Xin lỗi mọi người. Vì có việc bận nên mình không tham gia được. Mình viết bài này để các bạn tham khảo. Các anh , chị , em có hiểu biết về Xanh xin cứ đóng góp và sửa chữa bài viết của mình.
Ai cần liên lạc thì Mình ở Hà nội, đang công tác tại trường Đh Thủy Lợi 175 Tây sơn, đống đa.
mail: vietbx@tlu.edu.vn
Xanh-Petecbua, Thủ đô phương bắc hay là Cố đô, cùng với Moscow là 2 thành phố lớn nhất của Liên Bang Nga và là 2 đơn vị hành chính trực thuộc trung ương. Người Việt ở đây thường gọi thành phố bằng những cái tên như là Thành Xanh ( Xanh trong Xanhpetecbua) hoặc Thành Len (Len trong Leningrad - một tên gọi cũ khác của thành phố ). Thành Len không những được mệnh danh là trung tâm văn hóa, nghệ thuật, du lịch, khoa học - giáo dục của Liên bang mà còn là trung tâm văn hóa quan trọng của Châu âu. Xanh gắn liền với những triều đại huy hoàng nhất của Đế chế Nga dưới sự trị vì của dòng họ Romanov danh giá. Có thể nói, nắm được lịch sử của Xanh cùng những câu chuyện, những hiện vật trong các bảo tàng của Xanh là nắm được toàn bộ lịch sử mở mang bờ cõi của Nga cũng như lược sử lục địa Á - Âu từ Cổ đại tới hiện đại.
Con người cũng như môi trường sống ở Xanh, theo đa số người Việt đã từng và đang ở đây đánh giá rằng : hiện đại nhưng không ồn ào, yên bình, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp quý phái, không khí trong lành, người dân đa phần là tốt, cởi mở và đầy thiện cảm, thành phố của tình yêu...
Hiện tại cộng đồng người Việt Nam ở Xanh vào khoảng 1 nghìn người, trong đó sinh viên chiếm khoảng 1/3 ( số liệu áng chừng ). Có tổ chức Cộng đồng rõ ràng, chặt chẽ, tổ chức Thanh niên - Sinh viên sôi nổi và dĩ nhiên là không thể thiếu tổ chức Đảng vững mạnh.
Người Việt ở Xanh kinh doanh nhiều ngành nghề nhưng chủ yếu tập trung vào dịch vụ thời trang: kinh doanh quần áo, mũ vvv ; dịch vụ du lịch, xuất nhập khẩu, giấy tờ... nói chung là làm ăn được.
Tính cả Công lập và ngoài công lập, Xanhpetecbua có hơn 100 ВУЗ - cơ sở đào tạo bậc cao ( đại học và sau đại học ), trong đó có khoảng 30 trường đại học, còn lại là các viện, viện hàn lâm, phân viện của trường đại học nào đó. Sinh viên Việt Nam ( cả hệ dân sự và quân sự ) đang học tập chủ yếu tại 14 trường đại học sau:
( bảng có đính kèm gợi ý người có thể liên lạc )
Trường
Gợi ý liên lạc
Chú thích thêm
Xếp hạng [top100] (1)
Nga
Xanh
Bách Khoa - trường đại học kỹ thuật tổng hợp xanh-petecbua của Piotr Vĩ đại.
http://www.spbstu.ru
Trưởng đơn vị : Hà Văn Quỳnh
https://www.facebook.com/trangquynh47?fref=ts
Đông sinh viên nhất, trung bình hàng năm khoảng 70.
