TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGA
(lethienov NuocNga.Net)
MỞ ĐẦU
Lịch sử là môn khoa học, nghiên cứu quá khứ trong tương quan phát triển của xã hội loài người. Lịch sử là ký ức tổng quát về nhân loại, giúp cảnh báo cho tương lai dựa vào những sai lầm đã được ghi nhận, giúp chúng ta nhận thức được hiện tại. Môn khoa học, nghiên cứu về quá khứ của nước Nga, được gọi là môn Lịch sử Nga.
Nước Nga được hình thành và phát triển như một đế chế đa dân tộc. Nước Nga đã mở rộng và sát nhập một vùng lãnh thổ rộng lớn cho mình, suốt tới tận cuối thế kỷ XIX, từ cửa sông Đa nuýp và Vistula ở phía Tây cho tới Thái Bình Dương ở phía Đông, từ đài nguyên Á Âu ở phía Bắc cho tới Thổ Nhĩ Kỳ và I rắc, Afganistan và Trung Quốc ở phía Nam.
Nước Nga hiện đại có diện tích lãnh thổ 17125 nghìn kilomet vuông, dân số 144 triệu người. Trong đó dân cư đô thị chiến 81,5%. Trên lãnh thổ Liên bang Nga có hơn 100 dân tộc đang cùng sinh sống. Ở Nga có 1066 thành phố và 1070 thị trấn. Thủ đô là Moskva (Moscow). (số liệu mình cập nhật tới 2014)
Nga – nhà nước liên bang dân chủ với chính thể cộng hòa. Đất nước gồm có 22 nước cộng hòa (tính luôn Crimea), 6 vùng biên (krai), 49 tỉnh, các thành phố trực thuộc trung ương là Moskva, Saint Peterburg, Sevastopol, cùng với 10 tỉnh tự trị và khu tự trị. Tất cả được gọi là chủ thể của Liên bang Nga. Ngôn ngữ chính thức của Nga là tiếng Nga.
Lãnh đạo nhà nước là Tổng thống liên bang Nga, có nhiệm kỳ là 4 năm. Cơ quan đại diện và lập pháp của Nga là quốc hội Nga, gồm có 2 viện là Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) và Hội đồng liên bang (Thượng viện).
Từ năm 1991 Nga là thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), gồm 11 quốc gia của Liên Xô cũ.
Ở Nga hiện đang thực hiện quá trình chuyển đổi sang chế độ dân chủ và nền kinh tế thị trường.
1. ĐÔNG SLAV VÀO THỜI CỔ ĐẠI
Sự hình thành dân tộc Nga cổ đại.
Sự hình thành dân tộc Nga cổ đại là kết quả của những quá trình lịch sử lâu dài và phức tạp, trải dài vài nghìn năm. Cứ liệu đầu tiên về người Slav (Xờ la vơ) (từ thế kỷ I – VI trước CN) có thể được tìm thấy từ các nhà sử học Hy Lạp, Rô ma, Ả rập, Sirya và Vyzantine (hay Byzantine). Các tác giả đã nhắc tới người Slav với tên gọi Ant, Vened, Sklavin. Họ sống ở khu vực từ nước Đức chạy về phía đông: từ đảo Elba và sông Oder tới trung lưu sông Dnepr; từ bở biển Ban tích tới trung và hạ lưu sông Đa-nuýp và Biển Đen.
Vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất sau CN, người Slav sống trong các công xã thị tộc. Tất cả các công việc được thực hiện bởi một tập thể lớn. Mỗi công xã chiếm hữu một vùng lãnh thổ nhất định. Kết quả của quá trình phân chia và hợp nhất các bộ tộc dẫn tới những cộng đồng thống nhất mà tên gọi được dựa trên tên của khu vực sinh sống.
Vào thế kỷ VI SCN từ cộng đồng Slav thống nhất, tách ra nhánh Đông Slav. Những cộng đồng thị tộc Đông Slav lớn: Polyane – ở khu vực gần sông Kiev, Viatichi – trên dòng Oka và Moskva, Krivichi – thượng lưu sông Dnepr. Trong đó phát triển nhất là Polyane. Sự xuất hiện các liên minh bộ lạc dân tới sự hình thành các tổ chức tập trung một cách không thể tránh khỏi. Đã xuất hiện các thành phố, tại đó có chính quyền công xã, thành lập Hội đồng (Veche), xây dựng quân đội.
