Vào miền huyền thoại (В стране легенд)

Cynir

Vania 3N
Сотрудник


СОДЕРЖАНИЕ

К юным читателям __________________________________ 5
ПОСЛЕДНИЙ БОЙ РОЛАНДА ______________________ 7
КОРОЛЬ АРТУР И РЫЦАРИ КРУГЛОГО СТОЛА ___ 24
ТРИСТАН И ИЗОЛЬДА _____________________________ 63
ЛОЭНГРИН _________________________________________ 89
РОБИН ГУД ________________________________________ 101
ТОМАС ЛЕРМОНТ _________________________________ 127
ЛОРЕЛЕЯ __________________________________________ 144
ГАМЕЛЬНСКИЙ КРЫСОЛОВ ______________________ 151
ВИЛЬГЕЛЬМ ТЕЛЛЬ _______________________________ 164
ДОН ЖУАН ________________________________________ 177
«ЛЕТУЧИЙ ГОЛЛАНДЕЦ» _________________________ 192
ДОКТОР ФАУСТ ____________________________________ 201

К ЮНЫМ ЧИТАТЕЛЯМ

Это книга преданий и легенд. Родились они в странах Западной Европы много веков назад. Среди этих легенд есть такие, которые возникли на заре средневековья, и легенды, сложившиеся в эпоху Возрождения, уже на грани нового времени.

Легенды, собранные в этой книге, в своей первоначальной основе народного происхождения. Они рождены народным творчеством и впитали в себя мудрость, думы, мечты, поверья народа. Легенды рассказывали о верной любви и нерушимой дружбе, воинов звали совершать подвиги, угнетенных — бороться за свободу.

Народ в своих сказаниях и легендах вершил суд над злом и награждал добро. Оттого так непобедимы герои легенд — защитники добра. Недаром говорят : «легендарный подвиг», «легендарный герой», «это достойно войти в легенду». Трудно найти слова более высокой похвалы!

Легенды переходили из поколения в поколение в песнях и рассказах. Некоторые из них были записаны еще в стародавние времена. Так, в старинных летописях наряду с записями о подлинных событиях можно найти немало народных легенд. Другие легенды дошли до нас только в литературной обработке — в поэмах и романах, написанных писателями средних веков и более позднего времени.

В какие бы давние времена ни возникли легенды, собранные в этой книге, они не остались мертвым наследием прошлого. Каждая из них прожила долгую жизнь в искусстве. Эти предания минувших веков увлекали и вдохновляли своей красотой и волшебным вымыслом поэтов и драматургов, художников и композиторов. На протяжении столетий из книги в книгу переходили герои легенд — Роланд, Артур, Тристан и Изольда, Лоэнгрин, Робин Гуд, Вильгельм Телль. О них создавались драмы, оперы, симфонии, кинофильмы.

Легенды, которые вы прочитаете здесь, — не переводы средневековых произведений или литературных обработок более позднего времени. Это переложения легенд для детей, в которых авторы пересказов стремились быть возможно ближе к первоначальной народной основе, но использовали и позднейшие литературные произведения на темы средневековых легенд.

Войдите в страну легенд ! Это страна поэзии и мудрости. Она богата и прекрасна.​


В стране легенд. Легенды минувших веков в пересказе для детей. Пересказали В. Маркова, Н. Гарская, С. Прокофьева.
Примечания и общая редакция В. Марковой. Художник Леонид Фейнберг.
Москва, «Детская литература», 1972. 255 с., с илл., 50 000 экз.​
 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
ПОСЛЕДНИЙ БОЙ РОЛАНДА
Trận Đấu Cuối Cùng Của Roland

Kị sĩ Roland (Hrōþiland, 736 - 778) nguyên là sủng thần triều Charlemagne Đại Đế. Công nghiệp chàng góp phần trọng yếu nhằm bình định miền biên viễn Bắc Roma. Tuy nhiên, mãi đến trung đại trung kì, đời hành hiệp của chàng kị sĩ Roland mới được tái hiện trong các bài võ công ca do bọn ngâm du sĩ sáng tác.