11
2
Đại học khí tượng thủy văn quốc gia (RSHU)
http://www.rshu.ru
Anh Tuyến
https://www.facebook.com/tuyen.ngo.39?fref=ts
Đại học Tổng Hợp Xanh-Petecbua
http://www.spbu.ru/
Chị Thu
https://www.facebook.com/jewel.tran.219?fref=ts
6
1
Đại học Kinh tế Quốc gia Xanhpetecbua
http://www.unecon.ru/
Chị Hương
https://www.facebook.com/hoangkimhuong?fref=ts
34
5
Học viện kỹ thuật Lâm nghiệp Quốc gia Saint Petersburg
http://ftacademy.ru
Chị Nhàn
https://www.facebook.com/thanh.nhan6.2.89?fref=ts
Đại học sư phạm quốc gia Nga
http://www.herzen.spb.ru/
chị Lan
https://www.facebook.com/emxinhnhatma?fref=ts
Đại học Quốc gia Kiến trúc – Xây dựng Saint Petersburg
http://spbgasu.ru/
Anh Hiếu
https://www.facebook.com/Hieu.gasu?fref=ts
70
6
Đại học Công nghệ thông tin, cơ khí và quang học (ITMO)
http://www.ifmo.ru/
Anh Bảo - đương nhiệm Bí thư Đảng bộ Xanh
https://www.facebook.com/buidinhbao0909?fref=ts
22
3
Học viện hóa dược Saint Petersburg (SPCPA)
http://www.spcpa.ru/
Anh An
https://www.facebook.com/anxeopharmacist
Đại học tổng hợp kỹ thuật điện Saint Petersburg (LETI)
http://eltech.ru
A hữu
https://www.facebook.com/mrxoaydoiquaxoay?fref=ts
26
4
Đại học Mỏ Saint Petersburg
www.spmi.ru
Anh Quang
https://www.facebook.com/nguyen.quang.509?fref=ts
Học viện Hải quân Saint Petersburg Pie
Anh Ba
https://www.facebook.com/yeudonvivitaptheb
Đại học viễn thông Saint Petersburg (SUT)
www.sut.ru
Anh Cử
https://www.facebook.com/sauthienphong?fref=ts
Đại học hàng hải Saint Petersburg (GMTU)
http://www.smtu.ru/
Anh Hưng
https://www.facebook.com/quanghungdo
Đại học y Paplov
Đại học y Mechnikkov
Anh Nhân
https://www.facebook.com/nhan.le.96199344/about
(1) http://raexpert.ru/rankings/vuz/vuz_2015
*** Ngoài ra các bạn có thể tham khảo:
- Fb sinh viên Xanh : https://www.facebook.com/svlen?fref=ts
- chú Đào Đại Hải - thành viên hội Người Việt ở xanh, 1 doanh nhân thành đạt của Tp: https://www.facebook.com/neva.river.7?fref=ts
- Cô Nguyễn Thị Minh Hạnh- Giáo Viên trường đại học tổng hợp Xanh - Petecbua : https://www.facebook.com/nguyen.thiminhhanh.37?fref=ts
- Trang web về Xanh ( có cả các trường đại học ở trên ) bằng tiếng việt : http://neva.vn
- vẻ đẹp của Xanh qua ống kính các bạn trẻ: https://www.facebook.com/stpetersburgguide?fref=ts
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA XANH-PETECBUA
( Trường đại học kỹ thuật tổng hợp Xanh-Petecbua của Piotr Vĩ đại )
Trường ĐH Bách khoa Saint Petersburg được thành lập năm 1899 với tên gọi đầu tiên là “Cao đẳng Bách khoa Leningrad mang tên Peter Đại đế”.
Lịch sử hơn 100 năm của trường gắn lên với những tên tuổi đã từng giảng dạy và học tập tại đây. Nhà nobel vật lí P.L. Kapisa, N. N. Semenov, J. I. Alpherov, các viện sĩ A. F. Ioffe, I. V. Kurchatov, A. A. Radsig, nhà thiết kế máy bay O. K. Antonov (người thành lập hãng sản xuất máy bay Antonov) – chỉ là một vài trong số hàng trăm nhà khoa học và quản lí sản xuất nổi tiếng. Những cống hiến, thành quả của họ đã thực sự góp phần đặt nền móng và phát triển khoa học và kĩ thuật của Nga và thế giới.
1. CẤU TRÚC TRƯỜNG
Đến nay, sau 111 năm thành lập, trường ĐH Bách khoa trở thành cơ sở giáo dục đại học đa chức năng, bao gồm:
– 20 khoa cơ bản,
– Các khoa giáo dục bổ sung,
– Các chi nhánh ở các thành phố Cheboksary (Чебоксары), Sosnvy Bor (Сосновый Бор), Cherepovets (Череповец),
– Trung tâm nghiên cứu khoa học,
– Bệnh viện và các trung tâm giải trí, nghỉ ngơi.
Khuôn viên trường đại học năm ở tây bắc thành phố, bao gồm 15 giảng đường, 15 tòa nhà dành cho nghiên cứu khoa học – sản xuất, 13 kí túc xá, 10 khu dân cư, nhà dành cho các nhà khoa học và khu thể thao. Toàn bộ khuôn viên trường nằm gọn trong một công viên tuyệt đẹp, nơi mà hơn 100 năm nay đối với những người con Bách khoa vẫn luôn là nguồn cảm hứng cho những tình cảm chân thành, mãnh liệt nhất.
Xem khuôn viên trường tại đây: http://www.spbstu.ru/map/map_flash.html
2. CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
2.1. Trường ĐH Bách khoa đào tạo:
– Hệ chuyên gia với 101 chuyên ngành, đào tạo các kĩ sư kĩ thuật, kinh tế, quản lí.