Thành phố, theo quy luật, sẽ hình thành ở vùng đồi núi, nơi giao nhau giữa 2 con sông, điều này giúp bảo vệ tốt hơn trước giặc ngoại xâm. Đa số các thành phố được xây dựng trên các tuyến đường thương mại. Từ bắc tới nam ở lãnh thổ của người Slav có 1 con đường thủy gọi là “Từ Varangian tới Hy Lạp”, tức là con đường sông Volkhov, Dnepr, đây chính là trụ cột kinh tế, chính trị, xã hội của Đông Slav.
Chế độ xã hội, tôn giáo, nghề nghiệp
Đứng đầu các liên minh thị tộc ở Đông Slav là các Công tước, được chọn ta từ các quý tộc. Tổ chức xã hội của đông Slav gồm có: công xã, thị tộc, bộ tộc. Ngay từ thế kỷ VI SCN, đông Slav bước vào quá trình phân rã các thị tộc, nguyên nhân vì các kỹ thuật canh tác trồng trọt giờ đây đã có thể được thực hiện bởi chỉ 1 hộ gia đình. Sự xuất hiện những sản phẩm lao động dư thừa đã dẫn tới sự phân hóa về tài sản và tư hữu.
Nghề chính của dân đông Slav là trồng trọt: trông lúa mỳ, mạch đen, đại mạch, kiều mạch, đậu Hà Lan, đậu thường. Những ngành thủ công nghiệp quan trọng: săn bắt, ngư nghiệp. Phát triển chăn nuôi. Các vật nuôi chính là heo, bò, cừu.
Dân đông Slav là những người đa thần, họ tôn thờ những hiện tượng tự nhiên. Những vị thần của dân Slav là: Perun – thần sấm chớp, Dažbog – thần mặt trời, Stribog – thần không khí và gió, Svabog – thần bầu trời và lửa, và con trai của Svabog là Svarozhichi. Họ cũng thờ tổ tiên đã khuất.
(lưu ý Bog trong tiếng Nga tức là thần, chúa, vì thế nên tên các vị thần thường có chữ bog)
Với những điều kiện trên, vào thế kỷ VI – VII xuất hiện những sự sáp nhập lớn các thị tộc Slav, phát triển mạnh tài sản của thị tộc, hình thành quan hệ sở hữu cá nhân, tư hữu. Người Slav dần tiến lên chế độ phong kiến chủ nghĩa, dẫn tới những điều kiện tiên quyết và quan trọng cho việc hình thành nhà nước.
(Phần tiếp sau đây cực quan trọng)
Hình thành nhà nước
Một trong những biên niên sử cổ đại của Nga – “Chuyện ngày xưa” (tiếng Nga - "Повесть временных лет", tiếng Anh Primary Chronicle) kể lại truyền thuyết về sứ mệnh của người Varangian – dân tộc phía bắc (người Norman) làm lãnh đạo cho nước Rus (hiện nay Việt Nam gọi là Nga, dễ gây nhầm lẫn với Rossia – Nga ngày nay). Biên niên sử kể lại rằng, người Đông Slav vào năm 862 tề tựu về phía một công tước Varangian là Ryurik với thỉnh cầu làm lãnh đạo Liên minh các bộ tộc. Ryurik bắt đầu trị vì ở Novgorod (Nov – mới, gorod – thành phố). Người Varangian đã đặt sự khởi đầu cho triều đại Đại công quốc Ryurikovich. Biên niên sử này nhận được những sự đánh giá khác nhau của các chuyên gia. Phe ủng hộ Norman (gồm các nhà khoa học Đức, được mời tới Nga như Baiwer và Muller) thì đề cao vai trò của công tước vùng Scandinavi trong việc hình thành nhà nước Nga.
(có người xem Novgorod là 1 thủ đô của Nga. Không như Việt Nam có rất nhiều triều đại, lịch sử phong kiến Nga chỉ có 2 triều đại đó là Ryurikovich và Romanovich! )
Còn phe AntiNorman (đại diện là Tatishev, Lomonosov) thì phủ nhận tất cả vai trò của người Norman, họ nhấn mạnh rằng, nhà nước Nga được hình thành là kết quả tất yếu của quá trình phát triển xã hội lâu dài.