Huyền sử Roland là một trong những trang đẹp nhất trong dòng văn chương kị sĩ trung đại. Ngay đây là truyện đời chàng kị sĩ có quý danh Roland Bộc Nhân.​


(trích 1)

Những võ công hào hùng của chàng kị sĩ Roland đã theo dao ngôn bay đi rất xa. Truyền rằng, bọn xẩm nhân thường ca tụng chàng trong chư doanh hòng nuôi lớn sĩ khí toàn quân trước giờ xung trận. Còn lũ nhà trò thường ra hội trường kể truyện chàng khiến người người há hốc bỏ mặc những chén rượu đầy, quên phắt những vũ điệu huyên náo. Thế là ai cũng si mê truyện đấng hùng anh.

Roland phải trải đời chinh chiến triền miên, song cơn kịch chiến trên đèo Roncevaux vẫn ngời sáng nhất. Người ta vẫn bảo, chỉ cần nhắc đến Roland thì ai nấy liên tưởng ngay Roncevaux mà hít một hơi rõ sâu.

Và đây truyện kể cuộc huyết chiến cuối cùng của chàng Roland.​
 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
КОРОЛЬ АРТУР И РЫЦАРИ КРУГЛОГО СТОЛА
Vua Arthur Và Đoàn Kị Sĩ Bàn Tròn

Tương truyền, vua Arthur thuộc dòng dỏi Đồ Long đã vùng lên hướng dẫn các lãng khách đánh đuổi rợ Sachsen khỏi quần đảo Anh. Sau đấy, ngài lại phát động cuộc săn lùng Thánh Tước trứ danh, rồi kết thúc sự đời ở hải đảo Avalon. Cho đến ngàn năm sau, ở Anh Quốc còn lưu dấu một thuyết rằng, sẽ đến ngày vua Arthur ở cõi chết trở về cứu dân Anh thoát cơn nguy biến và đến bến vĩnh phúc.

Trong khoảng ngàn năm trung đại, dòng truyền thuyết Arthur thông qua các ngâm du sĩ để trở nên tiêu biểu trong văn chương kị sĩ tiền lãng mạn, cũng có thể coi là một cội tích cho trào lưu thực dân phát hiện tân thế giới về sau. Ở những năm đầu thế kỉ XX, các học giả Quốc Văn Giáo Khoa Thư đã mượn một phần điển tích vua Arthur để kiến tạo cổ tích Kiếm Hồ rất nổi tiếng. Riêng thời kì sảy ra Lãnh Chiến còn có một căn bệnh rất đặc thù được gọi "hội chứng vua Arthur" - đó là các cá nhân hoang tưởng bản thân chính là một trong những nhân vật trong triều đình Camelot và dễ gây ra những hành vi cực đoan. Nhưng thôi...

Ngay đây là truyện đức vua Arthur, pháp sư Merlin và chư kị sĩ Bàn Tròn.​


(trích 1)

Phần 1 : Uther Đồ Long

Bữa ấy có một kị nhân dong ngựa khỏi vương đình Camelot. Không ai tiễn chân, cũng chẳng ai đốt đuốc cho y đỡ lạc trong bóng tối. Cánh cổng sắt nặng trịch cứ như bị trận gió nào thổi tung, còn chiếc cầu kéo cứ lẳng lặng hạ dần xuống mà chẳng phiền ai đỡ cho.

Chỗ bìa rừng có một đám mục dân đang họp quanh đống lửa và xầm xì những câu gì chẳng rõ. Thốt nhiên có tiếng vó ngựa ở đâu dồn lại.

Trên đường cái có một kị nhân phi ngựa hết tốc lực. Bỗng ánh lửa bừng dậy hướng về phía y như cái cột chót vót. Bọn người chăn chiên bèn giụi mắt trông cho rõ : Một ông lão râu tóc dài trắng như tuyết đang phi nước đại và còn ôm cái bọc gì trước ngực.

- Chỉ có kẻ gian mới vậy ! - Một mục tử khẽ rùng mình nói - Ai lại phúc hậu thế mà lang thang một mình tối muộn này ư ?

- Câm đi, thằng đần ! - Mục phu quát vào mặt hắn - Cho mày theo chỉ tổ quẩn chân các bố. Tao tuy có già, nhưng vẫn nhìn xa hơn đám trẻ như bây. Đấy là Merlin, ông thầy pháp Merlin, rõ chửa ?

