Kinh nghiệm học tập

duongtd

Thành viên thường
Mình mạnh dạn đưa ra một phương án, mong mọi người xem và sửa giúp !

Ngoài ra, bạn cần sớm nghĩ tới sức khoẻ tâm sinh lý người bạn mới của mình. Cũng giống như ở đời thực, làm quen qua internet không thể yêu cầu về thông tin rằng người đó không mắc bệnh AIDS, bệnh giang mai và các bệnh khác nữa.Và cũng giống như ở đời thực bạn đành phải tin tưởng ở sự thành thực của đối tượng.
Cần phải nói rằng là nhiều người trong cuộc sống thường ngày có vấn đề về giao tiếp thường hay dùng internet để làm quen
Ví dụ: Nếu giả sử người bạn mới quen của bạn mắc phải hội chứng không tin vào bản thân, anh ta có thể là một kẻ nghiện rượu, một tên nghiện ma tuý hay bị rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Và theo thời gian bạn biết được điều đó, bạn đứng trước hai lựa chọn một là bỏ người đó và gây ra thêm cho anh ta thêm một nỗi đau khác nữa vì chia tay hoặc là cố gắng giúp đỡ người đó vượt qua vấn đề đó.
 

levietbao

Thành viên thường
Qua quá trình tiếp xúc với nhiều bạn học và sử dụng ngoại ngữ, mình nhận thấy các bạn đều mắc chung những lỗi cơ bản. Những lỗi về phát âm, từ vựng, ngữ pháp… thì mình không đề cập đến làm gì. Ở đây mình chỉ ra 5 lỗi xuất phát từ tâm thế chủ quan của người học khiến họ chậm tiến bộ, từ đó đưa ra cho các bạn một vài lời khuyên mà mình hy vọng sẽ trở nên hữu ích cho các bạn.
1. HỌC RẤT NHIỀU NHƯNG BIẾT RẤT ÍT.
Mình biết có những bạn học tràng giang đại hải, cố gắng dùng thứ ngoại ngữ mà mình theo đuổi ở một trình độ cao hơn so với người bình thường bằng cách diễn đạt ý tứ thông qua những cụm từ, những hiện tượng ngữ pháp hiếm gặp. Nói tiếng Anh thì dùng từ cổ, nói tiếng Pháp thì dùng thì quá khứ đơn, nói tiếng Nhật thì lôi ngữ pháp N1 ra diễn đạt... Ồ, ấn tượng đấy. Nhưng khi được hỏi về những từ hay ngữ cơ bản nhất có thể gặp trong cuộc sống thì bạn lại không biết. “4 con cơ, rô, bích, tép trong tiếng X nói thế nào?”, “góc tù, góc vuông, góc nhọn trong tiếng Y nói ra sao?”… Sự thật là cho dù bạn nghĩ kiến thức bạn học được cao siêu đến đâu chăng nữa thì bạn cũng không thể dùng ngôn ngữ vào những công việc chuyên nghiệp nếu bạn không biết những khái niệm cơ bản nhất mà bạn vẫn gặp hằng ngày. Trong khi đó những thứ mà bạn cho là cao siêu kia lại khá "dị" trong mắt người bản địa vì chẳng mấy khi họ dùng tới. Để giải quyết tình trạng này mình khuyên các bạn tìm đọc lại những sách cơ bản nhất về nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống thường ngày, tốt nhất là đọc bách khoa toàn thư cho trẻ em bằng thứ tiếng mà bạn đang theo đuổi. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên vì thấy "sao từ cơ bản thế này mà mình lại không biết?".
2. HỌC RẤT LÂU NHƯNG THIẾU TẬP TRUNG.
Điện thoại và các thiết bị thông minh khác, những thứ tưởng như rất hữu ích cho việc học dưới bàn tay của bạn lại biến thành thứ giết chết sự tập trung của bạn. Thi thoảng lại mở máy check tin nhắn, lướt facebook, đọc vài trang báo dạo, hay đang học cái này thì nghĩ đến cái khác, đang làm bài tập này lại nghĩ đến bài tập kia, đang học cho mình lại nghĩ đến trình độ của người khác, rốt cuộc hiệu suất của việc ghi nhớ bị giảm đi đáng kể. Một ngày bạn học 5 tiếng như vậy cũng không bằng 1 tiếng thật sự tập trung toàn tâm toàn ý. Tốt nhất các bạn nên để điện thoại và các vật dụng không cần thiết ngoài tầm tay, tầm mắt khi học. Và luôn nhớ rằng “dục tốc bất đạt”, chỉ có đi từ từ từng bước một với sự tập trung cao độ mới là con đường gặt hái kiến thức hiệu quả nhất.
