Phân biệt từ vựng (Тонкости русского языка)

Шкатулка

Thành viên thường

Sự khác nhau giữa хотеть và хотеть бы​


Như nhan đề thì các bạn giúp mình phân biệt khi nào dùng бы khi nào không nhé.:p
 

Nguyễn Hương Nụ

Thành viên thân thiết
Наш Друг
giữa " хотеть" và " хотеть бы " theo mình cách sử dụng không khác nhau lắm!!!
trong văn phong nói хотеть бы thể hiện ý lịch sự hơn.
VD:(Trong cửa hàng quần áo.bạn hỏi người bán hàng)Tôi muốn mua một cái áo sơ mi.Xin hãy khuyên tôi nên lấy kiểu nào?-я хотела бы купить рубашку.Посоветуйте мне, пожалуйста,какой фасон возьму?
Còn cấu trúc " хотеть" thì nói như bình thường. я хотела купить рубашку,давай пойдем в магазин.mình muốn mua áo sơ mi,cùng đi cửa hàng đi.
 

Hoàng.Dazzle

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Bạn xem hai đoạn đối thoại sau nhé:
1.Lịch sự khi có БЫ ta nhanh chóng có kết quả:
- Добрый день, я бы хотела поговорить с директором нашей школы.
(Xin chào bà, tôi muốn gặp hiệu trưởng của trường ta)
- Да, пожалуйста, будьте добры подождите, я посмотрю, у какой секретарши сейчас он "торчит".
(Vâng, bà đợi một chút để tôi xem ông ta đang "đong đưa" chỗ cô thư ký nào).
2. Sỗ sàng khi không có БЫ thì cũng sẽ gặp phải sỗ sàng, nhất là khi đi công sở:
- Здрасьте, я хочу видеть вашего директора. (Сhào bà, tôi muốn gặp ông hiệu trưởng của bà).
- Да, хотеть невредно, но он сейчас занят воспитанием одной секретарши в частном порядке. (À, muốn thì ai mà chả muốn, nhưng ông ta đang bận chuyện riêng với cô thư ký của ông ta).

* Và БОНУС cho "lòng mong muốn" của mỗi phụ nữ:

 

Bka Tran

Thành viên thường
hình như mọi người chỉ đang nói riêng бы khi đi cùng với хочеть ...còn khi không cùng với хочеть nó có thể hiện ý nào khác không nhỉ?? nhìn từ này mình lại nghĩ đến từ Ли ,ai nói rõ lun cho mình cách sử dụng của từ này với..:)
 

Hoàng.Dazzle

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Как тоько я прочитала это слово, у меня в голове появилось слово : козел
Почему сразу козел? Бывает же, между прочим, и коза торчит, однако!?

 

Nguyễn Hương Nụ

Thành viên thân thiết
Наш Друг
hình như mọi người chỉ đang nói riêng бы khi đi cùng với хочеть ...còn khi không cùng với хочеть nó có thể hiện ý nào khác không nhỉ?? nhìn từ này mình lại nghĩ đến từ Ли ,ai nói rõ lun cho mình cách sử dụng của từ này với..:)

Bạn ơi tiểu từ бы Ли có hẳn một mảng riêng đó.bạn chờ đợi nhé các CTV sẽ có 1 bài học riêng về phần này.
 

Шкатулка

Thành viên thường
Bạn ơi tiểu từ бы và Ли có hẳn một mảng riêng đó.bạn chờ đợi nhé các CTV sẽ có 1 bài học riêng về phần này.

Спасибо админы сайта :)

Đã trả lời - Đại từ chỉ định "này-kia"​


E có gặp nhưng tư mà hi tra từ điển chúng liên kết với nhau, làm e chưa rõ lắm
Nhờ các bạn giúp vậy :(
то, те, ти, та, от, тех...
 

Hoàng.Dazzle

Thành viên thân thiết
Наш Друг
тот - этот (м.род)
та - эта (ж.род)
то - это (ср.род)
те - эти (мн. число)

* БОНУС: Các bạn thử đoán xem em bé nói cái gì nào?

 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Chào cả nhà!:57.jpg:
Tuy mới tham gia TiếngNga.net, thấy nhiều người nhiệt tình học tiếng Nga nên cũng muốn đóng góp "viên gạch" nhỏ xây dựng ngôi nhà chung.
Vì hai ngôn ngữ rất khác nhau nên khi đã học tiếng Nga được ít nhiều ta thấy có nhiều vấn đề (cụm từ, văn cảnh...) thông thường trong tiếng Nga nhưng với người Việt thì khó phân biệt để sử dụng cho hay, để bài viết chính xác. Xin tạm gọi Chủ đề này như trên hay chính xác hơn là "Тонкости русского языка".

Thiết nghĩ, ta có thể đưa lên đây những gì đặc thù, tinh tế... của tiếng Nga để bàn luận thêm, những người đã biết sẽ biết rõ hơn, các bạn mới học tiếng Nga có cơ sở nâng cao thêm hiểu biết .


Xin đưa ví dụ 2 động từ rất thông thường ai mới học cũng biết là “кушать” và “есть”.
Chúng có những điểm khác nhau mà trong tiếng Việt không có (cho nên đều dịch là “Ăn” cả).
Người Nga thường nói: "Кушают только свиньи, а люди едят".:13.jpg:
Động từ “есть” sử dụng trong ngôn ngữ văn học, trong cuộc sống hàng ngày nói chung, nó mang tính trung gian, phổ cập. Cho nên nói “Я ем”, “Ты ешь”... lúc nào cũng được.
Trong khi đó động từ “кушать” chỉ nói trong phạm vi những người gần gũi, thân mật với mình, nhiều lúc có thể dịch là :chén", :nhậu"... Khi nói với trẻ em: “Хочешь кушать?”; “Скушай вот это!”, hoặc mời khách thân quen trong bữa ăn, ví dụ: “Кушать подано, прошу к столу”. Và rất ít khi nói “Я кушаю”, “Вы кушаете” với những người ít quen biết.

Tôi thấy các điểm khác như vậy, các bạn bàn thêm!
Nếu mọi người thấy mục này có ích thì xin tham gia, gặp những từ, cụm từ, cách dùng... “khó khăn” nào thì cứ post lên, ta cùng bàn luận.
 
Chỉnh sửa cuối:
Top