Kinh Nghiệm Học Tiếng Nga : Bạn Hỏi Tôi Đáp

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Bác Trần nói rất đúng ạ. Cần học ngữ pháp những ko nên đặt nặng vấn đề đó quá, mà sao nhãng những kỹ năng nghe và nói.
Vì trước a cũng đã học tiếng Nga rồi, nên a có thể tự học ở nhà với sự giúp sức của từ điển và các tài liệu tiếng Nga khác. Vừa ôn lại từ vựng và luyện nghe, luyện đọc. Đến khi sang Nga a có thêm 1 năm để tiếp xúc trực tiếp với người bản xứ và tích cực như bác Trần gợi ý để thực hành nói và viết. Em nghĩ a sẽ không quá nhiều thử thách với mục đích sau 1 năm nghe nói đọc viết đều tốt.
 

trunghieukm17

Thành viên thường
Rất cảm ơn các bạn đã tư vấn. mình sẽ cố gắng tiếp xúc nhiều hơn. nói chung vấn đề giao tiếp với người bản địa vẫn là vấn đề gì đó khó khăn với người Việt mình, bản thân mình cũng thấy như thế.
 

huynh thao

Thành viên thường
Chào bạn! Hiện tại mình đang khủng hoảng tinh thần đây. Bây giờ mình bắt đầu vào học năm thứ nhất, sau thời gian học dự bị rồi. khả năng nghe nói còn kém quá. vì minh sang hoc dự bị chỉ duoc có 6 tháng , giờ vô hoc giáo viên nói nhanh ko hiểu duoc gi? ko viết duoc gi cả. Huhu, bây giờ minh lam thế nào? xin các bạn chia sẽ kinh nghiệm lúc học năm nhất.
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Chào bạn! Hiện tại mình đang khủng hoảng tinh thần đây. Bây giờ mình bắt đầu vào học năm thứ nhất, sau thời gian học dự bị rồi. khả năng nghe nói còn kém quá. vì minh sang hoc dự bị chỉ duoc có 6 tháng , giờ vô hoc giáo viên nói nhanh ko hiểu duoc gi? ko viết duoc gi cả. Huhu, bây giờ minh lam thế nào? xin các bạn chia sẽ kinh nghiệm lúc học năm nhất.
Chào bạn, mình đồng ý với bạn là năm 1 nếu tiếng chưa vững sẽ rất cực, hơn nữa lại có nhiều môn đại cương được đưa ngay vào năm đầu. Theo mình, trời không chịu đất thì đất chịu ... trời, bạn hãy thử làm quen và kết thân với 1 bạn Nga tốt bụng, siêng, chữ không quá xấu, ngồi gần chép tập và nhờ bạn ấy hướng dẫn cho trong giờ rảnh. Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động hỏi giao viên từng môn từ đầu kỳ các sách, tài liệu, để nghiên cứu dần trả môn. Chúc bạn vượt qua và sớm hòa nhập được với giảng đường.
 

huynh thao

Thành viên thường
Cám ơn bạn. Ngành của mình học rất ít sinh viên. Chỉ có duy nhất mình là sinh viên nước ngoài. Mình thấy các bạn Nga ko hoà đồng, hình như họ kỳ thị sv nước ngoài hay sao á. Khó kết thân với họ. Mình cũng muốn lắm. Hay là do rao cản ngôn ngữ. Các bạn viết chữ ẩu qua mình nhìn muốn nổ con mắt mà đọc ko ra. TP mình học chỉ có 1 mình là sinh viên Việt Nam thôi.
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Cám ơn bạn. Ngành của mình học rất ít sinh viên. Chỉ có duy nhất mình là sinh viên nước ngoài. Mình thấy các bạn Nga ko hoà đồng, hình như họ kỳ thị sv nước ngoài hay sao á. Khó kết thân với họ. Mình cũng muốn lắm. Hay là do rao cản ngôn ngữ. Các bạn viết chữ ẩu qua mình nhìn muốn nổ con mắt mà đọc ko ra. TP mình học chỉ có 1 mình là sinh viên Việt Nam thôi.
Lời khuyên của mình là: Bạn không nhất thiết có nhiều bè, cần có bạn, chọn bạn nào học chăm chữ đep. Rào cản ngôn ngữ là một phần, phần còn lại là cách bạn quan tâm với bạn của bạn, ban đầu có thể sẽ có 1 chút ái ngại, bạn cho đi, rồi bạn sẽ nhận lại. Chúc bạn sớm hòa nhập.
 