- Thế liệu Merlin có phải con cái quỷ dữ không ? - Mục tử vẫn run bắn lên mà đáp.

- Lưỡi mày dài nhỉ ? Merlin là pháp sư thông thái lắm. Ngay vua Uther Đồ Long còn chẳng dám động chân tay một khi ông ta chưa hiến kế gì. Phận bầy tôi là phải phụng vụ vua như thế chứ.

- Thế có đúng là Merlin thường cải trang để thoắt ẩn thoắt hiện ở những chốn vắng vẻ như thế này ?

- Thế thật ! Cứ hình dung rằng, ngay trước mắt có lão hành khất mù lòa, và biết đâu lại là pháp sư Merlin. Nhưng cũng có khi là thằng nhãi để tóc xoăn tít hoặc con hươu có đôi gạc vàng, dễ đều là Merlin đấy. Merlin mà làm phép ma thì đố ai đọ nổi ? Đã bao phen nhờ Merlin mà đức vua Uther nhà ta đả bại cường địch rồi đấy.

- Chắc hẳn Merlin lại vừa bệ kiến đức vua nên được ngài thưởng hậu một món hời gì đây. Hãy thử ra xem kĩ thế nào ! - Mục tử bàn như vậy.

Nhưng chỉ một chốc, có lãng nhân mù dở cùng ngồi sưởi với lũ mục súc cất tiếng mà rằng :

- Chú em nói thế là chưa tròn đâu ! Người đương cưỡi ngựa kia bế một đứa bé đấy. Nó còn đỏ hỏn ! Kì thật chính lão đã nghe ra tiếng trẻ con hờ khóc, như dơi kêu càng cạc vậy.

- Thôi thôi, nhà anh nghe được gì thì hẵng giữ trong lòng ! - Một lão mục phu nạt người ấy - Cứ coi là đêm nay chúng ta ngủ say như chết, và ngay cả trong mơ cũng chẳng được thấy gì sất.

Ngay sau cái đêm đó, Uther Đồ Long quốc vương Toàn Anh bỗng lâm trọng bệnh. Thực ra ngài đã luống tuổi và qua nhiều năm bị những vết thương chiến tranh hành hạ. Thế nên, như thể sau một đòn sét đánh, cây sồi hiên ngang giữa trời đã phải héo mòn.

- Nghe Merlin phán rằng, đời ta tận đến nơi rồi - Nhà vua nắm chặt tay người vợ hiền, bà hậu Igraine, mà nói những lời như vậy - Hắn đâm lo rằng, sau khi ta nhắm mắt, sự loạn sẽ ập đến ngay thôi. Này vương hậu yêu dấu, hãy coi đây là điều thần mật của hai ta và bảo lưu như thánh thể. Thật cho đến lúc chết mà ta vẫn trăm mối tơ vò.

Nguyên đức vương hậu Igraine có hai lệnh ái trong hôn phối đầu đời : Morgause và Morgan Tiên Nữ. Sau khi bà phải cải giá, vua Uther vội đẩy con riêng của vợ ra xa bằng cách gá họ cho các bậc hiền vương trong thiên hạ.

Hung tin về bệnh tình của đức vua Uther lan mau và trở thành miếng mồi ngon cho bọn cừu thù cũ. Cho nên chúng nó ngày càng tỏ ra càn rỡ hơn và đua nhau cướp phá cái sản nghiệp mà ngài từng lao tâm bao phen mới giành được.

"Ta không đành nằm giường chết giống một bệnh nhân. Hãy đưa ta ra chiến trường ngay, để được vinh dự chết như chiến binh !" - Vua Uther đã dụ như thế đấy.

Bọn thị vệ bèn khoác lại nhung phục cho đức vua và cột thanh bảo kiếm vào bàn tay đã rất yếu của ngài.

Độ ấy vua Uther quyết định dong ngựa đi tiền quân hiệu lực để dễ đối diện nghịch thù và ra sức tàn mà đả bại chúng nó. Khi đã hết hơi, vua tựa mình xuống cổ ngựa mà hoăng.

Cũng trong ngày ấy, vương hậu Igraine từ trần. Từ nay ngôi báu Anh quốc tạm thời bỏ ngỏ.