– Hệ cử nhân và thạc sĩ với 34 hướng khoa học, kĩ thuật khác nhau
– Nghiên cứu sinh tiến sĩ và tiến sĩ khoa học với 90 chuyên ngành khoa học.
2.2. Các dạng đào tạo:
Có 3 dạng đào tạo cơ bản là: chính quy, hệ học buổi chiều và học hàm thụ. Trường cũng đào tạo văn bằng 2 và tái đào tạo theo các chuyên ngành khác nhau.
Số lượng sinh viên:
– 16900 sinh viên hệ chính quy,
– 4200 sinh viên hệ học buổi chiều,
– 4160 sinh viên hệ hàm thụ,
– 1100 sinh viên học văn bằng 2.
Hiện tại, tham gia việc giảng dạy, nghiên cứu có hơn 25 viện sĩ và thành viên viện hàn lâm khoa học Nga, hơn 500 giáo sư và tiến sĩ khoa học.
nghiên cứu, thí nghiệm công nghệ robot và kĩ thuật điều khiển.
3. THẾ GIỚI BÁCH KHOA
Trường ĐH Bách khoa đóng vai trò quan trọng trong đào tạo về khoa học-giáo dục LB Nga và thế giới. Hơn 2600 sinh viên, NCS nước ngoài đang theo học tại trường. Trường cũng có mối quan hệ hợp tác với rất nhiều trường đại học từ hơn 40 nước; 70 công ti và tổ chức từ 19 quốc gia.
Hàng năm, trường ĐH Bách khoa tổ chức hơn 30 hội nghị, hội thảo khoa học với sự tham gia của nhiều nhà khoa học nổi tiếng của Nga và thế giới, những người đạt giải Nobel, giải thưởng “Năng lượng toàn cầu”.
Thư viện của trường ĐH Bách khoa là một trong những bộ sưu tập tài liệu khoa học-kĩ thuật lớn nhất nước Nga. Thư viện bắt đầu đi vào hoạt động từ lúc thuở đầu thành lập trường năm 1902, đến nay đã vượt qua 2,6 triệu ấn bản được lưu giữ.
Phần chính của thư viện nằm trong Nhà chính, được xây dựng theo thiết kế của E.F. Virrikha vào năm 1902, tổng diện tích vào khoảng hơn 3000 m^2. Đặc trưng kiến trúc-nghệ thuật của nội thất phần chính, phòng đọc rộng rãi với 2 dãy cửa sổ đối xứng góp phần tạo nên một thư viện thuộc loại đẹp nhất thành phố. Trang hoàng cho phòng đọc là pho tượng của Lep Tolstoi, được thực hiện bởi I.A. Ginzburg (1859-1939) và được đặt trong thư viện vào năm 1911.
Tài liệu lưu trữ trong thư viện bao gồm các giáo trình, các tài liệu kĩ thuật, các phẩm khoa học cơ bản, khoa học chính xác và ứng dụng, còn có rất nhiều các chuyên mục khoa học xã hội: lịch sử, luật, kinh tế, tài chính, … 100 cuốn sách đầu tiên được tặng bởi V.I. Kovalevskii- nhà lãnh đạo quốc gia và là người trực tiếp tham gia dự án thành lập trường Bách khoa.
Thư viện trường ĐH Bách khoa là một trong những thư viện đầu tiên của Nga có được kết nối internet tốc độ cao vào năm 1995 và thiết lập máy chủ riêng. Trong đó, hệ thống tra cứu điện tử, cơ sở dữ liệu đã hoàn chỉnh được truy cập từ bất kì đâu trong hệ thống mạng của trường, từ mạng wi-fi trong phòng đọc hay bất kì khoa nào trong trường và từ mạng Internet. Ngoài ra, sinh viên và các cộng sự của trường có thể nhận được thông tin từ các cơ sở dữ liệu quốc tế ở các thư viện khác.
Truy cập vào thư viện theo link: http://www.unilib.neva.ru/rus/lib
Các buổi hòa nhạc cổ điển trong Phòng trắng và các hội trường thư viện chính, liên hoan nghệ thuật, các cuộc gặp mặt đại diện các tầng lớp trí thức của đất nước, của thành phố và các chuyên gia nước ngoài tạo nên những bản sắc riêng trong đời sống văn hóa và tinh thần tại trường ĐH Bách khoa Saint-Peterburg.