Về tên gọi Rus (Русь) thì vẫn còn nhiều tranh cãi. Tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Biên niên sử thì gọi người Varangian là rus. Các nhà khoa học thì cho rằng cái tên này bắt nguồn từ tên gọi của các con sông Ros, Ra. Nhà sử học Gumilev bày tỏ quan điểm rằng đó là một bộ lạc ở phía nam nước Đức. Hiện nay một số nhà sử học gọi cư dân Rus bằng thuật ngữ “Slav-rus”.
Vào năm 882 diễn ra sự thống nhất quan trọng của các công quốc Đông Slav. Công tước Novgorod là Oleg chinh phục Kiev, thành phố này sau đó trở thành trung tâm của nhà nước Nga. Nước Nga Kiev (Kievan Rus) ra đời.
(như vậy Kiev được xem như thủ đô đầu tiên của Nga, và lúc này Nga gồm nhiều công quốc, trong đó lớn nhất là Kiev)
Chế độ chính trị
Đứng đầu nhà nước là công tước, được trợ giúp bởi Duma Boyar (Hội đồng Bô lão). Trong Duma Boyar gồm có các Boyar (bô cmn lão), các đội viên. Các đội viên trở thành các chủ sở hữu ruộng đất. Hội đồng Veche và Hội đồng dân tộc cũng tồn tại.
Các thành phố được lãnh đạo bởi các Posadnik công quốc (thủ lĩnh các thành phố) và Voevoda (tướng lĩnh). Các sử liệu tới thế kỷ XIII có nhắc tới 224 thành phố. Người thân, họ hàng của công tước và thủ lĩnh các vùng đất riêng (lãnh chúa chăng?) là các hầu tước (dưới quyền công tước). Các lãnh chúa phong kiến phải nộp cống vật cho công tước, nhưng những gì thuộc lãnh địa của họ thì họ được độc lập quyết định.
(mỗi thành phố là trung tâm của 1 công quốc, công tước đứng đầu mỗi công quốc, Rus được hiểu là tập hợp của các công quốc, công tước của Đại công quốc Kiev)
Sự du nhập của Ki tô giáo và ý nghĩa lịch sử
Thời khắc quan trọng và bước ngoặc của quá trình hình thành nhà nước Nga là sự du nhập Ki tô giáo. Sự du nhập Ki tô giáo bắt đầu từ rất lâu trước khi được công nhận là tôn giáo chính thức cấp nhà nước. Thời điểm chấp nhận Ki tô giáo được tính vào năm 988, công tước Kiev là Vladimir kỳ vọng không chỉ thống nhất Đông Slav về mặt lãnh thổ, mà còn muốn củng cố đất nước bằng sự thống nhất về mặt tôn giáo.
Mối liên hệ lâu dài và bền chặt giữa Nga và Vizantine dẫn tới sự kiện, vào năm 988 Vladimir chấp nhận Ki tô giáo nhánh Chính thống. Sự chấp nhận Ki tô giáo nước Nga Kiev lên ngang tầm với những nhà nước lân cận, ảnh hưởng sâu rộng tới lối sống cũng như tập quán của nước Nga Cổ đại, tới chính trị cũng như các quan hệ pháp lý.
Ki tô giáo giúp cho nước Nga đạt được rất nhiều thành tựu văn hóa, nghệ thuật, hội họa, văn học, âm nhạc.
Yaroslav Anh minh
Nước Nga Kiev đạt cực thịnh dưới triều đại của Vladimir Yaroslav (đọc là Da rốt sờ láp). Yaroslav được gọi là Anh minh vì những hoạt động trên nhiều lĩnh vực, và ông là người khai sáng đầu tiên của Nga. Ông đã mời những nhà hoạt động văn hóa, các thợ thủ công của châu Âu về Nga. Vào thời của ông cũng bắt đầu viết sử. Tại Kiev bắt đầu xây dựng đại giáo đường Sophia, được thành lập trên cơ sở của tu viện Kiev-Pecher. Yaroslav bắt đầu xây dựng các luật cơ bản, được gọi là “Luật Nga”. Vào thời Yaroslav đã củng cố bền chặt hơn mối quan hệ với Thụy Điển, Nauy, Pháp, Ba Lan, Vizantine.
Mức độ phát triển của nước Nga cổ đại rất cao vào thời gian này, ngang tầm với châu Âu. Nhưng vào cuối thế kỷ XI tình hình đã bắt đầu thay đổi. Nhà nước Kiev trở nên phân liệt bởi nhiều công quốc nhỏ.