CNC Nga

Thành viên thường
Chào cả nhà,mình lớn tuổi rồi ko biết có học đc tiếng Nga ko,mình mê phim Nga nhiều!
Chào bạn, mình trả lời câu hỏi bạn như sau nhé. Ko bao giờ là quá muộn để học 1 cái gì mới cả. Kì thi ĐH vừa rồi mình thấy có 1 "thí sinh" rất đặc biệt. Ông ấy cũng gần 50t rồi còn thi tuyển vào đại học, mình thấy rất cảm kích tinh thần ham học của ông. Bạn bao nhiêu tuổi thì học tiếng Nga cũng đc hết nhé, có thể tốc độ học của bạn sẽ ko còn nhanh như những người trẻ nhưng tiếng Nga có câu: "лучше поздно, чем никогда". nghĩa là thà muộn còn hơn ko bao h. Nếu bạn thật sự ham học, hãy YOLO đi để sau này khi về già sẽ ko hối hận và bạn có thể tự hào rằng: Tôi biết nói tiếng Nga, còn bạn thì ko, hahaha. Chúc bạn may mắn!
 

Dương Nguyễn

Thành viên thường
Dành cho các bạn muốn đánh trọng âm tiếng Nga trên word nha
1. mở word lên
2. insert --> symbol --> more symbols
3. ngay cái ô (gần cuối) character code bấm 0301 ( đây là mã của dấu trọng âm)
4. chọn shortcut key --> ngay chỗ press new shortcut key, bấm vào Ctrl + bất kỳ phím nào mấy bạn thấy tiện. VD: Ctrl+space
5. bấm assign. Thế là xong
6. muốn đánh dấu trọng âm ở chữ nào thì chỉ cần bấm mã lệnh mà các bạn đã tạo trong press new shortcut key là được nha!
 

thuynganhb

Thành viên thường
Xin chào cả nhà ,tớ là ctv của trang .Cái chữ cộng tác viên to đùng ,chắc bạn nào cũng thấy hehe nói cộng tác viên cho oai vậy thôi ,chứ tiếng nga của tớ cũng vẫn còn phải trau dồi nhiều .Cái đầu đề chắc là các bạn cũng biết là tớ đang muốn nói về cái gì đúng không ? nhẽ ra là tớ sẽ làm Vlog ,cơ mà chả có máy quay với lại sợ bị ném gạch đá ấy mà giờ tớ chưa muốn xây nhà nên ngồi viết thôi .Tớ hi vọng là sẽ giúp được gì đó cho các thành viên của trang .Tớ cũng cần phải nói rằng :Học cái gì thì học cái cần nhất là sự chủ động tìm tòi ,là sự kiên trì bền bỉ và tin vào chính bản thân mình .Giờ tớ sẽ chia sẻ cái cách mà tớ đang làm ,nó có phù hợp với bạn không thì chắc là bạn phải thử rồi ,chỉ thử thì bạn mới biết được thôi :D
Có ý kiến thế này : Muốn nói tốt đúng không ? thì xông ra ngoài mà nói chuyện với mấy ông Nga ấy ,muốn nghe tốt đúng không ? thì nghe nhiều vào . Đúng !đúng là như vậy ,tớ công nhận là như vậy .Nhưng chúng ta phải chấp nhận một thực tế là không phải ai cũng có người Nga để mà nói chuyện ,không phải ai cũng có môi trường mà thể hiện những cái mình học hoặc là thì coi là như có môi trường đi thì trước khi xông ra mà nói chuyện thì cũng chuẩn bị cho mình ít từ vựng ,chút cấu trúc ,xíu ngữ pháp ,có nghe cũng nên biết là mình đang nghe cái gì ,nghe nhiều mà không hiêu thì nghe làm gì ???? Chúng ta cho rằng muốn nghe tốt thì hãy xem phim phụ đề -không sai ,còn đúng tới mức nào thì còn tuỳ từng người ,tuỳ đối tượng .Riêng tớ xem phim mà xem những phim có phụ đề ít khi tớ dừng lại để tra những từ mà tớ không biết .Tớ cũng chả bao giờ tua lại để nghe cho rõ cái từ quỷ tha ma bắt ấy ,đang cái đoạn gay cấn mà đi làm những cái đó thì mất hết cả hứng thú .Tớ cá rằng nếu lần sau tớ có gặp cái từ ấy thì vẫn : sao mà nó mới thế ,nó lạ thế mặc dù “hình như mình đã thấy nó ở đâu rồi” tóm lại là vẫn chả hiểu gì .Hiện tại trên forum đã có nhiều phim có phụ đề do đội ngũ CTV đầy tâm huyết và nhiệt tình làm .Người nhà lại đi khen người nhà nhưng thực sự là mình rất muốn cảm ơn và thán phục đội ngũ làm phụ đề phim bởi để một phim có phụ đề ra lò thì cũng chăng hề đơn giản,là rất nhiều công sức và thời gian .Bài này thì mình không viết để nói đến mấy bạn làm phụ đề phim đâu chỉ là khen tí thôi ,mình đang chia sẻ về phương pháp mình đang sử dụng để cải thiện khả năng nghe và nói tiếng Nga .Các bạn hãy cứ xem những phim có phụ đề nhưng giờ chúng ta sẽ sử dụng cả cái phụ đề của phim nữa .Trong lúc chờ đợi những phim Nga với phụ đề Nga thì các bạn có thể tìm thấy trên mạng vô số các phim lồng tiếng Nga và có phụ đề tiếng Nga (mình sẽ để địa chỉ ở phía dưới ) .”Phụ đề tiếng Nga” –cái này là cái mình muốn nói đến .Giờ các bạn hãy tải phụ đề tiếng Nga về và một phần mềm có thể đọc được n
ó. Bạn sẽ ngâm cứu,sẽ phẫu thuật nó .Trước khi bạn xem phim thì hãy xem phụ đề trước ,để thực sự hiểu hết một phụ đề và dùng phim để nghe chúng thì ngốn cũng không ít thời gian đâu .Trong phim có vô số các tình huống giao tiếp(ở nhà ,ở trường ,ở của hàng …),gặp nhau là phải nói .Ở phụ đề này bạn sẽ học được các cấu trúc câu dùng trong các ngữ cảnh đó ,các từ vựng đi liền với ngữ cảnh.Nếu có hai người cùng học các bạn sẽ cùng nhau tập lời thoại như người ta tập kịch ,còn nếu chỉ có một mình thì còn tuyệt hơn .Bạn sẽ là người solo tất cả các vai .Sau khi đã ngâm cứu cái phụ đề ,đã hiểu được nó thì giờ bạn mới bật phim lên xem .Ngoại ngữ đó là sự nhái lại ,sự bắt chiếc giống hệt-đúng ,mình lại phải bảo đúng .Bạn hãy dừng phim lại để nhái lại giọng nhé ,bạn biết lời thoại rồi mà (nhớ là đúng ngữ điệu nhé ,phải chuẩn tới từng mm luôn ấy, chứ không phải là tới cm đâu ) .Mục đích của bạn là dùng phim để luyện khả năng nghe nói nên bạn hãy chia phim ra thật nhiều phần nhé ,không cứ xem hết đi một lần để biết qua nội dung cũng được hehe kiên trì thì cái gì cũng được .Mình rất yêu tiếng Nga và mình luôn mong gặp những người yêu tiếng Nga như mình ,những người nói thứ ngôn ngữ của xử sở bạch dương xinh đẹp .
Các bạn có thể tải phụ đề tiếng Nga ở trang này
:http://www.kinofilms.ua/titres/?l=рус ,còn phim thì bạn chỉ cần ghi tên phụ đề tiếng Nga vào google là sẽ hiện lên phim
Phần mềm để đọc phụ đề (làm phụ đề ) là phần mềm Aegisub (google tiếp ,bạn nào không tải được thì ới mình :D)
Nói nhỏ nhé: các bạn nên đăng ký làm thành viên (thành viên là có nhiều quyền lợi lắm ,giờ thì tớ không nói đâu ) rồi nếu thấy hay thì like nhé không thì chia sẻ để nhiều người like hộ (1 like =1 que kem ,nếu tớ gặp thì tớ sẽ đãi ,nếu mà không thì các bạn tự mua ăn nhé hehe lại câu like ,tính xấu chả muốn bỏ )
Nghe thì dễ mà thực hiện thì khó, hix hix
 

levietbao

Thành viên thường
"Học ngoại ngữ có cần năng khiếu không?"

Đương nhiên rồi. Học ngoại ngữ cũng là một lĩnh vực cần đến năng khiếu, cũng như làm thơ, giải toán, chơi nhạc, chơi thể thao... Nhưng năng khiếu trong việc học ngoại ngữ cũng được chia ra làm nhiều loại. Thứ nhất là khả năng bắt chước, tức là người học có thể lặp lại y hệt những gì người khác nói, từ phát âm cho đến ngữ điệu mà không vấp phải nhiều khó khăn. Đây được coi là "năng khiếu vàng" trong việc học ngoại ngữ vì nó tạo cho người học sự tự tin trong giao tiếp và tạo cho người nghe nhiều thiện cảm về người học. Càng tự tin vì thấy mình làm được cái việc mà nhiều người không làm được thì lại càng muốn làm, khoảng cách trình độ giữa người có năng khiếu và người không có cũng vì thế mà ngày một xa. Tuy nhiên năng khiếu này không đúng với tất cả các ngôn ngữ. Thường thì một người nói tốt các ngôn ngữ phương đông sẽ không nói được tốt ngôn ngữ phương tây và ngược lại. Nói tốt ở đây không phải là nói ra cho người ta hiểu mà là phải có phát âm, diễn đạt câu, ngữ điệu đều chuẩn như người bản địa. Thật ra trên thế giới cũng có nhiều người làm được với nhiều ngôn ngữ ở cả hai nửa địa cầu nhưng số lượng này so với phần đông người học ngoại ngữ khác thì chỉ như "sao buổi sớm", "lá mùa thu". Thứ hai là khả năng ghi nhớ, tức là có thể nhớ lại một cách dễ dàng những gì mình đã học. Trí nhớ con ngươi chia ra làm hai loại: trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Một người có trí nhớ ngắn hạn tốt sẽ có thể ghi nhớ tạm thời một lượng ký tự nhất định trong một thời gian ngắn, trong khi một người có trí nhớ dài hạn tốt dù ban đầu gặp khó khăn trong việc ghi nhớ nhưng nếu đã nhớ rồi thì nhớ rất dai. Cũng như năng khiếu về phát âm, không có nhiều người sở hữu được năng khiếu về cả hai loại trí nhớ này. Hai loại năng khiếu trên là tiền đề cho bốn kỹ năng nghe nói đọc viết. Nói tốt thì nghe tốt, mà đọc tốt thì viết tốt. Điều này không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên một người học dù hội tụ được cả hai loại năng khiếu nói trên thì cũng không thể có thành tựu đáng kể nếu không chăm chỉ cần cù. Bạn có thể có năng khiếu hơn người khác nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ được việc hơn người ta ở một ngôn ngữ nào đó nếu bạn không dành thời gian cho nó một cách tử tế. Có nhiều người phát âm và ngữ điệu không tốt nhưng người ta chịu khó đầu tư thời gian, nắm vững ngữ pháp, biết nhiều từ vựng, lại làm việc với người bản địa của thứ ngôn ngữ đó trong một thời gian dài nên chắc chắn người ta sẽ đánh bại bạn nếu hai người cùng ứng tuyển cho một công việc yêu cầu ứng viên phải dùng ngôn ngữ đó một cách chuyên nghiệp như phiên dịch đa chuyên ngành. Một người có năng khiếu và hứng thú là một người có thể chỉ mất 3 đến 6 tháng để giao tiếp được ở một ngôn ngữ nào đó, là một người có thể nói 10, 20 thứ tiếng... nhưng thường lại không thể làm việc một cách chuyên nghiệp với những ngoại ngữ mà họ biết. Bởi vì sao? Bởi vì bản thân họ chỉ chạy theo số lượng, tìm cách nâng con số ngôn ngữ mà mình "nói" được lên rồi dễ dàng cho rằng mình đã chinh phục được ngôn ngữ đó. Biết rất nhiều nhưng thật ra ngoài tiếng mẹ đẻ ra những thứ còn lại lại chẳng biết mấy. Quay vài cái clip, giao tiếp vài câu linh tinh để khoe phát âm, diễn giả nơi này nơi nọ nhưng vứt cho quyển tiểu thuyết hay bài thơ cổ bảo đọc là há mồm ngay. Dân đa ngữ chuyên nghiệp biết rất rõ điều này nhưng vì số lượng của họ là quá ít ỏi so với phần còn lại nên họ không thể giải thích, bóc mẽ cho thế giới hiểu bản chất của những "hiện tượng ngôn ngữ" trên. Một phần nữa cũng là vì họ muốn dành thời gian tập trung nghiên cứu cho bản thân mình chứ chẳng hơi đâu đi diễn trò như kẻ khác. Những "hiện tượng" như vậy vẫn được tung hô rầm rộ trên truyền thông thế giới, bởi vì truyền thông vốn cũng là những người không hiểu vấn đề và chỉ chăm chăm trục lợi từ sự thiếu kiến thức của người thường. Điều này có thể tốt về mặt gây danh tiếng cho một ai đó nhưng không tốt chút nào cho họ về mặt kiến thức.

Vậy vấn đề với những người học ở đây là gì?

1. Nếu bạn có hứng thú, có năng khiếu, chỉ cần một trong hai loại năng khiếu tôi nói ở trên, hoặc một phần của một loại năng khiếu nào đó thì tôi cũng rất khuyến khích bạn nên theo đuổi ngoại ngữ. Năng khiếu là món quà mà Thượng Đế đã ban cho bạn, không tận dụng và phát huy nó lên cực điểm chẳng phải lãng phí lắm sao? Chẳng phải có lỗi với bản thân mình lắm sao?

2. Nếu bạn cảm thấy mình mất quá nhiều thời gian và nỗ lực để làm gì đó mà vẫn không làm đến chuẩn mực được thì nên bỏ nó đi. Không có năng khiếu không phải là không học được. Rất nhiều bạn gặp vấn đề với phát âm nhưng tôi khuyên bạn đừng cố gắng trong vô ích nếu bạn không có khả năng bắt chước. Nếu bạn có năng khiếu này thì chẳng cần ai dạy bạn cũng có thể phát âm tốt. Còn nếu không, có học đến đâu cũng chỉ đến thế thôi nên hãy chấp nhận phát âm của mình ở mức có thể khiến người nước ngoài hiểu được và dành thời gian đầu tư cho ngữ pháp, từ vựng, vốn là những thứ trọng yếu trong việc sử dụng ngôn ngữ. Khi so sánh với một đối thủ phát âm tốt mà yếu từ vựng, yếu kinh nghiệm thì chắc chắn bạn sẽ ở cửa trên. Những nhà tuyển dụng nhân tài ngôn ngữ họ không giống đám khán giả không hiểu biết, họ biết đánh giá và họ cần những người giỏi cả 4 kỹ năng, giàu kiến thức và làm được việc chứ không cần những người chỉ biết giao tiếp, chọc cười vài câu vớ vẩn.

3. Nếu bạn có thể học được nhiều ngôn ngữ, hãy học từng ngôn ngữ một cho đến nơi đến chốn rồi hẵng chuyển sang ngôn ngữ khác. Đối với mỗi ngôn ngữ hãy hướng đến chứng chỉ cao nhất trong kỳ thi khó nhất của ngôn ngữ đó, sau đó thử thách mình ở những thứ cao siêu hơn. Bạn nói bao nhiêu ngôn ngữ không quan trọng bằng việc bạn thành thạo bao nhiêu ngôn ngữ. Chỉ cần học thật giỏi một ngoại ngữ thôi là bạn đã "có tiền" rồi. Học thêm được các ngoại ngữ khác đến tầm đó thì cơ hội tìm đến như trái chín loà xoà trước mặt chờ bạn hái. Còn nếu bạn chỉ nói được vài câu giao tiếp vớ vẩn ở một vài ngôn ngữ rồi mừng vì thiên hạ đã nể phục mình thì tức là cái người "có tiếng mà không có miếng" như bạn đang làm hại chính bản thân mình.

Năng khiếu là một yếu tố quan trọng giúp bạn học nhanh hơn nhưng không phải là thứ quyết định thành tựu của bạn. Dù có hay không có năng khiếu bạn cũng cần đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc một cách nghiêm túc cho thứ ngôn ngữ mà bạn chọn học. Hãy học một cách chăm chỉ, học mỗi ngày, học như thể đó là con đường duy nhất mà mình có thể đi. Nếu ngày xưa bạn có thể học thuộc bảng cửu chương 9 dòng 9 cột toàn những con số khô khốc, nếu người ở những nước đó có thể ghi nhớ hàng ngàn hàng vạn ký tự trong ngôn ngữ của họ thì không có lý do gì bạn lại không nhớ được chúng. Hãy dành bộ nhớ của mình cho những thứ hữu ích, tránh xa những thông tin nhảm nhí vô thưởng vô phạt được đăng hàng ngày vì chúng sẽ xâm chiếm bộ nhớ của bạn và làm bạn phân tâm. Hãy có trách nhiệm hơn với thời gian, với tiền bạc, với công sức mà mình bỏ ra. Thái độ của bạn với việc học mới là thứ quyết định tất cả.

Bài viết của tác giả : 3T
 
Top