Volgograd (Волгоград) là một thành phố nằm trên hạ lưu sông Volga ở phía nam nước Nga, được hình thành từ năm 1589. Trong lịch sử, thành phố từng được mang các tên như Tsaritsưn (Царицын: 1589-1925), và Stalingrad (Сталинград: 1925-1961) trong thời kỳ nắm quyền của nguyên soái Stalin (1922-1953) tại Liên bang Xô viết. Từ năm 1961 do quá trình phi Stalin hóa thành phố được đổi tên thành Volgograd. Ngày nay, vào 6 ngày trong năm thành phố sẽ được mang tên cũ Stalingrad, đó là: ngày bắt đầu phản công và kết thúc đánh đuổi quân phát-xít ra khỏi Stalingrad (19/11/1942, 2/2/1943); ngày lễ chiến thắng (9/5); ngày tưởng niệm đau thương mất mát (22/6); ngày kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2 (2/9); ngày tưởng niệm các nạn nhân trong trận oanh tạc Stalingrad (23/8).
Vị trí địa lý của Volgograd:
Volgograd là thành phố chính (thủ phủ) của vùng (tỉnh) Volgograd, cách Matxcơva gần 1000km về hướng đông nam. Phía bắc của vùng Volgograd giáp vùng Saratov, tây bắc giáp vùng Voronezh, tây nam giáp vùng Rostov, đông nam giáp cộng hòa tự trị Kalmykia thuộc Nga và vùng Astrakhan, phía đông giáp nước cộng hòa Kazakhstan.
Thành phố vệ tinh: Volzhskiy, Kamyshin
Cách không xa là biển Đen và biển Caspian, vùng Lahansk của Ukraina.
Sơ lược về lịch sử hình thành của vùng Volgograd:
Từ thế kỷ X, đã hình thành con đường thương mại dọc sông Volga giữa các công quốc xung quanh với người Viking & Arab. Sau đó sự di cư ồ ạt của dân du mục và cuộc xâm lăng của Hãn quốc Ulus Jochi đã làm gián đoạn thương mại trong hàng trăm năm. Thế kỷ XIII, sau khi được chiếm đóng bởi Hãn quốc Ulus Jochi, việc buôn bán được nối lại. Đây là nơi giao giữa các con đường thương mại dọc sông Đông, sông Volga, và một nhánh của “Con đường tơ lụa”.
Từ thế kỷ XV, Hãn quốc Ulus Jochi bắt đầu tan rã thành các Hãn quốc tự trị nhỏ hơn(Kazan, Siberi, Astrakhan, Crime). Trừ Crime ra (tồn tại tới năm 1783) thì đến cuối thể kỷ XVI, các Hãn quốc đều bị đại công quốc Matxcơva thôn tính. Volga dần hình thành là điểm trung chuyển hàng hóa giữa các thành phố phía bắc và miền nam, giữa phương tây và phương đông. Trong thời gian này cái tên Tsaritsưn đã xuất hiện.
Trong giai đoạn 1585-1590 tướng Gregory Zasekin (Григорий Засекин, sau này là Nga hoàng) đã cho xây dựng một chuỗi các pháo đài phòng thủ phía nam (Tsaritsưn, Saratov, Samara). Chỉ thị xây dựng Tsaritsưn từ Nga hoàng khi đó được ghi nhận vào ngày 02/07/1589, vì thế đây được coi là ngày thành lập thành phố. Như vậy, ban đầu thành phố được xây dựng với mục đích là một tiền đồn chống ngoại xâm ở phía nam Công quốc Matxcơva.
Thành phố Volgograd cùng nhiều thành phố khác trong Vùng Volgograd dần trở thành các đô thị lớn, trung tâm trung chuyển hàng hóa dọc bờ sông Volga. Với vị trí thuận lợi là nơi sông Đông và sông Volga hai hệ thống vận tải thủy quan trọng nhất phía nam châu Âu. Sự xuất h
iện của những người gốc Đức vào thế kỉ 18 đã giúp thay đổi bộ mặt của vùng tiền đồn phía nam thành một trung tâm công nghiệp dọc theo sông Volga.
Đầu thế kỉ 19 đường sắt lần đầu tiên được xây dựng tại Volgograd nối Volgograd với thị trấn Качалино bên bờ sông đông. Sự thuận tiện của đường sắt kéo nhiều người về sinh sống tại Volgograd. Biến Volgograd thành trung tâm công nghiệp thực sự của vùng sông Volga.
Thành phố Volgograd - Stalingrad nổi tiếng trong thế kỉ 20 là nơi diễn ra trận đánh lịch sử Stalingrad.