Thế là trong cõi sảy ra trận đại loạn kinh hoàng. Chư hầu bất kể lớn nhỏ gì, không còn phân biệt công tước hay nam tước nữa, ai nấy gây chiến với nhau. Họ đua nhau đánh phá lâu đài, đốt thôn, cướp giết hiếp không thua gì phường sâm lâm thảo khấu.

Tự bấy các nẻo đường trở nên rất khó đi, vì đâu đâu cũng có quân mai phục. Hỡi người lữ thứ, muốn giữ cái mạng bé mọn thì hẵng bỏ tiền ra chuộc, nhược bằng không, hãy nói lời chào từ biệt cuộc sống này đi là vừa !

Vậy rằng, toàn thể gia quốc đang rỉ máu.

Phần 2 : Hợp pháp vương

Mười bảy năm trôi qua sau ngày vua Uther hoăng.

Đến một hôm, các kị sĩ trưởng thượng cùng khôn ngoan nhất bèn họp nhau lại sáng lập một công đồng. Rồi họ mời ngay pháp sư Merlin đến dự, và chỉ để hỏi mỗi câu : Làm sao bây giờ ?

- Quả thật cõi bờ chúng ta đã oằn mình chịu chinh chiến suốt bao lăm rồi. Các vương công quý tộc vồ lấy nhau như thể giống sài lang đớp mồi. Đói khát và bệnh dịch đã vần xứ sở đến điêu tàn mất rồi.

- Sự thể cứ tiếp tục thế này, thì các ngài sẽ chết hết ! - Merlin nghiêm mặt bảo với họ - Xin chư vị hãy nghe tôi khuyên giải. Chúng ta phải tấn tôn một tân vương - đấng tể trị Toàn Anh, để người ấy vãn hồi thái bình cho bờ cõi để còn chóng đến kì quang phục hoàn toàn chứ.

- Này Merlin, nói thì dễ. Hẳn nhiên đức thầy là con người thông thái nhất trong các người thông thái, nhưng lời thầy thật nan giải ! Chúng tôi không làm sao cử ra vua khi mà ngay các nam tước còn chẳng chịu bỏ bất đồng vì nhau.

- Nay tôi xin hiến phương kế này hòng kết liễu hoàn toàn sự rối loạn trong cõi. Hãy khiển sứ đi khắp cõi Anh vời vương công quý nhân cùng hàng kị sĩ về trại thành Londinium. Chớ bỏ sót dẫu là kẻ phàm phu nào. Chính tôi đây sẽ vận dụng mọi pháp lực để yểm trợ cho các ngài, và tôi tin rồi đây cũng có kì tích thôi. Chính thanh kiếm sẽ phát hiện ra kẻ trúng tuyển.

Độ ấy thầy Merlin thung dung bước ra hội trường thành phố, bèn phất tay, tức thì có một khối cẩm thạch nổi lên giữa đàng. Trên khối cẩm thạch có chiếc đe bằng sắt đen sì, mà trên đe lại có thanh kiếm tuốt trần đã cắm ngập lưng tự lúc nào. Hội chúng đọc được dòng chữ bằng vàng khắc chìm trên chuôi :​

Hỡi ai rút được kiếm này,
Đích thị chúa tể hợp pháp Toàn Anh.​

Theo mưu của Merlin, sứ giả bủa đi muôn nơi loan tin cho quý tộc và kị sĩ được tường. Tín sứ cứ đọc vè như vầy :

- Nhằm lễ Giáng Sinh, chốn đô hội Londinium sẽ mở một đại hội tuyển cử. Mời các vị quý nhân kị sĩ thân chinh đến thử thời vận xem sao. Cứ ai rút được kiếm quý khỏi đe sắt thì được ngôi vua Toàn Anh. Vả chăng, các người giành ngôi quán quân hội thi sẽ được vinh dự thử sức với bảo kiếm hiếm có này.

Thế là từ khắp Anh quốc, liệt vương và quý nhân bắt đầu đổ về thành Londinium. Ai nấy đều kì vọng được gia miện mà Uther Đồ Long để lại đã lâu.

Hôm ấy, Lot chúa tể Orkney phu quân Morgause cùng Uriens vua Rheged chồng Morgan Tiên Nữ uy nghi đi vào trại thành, đàng sau lưng có đoàn tùy tùng rất đông trống dong cờ mở rợp trời. Các vua Ban và Leodegrance cũng kịp đến. Còn lũ kị nhân lưu lãng thì chẳng phải kể.

Mới nhắc lại cái đe, lúc này cứ bị đám đông vây quanh không ngớt. Thế là phải có độ mươi chiến sĩ khiên giáp sáng ngời chỉ để làm mỗi việc vinh dự, là giám hộ thanh kiếm báu tuyệt đối.

Chờ mãi rồi ngày mở hội thi cũng điểm. Hãy mường tượng thế này : Một khoảnh đất trống rộng lắm có lũy thành bọc lại. Xung quanh dựng tiếp trường lang sẵn dương đài để quý nhân ngồi xem trò ; xa kia, chỗ sườn đồi, bày thêm mấy tràng kỉ. Nhưng việc ấy chưa làm hội chúng thỏa mãn, nên lắm kẻ leo cả lên cây, ngồi vắt vẻo trên cối xay, thành thử từ lũy thành đến vọng canh đều kín những người.

Tuy nhiên, bấy giờ ở chỗ tiện nghi nhất trường lang, liệt vương cùng các bà các cô đã ngồi đầy dẫy bậc thang, ai nấy kiêu sa toàn vàng bạc với bảo thạch.

Bà vương Morgan Tiên Nữ làm vẻ hãnh diện lắm. Có nhẽ hễ ai ngước trông bà, bất giác sẽ có cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng thôi. Truyền rằng, bà ta thuộc nằm lòng nhiều câu niệm chú phù thủy, nhưng có mỗi tâm trí thầy Merlin là miễn nhiễm. Mỗi mắt cả có đến chín con ngươi, ấy thế chẳng soi thấu vị lai như lão pháp sư Merlin được.

Lúc ấy bà vương bảo Merlin rằng : "Thầy thử đoán xem, hỡi Merlin ! Có vô số kị sĩ tài danh đã đổ về rồi, nhưng hẳn thầy đã biết thanh kiếm chọn ai chứ ? Đức Lot, hay là Uriens lang quân tôi ? Hay lão béo ngu độn Clarion vương công Northumbria nhỉ ?". Phần Merlin đáp lại bằng cái cười mỉm mà thôi.

Trong các ứng viên dự đấu có tiên sinh Ector hỗn danh Trung Trực nhờ luôn giữ lời trong vòng bất khả xâm. Chàng cả Kay mới được tập tước kị sĩ gần đây, còn thằng út Arthur thì lẵng nhẵng bám theo anh làm bộc.

Sáng ấy, Kay phát cuống nên phải phi mau đi dự hội. Trong trí tưởng chàng Kay chỉ nung nấu một điều, là làm sao vật ngã được bọn ứng viên khác cùng tranh giải. Thành thử chàng đã phạm một sót lầm không đáng chút nào ! Nguyên là chàng khuân ở quê đi cả hai thanh kiếm : Một thì bền và vừa tay lắm, một lại gãy dở. Hôm bữa chàng vẫn đinh ninh rằng phải tới một tay thợ lão luyện nhất Londinium để thay lưỡi mới. Mà cám cảnh thay, hai thanh lại tra một chuôi chứ !

Thế là Kay đi ứng thí với bộ giáp phục chạm hoa văn óng vàng. Chưa kể, con bạch mã của chàng được trang điểm cứ như thể kì lân : Trước trán có gắn miếng ván bảo hộ, trên ván lại thò ra chiếc sừng sắt rất oai. Nực cười nhất là thằng nhỏ Arthur vác theo một cây thương dài, trên vai đeo chiếc khiên cứ chạy lon ton theo ông anh đoảng trí. Trên khiên đã quết sẵn hình con hắc ưng soãi cánh trên đồng xanh. Trong lúc ấy, Kay kiêu hãnh ngó xung quanh và chẳng để ý rằng trong bao chỉ có thanh kiếm gãy.

Trên thảm cỏ gần đấu trường đã bày sẵn dăm ba cái lều tạm rất sặc sỡ. Ở một lều có ngài Ector đang nóng lòng chuẩn bị nhập cuộc khi có hiệu lệnh. Tuy vậy tiên sinh vẫn canh cánh một điều, rằng liệu thằng Kay non tơ có bảo toàn được uy danh lừng lẫy của gia tộc hay không ?

Lượt chót, thằng bộc Arthur lại soát xem nhung phục đã vừa lưng tráng sĩ chưa, rồi đai ngựa đã khít hay chưa. Thế rồi Kay rút kiếm ra kiểm tra, mới ngớ người rằng kiếm gãy từ đời rồi. Arthur thấy vậy mới la toáng lên ; nó xấu hổ quá nên cứ tự dằn vặt mãi. Nhưng Kay ngỏ ý van lơn như thế này :

- Chú em yêu quý ơi ! Bây giờ mày phải cố cứu tao, kẻo lỡ dở hết chứ còn ? Cũng còn kịp chán. Ban đầu anh mày câu giờ bằng đấu thương, sau đó mới rờ đến kiếm. Còn mày chạy về quán khách cho mau, hãy lấy cây kiếm lành ra nhé.

Vậy là Arthur gò lưng đạp ngựa cho kịp quay lại điểm hẹn.​
 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
ТРИСТАН И ИЗОЛЬДА
Tristan Và Yseult

Thiên tình sử Tristan và Yseult có nhẽ do bọn ngâm du sĩ sáng tác ở khoảng thế kỉ XII, cũng thuộc số rất ít huyền thoại dị giáo được sự bao dung và đồng cảm của người đương thời. Nhờ bản tình ca này mà rất đông người nguyện hiến thân cho đời kị sĩ lắm vinh hiển mà cũng đầy dẫy cay đắng.

Sau thời Tự Lực văn đoàn, các nhà bình văn Việt Nam Cộng Hòa thường liệt Tristan và Yseult vào dòng truyện cung ái. Tuy nhiên mãi đến nay, ngoại trừ dịch phẩm của ông Vũ Ngọc Phan thì chưa thấy bản dịch nào khác. Vả chăng, trứ tác này cũng tồn tại vấn đề dị bản chưa xác quyết. Nhưng thôi...

Bây giờ là vào truyện...​


(trích 1)

Ở thời kì các kị sĩ Bàn Tròn còn mải thực hiện những chiến tích oai hùng, có vị vua già tên là Rivalin cai trị xứ Loönois. Ngài đã bao phen thân chinh hiệp trợ cho một lân quốc hùng cường, đấy là đức vua Margh miền Kernow. Tựu trung, hai vua đều là xứng danh vô địch trong thiên hạ.

Nhằm thiết lập giao hảo vĩnh viễn, vua Margh quyết định gá lệnh muội Blanziflor yêu kiều sang làm vợ Rivalin. Quả thật, vua Rivalin và nàng hậu son sắc yêu nhau rất chân thành. Vậy nên hai người đều hân hoan đợi ngày đứa con đầu lòng chào đời.

Tòa lâu đài vương thất sừng sững ở sát biển. Ngày nào giai nhân Blanziflor cũng đi ra cửa sổ buồng ngủ trông những con sóng tung bọt trắng xóa vào ghềnh đá. Ở bên kia hải dương, chỗ sương giăng hàng lớp là đất Éire, mà kẻ tể trị rất hiếu chiến và hung bạo.

Truyền rằng, có một đêm vắng trăng, nhờ màn sương dày mà quân thứ Éire lén phạm vào cõi Loönois.

Tiếc thay, tiếng tù và báo nguy vang lên quá trễ. Đức vua Rivalin vội chạy đi trang bị. Thế rồi bất chấp hàng ngũ chẳng mấy người, vua vẫn xông ra giáo chiến với giặc thù.

Suốt cái đêm ấy, bà hậu Blanziflor đứng trên vọng canh lâu đài để chiêm ngưỡng các chiến đĩnh Éire cháy rực ngoài khơi. Vậy rồi tia ban mai cũng xuất hiện và đem phúc âm về với vương hậu : Kẻ nghịch kia đã thất bại và phải thối lui. Nhưng ngay sau đó có hung tin : Quốc vương Rivalin vong trận rồi.

Cũng hôm đó, đức vương hậu Blanziflor trở dạ sinh ra một anh hài rất kháu. Hội chúng lấy làm mừng vì vương nhi đã kịp chào đời, nhưng niềm hoan hỉ ấy lại vang lên thành tiếng khóc trùm khắp lâu đài.

- Hỡi con ta ! - Bà hậu thở dài rất khẽ - Trong khoảng khắc u ám nhất đời ta thì con lại được thấy sáng. Vậy từ nay danh con là Tristan !

Thế là theo ý lệnh bà, "Tristan" có nghĩa "khoảng khắc bi thương". Đến đây thì bà gục đầu xuống vai và ra đi mãi mãi.

Chư hầu nhà vua Rivalin bèn triệu tập ngay một đại nghị và ra phán quyết rằng, việc dưỡng dục ấu chúa Tristan sẽ ủy thác cả cho người cận vệ trung thành nhất của đại hành vương là Gorvenal.

Lão Gorvenal đã huấn luyện cậu bé không biết bao nhiêu mà kể : Nào dùng thương với kiếm, nào săn hươu và lợn lòi. Lão còn dạy cậu ta thuần hóa ngựa hoang, lái thuyền vượt bão bể, nhưng cái chính là, ông thầy đã giáo huấn Tristan phải nhơn hậu, trung hiếu, có lòng trắc ẩn với những kẻ yếm thế và thường xuyên bị hạ nhục trong cõi đời.

Cho đến kì Gorvenal nhận thấy bản thân không còn gì dạy cậu trò này nữa, lão quyết định dẫn y vượt biển vào đất Francia. Ở chốn này, Tristan được học thêm phong hóa thuần hậu của các dân Francia. Thuở ấy có một xẩm nhân rất kì tài đã dạy chàng ca ngâm và cả gảy hạc cầm.

Đến năm Tristan được mười chín tuổi, chàng hay tin đức trưởng bá Margh mới gặp nạn lớn. Số là rợ Éire tràn sang hãm thành Tre-war-Venydh rất khốc liệt. Nên ngay hôm ấy, Tristan chẳng lần khân bèn lên đường. Chàng cưỡi thuyền vượt trùng dương thung dung đi vào hải phận Kernow.

Ngày hàng hải thứ bảy, bãi biển lô nhô đá vách đã rập rờn trước mắt, mà trên đỉnh chính là lâu đài Tre-war-Venydh. Thành quách này xây nên tuyền bằng đá to nặng màu ngọc lam huy hoàng.

- Nghe đâu, thành này do giống cự nhân phương Bắc cất lên đấy - Gorvenal bảo Tristan - Anh còn trẻ, mắt vẫn tinh, hãy nom hộ ta cái gì ven bờ thế kia ?

Tristan mới ngóng ra xa : Đấy là những chiến đĩnh Éire mui nhọn hoắt xếp dài khắp bãi cát. Riêng chiếc to nhất thì giương buồm đỏ đục như máu.

Thế là Tristan với Gorvenal đành cập một bến nước khuất nẻo, rồi mới vội ruổi ngựa đi bệ kiến đức vua Margh.​
 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
ЛОЭНГРИН
Chàng Lohengrin

Tương truyền, nhân vật Lohengrin (/lố-hân-grin/) sống trong thời vua Arthur và các kị sĩ Bàn Tròn. Chàng là con kị sĩ Parzival Thánh Tước và đức nàng Condwiramurs con ngâm sĩ Wolfram von Eschenbach, mà như vậy mang trong mình huyết thống Pháp-Đức.

Thật ra, cái danh Lohengrin hay Loherangrin (/lố-hơ-ăn-grin/) chỉ là ngoa truyền. Vì chưng, chàng thường cưỡi một chiếc bè do đôi ngỗng giời kéo đi muôn phương, cho nên dân gian hẵng gọi chàng là kị sĩ Thiên Nga. Hình như, Lohengrin lĩnh nhậm sứ vụ là giải cứu một công nữ hòng bảo toàn số phận cả công quốc. Tuy nhiên khi xong việc, Lohengrin bỏ đi biệt tích, để đến nỗi nàng công chúa yêu kiều cũng chẳng biết quý danh chàng là chi.