4. IMOP – VIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
Trường ĐH Bách khoa luôn là điểm đến đầu tiên của các sinh viên diện nhà nước theo học năm dự bị tại IMOP (Viện các chương trình đào tạo quốc tế) – nơi được đánh giá cao trong đào tạo căn bản tiếng Nga. Sau 1 năm dự bị, một bộ phận theo học tiếp tại trường (thường gọi là trường chính), số còn lại đi các trường khác nhau trong thành phố, một số ít thì phải chuyển thành phố vì không có ngành học tương ứng (có một số ngành đặc biệt thì người nước ngoài không được học).
Imop được thành lập năm 1996 nhằm mục tiêu thực hiện các chương trình đào tạo quốc tế trong lĩnh vực giáo dục của Nga và với sinh viên nước ngoài. IMOP ngoài việc đào tạo tiếng Nga còn mở rộng các ngành đào tạo về kĩ thuật, kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, theo đánh giá của sinh viên Việt Nam, vì mới thành lập nên việc đào tạo các ngành kĩ thuật tại đây còn yếu kém, việc học tập và đạt kết quả tốt tại đây là khá dễ dàng. IMOP mạnh về đào tạo tiếng Nga, thiết kế mỹ thuật, quảng cáo, quản lí giáo dục, hợp tác quốc tế. Mỗi năm, có thêm khoảng 300 sinh viên nước ngoài đăng kí theo học tại IMOP, đem lại nguồn thu rất lớn cho nhà trường.
Các hoạt động giao lưu của IMOP đạt ở mức độ chuyên nghiệp. Hàng năm họ tổ chức Festival Mùa thu vàng với sự tham gia của sinh viên tất cả các trường ĐH trong thành phố, với chất lượng cao về tổ chức, biểu diễn. Đối với sinh viên nước ngoài thường xuyên tổ chức đi tham quan các địa điểm nổi tiếng trong thành phố, lễ tiễn mùa đông ở vịnh Phần Lan, các ngày quảng bá ẩm thực các nước, Olympic thể thao kỉ niệm chiến thắng phát xít Đức 7-5, câu lạc bộ giao lưu sinh viên các nước với sinh viên Nga, câu lạc bộ tiếng Nga, lễ hội làm quen dành cho sinh viên dự bị, ngày giao lưu gặp gỡ của các sinh viên tốt nghiệp,…
5. SINH VIÊN VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG
Số lượng lưu học sinh Việt Nam tại trường luôn ở mức đông. Mỗi năm có khoảng 15-20 sinh viên sang học dự bị – như một truyền thống được các sinh viên khóa trên tổ chức đón, sắp xếp chỗ ở và giúp ổn định trong thời gian đầu bỡ ngỡ. Sinh viên Việt Nam luôn được nhà trường đánh giá rất cao vì khả năng học tập nổi trội, một tập thể có tổ chức chặt chẽ và có mối quan hệ tốt với quản lí IMOP.
Sinh viên nước ngoài trong đó có sinh viên Việt Nam sống trong 2 kí túc xá riêng (số 13 và 15 ), với điều kiện cơ sở vật chất tốt, an ninh đảm bảo, tiền đóng hàng tháng lấy từ tiền học bổng phía Nga cấp và không đáng kể (chỉ để dành thuê người dọn vệ sinh). Các phòng đều có máy tính, tủ lạnh, lò vi sóng, nồi cơm điện… một số có dùng tivi, và đặc biệt ai cũng có giá sách. Ý thức sinh viên Việt Nam trong KTX khá tốt, phòng sạch sẽ, giữ vệ sinh chung nhất là ở bếp (sinh viên Tàu rất kém ý thức ở bếp).
Quan trọng là vị trí ký túc rất gần khu giảng đường ( giao động từ 500 - 1000 m tùy từng khoa, gần nhất là 50m ), Công viên xanh, các khu vui chơi giải trí, thể thao, mua sắm, điểm dừng đón phương tiện giao thông công cộng v.v.v giá cả hợp lý, rất thuận tiện cho phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sống cùng KTX, lại đông người nên tính co cụm của sinh viên Việt Nam rất cao, 1 tuần có ít nhất một sinh nhật là dịp để mọi người liên hoan nhẹ chúc mừng.