Trận Stalingrad là một trận đánh lớn diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức giữa một phe là quân đội phát xít Đức cùng với các chư hầu và phe kia là Hồng quân Liên Xô tại thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở miền Tây Nam nước Nga. Trận đánh diễn ra từ ngày 17 tháng 7 năm 1942 đến ngày 2 tháng 2 năm 1943, và thường được đánh giá như một bước ngoặt quan trọng và bước đầu làm xoay chuyển cục diện trong chiến tranh thế giới thứ 2, thậm chí là một trong những bước ngoặt lớn nhất của nền quân sử thế giới vào thế kỷ 20. Đây cũng là một trong những trận đánh đẫm máu nhất lịch sử, với con số thương vong có thể lên đến hơn 2 triệu người.
Số binh sĩ tham gia trận đánh này nhiều hơn hẳn các chiến dịch lớn khác, và nó cũng nổi tiếng vì mức độ khốc liệt, tàn bạo cũng như thương vong cao về dân thường. Việc quân Đức thất bại trong việc đánh chiếm Stalingrad và việc Hồng quân Xô Viết phản công bao vây tiêu diệt 33 vạn quân của Tập đoàn quân số 6 (Đức) cùng với nhiều lực lượng khác của phe Trục xung quanh thành phố đã dẫn tới một trong những thất bại quan trọng nhất của phát xít Đức trong thế chiến thứ hai. Với chiến thắng điểm ngoặt này, Hồng quân đã cầm chắc lợi thế của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Song, đây không chỉ là một bước ngoặt quyết định và quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc mà còn cả của Thế chiến thứ hai vì nó cùng với các chiến thắng ở Tunisia đã mang lại lợi thế và củng cố niềm tin thắng lợi cho toàn khối Đồng Minh, và bắt đầu cho giai đoạn Hồng quân Xô Viết chủ động tổ chức phản công trên toàn mặt trận và đóng góp một phần đáng kể vào sự đầu hàng của phát xít Đức hai năm rưỡi sau đó.
Đợt tấn công Stalingrad của phát xít Đức tiến triển nhanh vào giai đoạn nửa sau năm 1942 dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của không quân Đức Luftwaffe, những trận oanh tạc của lực lượng này đã biến phần lớn thành phố trở thành đống gạch vụn. Tuy nhiên quân đội phát xít Đức nhanh chóng bị sa lầy trong những trận đánh đẫm máu trên đường phố và trong từng căn nhà; và mặc dù đã kiểm soát 90% thành phố nhưng người Đức đã hoàn toàn thất bại trong việc triệt tiêu những ổ đề kháng cuối cùng của Hồng quân Xô Viết vốn bám trụ một cách vững chắc và kiên cường bên bờ Tây sông Volga, trong lúc đó thì thời tiết khắc nghiệt của mùa Đông nước Nga đang đến gần.
Ngày 19 tháng 11 năm 1942, Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch Sao Thiên Vương, một đợt tấn công vu hồi gồm hai gọng kìm đánh vào cạnh sườn của Tập đoàn quân số 6 (Đức) đóng tại Stalingrad. Đòn tấn công này đã hoàn toàn thay đổi cục diện của trận đánh: cạnh sườn yếu kém của quân Đức nhanh chóng sụp đổ tan tành và 33 vạn quân của Tập đoàn quân số 6 bị bao vây trong nội đô Stalingrad. Khi mùa đông đến, cái đói, cái lạnh khủng khiếp và những đợt tấn công liên tục của Hồng quân Xô Viết đã làm suy kiệt nhanh chóng lực lượng Đức, tuy nhiên mệnh lệnh không được đầu hàng của Hitler do niềm tin vào "sức mạnh ý chí", vấn đề danh dự nước Đức cùng các tính toán chiến lược khác đã buộc họ phải tiếp tục cố bám trụ mà không được tự ý phá vây. Vào tháng 12 năm 1942, phát xít Đức mở Chiến dịch Bão Mùa đông nhằm giải cứu đội quân bị vây nhưng thất bại, và theo sau đó là toàn bộ hệ thống tiếp vận cho khối quân bị vây cũng sụp đổ theo. Đầu tháng 2 năm 1943, sức kháng cự của khối quân này hoàn toàn bị dập tắt, và Tập đoàn quân số 6 bị tiêu diệt hoàn toàn vào ngày 2 tháng 2 năm 1943. Đối với nước Đức thất thế, trận thua này là tin xấu nhất của họ, và sau thất bại này họ sẽ còn thua trận Kursk với tầm quan trọng chẳng kém. Về phần minh, Hồng quân Liên Xô đã phải chịu tổn thất vô cùng lớn lao trong chiến thắng quyết định này.Trận đánh diễn ra trong khoảng hơn nửa năm và thực chất là hai giai đoạn nối tiếp nhau:
Số binh sĩ tham gia trận đánh này nhiều hơn hẳn các chiến dịch lớn khác, và nó cũng nổi tiếng vì mức độ khốc liệt, tàn bạo cũng như thương vong cao về dân thường. Việc quân Đức thất bại trong việc đánh chiếm Stalingrad và việc Hồng quân Xô Viết phản công bao vây tiêu diệt 33 vạn quân của Tập đoàn quân số 6 (Đức) cùng với nhiều lực lượng khác của phe Trục xung quanh thành phố đã dẫn tới một trong những thất bại quan trọng nhất của phát xít Đức trong thế chiến thứ hai. Với chiến thắng điểm ngoặt này, Hồng quân đã cầm chắc lợi thế của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Song, đây không chỉ là một bước ngoặt quyết định và quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc mà còn cả của Thế chiến thứ hai vì nó cùng với các chiến thắng ở Tunisia đã mang lại lợi thế và củng cố niềm tin thắng lợi cho toàn khối Đồng Minh, và bắt đầu cho giai đoạn Hồng quân Xô Viết chủ động tổ chức phản công trên toàn mặt trận và đóng góp một phần đáng kể vào sự đầu hàng của phát xít Đức hai năm rưỡi sau đó.