Còn ngay bây giờ, là chính truyện về chàng kị sĩ lãng du Lohengrin !​


(trích 1)

Ngài công tước già xứ Brabant-Limburg vừa tạ thế. Coi như ngài bỏ lại đứa con gái còn nhỏ tên Elsa, mà hiển nhiên từ nay nàng được thừa kế mọi di sản của vua cha.

Ngay khi hồi chuông báo tang dóng lên, hàng chư hầu ngoan cố bèn ngửng mặt. Họ đã thầm vẽ ra viễn cảnh được sở hữu cả lĩnh địa trù phú này.

Sự thế này đã trở nên nguy cấp đối với số phận lâu đài Antwerpen. Ai nấy chỉ bàn với nhau rằng : Thiếu nữ mảnh mai dường kia sao có thể trị quốc được ? Rồi nay mai ai đáng làm đức lang quân để còn giám hộ đất Brabant ?

Kể ra Elsa quả là bực nhất trong hàng mĩ nữ : Ánh mắt trong hơn cả suối rừng sâu, mái tóc tơ óng ả thường thắt bím, lại điểm xuyết những hột trân châu lóng lánh sao sa, còn dài đến gót son nữa chứ. Bọn ngâm sĩ hằng đua nhau ca tụng nhan sắc và tâm hồn nàng, cũng không bỏ sót vốn thừa kế khôn xiết nhà nàng.

Thế là độ ấy, các kị sĩ lỗi lạc từ muôn nơi dồn về chỉ để cầu hôn công nữ Elsa mà thôi.

Nghe nói, khi nàng ra tiếp khách, ai nấy phải thốt lên thừa nhận rằng các dao ngôn đúng cả, không thêm cũng chẳng bớt chút gì. Ấy vậy, bọn người cầu hôn đến trắng tay mà đi cũng tay trắng.

Nàng khước từ không sót một ai. Trái tim Elsa chẳng rung động, do vậy mà, lúc này tâm thần đâu có mách nước được gì ?

Bấy giờ kị sĩ trứ danh Friedrich von Telramund đến lâu đài cùng đoàn tùy tùng đông lắm. Trong chuyến phiêu lưu nọ, chàng được tin ngài công tước Brabant hoăng, mới vội tìm về Antwerpen. Kể ra von Telramund cũng oai phong lẫm liệt lắm : Cao lớn, đẫy đà, thậm chí vượt trội so với người đương thời. Mỗi bước chân chàng thật chắc nịch, như thể sàn đá cũng khẽ rung khi chàng đi ngang các sảnh và ngõ lối trong lâu đài.

Khi tham gia võ hội hay lâm trận, không một ai đấu lại von Telramund, mà thậm chí luôn bị chàng dẫn trước một hiệp. Tuy nhiên, thanh danh chàng chỉ thật lừng lẫy sau cái ngày chàng hạ được con mãnh long ở miền sơn lâm Thụy Điển.

Ngay tại đại điện Antwerpen, trước mặt hàng trăm kị sĩ và nam tước miền Brabant-Limburg, von Telramund khảng khái tuyên bố bàn tay Elsa đã về chàng cùng mọi vinh hiển.

"Này là lời tôi, thưa chư vị quý nhân ! Nhằm hôm công nữ Elsa tròn mười lăm tuổi, đức công tước Brabant đã vời tôi vào bệ kiến. Trước mặt tôi, ngài có nói : Ta cảm được rằng, ngày tận số không còn bao lăm nữa, anh hãy làm đấng trượng phu để thay ta giám hộ tiểu nữ Elsa nhé. Vừa nói xong, ngài đã nắm lấy tay tôi. Cả hai chúng tôi gồm công nữ Elsa và tôi đã thề nguyện vâng phục ý chí nơi ngài. Mà nay là lúc tôi phải hoàn thành lời cam kết, cũng là duyên do dẫn tôi về đây".

Các quan cận thần của công nữ Elsa lấy làm ngạc nhiên, vì họ cho rằng, lão công tước chưa khi nào bàn soạn với họ là đã hứa gả lệnh ái cho von Telramund. Vả chăng, cũng thậm nguy một khi von Telramund nắm quyền tể trị xứ Brabant này. Bản thân von Telramund rất ác nghiệt và tham vọng. Nên họ mới bảo nhau : Việc ấy có thực ư ?​
 
Top