Sinh viên Việt Nam ở ĐH Bách khoa ngoài học tập còn tham gia các hoạt động thể thao nâng cao sức khỏe: đá bóng vào tối thứ 7 ( tính đến 2014 BK đã 5 năm liên tiếp vô địch giải bóng đá sv việt nam trong tp ), chơi bóng bàn, cầu lông ngay tại sân thể thao trong nhà IMOP (cạnh KTX), tập thể hình với phòng tập hiện đại (chi phí 400p/tháng). Sinh viên Việt Nam tổ chức “Giải bóng đá nội chiến Bách khoa”, tham gia giải đấu của trường hay Olympic thể thao IMOP kỉ niệm chiến thắng phát xít Đức 7-5, luôn là những hoạt động thể thao bổ ích. Đời sống văn hóa tinh thần phong phú: câu lạc bộ ghitar, các hoạt động chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 hay ngày đàn ông 23/2 luôn được tổ chức hoành tráng, vui vẻ. Tết dương lịch sinh viên Việt lập sàn nhảy vui cùng các bạn sinh viên quốc tế trong KTX, còn tết Nguyên Đán luôn được đón theo đúng nghĩa truyền thống quê hương với bánh chưng, giò thủ, cây mai cây đào, tràng pháo …cùng một chương trình văn nghệ đêm giao thừa ấm cúng phần nào vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ người yêu.
Vì chiếm tỉ lệ cao trong số lượng sinh viên Việt Nam trong thành phố, nên sinh viên tại trường Bách khoa tham gia nhiệt tình và đóng vai trò quan trọng trong phong trào chung. Vinh dự cho sinh viên tại đây rằng năm 2009 chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến thăm trường, gặp gỡ và căn dặn anh em sinh viên cố gắng học tập cho bản thân, cho gia đình và cho quê hương đất nước.
***
Đại học Bách khoa Xanh-Petecbua
Hiệutrưởng: Федоров Михаил Петрович; Điệnthoại: 297-1616; Email:rector@spbstu.ru
Website: http://www.spbstu.ru
WebsiteIMOP: http://www.imop-spbspu.ru/ru - viện đàotạovà hợptácquốctế, trựctiếpquảnlý và làmviệcvớitấtcả sinhviênnướcngoài.
Địachỉ: 195251, Санкт-Петербург, Политехническая, 29.
Số đăngkí: ГОУ “СПбГПУ”, ИНН 7804040077, КПП 780401001
Điệnthoạivănphòng: (812) 297-2095
Nhà xuấtbản ĐHBáchkhoa: тел.: (812) 552-6962, 552-1338, факс: (812) 552-7728
Email: press.center@spbstu.ru
20 KHOA CƠ BẢN
TUTU – SV ĐH Bách khoa
Ai cần liên lạc thì Mình ở Hà nội, đang công tác tại trường Đh Thủy Lợi 175 Tây sơn, đống đa.
mail: vietbx@tlu.edu.vn
Xanh-Petecbua, Thủ đô phương bắc hay là Cố đô, cùng với Moscow là 2 thành phố lớn nhất của Liên Bang Nga và là 2 đơn vị hành chính trực thuộc trung ương. Người Việt ở đây thường gọi thành phố bằng những cái tên như là Thành Xanh ( Xanh trong Xanhpetecbua) hoặc Thành Len (Len trong Leningrad - một tên gọi cũ khác của thành phố ). Thành Len không những được mệnh danh là trung tâm văn hóa, nghệ thuật, du lịch, khoa học - giáo dục của Liên bang mà còn là trung tâm văn hóa quan trọng của Châu âu. Xanh gắn liền với những triều đại huy hoàng nhất của Đế chế Nga dưới sự trị vì của dòng họ Romanov danh giá. Có thể nói, nắm được lịch sử của Xanh cùng những câu chuyện, những hiện vật trong các bảo tàng của Xanh là nắm được toàn bộ lịch sử mở mang bờ cõi của Nga cũng như lược sử lục địa Á - Âu từ Cổ đại tới hiện đại.
Con người cũng như môi trường sống ở Xanh, theo đa số người Việt đã từng và đang ở đây đánh giá rằng : hiện đại nhưng không ồn ào, yên bình, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp quý phái, không khí trong lành, người dân đa phần là tốt, cởi mở và đầy thiện cảm, thành phố của tình yêu...
Hiện tại cộng đồng người Việt Nam ở Xanh vào khoảng 1 nghìn người, trong đó sinh viên chiếm khoảng 1/3 ( số liệu áng chừng ). Có tổ chức Cộng đồng rõ ràng, chặt chẽ, tổ chức Thanh niên - Sinh viên sôi nổi và dĩ nhiên là không thể thiếu tổ chức Đảng vững mạnh.
Người Việt ở Xanh kinh doanh nhiều ngành nghề nhưng chủ yếu tập trung vào dịch vụ thời trang: kinh doanh quần áo, mũ vvv ; dịch vụ du lịch, xuất nhập khẩu, giấy tờ... nói chung là làm ăn được.
Tính cả Công lập và ngoài công lập, Xanhpetecbua có hơn 100 ВУЗ - cơ sở đào tạo bậc cao ( đại học và sau đại học ), trong đó có khoảng 30 trường đại học, còn lại là các viện, viện hàn lâm, phân viện của trường đại học nào đó. Sinh viên Việt Nam ( cả hệ dân sự và quân sự ) đang học tập chủ yếu tại 14 trường đại học sau:
( bảng có đính kèm gợi ý người có thể liên lạc )
Trường
Gợi ý liên lạc
Chú thích thêm
Xếp hạng [top100] (1)
Nga
Xanh
Bách Khoa - trường đại học kỹ thuật tổng hợp xanh-petecbua của Piotr Vĩ đại.
http://www.spbstu.ru
Trưởng đơn vị : Hà Văn Quỳnh
https://www.facebook.com/trangquynh47?fref=ts
Đông sinh viên nhất, trung bình hàng năm khoảng 70.
11
2
Đại học khí tượng thủy văn quốc gia (RSHU)
http://www.rshu.ru
Anh Tuyến
https://www.facebook.com/tuyen.ngo.39?fref=ts
Đại học Tổng Hợp Xanh-Petecbua
http://www.spbu.ru/
Chị Thu
https://www.facebook.com/jewel.tran.219?fref=ts
6
1
Đại học Kinh tế Quốc gia Xanhpetecbua
http://www.unecon.ru/
Chị Hương
https://www.facebook.com/hoangkimhuong?fref=ts
34
5
Học viện kỹ thuật Lâm nghiệp Quốc gia Saint Petersburg
http://ftacademy.ru
Chị Nhàn
https://www.facebook.com/thanh.nhan6.2.89?fref=ts
Đại học sư phạm quốc gia Nga
http://www.herzen.spb.ru/
chị Lan
https://www.facebook.com/emxinhnhatma?fref=ts
Đại học Quốc gia Kiến trúc – Xây dựng Saint Petersburg
http://spbgasu.ru/
Anh Hiếu
https://www.facebook.com/Hieu.gasu?fref=ts
70
6
Đại học Công nghệ thông tin, cơ khí và quang học (ITMO)
http://www.ifmo.ru/
Anh Bảo - đương nhiệm Bí thư Đảng bộ Xanh
https://www.facebook.com/buidinhbao0909?fref=ts
22
3
Học viện hóa dược Saint Petersburg (SPCPA)
http://www.spcpa.ru/
Anh An
https://www.facebook.com/anxeopharmacist
Đại học tổng hợp kỹ thuật điện Saint Petersburg (LETI)
http://eltech.ru
A hữu
https://www.facebook.com/mrxoaydoiquaxoay?fref=ts
26
4
Đại học Mỏ Saint Petersburg
www.spmi.ru
Anh Quang
https://www.facebook.com/nguyen.quang.509?fref=ts
Học viện Hải quân Saint Petersburg Pie
Anh Ba
https://www.facebook.com/yeudonvivitaptheb
Đại học viễn thông Saint Petersburg (SUT)
www.sut.ru
Anh Cử
https://www.facebook.com/sauthienphong?fref=ts
Đại học hàng hải Saint Petersburg (GMTU)
http://www.smtu.ru/
Anh Hưng
https://www.facebook.com/quanghungdo
Đại học y Paplov
Đại học y Mechnikkov
Anh Nhân
https://www.facebook.com/nhan.le.96199344/about
(1) http://raexpert.ru/rankings/vuz/vuz_2015
*** Ngoài ra các bạn có thể tham khảo:
- Fb sinh viên Xanh : https://www.facebook.com/svlen?fref=ts
- chú Đào Đại Hải - thành viên hội Người Việt ở xanh, 1 doanh nhân thành đạt của Tp: https://www.facebook.com/neva.river.7?fref=ts
- Cô Nguyễn Thị Minh Hạnh- Giáo Viên trường đại học tổng hợp Xanh - Petecbua : https://www.facebook.com/nguyen.thiminhhanh.37?fref=ts
- Trang web về Xanh ( có cả các trường đại học ở trên ) bằng tiếng việt : http://neva.vn
- vẻ đẹp của Xanh qua ống kính các bạn trẻ: https://www.facebook.com/stpetersburgguide?fref=ts
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA XANH-PETECBUA
( Trường đại học kỹ thuật tổng hợp Xanh-Petecbua của Piotr Vĩ đại )
Trường ĐH Bách khoa Saint Petersburg được thành lập năm 1899 với tên gọi đầu tiên là “Cao đẳng Bách khoa Leningrad mang tên Peter Đại đế”.
Lịch sử hơn 100 năm của trường gắn lên với những tên tuổi đã từng giảng dạy và học tập tại đây. Nhà nobel vật lí P.L. Kapisa, N. N. Semenov, J. I. Alpherov, các viện sĩ A. F. Ioffe, I. V. Kurchatov, A. A. Radsig, nhà thiết kế máy bay O. K. Antonov (người thành lập hãng sản xuất máy bay Antonov) – chỉ là một vài trong số hàng trăm nhà khoa học và quản lí sản xuất nổi tiếng. Những cống hiến, thành quả của họ đã thực sự góp phần đặt nền móng và phát triển khoa học và kĩ thuật của Nga và thế giới.
1. CẤU TRÚC TRƯỜNG
Đến nay, sau 111 năm thành lập, trường ĐH Bách khoa trở thành cơ sở giáo dục đại học đa chức năng, bao gồm:
– 20 khoa cơ bản,
– Các khoa giáo dục bổ sung,
– Các chi nhánh ở các thành phố Cheboksary (Чебоксары), Sosnvy Bor (Сосновый Бор), Cherepovets (Череповец),
– Trung tâm nghiên cứu khoa học,
– Bệnh viện và các trung tâm giải trí, nghỉ ngơi.
Khuôn viên trường đại học năm ở tây bắc thành phố, bao gồm 15 giảng đường, 15 tòa nhà dành cho nghiên cứu khoa học – sản xuất, 13 kí túc xá, 10 khu dân cư, nhà dành cho các nhà khoa học và khu thể thao. Toàn bộ khuôn viên trường nằm gọn trong một công viên tuyệt đẹp, nơi mà hơn 100 năm nay đối với những người con Bách khoa vẫn luôn là nguồn cảm hứng cho những tình cảm chân thành, mãnh liệt nhất.
Xem khuôn viên trường tại đây: http://www.spbstu.ru/map/map_flash.html
2. CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
2.1. Trường ĐH Bách khoa đào tạo:
– Hệ chuyên gia với 101 chuyên ngành, đào tạo các kĩ sư kĩ thuật, kinh tế, quản lí.
– Hệ cử nhân và thạc sĩ với 34 hướng khoa học, kĩ thuật khác nhau
– Nghiên cứu sinh tiến sĩ và tiến sĩ khoa học với 90 chuyên ngành khoa học.
2.2. Các dạng đào tạo:
Có 3 dạng đào tạo cơ bản là: chính quy, hệ học buổi chiều và học hàm thụ. Trường cũng đào tạo văn bằng 2 và tái đào tạo theo các chuyên ngành khác nhau.
Số lượng sinh viên:
– 16900 sinh viên hệ chính quy,
– 4200 sinh viên hệ học buổi chiều,
– 4160 sinh viên hệ hàm thụ,
– 1100 sinh viên học văn bằng 2.
Hiện tại, tham gia việc giảng dạy, nghiên cứu có hơn 25 viện sĩ và thành viên viện hàn lâm khoa học Nga, hơn 500 giáo sư và tiến sĩ khoa học.
nghiên cứu, thí nghiệm công nghệ robot và kĩ thuật điều khiển.
3. THẾ GIỚI BÁCH KHOA
Trường ĐH Bách khoa đóng vai trò quan trọng trong đào tạo về khoa học-giáo dục LB Nga và thế giới. Hơn 2600 sinh viên, NCS nước ngoài đang theo học tại trường. Trường cũng có mối quan hệ hợp tác với rất nhiều trường đại học từ hơn 40 nước; 70 công ti và tổ chức từ 19 quốc gia.
Hàng năm, trường ĐH Bách khoa tổ chức hơn 30 hội nghị, hội thảo khoa học với sự tham gia của nhiều nhà khoa học nổi tiếng của Nga và thế giới, những người đạt giải Nobel, giải thưởng “Năng lượng toàn cầu”.
Thư viện của trường ĐH Bách khoa là một trong những bộ sưu tập tài liệu khoa học-kĩ thuật lớn nhất nước Nga. Thư viện bắt đầu đi vào hoạt động từ lúc thuở đầu thành lập trường năm 1902, đến nay đã vượt qua 2,6 triệu ấn bản được lưu giữ.
Phần chính của thư viện nằm trong Nhà chính, được xây dựng theo thiết kế của E.F. Virrikha vào năm 1902, tổng diện tích vào khoảng hơn 3000 m^2. Đặc trưng kiến trúc-nghệ thuật của nội thất phần chính, phòng đọc rộng rãi với 2 dãy cửa sổ đối xứng góp phần tạo nên một thư viện thuộc loại đẹp nhất thành phố. Trang hoàng cho phòng đọc là pho tượng của Lep Tolstoi, được thực hiện bởi I.A. Ginzburg (1859-1939) và được đặt trong thư viện vào năm 1911.