3. PHÁT ÂM HAY NHƯNG THIẾU CHÍNH XÁC.
Rất nhiều bạn tự tin về phát âm của mình. Mình biết phát âm cũng là một loại khả năng thiên phú. Có những người chỉ cần nghe người khác nói là bắt chước được lại liền, bất kể là khi họ học ngôn ngữ phương đông hay phương tây. Nhưng cũng có những người chỉ phát âm tốt được ở một loại ngôn ngữ nào đó. Và cũng có những người cố gắng mãi cũng không phát âm hay được. Nhưng thật ra điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là đối phương có hiểu mình muốn truyền tải cái gì hay không. Mình nhận thấy những người phát âm hay thường là những người mắc lỗi về… phát âm. Giọng nghe có vẻ giống người bản địa nhưng thực ra đánh sai trọng âm, nói sai âm tiết, ngay cả người bản địa nghe cũng chẳng hiểu gì. Vậy thử hỏi phát âm hay có ích chi? Đó là hậu quả của sự chủ quan và lười nhác do chính khả năng thiên phú kia mang lại. Mình khuyên các bạn khi học một từ nào đó đừng bao giờ phán đoán cách phát âm của nó mà dùng bừa bãi. Thay vào đó hãy dùng từ điển để xác nhận thanh âm của âm tiết và vị trí của trọng âm. Phát âm có thể không hay nhưng chính xác tức là bạn đã thành công trong việc truyền tải thông điệp đến với người nghe rồi.
4. NÓI RẤT NHIỀU NHƯNG THIẾU NỘI DUNG.
Khi bạn triển khai một đoạn hội thoại nào đó, bạn thường có xu hướng giữ được sự tự nhiên trong cách nói càng lâu càng tốt. Sự tự nhiên này của bạn làm nên ấn tượng tốt từ người nghe, đúng vậy, nhưng quan trọng hơn, nó khiến bạn trở nên tự tin hơn với chính bản thân mình. Nghe có vẻ tốt cho bạn nhưng thật ra lại không phải vậy. Rất nhiều người tự ru ngủ chính mình trên sự tự tin này. Ra bờ hồ, vào quán cà phê gặp mấy ông tây, câu chuyện quanh đi quẩn lại cũng chỉ có từng ấy câu nói, từng ấy nội dung, được lặp lại khi dùng với hết người này đến người khác. Bạn nghĩ như thế là bạn thành thục ngôn ngữ đó? Bạn nhầm. Trong cái cây ngôn ngữ đó bạn chỉ thành thục mỗi một cái lá mà bạn luyện đi luyện lại suốt ngày mà thôi. Muốn cải thiện tình trạng này thì bạn phải thay đổi tâm thế của mình. Nói chậm đi cũng không sao, nói ngắc ngứ cũng không sao, nói phải chủ đề mình không có kiến thức, phải dùng từ điển để tra cũng không sao, miễn là học được thêm từ vựng và kiến thức từ cuộc hội thoại đó. Học là để gặt hái thêm cái mới khiến mình ngày càng mạnh hơn chứ không phải cứ lấy cái cũ ra để trấn an mình, rốt cuộc mãi vẫn là dậm chân tại chỗ.
5. Ý RẤT NHIỀU NHƯNG DIỄN ĐẠT KÉM.
Trước đây mình có sửa bài luận cho một vài bạn. Ngoài những lỗi từ vựng, ngữ pháp vặt vãnh không có gì để bàn ra thì mình nhận thấy có những bạn ý tứ trong bài rất tốt nhưng cách triển khai ý đó thường đi vào lối mòn. Lẽ ra với từng ấy ý các bạn ấy hoàn toàn có thể viết hay hơn. Đây là hậu quả của việc ít đọc, chủ yếu là tự triển khai ngữ pháp rồi lắp ghép với từ vựng thông dụng và lặp đi lặp lại. Nếu bạn chỉ đơn giản muốn truyền tải thông điệp của mình tới người đọc một cách đơn giản thì bạn đã thành công. Nhưng ấn tượng về bài luận của bạn trong mắt người đọc cũng chỉ là con số 0. Bạn cần đến những bài luận không chỉ để mô tả hay phát biểu cảm nghĩ mà còn để rèn luyện trau chuốt khả năng dùng từ và ngữ của mình. Khi đó bạn hoàn toàn có thể dùng thứ ngôn ngữ đó theo cái cách còn hay và uyển chuyển hơn cả người bản địa, bất kể là bằng lời nói hay chữ viết. Chỉ có việc đọc và đọc thật nhiều, ghi nhớ rồi bắt chước theo mới giúp bạn cải thiện được tình hình. Today a reader, tomorrow a leader. Đừng bao giờ ngừng đọc.

Bài viết của tác giả 3T

cac huynh cho e xin tài liệu về các đại từ phủ định trong tiếng Nga đc ko ah? Đặc biệt là các trường hợp sử dụng никто, ничто, некто, нечто. Cám ơn các huynh.

Vài lời khuyên nhỏ cho các bạn khi dùng ngoại ngữ, nhất là đội biên phiên dịch.
1. Đã dốt thì đừng nên nói chữ.
2. Dịch lại từ một bản dịch khác là điều đại kỵ
3. Khi nghe không hiểu được người ta nói gì thì phải chủ động hỏi lại cho kỹ. Xấu hổ một phút còn hơn xấu hổ cả đời. Đừng nghĩ rằng mình hiểu cả rồi trong khi bản thân mình chỉ bắt được vài chữ.
4. Dùng những từ đơn giản để thay thế những sắc thái phức tạp mà bạn muốn truyền đạt sẽ khiến lượng từ vựng, cấu trúc và sự linh hoạt trong dụng ngữ của bạn rớt thảm hại. Những lúc ấy nếu vội thì dùng từ đơn giản để dịch rồi ghi chép lại ý của mình để tra lại sau. Còn nếu không vội thì từ tốn tra rồi dùng ngay từ và cấu trúc mình định dùng, vừa nhớ được luôn vừa truyền tải đúng ý tứ.
5. Đừng bao giờ xem thường những gì mình sắp nói ra. Truyền đạt sai nội dung của ngôn ngữ sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Bạn nào đi dịch hội nghị đàm phán hợp đồng, thỏa thuận các cấp chắc cũng không lạ gì điều này. Hãy đảm bảo chắc chắn là mình đã hiểu đủ và có đủ vốn từ để truyền đạt.
6. Có những từ ta nghĩ sẽ chẳng dùng đến bao giờ nhưng không ngờ lại có lúc phải dùng tới. Đến lúc đó nếu không có sự chuẩn bị thì sẽ rơi vào thế bị động. Nếu thật sự yêu thích ngôn ngữ đó, hãy học tất cả những gì có thể học từ nó. Học mỗi ngày.
7. Văn hóa của mỗi quốc gia là khác nhau. Không phải lúc nào cũng cứ bê nguyên xi những gì người ta nói rồi truyền đạt lại. Tùy vào hoàn cảnh, đối tượng mà có cách xử lý khác nhau. Lúc cần thêm mắm thêm muối thì phải thêm. Lúc cần gọt vỏ bỏ hột thì phải bỏ. Làm như vậy sẽ khiến hai bên hiểu nhau hơn, cảm thấy được tôn trọng hơn, đối với công việc của bản thân mình cũng thuận lợi.

Nguồn :N. H Trung
 
Chỉnh sửa cuối:

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Gửi bạn 1 số bài tập nhé.

Chúc bạn học tốt.




 

Ngô Thu Thảo

Thành viên thường
Chào tất cả mọi người! Mọi người ơi cho em hỏi có anh hị nào từng thi chứng chỉ ТРКИ ở Phân viện Puskin chưa ạ. Em muốn biết thông tin về lịch thi, cách thức đăng kí thì làm thế nào ạ? Em cảm ơn.
 

themanh

Thành viên thường
Moi nguoi xin cho hoi весь в поряде dich la gi a :

2 người muốn đổi điện thoại cho nhau theo thỏa thuận cuối cùng 1 người nói весь в поряде
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
“Весь в поряде” là cụm từ thường dùng trong các quảng cáo bán hàng đã qua sử dụng và có nghĩa “còn tốt”, “còn ngon”.
Bạn themanh đã học xong chưa?

Đáp nhanh:
- На кого похож внук?
- У кого сегодня день рождения?
 

Lê công tuấn

Thành viên thường
Внук очень похож( на своего отца ).
( У мего близкого )друга сегодня день рождения
.đặt câu hỏi cho từ trong ngoặc


Mình mới thì xong mà kh biết sai hay đúng mong các bạn làm dùm

Перед маслый теарт стоять красивый паняник
Viết lại câu
 
Last edited by a moderator:

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Sai chính tả nhiều quá! Đúng là: Перед Малым театром стоит красивый памятник.

Mình cố gắng sửa cho bạn ở mức ít nhất để bản sửa không quá xa với bản gốc.

В свободное время я люблю заниматься спортом, особенно я увлекаюсь футболом. Я люблю читать книгу. Я часто читаю иностранную литературу. «Dan Brown» - это мой любимый писатель. В свободное время я так же люблю слушать музыку. Мне нравится классическая музыка. Cреди песен мне больше всего нравятся песни, написанные композитором Чан Тьен. Мне нравится смотреть фильм в кинотеатре – место, где я могу найти интересные фильмы. У меня есть хобби – это путешествие. Я хочу путешествовать по всем местам, которые мне нравятся. В таких местах я могу созерцать красивые пейзажи, встречаться и разгововаривать с разными людьми, чтобы лучше их понимать. В прошлом году я был в красивом городе Хайфоне и в следующем году я хочу посетить город Далат. Я тоже люблю готовить, хотя готовлю не очень хорошо. Курица с рисом – это моё любимое блюдо. Из животных мне больше всего нравятся собаки потому, что они очень симпатичны и верны.

Bạn hãy chú ý so sánh những chỗ mình sửa và ngẫm nghĩ tại sao mình lại sửa như vậy.
Lưu ý bạn một vài chỗ:
- Với các trò chơi, các môn thể thao dùng động từ увлекаться là chuẩn nhất. Động từ интересоваться thường dùng cho những thứ nghiêm chỉnh như chính trị, khoa học v.v…
- музыкант = nhạc công, композитор = nhạc sĩ.
- Сác địa danh Việt Nam khi chuyển sang tiếng Nga phải viết liền như 1 từ, ví dụ Hà Nội = Ханой, Ninh Bình = Ниньбинь v.v… Riêng Hải Phòng là Хайфон chứ không phải Хайфонг (cái này do lịch sử để lại, cũng như Hồ Chí Minh = Хо Ши Мин chứ không phải Хо Ти Минь). Và không cần phải đặt các địa danh trong ngoặc kép.
 

Linh2311

Thành viên thường
Mọi người xem giúp mình chủ đề này với :D
В свободное время я люблю заниматься спортом, особенно я интересуюсь футболом. Я люблю читать книгу. Я часто читаю литературную иностранную книгу. «Dan Brown» - это мой любимый писатель. В свободное время я тоже слушаю музыку. Мне нравится классическая музыка. Песня была написана музыкантом Чан Тьен, я её очень люблю. Мне нравится смотреть фильм в кинотеатре, так как могу смотреть интересный фильм. У меня есть хобби – это путешествие. Я хочу путешествовать любой место, где я люблю. Там я могу созерцать красивую сцену, встречаться и разгововаривать с людьми, чтобы ясно понимать о летературой их. В прошлом году я уже был красивом городе «ХайФонг» и в будущем году я хочу побывать по городу «ДаЛат». Я тоже люблю готовить, но нехорошо. Курица с рисом – это любимое блюдо. Мне нравится собака, потому что её очень симпатичная и близкая.

Cần giúp đỡ về dạng động từ rút gọn tiếng Nga!

Mọi người giúp mình những câu này với :D Làm ơn nói rõ tại sao chọn đáp án vậy mà không chọn đáp án khác giúp mình nha.
22. Марта никак не может забыть об ... телефоне.
а. укравшем б. кравшем в. украденном
32. Эта книга ... на русский язык в 2005 году.
а. переведённая б. была переведена в. будет переведена
33. Мы не можем сейчас выпить кофе: буфет ...
а. был закрыт б. закрытый в. закрыт
34. Сейчас никто не читает стихи этого поэта! Он.... всеми
а. забыт б. забытый в. будет забыт
Большое спасибо!

Пожалуйста:
22. Марта никак не может забыть об украденном телефоне.
а. укравшем б. кравшем в. украденном
ĐT bị mất trộm, cón a) và b) là lấy trộm (gì đó, của ai đó ...)
32. Эта книга была переведена на русский язык в 2005 году.
а. переведённая б. была переведена в. будет переведена
Dịch năm 2005 nên phải dùng quá khứ.
33. Мы не можем сейчас выпить кофе: буфет закрыт
а. был закрыт б. закрытый в. закрыт
Dùng tính từ ngắn đuôi như vị ngữ chỉ trạng thái
34. Сейчас никто не читает стихи этого поэта! Он забытый всеми
а. забыт б. забытый в. будет забыт
Dùng tính tứ chí tính chất đối tượng thời hiện tại.
Anh cho e hỏi câu 32. tại sao mình dùng переведённая mang ý nghĩa bị động chỉ quá khứ sao k được mà cần phải dùng thêm trợ động từ быть ạ.
Câu 33,34 em cũng không hiểu lắm ạ. Tại sao lúc nào ta dùng tính động từ rút gọn, lúc nào ta không dùng tính động từ rút gọn ạ.
Phần này e học trước nên k rõ ạ.
 