Đợt tấn công Stalingrad của phát xít Đức tiến triển nhanh vào giai đoạn nửa sau năm 1942 dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của không quân Đức Luftwaffe, những trận oanh tạc của lực lượng này đã biến phần lớn thành phố trở thành đống gạch vụn. Tuy nhiên quân đội phát xít Đức nhanh chóng bị sa lầy trong những trận đánh đẫm máu trên đường phố và trong từng căn nhà; và mặc dù đã kiểm soát 90% thành phố nhưng người Đức đã hoàn toàn thất bại trong việc triệt tiêu những ổ đề kháng cuối cùng của Hồng quân Xô Viết vốn bám trụ một cách vững chắc và kiên cường bên bờ Tây sông Volga, trong lúc đó thì thời tiết khắc nghiệt của mùa Đông nước Nga đang đến gần.
Ngày 19 tháng 11 năm 1942, Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch Sao Thiên Vương, một đợt tấn công vu hồi gồm hai gọng kìm đánh vào cạnh sườn của Tập đoàn quân số 6 (Đức) đóng tại Stalingrad. Đòn tấn công này đã hoàn toàn thay đổi cục diện của trận đánh: cạnh sườn yếu kém của quân Đức nhanh chóng sụp đổ tan tành và 33 vạn quân của Tập đoàn quân số 6 bị bao vây trong nội đô Stalingrad. Khi mùa đông đến, cái đói, cái lạnh khủng khiếp và những đợt tấn công liên tục của Hồng quân Xô Viết đã làm suy kiệt nhanh chóng lực lượng Đức, tuy nhiên mệnh lệnh không được đầu hàng của Hitler do niềm tin vào "sức mạnh ý chí", vấn đề danh dự nước Đức cùng các tính toán chiến lược khác đã buộc họ phải tiếp tục cố bám trụ mà không được tự ý phá vây. Vào tháng 12 năm 1942, phát xít Đức mở Chiến dịch Bão Mùa đông nhằm giải cứu đội quân bị vây nhưng thất bại, và theo sau đó là toàn bộ hệ thống tiếp vận cho khối quân bị vây cũng sụp đổ theo. Đầu tháng 2 năm 1943, sức kháng cự của khối quân này hoàn toàn bị dập tắt, và Tập đoàn quân số 6 bị tiêu diệt hoàn toàn vào ngày 2 tháng 2 năm 1943. Đối với nước Đức thất thế, trận thua này là tin xấu nhất của họ, và sau thất bại này họ sẽ còn thua trận Kursk với tầm quan trọng chẳng kém. Về phần minh, Hồng quân Liên Xô đã phải chịu tổn thất vô cùng lớn lao trong chiến thắng quyết định này.Trận đánh diễn ra trong khoảng hơn nửa năm và thực chất là hai giai đoạn nối tiếp nhau:
- Giai đoạn đầu là cuộc tiến công của quân đội Đức trong chiến cục mùa hè năm 1942 và kết thúc bằng việc quân Đức tiến được tới bờ sông Volga tấn công và bao vây thành phố Stalingrad mà không chiếm được (từ giữa tháng 7 đến 18 tháng 11 năm 1942), hay còn gọi là trận phòng thủ Stalingrad.
- Giai đoạn hai là cuộc phản công của quân đội Xô viết bao vây và tiêu diệt quân Đức (từ 19 tháng 11 năm 1942 đến 2 tháng 2 năm 1943) với các chiến dịch Sao Thiên Vương, Sao Thổ và Cái vòng(Кольцо).
- Исимбаева Елена Гаджиевна, VĐV nhảy cao
- Елена Владимировна Слесаренко, VĐV nhảy cao
- Александра Николаевна Пахмутова, nhà soạn nhạc
- Васи́лий Серге́евич Ефре́мов (1915-1990), chỉ huy trung đoàn máy bay ném bom
- Па́вел Алексе́евич Серебряко́в (1909-1977), nghệ sĩ dương cầm
Trang thông tin sinh viên Volgograd https://svoler.blogspot.com/
Trang thông tin cộng đồng Volgograd http://hoinguoivietvolgograd.com/
Trang thông tin Facebook https://www.facebook.com/lhsvnvolgograd/
Attachments
Chỉnh sửa cuối: