Bản Tin Bang Giao

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Cộng đồng người Việt ở Nga tỏ ra hết sức công phẫn trước những động thái ngang ngược của phía Trung Quốc.
Trước tình hình căng thẳng đang diễn ra ở Biển Đông khi Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế và quan hệ hữu nghị Việt – Trung, ngang nhiên đưa giàn khoan thăm dò dầu khí HD 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có nhiều hoạt động khiêu khích, gây bất ổn tình hình và an ninh của Việt Nam, ngày 09/05, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2013, Thường vụ và Ban chấp hành Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga đã thông qua và công bố Thư ngỏ, thể hiện quan điểm, lập trường của đông đảo bà con cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga đối với vấn đề này.

Sau đây là toàn văn nội dung bức Thư ngỏ được ông Trần Phú Thuận, Phó Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Liên bang Nga đọc tại Hội nghị.

“Moscow, ngày 09 tháng 5 năm 2014

Thư ngỏ

Những ngày gần đây cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga, gồm các doanh nghiệp, các trí thức, các lưu học sinh, các công nhân lao động rất quan tâm theo dõi và vô cùng căm phẫn trước việc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các tàu Hải giám của Trung Quốc đã liều lĩnh đâm vào các tàu Cảnh sát biển Việt Nam, bắn nước vào các tàu của ta làm hư hỏng phương tiện, gây thương tích cho các kiểm ngư viên, các báo mạng Trung Quốc liên tục đưa các bài xuyên tạc tình hình, mang tính khiêu khích, kích động hằn thù dân tộc và đe dọa “dạy cho Việt Nam bài học mới”.

Hành động trên của Trung Quốc đã vi phạm thô bạo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, vi phạm thô bạo Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982, chà đạp lên dư luận quốc tế, phá hoại “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” giữa hai nước đã được lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam ký ngày 11 tháng 10 năm 2011, phá hoại việc thực hiện DOC, đi ngược lại những cam kết của lãnh đạo Trung Quốc trong những chuyến thăm Việt Nam gần đây, gây tổn hại tình cảm và mong muốn của nhân dân Việt Nam và việc củng cố, xây dựng mối quan hệ truyền thống lâu đời với nhân dân Trung Quốc, đồng thời đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh, ổn định của khu vực.

Chúng tôi cực lực lên án các hành động gây hấn của Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan HD 981 và các tàu khỏi vùng biển của Việt Nam. Với tình cảm và ý chí của đồng bào sống xa tổ quốc, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và của Nhà nước, truyền thống và sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Chúng tôi nguyện sẵn sàng cống hiến tinh thần, sức lực, cơ sở vật chất và cả xương máu của mình để góp phần của cộng đồng với đồng bào trong nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.”/.

(Theo VOV)

 

Đoàn Trượng

Thành viên thường
Được sự đồng ý của Đảng ủy tại Liên bang Nga; sự chỉ đạo của Chi bộ, chiều thứ bảy, ngày 07 tháng 06 năm 2014 Chi đoàn Trường Đại Học Kĩ Thuật Tổng Hợp Quốc Gia Astrakhan đã tổ chức thành công “Diễn đàn thanh niên với biển đảo Tổ quốc”.Nhằm mục đích khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết hướng về biển, đảo quê hương; nâng cao sự nhận thức của LHS, cộng đồng người Việt về vấn đề chủ quyền biển đảo; cung cấp những thông tin cơ bản nhất về việc Trung Quốc hạ giàn khoan trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; đưa ra phương hướng và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Buổi diễn đàn đã thu hút sự quan tâm không chỉ của các lưu học sinh mà còn rất nhiều cô chú, anh chị em bên cộng đồng và các lưu học sinh nước ngoài . Sau khi được cung cấp những thông tin bổ ích về tình hình căng thẳng nơi biển Đông cũng như và những diễn biến đấu tranh pháp lý, đấu tranh hòa bình trong nước hiện nay, mọi người đã cùng nhau giao lưu, chia sẻ thái độ, cảm xúc cũng như suy nghĩ về vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép trên vùng biển Việt Nam và gửi tình yêu đến nơi hải đảo xa xôi qua những ca khúc ngọt ngào, lắng đọng như “Nơi đảo xa” hay “ lướt sóng ra khơi” đầy hào hùng khí thế . Kết thúc chương trình mọi người đã cũng chung tay xếp lên hình ảnh của tổ quốc thân yêu để thể lòng yêu nước của những người con xa xứ.
Sau đây là 1 số hình ảnh của buổi hoạt động :

tập thể lưu học sinh cùng xếp hình đất nước thể hiện lòng yêu nước


Trái tim đoàn kết cùng lá cờ đỏ sao vàng


Một số thông điệp :




Buổi hoạt động còn được sự tham gia rất nhiệt tình của một số bạn nước ngoài :




Trái tim luôn hướng về Hoàng Sa và Trường Sa


Tập thể lưu học sinh tại tp.Astrakhan trong buổi hoạt động :
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
(baonga.com)Tính từ đầu năm tới nay đồng ruble của Nga đã mất giá gần 30% và điều này đang khiến cộng đồng người Việt Nam kinh doanh tại Nga gặp muôn vàn khó khăn.


Đồng ruble của Nga đang trải qua những ngày mất giá mạnh do tác động của giá dầu giảm và liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine . Tính từ đầu năm tới nay đồng ruble của Nga đã mất giá gần 30% và hiện đang ở mức thấp nhất so với đồng USD kể từ cuộc khủng hoảng năm 1998. Biến động này đang khiến cộng đồng người Việt Nam kinh doanh tại Nga gặp muôn vàn khó khăn.

Tỷ giá đồng ruble biến động từng giờ và thiết lập các mức giá thấp chưa từng thấy so với đồng USD và đồng euro trong những ngày tháng 11 khiến hàng nghìn tiểu thương Việt Nam kinh doanh tại Trung tâm thương mại Moscow lo lắng. Vấn đề lớn nhất đối với họ lúc này là tốc độ tăng chóng mặt giá cả hàng hóa nhập vào theo thời giá USD.

Ông Đinh Văn Tuyên, trung tâm thương mại Moscow, Nga cho biết: “Mấy năm nay qua, bây giờ mới thấy USD giật lên cao như thế này, nên chúng tôi cũng chưa biết tình hình thế nào. Mọi thứ thuế cao, tất cả mọi thứ bên này đều quy đổi ra USD, tỷ giá cao thế này thì rất khó khăn cho bà con hiện giờ”.

Bà Phạm Thị Hồng Minh, trung tâm thương mại Moscow, Nga nói: “Những mặt hàng chúng em nhập vào, chủ hàng nâng giá rất cao, theo đó chúng em nâng lên cho khách cũng không theo kịp tỷ giá, mà nâng thấp quá thì không có lợi nhuận. Nói chung, trong 1,2 tuần vừa rồi mọi thứ đóng băng”.

Mọi chi phí giá thành tăng cao, trong khi đầu ra gặp khó cũng trở thành vấn đề lớn của nhiều công ty sản xuất hàng may mặc Việt Nam tại Nga. Để ổn định công việc và đảm bảo số lượng công nhân, nhiều doanh nghiệp đang chấp nhận phải bù lỗ.

Ông Đỗ Quý Dương, Chủ tịch HĐQT công ty may Vintex, Nga chia sẻ: “Bù lỗ cho công nhân theo 2 phương án: Một là tính giá quy đổi cho công nhân về Việt Nam theo giá thấp hơn, thứ 2 là bù lỗ về ăn ở. Tất nhiên, không thể bù lỗ đủ 30% đồng giá trượt, nhưng hy vọng cũng ổn định tâm lý cho công nhân và chờ đợi giai đoạn ổn định của đồng ruble”.

Chịu ảnh hưởng lớn nhất từ biến động của đồng rúp lúc này là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, theo ông Dương, việc các doanh nghiệp lớn hạn chế nhập hàng từ Trung Quốc vào Nga ở thời điểm này cũng có thể tạo thuận lợi hơn cho các công ty Việt Nam đang trực tiếp sản xuất hàng hóa tại Nga.

Ông Đỗ Quý Dương, Chủ tịch HĐQT công ty may Vintex, Nga cho biết: “Lo lắng nhất là giá USD lên từng ngày, mua một giá bán một giá. Còn khi USD có thể cao trên 40, trên 50 nhưng giữ được mức đấy không thay đổi nữa, nằm ở một mức giá cố định, giá cả sẽ đẩy lên theo, tất nhiên bị chậm lại vài ba tháng nhưng chúng tôi sẽ tồn tại được”.

Cầm cự để đợi chờ sự “giảm nhiệt” của đồng ruble là tâm lý chung của nhiều người Việt tại Nga lúc này. Nhưng thời gian – còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng doanh nghiệp.

Những biến động của đồng rúp trong những ngày vừa qua khiến nhiều người Việt kinh doanh tại Nga liên tưởng đến cuộc khủng hoảng đồng ruble năm 1998, khi lạm phát lên đến 84%. Nhiều người cho rằng dự đoán một điều gì đó tại thời điểm này là rất khó khăn. Tuy nhiên, tất cả đều đang hy vọng vào các biện pháp của Chính phủ Nga nhằm đối phó với những khó khăn kinh tế, trong đó có việc ổn định thị trường nội tệ trước cuối năm nay.

Nhật Linh
(Phóng viên VTV thường trú tại Nga - thoisu@vtv.vn)
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Một ngày đến thăm bà giáo già

Những ngày qua báo chí Việt Nam tại Liên Bang Nga và cũng như tại Việt Nam xôn xao về số phận những cuốn sách học tiếng Nga dành cho người Việt của người giáo già tận tuỵ Sofia Korchikova đã nhận được khá nhiều sự quan tâm, chia sẻ của độc giả, đặc biệt là những người đang học và làm việc với tiếng Nga tại cả Việt Nam và Liên Bang Nga. Chuyện đúng sai như thế nào, tôi sẽ không bàn tại đây. Bài viết này là những cảm xúc của tôi, một người học tiếng Nga cũng như muốn giúp đỡ người đang học tiếng Nga khác.



Đọc bài báo về số phận những cuốn sách của người giáo già, trong lòng tôi chợt thoáng ý nghĩ muốn được tới thăm bà, được động viên an ủi bà phần nào. Cùng lúc đó, vô tình tôi biết được cô em gái Thu Nga (sv trường đh Quốc Gia Hà Nội) cũng có mong muốn đó. Chúng tôi đã nhanh chóng tìm và liên hệ với cô Nguyễn Thi Kim Hiền, người có những bài viết đầu tiên về câu chuyện này. Không nhận được câu trả lời ngay, trong lòng mỗi chúng tôi đều có chút sự lo lắng. Nhưng chúng tôi đã thực sự rất sung sướng và cảm thấy vô cùng vinh dự, khi nhận được sự đồng ý.

Chúng tôi tới thăm bà trong một ngày đông gió lạnh, khi những bông tuyết vẫn còn chần chừ chưa muốn đến. Bà sống một mình giản dị trong một căn hộ nhỏ, ấm áp. Khắp mọi nơi từ hành lang, phòng khách cho tới phòng ngủ cũng là phòng làm việc của bà cũng có những tủ sách, kệ sách. Những cuốn sách tuy đã ngả màu theo thời gian nhưng giá trị của chúng vẫn không hề thay đổi và được bà nâng niu cất giữ rất cẩn thận như những đứa con ruột thịt của mình vậy.



Tôi thật sự ấn tượng với phòng khách, bởi trong mắt tôi, đó không đơn thuần là phòng để tiếp khách, mà chính xác hơn là phòng trưng bày tranh, phòng lưu giữ những kỷ niệm. Tại đây trên những bức tường được treo rất nhiều tranh do chính những nghệ sĩ – bạn bà vẽ tặng và điều khiến ai cũng phải chú ý tới khi bước vào căn phòng nhỏ này – chính là “MỘT GÓC VIỆT NAM”. Một bộ sưu tập đồ lưu niệm Việt Nam – một góc kỷ niệm đẹp đẽ về Việt Nam và những năm tháng dạy dỗ các thế hệ sinh viên Việt Nam.







Khi chúng tôi tới nơi, mọi thứ dường như đã được bà chuẩn bị từ trước. bà chu đáo, nhẹ nhàng và giản dị lắm.



Được ngồi bên cạnh cô, được bà cho xem những bức ảnh cũng như được nghe những kỷ niệm về các học trò của mình, tôi thực sự cảm nhận được tình cảm thiêng liêng và đáng trân trọng của một người thầy dành do những cô cậu học trò mà giờ đây họ đều đã có hai màu tóc. Tuy đã hơn 90, nhưng bà vẫn tinh tường lắm, nhận ra tất cả những học trò cũ của mình, nhớ tên từng người, rồi hỏi han cuộc sống của họ ở Việt Nam.
Trước khi đi, cả tôi và Nga đều rất háo hức mong chờ được xem cuốn sách do bà đặt hết tâm huyết của mình vào đó và thực sự chúng tôi đã rất sung sướng khi mong ước nhỏ nhoi đã thành hiện thực. Chúng tôi giới thiệu mình học sư phạm ngôn ngữ, mong muốn được trở về nước dạy tiếng Nga, nên bà lại càng hào hứng chia sẻ điều kinh nghiệm giảng dạy của mình và lưu ý một số điều trong cuốn sách này cho chúng tôi. Chuyến đi của chúng tôi trở nên trọn vẹn và ý nghĩa hơn khi được bà ký tặng mỗi người một cuốn sách của mình. Cuốn sách là một món quà quý giá đối với cả hai chúng tôi, là động lực cho chúng tôi tiếp tục vững bước trên con đường thực hiện ước mơ của mình.





Tạm biệt bà – cô giáo dạy tiếng Nga đáng kính, chúng tôi trở về trong cảm xúc khó tả, một chút lâng lâng, một chút hạnh phúc, một chút xao xuyến, một chút hi vọng, ... Được gặp và trò chuyện với bà tuy không thật lâu, nhưng từ tận đáy lòng, chúng tôi rất ngưỡng mộ và yêu quý bà. Cầu mong cho bà – người thầy kính mến luôn mạnh khoẻ và thật hạnh phúc.

 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Chị @Hồng Nhung ới, trường chị lên báo này :D

(Dân trí) - Những giáo viên, giảng viên xuất thân từ các trường sư phạm trong nước, hoặc đi du học về theo nghề giáo là điều không hiếm gặp, nhưng chuyện về những người thầy tương lai học sư phạm ở nước bạn thì chắc chưa nhiều người biết đến.

Kì 1: Có gì khác trong chương trình đào tạo?


Một trong những cái nôi sư phạm ở xứ sở bạch dương, từng có khá nhiều thế hệ du học sinh Việt Nam theo học là trường Đại học Sư phạm Quốc gia Tula mang tên L. N. Tolstoi. Gần 6 năm theo học tại đây, bạn Hoàng Thị Hương, sinh viên năm cuối ngành tiếng Nga và Văn học cũng đã tự rút ra cho mình những điểm khác biệt cơ bản của đào tạo sư phạm tại Nga.



ĐHSP Quốc gia Tula là một trong những cơ sở đào tạo giáo viên quy mô, uy tín của nước Nga, nơi có rất nhiều DHS Việt Nam theo học.

Theo Hương, bên cạnh học các môn chuyên ngành, giao viên bên này cũng rất chú ý đào tạo cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức sư phạm cơ bản, không chỉ qua những môn lý thuyết mà đặc biệt là trong giai đoan đi thực tập. Chương trình học chú trọng nhiều đến thực hành nên nắm bắt vấn đề lý thuyết tốt hơn và dễ ghi nhớ hơn. “Ngoài ra, do đặc trưng là học ngôn ngữ nên hình thức giảng dạy cũng đặc biệt hơn, lớp học chung khoảng mười sinh viên trơ lại, chúng mình được thực hành nghe- nói nhiều hơn, trao đổi với giáo viên một cách thoải mái trên lớp”, Hương chia sẻ.


Ở Nga, sinh viên sư phạm đi thực tập từ năm thứ 3, 4 (tức là năm thứ 2, 3 trong chương trình chính khóa). Thuờng mỗi kì thực tập kéo dài một tháng rưỡi, hai tuần đầu đến kiến tập tại trường học để nghe, theo dõi giáo viên đứng lớp rồi qua đó học hỏi phương pháp giảng dạy; bốn tuần sau sẽ trở về khoa thỉnh giảng, rồi có những buổi dạy thử và dạy thật. Còn trong các năm học trước, các nhà giáo tương lai được đi thực tế, dự giờ rùi tham gia trại hè, đi tham quan dã ngoại cùng với lớp, nhiều khi là đi…trông trẻ để có thêm kinh nghiệm.



Một giờ thực hành của các sinh viên sư phạm

“Nhà trường rất quan tâm những môn giáo dục và tâm lý sư phạm hơn, nội dung đào tạo cũng khá rộng, để cung cấp kiến thức tổng hợp cho người học, vì thế, dù chuyên ngành là sư phạm toán nhưng bọn mình được học rất nhiều môn như … giải phẫu học, luật, kinh tế..”, một sinh viên năm thứ 4, khoa Toán tâm sự.


Bên cạnh chương trình đào tạo, có thể thấy, chính bản thân các thầy cô giáo - các nhà sư phạm cũng để lại những ấn tượng sâu sắc cho những du học sinh Việt. Hương cho biết thêm: “Các thầy cô giáo Nga là những người rất nhiệt tình. Còn nhớ những ngày đầu chúng minh chưa biết chữ, các cô đã tận tình chỉ dạy từng ly từng tí một rất cẩn thận, từ phát âm, đến viết sao cho chuẩn. Các cô còn rất thân thiện với tụi mình, luôn đồng cảm, hỏi han cuộc sống như có quen không, có nhớ nhà không, những dip lễ Tết có tổ chức gì không cho đỡ buồn...”.


Hoài Đảm - Quang Thịnh
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Tuổi đẹp nhất là tuổi được cắp sách tới trường. Giờ mà lại được học từ lớp mẫu giáo thì em thích lắm ;).
Trước đây các cô giáo dạy chúng ta cũng đâu có ra nước ngoài mà họ vẫn đào tạo được những thế hệ học sinh giỏi và có ích cho đất nước. Bây giờ nhà nước tạo điều kiện cho hs, sv ra nước ngoài học tập về sư phạm thì các nhà giáo tương lai ít nhiều cũng nhận ra được nhiều điều hữu ích trong công việc giáo dục sau này của mình. Sao anh @minhquy lại thở dài như vậy ạ. Các cô giáo vừa có tâm với nghề vừa có trình độ thì anh phải phấn khởi chứ ạ, hehehe :)
 

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
À mình có không vui vì chuyện đó đâu, bạn không hiểu ý mình rồi... đơn giản bởi mình thấy hồi học bên đó, cuộc sống ước mơ hoài bão nhiều lắm... nhưng rồi khi học xong mọi thứ đổi thay, nên đôi lúc cũng thấy...thời còn đi học thì thích nhanh ra trường...nhưng thực sự nghĩ lại thì thấy tiếc quá...mọi thứ giờ chỉ xoay quanh tiền bạc, nên chỉ có tiếng nga làm bạn thôi em ạ...xã hội thì đổi thay. mình lạc hậu, chỉ nghĩ đến tình cảm, còn nhiều người thì thích tiền...đó là điều anh buồn...
 

Nguyễn Tuấn Duy

Thành viên thân thiết
Наш Друг
À mình có không vui vì chuyện đó đâu, bạn không hiểu ý mình rồi... đơn giản bởi mình thấy hồi học bên đó, cuộc sống ước mơ hoài bão nhiều lắm... nhưng rồi khi học xong mọi thứ đổi thay, nên đôi lúc cũng thấy...thời còn đi học thì thích nhanh ra trường...nhưng thực sự nghĩ lại thì thấy tiếc quá...mọi thứ giờ chỉ xoay quanh tiền bạc, nên chỉ có tiếng nga làm bạn thôi em ạ...xã hội thì đổi thay. mình lạc hậu, chỉ nghĩ đến tình cảm, còn nhiều người thì thích tiền...đó là điều anh buồn...
Привет Куи! жизнь всегда меняется... Не грусти! люди иногда меняются из-за денег, но они просто ищут свой путь, другие ищут сами себя, как и ты. И иногда они и "Другие" меняют друг другу свои состояния, свои положения, свои познания......
Просто такая жизнь!
 
Top