levietbao

Thành viên thường
VỀ VIỆC HỌC NÓI TRONG HỌC NGOẠI NGỮ.
Thật ra ban đầu tôi không định viết bài này. Quan điểm và phương pháp của tôi đa phần đi ngược với lối suy nghĩ chung của số đông. Không phải tôi cố tình làm vậy mà là khi đã đạt được một số thành tựu nhất định rồi tôi mới thấy cái cách các bạn đang đi cũng y như tôi của vài năm trước sẽ không dẫn đến được cái đích của tôi bây giờ. Tất nhiên, mục đích của mỗi người khi chinh phục một thứ ngôn ngữ là khác nhau, dẫn đến đích đến cũng khác nhau nên tôi cũng không nghĩ bài này dành cho số đông. Nếu các bạn chỉ muốn học cách làm sao để nói cho trơn tru, trôi chảy thì trên thị trường có rất nhiều giáo tài và các khoá học có thể hướng dẫn các bạn làm điều đó. Các bạn có thể dừng đọc bài ở đây. Còn nếu bạn muốn nói theo cách của chính mình để có thể đối thoại, phân tích, phản biện được với người bản địa trên nhiều lĩnh vực ở hai vị thế ngang nhau thì xin mời bạn tiếp tục đọc.
Làm thế nào để nói tốt? Ở đây có ba thứ cần kể đến. Thứ nhất là khả năng phát âm. Thứ hai là khả năng bắt chước và vận dụng. Thứ ba là khả năng khai triển, sáng tạo.
Phát âm chuẩn là một loại năng khiếu. Người có năng khiếu đó sẽ không cần luyện nhiều để có thể phát âm một cách hoàn hảo trong khi đó người không có năng khiếu sẽ phải rất vất vả để đạt đến tiệm cận của sự hoàn hảo đó. Bạn phải được sinh ra với một cái cổ họng đặc biệt mới phát âm chuẩn được phụ âm “R” trong tiếng Pháp. Bạn cũng phải có một cái lưỡi linh hoạt mới phát âm chuẩn được các phụ âm “Z”, “C” trong tiếng Trung, “TH” trong tiếng Anh hay “TSU” trong tiếng Nhật… Sẽ rất có hại cho người không có khiếu nếu họ nghĩ rằng chỉ cần luyện thật nhiều thì nhất định họ sẽ phát âm chuẩn được như người bản địa hay như những người có khiếu (điều mà các giáo viên ngôn ngữ thường rao giảng). Thực tế không phải vậy. Họ đang kỳ vọng quá nhiều vào bản thân và thứ kỳ vọng đó một lúc nào đó sẽ khiến họ chán nản, giảm nhuệ khí vì không đạt được mục đích. Chỉ cần một buổi học thôi cũng nhận định được ngay ai có khiếu và ai không. Ngày xưa khi còn dạy học tôi vẫn nói với học viên của tôi rằng không cần phải cố gắng quá để phát âm chuẩn làm gì. Chỉ cần phát âm ở một mức mà người bản địa hiểu được, sau đó dành thời gian mà đầu tư vào những cái khác thì sẽ tốt hơn. Bạn không tiến bộ được ở chỗ này thì bạn tiến bộ ở chỗ khác, miễn là có tiến bộ vì không gì mang lại nhuệ khí và hứng thú nhanh bằng sự tiến bộ. Thực tế có những người của ngày đó bây giờ đã sang Âu, sang Mỹ làm thạc sĩ, tiến sĩ, phát âm của họ vẫn ở mức như ngày xưa nhưng với việc áp dụng ngữ pháp tốt và sở hữu lượng từ vựng phong phú, họ không gặp bất kỳ trở ngại nào trong việc truyền đạt nội dung và ý tứ của mình cho đối phương hiểu cả trong công việc lẫn trong cuộc sống. Đó chẳng phải là cái đích mà người học ngoại ngữ nói chung đều hướng đến hay sao? Vậy, phát âm chuẩn sẽ khiến bạn tự tin hơn trong khi nói nhưng không phải là điều kiện tiên quyết để bạn có thể nói tốt.
Khả năng bắt chước các câu chữ, ý tứ mà bạn học được từ người bản địa rồi lặp lại trong một số tình huống, hoàn cảnh cụ thể thật ra phụ thuộc vào tần suất luyện tập của bạn nhiều hơn. Để làm được điều này thì bạn cần tiếp xúc với các nguồn học càng nhiều càng tốt. Nghe bản tin nhiều hơn, đọc báo nhiều hơn, xem phim xem show, nếu có thể thì tìm người bản địa để nói chuyện nhiều hơn… Tất cả những điều đó sẽ giúp bạn nói được một bộ phận ngôn ngữ đó một cách trơn tru, trôi chảy, cũng là cái đích mà nhiều người hướng đến. Nhưng có phải cứ nói nhiều là tốt? Rất nhiều người, kể cả có và không có năng khiếu phát âm, thường cố gắng bắt chước một vài mẫu nào đó người bản địa thường dùng và sau đó mang đi áp dụng cho các trường hợp khác nhau. Khi câu chuyện đang ở điểm A, họ nhìn thấy cơ hội để họ sử dụng mẫu X đây rồi. Thế là họ nói rất nhanh, rất tự tin với cái mẫu X đó của mình. Một lát sau họ lại nhìn thấy cơ hội để dẫn hướng câu chuyện sang điểm B, là nơi mà họ có thể sử dụng mẫu Y. Và họ lại tuôn ra một tràng với mẫu Y và những từ vựng được sắp đặt sẵn một cách nhanh chóng. Vốn dĩ những mẫu X, Y… của họ là những thứ được họ lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá khứ nên chỉ cần chớm có một chút liên quan là họ đã có thể lôi ra áp dụng. Họ nói rất tự tin và trôi chảy, gây ấn tượng tốt với đối phương và với cả những người xem. Và cứ thế, họ tự lừa dối chính mình.
Họ là những người giỏi bắt chước và vận dụng. Họ cũng giỏi cả trong việc dẫn dắt suy nghĩ của đối phương và lèo lái câu chuyện sang cái hướng thuận lợi để sự tự tin của họ được phát huy triệt để. Các bạn biết không, sự tự tin cũng như một thứ ma tuý vậy. Một khi nó đã được thể hiện ra rồi thì nó sẽ khiến bạn tự đặt bản thân mình vào trạng thái phải tìm cách duy trì được nó. Nó là liều thuốc khiến bạn chủ động hơn. Đúng vậy. Nhưng có một sự thật ở đây là, bạn học được chủ yếu mọi thứ khi bạn nằm ở thế bị động chứ không phải chủ động. Việc duy trì sự tự tin đó, cộng hưởng với những phản ứng “tích cực” từ cả người bản địa trong cuộc đàm thoại lẫn cộng đồng khán giả đồng hương khiến họ không thể đạt được cảnh giới cao hơn, dù bản thân họ nếu nhìn nhận đúng con đường thì hoàn toàn có thể làm được.
Ở đây chúng ta cần thành thật mà nhìn lại chính bản thân mình. Khi dùng tiếng nước ngoài, đã có bao giờ chúng ta rơi vào tình huống mà những thứ chúng ta chuẩn bị sẵn không giúp ích được gì cho ta, khiến sự tự tin của ta không thể nào phát huy được như các trường hợp bình thường khác, khiến chúng ta giật mình mà nhìn thấy cái lỗ hổng toang hoác trong kiến thức của mình? Tôi tin là có. Vậy chúng ta đối mặt với những tình huống đó như thế nào? Người nào cơ biến thì nhanh chóng tìm được một giải pháp ngôn ngữ khác trám vào tạm thời, chữa cháy được một vài lần. Nhưng sự cơ biến đó của họ chỉ là giải pháp tình thế. Nếu cứ lạm dụng nó thì lại có hại cho việc học của họ, vì như thế mãi mãi họ không tìm được giải pháp đúng cho tình huống. Chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận sự yếu kém của bản thân ở đây và tìm tòi học hỏi thêm, hòng tìm ra giải pháp ngôn ngữ đúng để lần sau có rơi vào tình huống đó thì cũng không bị bất ngờ. Nhưng câu chuyện không chỉ dừng ở đó. Nếu muốn thật sự tiến xa hơn thì họ, những người đã nói ở trên, và các bạn, những người sắp bước vào cái lối đi đó khi bị hào quang ảo ảnh của người khác dẫn dụ, phải thay đổi cách vận dụng ngôn ngữ của mình.
Tại sao chủ đề của bài viết này lại là HỌC NÓI chứ không phải là LUYỆN NÓI? Có rất nhiều cách để các bạn luyện tập, như tôi đã trình bày ở trên. Nhưng việc luyện và nói quá nhiều theo khuôn mẫu rất dễ khiến các bạn đi vào lối mòn, hay nói cách khác là tự mình vẽ ra cái vòng tròn quanh bản thân mình, trong cái khoảng tự tin của mình, sau đó lôi người khác vào “sân chơi” đó của mình thay vì nhảy ra khỏi vòng mà vào sân chơi của người khác. Tất cả đều do cái thứ ma tuý “tự tin” kia cộng hưởng với phản ứng của người ngoài nó thúc đẩy các bạn. Các bạn luyện nhiều thực chất là đang bắt cái mồm làm thay công việc của bộ não. (Mồm nhanh hơn não là có thật). Trong một tình huống nào đó, thay vì phải dùng bộ não mà tư duy chậm rãi để ta chắc chắn rằng ta sẽ dùng được những từ vựng và mẫu câu đắt giá phù hợp nhất với tình huống đó thì cái mồm đã khiến bộ não không còn cơ hội làm việc đó. Bộ não không được luyện tập thì càng lệ thuộc vào cái mồm và khả năng lèo lái vào những tình huống cố định. Rốt cuộc là bạn không bao giờ thoát ra được khỏi cái vòng mà bạn vẽ cho chính mình.
Vậy nên chúng ta mới cần phải học nhiều hơn là luyện. Học cách đặt mình vào thế bị động để tiếp thu được nhiều hơn. Học cách sống chung với những yếu kém không thể cải thiện được của bản thân mà phát huy những cái khác tốt hơn. Học cách hạ sự tự tin của mình xuống để không bị nó chi phối vì cứ kè kè nó bên mình thì chỉ khiến chúng ta thành kẻ hữu danh vô thực. Làm thế nào? Trước tiên các bạn cần nhớ cho tôi rằng nói nhanh nỏi nhảu là nói nhầm, nói dài nói dai là nói dại. Quan trọng nhất ở đây vẫn là nói cái gì. Trong những tình huống thường nhật như chào hỏi, mua bán thì nhanh một tí cũng chẳng sao. Nhưng khi ở vào tình thế cần phải tư duy thì tốt nhất là nên chậm rãi mà suy nghĩ, từ tốn mà phát ngôn để đảm bảo đối phương hiểu được ý của mình một cách đầy đủ và chính xác nhất. Hãy để bộ não được làm công việc của nó một cách thường xuyên hơn, từ việc chọn từ vựng, ráp từ vào cấu trúc cho đến việc diễn đạt ý tứ, văn phong. Đó chính khả năng khai triển, sáng tạo mà tôi nói phía trên. Bạn thậm chí không cần phải nghĩ được cái gì hoàn chỉnh thì nói ngay ra cái ấy để luyện. Bộ não rất kỳ diệu. Nó sẽ tự chỉ huy cái mồm để thể hiện được nó một cách tuyệt đối khi cần, miễn là bạn cho nó cơ hội. Thêm nữa, khi đối thoại đừng cố dẫn dắt người nói vào sân chơi của mình. Hãy tìm cách thích ứng bản thân mình với những thứ người nói đang diễn đạt, dũng cảm nhảy ra khỏi cái vòng của mình mà vào sân chơi của họ. Càng ở vào thế bị động thì càng học hỏi được nhiều. Càng không để sự tự tin hư ảo kia điều khiển con người mình thì sẽ càng tiến xa. Càng không mong đợi quá nhiều ở bản thân thì lại càng dễ đạt được thành quả. Ngoại ngữ là bắt chước, quả có một phần đúng là như vậy. Nhưng nó chỉ phù hợp với những người thích xây dựng hào quang bằng cách bắt chước người khác cả đời mà thôi. Nó không phù hợp với những người muốn là chính mình.

Nguồn: Bài viết của tác giả 3T
 
Top