi không cần nghi ngờ gì, đây chính là hiện thân của công nghệ cao. Dưới góc độ công nghiệp hạt nhân và điện hạt nhân, Nga là nước dẫn đầu.

Nhưng để vận hành các chủ thể loại này, thứ cần thiết không chỉ là tiền bạc. Và điều quan trọng không chỉ ở xây dựng, mà hơn thế nữa, đây là đối tượng phức tạp lại cần đảm bảo hiệu suất công việc, đảm bảo an toàn, vì vậy ở đó phải có đội ngũ nhân sự chuyên môn. Do đó hiện nay ở Liên bang Nga chúng tôi đang đào tạo chuyên gia cho Việt Nam, như các sinh viên ở ĐHTH Kỹ thuật Vật lý Hạt nhân và những cơ sở khác, để rồi đây thành chuyên viên làm việc giỏi ở nhà máy điện hạt nhân này, cũng như nói chung góp phần phát triển công nghệ cao trong đó có công nghệ hạt nhân tại Việt Nam. Tôi nghĩ rằng đây là một thí dụ đẹp đẽ về sự hiệp lực, mà những điển hình như vậy thì có rất nhiều. Hy vọng rằng, trong tương lai những điển hình nổi bật sẽ tiếp tục xuất hiện.

Câu hỏi 4: Ông đã có mấy lần đến thăm Việt Nam, và như Ông vừa kể, Ông có ấn tượng sâu đậm về cuộc giao lưu với các cựu sinh viên tốt nghiệp các trường đại học của Liên Xô và Nga. Thưa Thủ tướng, đề nghị Ông chia sẻ những cảm xúc và ấn tượng của mình về Việt Nam nhân sắp tới Ông sẽ thực hiện chuyến thăm kế tiếp đến đất nước này?

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev: Tôi sẵn lòng chia sẻ về chuyện này. Các bạn biết không, tôi luôn hài lòng dễ chịu khi đến đất nước các bạn, bởi vì trong thời gian đó, hầu như trước mắt tôi diễn ra tiến trình phát triển của Việt Nam và có rất nhiều thứ đã thay đổi. Khi tôi lần đầu tiên đến đất nước các bạn trong thành phần đoàn đại biểu chính thức (đã khá lâu rồi, khoảng 12-13 năm trước), tôi đã chú ý ngay đến cường độ phát triển như cỗ xe phóng nhanh đang hiển hiện trong nền kinh tế của Việt Nam, và điều đó thật là thú vị. Tôi chăm chú theo dõi những thành quả của các bạn, và tôi muốn nói rằng đó là những thành quả đầy ấn tượng. Rất ấn tượng! Thấy rõ công nghiệp, nông nghiệp phát triển ra sao, cuộc sống của mọi người ở Việt Nam thay đổi thế nào. Thậm chí có thể đây là điều quan trọng nhất, vì chẳng cần giấu diếm làm gì, ngay từ 20-30 năm trước, đất nước chúng ta — ý tôi muốn nói là cả Việt Nam và Liên Xô – đều vốn không thuộc hàng các quốc gia giàu có nhất. Bây giờ có những thành công như vậy ở đất nước các bạn và chúng tôi rất vui mừng.


Còn một khía cạnh khác. Cùng với một đất nước Việt Nam hiện đại, có năng lượng phát triển nhanh chóng, đang trở thành một trong những quốc gia hàng đầu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, vẫn có một nước Việt Nam cổ xưa, một Việt Nam với lịch sử riêng đặc biệt và nền văn hóa phong phú mà tôi không giấu là rất hấp dẫn đối với chúng tôi. Vì thế tôi luôn chú ý xem các di tích lịch sử và văn hóa, những chủ đề hay quang cảnh nào có lẽ là thuần Việt và không chỉ nhìn ngắm mà khi có thể còn cố gắng chụp ảnh để ghi lại. Tôi sẽ rất vui nếu có cơ hội như vậy trong chuyến thăm tới đây.


Và sau nữa, điều cuối cùng mà tôi không thể không nói thêm lần nữa. Giữa chúng ta có mối quan hệ rất chân thành nồng ấm, đó là sự thật. Và đây không phải là cách nói hoa mỹ xã giao, không thuần túy là phẩm vật cho quan hệ tốt lành, mà chính là sự thật hiển nhiên. Đã hình thành như vậy trong lịch sử. Tôi từng chia sẻ ấn tượng của mình về chuyện lần đầu làm quen với các bạn Việt Nam, những người đồng chí thời nào đó đã làm việc ở Leningrad, trong đó có trường đại học mà cha tôi giảng dạy. Và từ đó trở đi hầu như chẳng có gì thay đổi trong quan hệ của chúng ta. Mỗi lần gặp như thế đều là cuộc hội ngộ của những người bạn tốt, tạo cho ta rất nhiều cảm hứng. Tôi tin chắc rằng cả bây giờ cũng sẽ như vậy.

Câu hỏi 5: Thưa Thủ tướng, sắp tới chúng ta sẽ kỷ niệm những ngày lễ rất quan trọng. Tại Việt Nam ngày 30 tháng Tư tổ chức kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước Việt Nam, còn ở Nga vào 9 tháng Năm sẽ kỷ niệm mốc chẵn 70 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Xin Ông cho đánh giá về ý nghĩa của những mốc kỷ niệm này. Thủ tướng có lời chúc gì chăng gửi mọi người?

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev: Rất nhiều ý nghĩa to lớn. Lễ kỷ niệm đầu tiên sắp tới — mốc đánh dấu sự thống nhất và tiếp tục phát triển phồn vinh của đất nước Việt Nam. Đây là ngày lễ quốc gia và ở mức độ nhất định chúng tôi cũng lưu ý đến chi tiết này khi vạch chương trình chuyến thăm Việt Nam. Lần đầu tiên sẽ đến thăm miền Nam Việt Nam, đối với chúng tôi điều này rất thú vị và quan trọng. Tôi cho rằng đây là biểu tượng tốt đẹp. Chúng ta nhớ tất cả đã diễn ra như thế nào. Thậm chí tôi cũng nhớ. Đã lâu rồi, tuy vậy tôi nhớ những gì in đậm ở đây: cả cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam, cả sự giúp đỡ và hỗ trợ mà thời đó đất nước chúng tôi đã cố gắng dành cho cuộc chiến đấu này, cả kết quả đã đạt được. Do đó, xin chân thành chúc mừng các bạn về ngày hội sắp tới.


Ngày hội của chúng tôi cũng là ngày hội chung. Đó thực sự là chiến thắng trước cái ác trên thế giới, chiến thắng trước chủ nghĩa phát-xít, chiến thắng của cuộc đấu tranh chung với sự tham gia của đông đảo các quốc gia và dân tộc. Và hiển nhiên chúng tôi chuẩn bị rất nghiêm túc cho đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng. Tôi nhấn mạnh một lần nữa rằng đây không chỉ là ngày hội của Nga, mà là mốc kỷ niệm toàn cầu, bởi Thế chiến II là cuộc chiến hết sức khủng khiếp với tổn thất khủng khiếp là con số chết chóc khổng lồ. Cần làm tất cả để những sự kiện tương tự không tiếp diễn trên thế giới, vì thế việc cử hành những lễ kỷ niệm chẵn này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các thế hệ tương lai. Chúng tôi luôn vui mừng được thấy các bạn Việt Nam trong những ngày hội như vậy. Tức là chúng ta sẽ cùng nhau đón mừng ngày hội.

Câu hỏi 6: Thưa Ông Dmitry Anatolyevich, cho đến gần đây, Nga vững vàng đứng trong tốp 10 quốc gia hàng đầu có nhiều du khách thăm Việt Nam, và Nga xếp thứ nhất về tính năng động tăng trưởng của dòng du lịch. Bởi những nguyên nhân đã rõ, từ đầu năm 2015, lượng khách du lịch giảm 40%. Xin Thủ tướng cho ý kiến, có thể khắc phục tình trạng này như thế nào?

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev: Không cần nghi ngờ gì, tình trạng đó sẽ được khắc phục. Tất nhiên, hiện tượng giảm sút dòng khách du lịch gắn với những khó khăn kinh tế của nước chúng tôi, và gắn với vấn đề xung quanh tỷ giá đồng rúp. Theo những nguyên nhân dễ thấy, sức mua phần nào giảm nhẹ, và nếu ta nói về sự giảm sút thì vấn đề cũng bao hàm ở chỗ này nữa. Bởi trong năm 2014, dòng du khách đã tăng 1/3. Vì vậy, mặc dù có đi xuống, nhưng không phải là trượt dốc tổng thể, đó là giảm sút gần với mức năm 2013, nếu tính chung thì số lượng du khách Nga tại Việt Nam vẫn đông. Tất nhiên có lẽ không nhiều như du khách từ một số nước khác, nhưng dù sao chăng nữa vẫn là đông, — đến gần 400 nghìn người/năm. Dễ hiểu rằng ở đây các thành tố kinh tế là rất quan trọng, (hy vọng là trong thời gian gần tới, khi tình hình ổn định trở lại, sẽ không còn vấn đề này nữa), và sự hấp dẫn của kỳ nghỉ. Từ phía các vị du khách của chúng tôi bộc lộ quan tâm rất lớn đến việc đi nghỉ ở Việt Nam. Đất nước các bạn rất thú vị, có nền văn hóa cổ xưa, có nhiều địa điểm tốt dành cho nghỉ dưỡng, tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì là tình trạng hiện nay sẽ được khắc phục.

Đương nhiên, theo cái nhìn của tôi, còn một điều rất hệ trọng nữa là phải làm sao để có dòng du lịch hai chiều với nhau. Xin lưu ý rằng từ phía các đồng chí Việt Nam của chúng tôi, từ Việt Nam có khoảng 75-80.000 người sang Nga với tư cách khách du lịch, tôi nhấn mạnh, không phải là những người đến làm việc, số đó nhiều hơn, mà là sang Nga du lịch. Tôi cho rằng tính đến thực tế Việt Nam là một đất nước khá đông dân, chúng tôi cũng cần lưu ý đến dòng du khách từ Việt Nam sang Nga. Nga là đất nước rộng lớn, có nhiều thứ để xem, vì vậy chúng tôi luôn hoan nghênh các du khách tới thăm. Tôi nghĩ rằng chúng ta có những triển vọng tốt đẹp để phát triển trao đổi du lịch giữa hai nước.

Câu hỏi 7: Xin Ông cho biết, liệu có cơ hội hoặc kế hoạch cụ thể nào để trong giao dịch thương mại Nga và Việt Nam chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền quốc gia của hai nước?

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev: Tất nhiên là có. Thứ nhất, ngay bây giờ cũng chẳng có gì cản trở chúng ta thanh toán bằng rúp Nga và VND. Không hề có trở ngại nào hết. Dưới góc độ quan điểm pháp lý. Nhưng còn cần luận cứ kinh tế nữa. Chúng ta đã thỏa thuận về khả năng sử dụng phương thức thanh toán bằng những đồng bản tệ quốc gia của nhau từ gần chục năm trước, thậm chí đã thành lập một ngân hàng riêng Nga-Việt. Nhưng, tất nhiên, việc sử dụng các đồng tiền quốc gia có lợi khi nói về lưu thông lớn và khi xuất hiện nhu cầu tích lũy dự trữ — hoặc bằng bản tệ của Nga là đồng rúp, hoặc bằng bản tệ Việt Nam là VND.


Hiện nay những thanh toán như vậy chiếm khoảng 1,5%, phần còn lại là USD, không phải luôn có lợi, bởi đối với chúng tôi cũng như với các bạn thì USD là ngoại tệ, và trước tiên chúng ta cần mua những đồng đô la này, chúng ta bị lệ thuộc vào tỷ giá USD, rồi sau mới dùng nó để thanh toán. Trong ý tưởng đó thì giao lưu trực tiếp bằng những đồng tiền quốc gia có thể lợi hơn. Và, tất nhiên, ở đây là chuyện nói về giao dịch thương mại và hoạt động đầu tư. Hiện giờ chúng tôi đang cố gắng khai triển chủ đề này với các nước khác, với các đối tác của Nga. Tôi cho rằng có những triển vọng tốt đẹp cả trong việc phát triển mối quan hệ như vậy với Việt Nam. Tôi nhất định sẽ nêu đề tài này trong các cuộc hội đàm với đối tác Việt Nam của chúng tôi.


Còn nữa, trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn này, tôi muốn nói rằng chúng tôi hy vọng thu được kết quả tốt đẹp từ chuyến đi đến đất nước các bạn. Chúng tôi sẽ có chuyến thăm khá dài tới một số địa điểm. Tôi cho rằng chính đây là biểu tượng của mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước chúng ta, và trông đợi rằng quan hệ này sẽ tiếp tục được củng cố và phát triển hơn nữa.

PV Việt Nam: Xin đa tạ Ông về cuộc phỏng vấn này.


Ông Dmitry Medvedev: Cảm ơn các bạn.
Nguồn: dantri
 
Top