Tài liệu lưu trữ trong thư viện bao gồm các giáo trình, các tài liệu kĩ thuật, các phẩm khoa học cơ bản, khoa học chính xác và ứng dụng, còn có rất nhiều các chuyên mục khoa học xã hội: lịch sử, luật, kinh tế, tài chính, … 100 cuốn sách đầu tiên được tặng bởi V.I. Kovalevskii- nhà lãnh đạo quốc gia và là người trực tiếp tham gia dự án thành lập trường Bách khoa.
Thư viện trường ĐH Bách khoa là một trong những thư viện đầu tiên của Nga có được kết nối internet tốc độ cao vào năm 1995 và thiết lập máy chủ riêng. Trong đó, hệ thống tra cứu điện tử, cơ sở dữ liệu đã hoàn chỉnh được truy cập từ bất kì đâu trong hệ thống mạng của trường, từ mạng wi-fi trong phòng đọc hay bất kì khoa nào trong trường và từ mạng Internet. Ngoài ra, sinh viên và các cộng sự của trường có thể nhận được thông tin từ các cơ sở dữ liệu quốc tế ở các thư viện khác.
Truy cập vào thư viện theo link: http://www.unilib.neva.ru/rus/lib
Các buổi hòa nhạc cổ điển trong Phòng trắng và các hội trường thư viện chính, liên hoan nghệ thuật, các cuộc gặp mặt đại diện các tầng lớp trí thức của đất nước, của thành phố và các chuyên gia nước ngoài tạo nên những bản sắc riêng trong đời sống văn hóa và tinh thần tại trường ĐH Bách khoa Saint-Peterburg.
4. IMOP – VIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
Trường ĐH Bách khoa luôn là điểm đến đầu tiên của các sinh viên diện nhà nước theo học năm dự bị tại IMOP (Viện các chương trình đào tạo quốc tế) – nơi được đánh giá cao trong đào tạo căn bản tiếng Nga. Sau 1 năm dự bị, một bộ phận theo học tiếp tại trường (thường gọi là trường chính), số còn lại đi các trường khác nhau trong thành phố, một số ít thì phải chuyển thành phố vì không có ngành học tương ứng (có một số ngành đặc biệt thì người nước ngoài không được học).
Imop được thành lập năm 1996 nhằm mục tiêu thực hiện các chương trình đào tạo quốc tế trong lĩnh vực giáo dục của Nga và với sinh viên nước ngoài. IMOP ngoài việc đào tạo tiếng Nga còn mở rộng các ngành đào tạo về kĩ thuật, kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, theo đánh giá của sinh viên Việt Nam, vì mới thành lập nên việc đào tạo các ngành kĩ thuật tại đây còn yếu kém, việc học tập và đạt kết quả tốt tại đây là khá dễ dàng. IMOP mạnh về đào tạo tiếng Nga, thiết kế mỹ thuật, quảng cáo, quản lí giáo dục, hợp tác quốc tế. Mỗi năm, có thêm khoảng 300 sinh viên nước ngoài đăng kí theo học tại IMOP, đem lại nguồn thu rất lớn cho nhà trường.
Các hoạt động giao lưu của IMOP đạt ở mức độ chuyên nghiệp. Hàng năm họ tổ chức Festival Mùa thu vàng với sự tham gia của sinh viên tất cả các trường ĐH trong thành phố, với chất lượng cao về tổ chức, biểu diễn. Đối với sinh viên nước ngoài thường xuyên tổ chức đi tham quan các địa điểm nổi tiếng trong thành phố, lễ tiễn mùa đông ở vịnh Phần Lan, các ngày quảng bá ẩm thực các nước, Olympic thể thao kỉ niệm chiến thắng phát xít Đức 7-5, câu lạc bộ giao lưu sinh viên các nước với sinh viên Nga, câu lạc bộ tiếng Nga, lễ hội làm quen dành cho sinh viên dự bị, ngày giao lưu gặp gỡ của các sinh viên tốt nghiệp,…
5. SINH VIÊN VIỆT NAM TẠI TRƯỜNG
Số lượng lưu học sinh Việt Nam tại trường luôn ở mức đông. Mỗi năm có khoảng 15-20 sinh viên sang học dự bị – như một truyền thống được các sinh viên khóa trên tổ chức đón, sắp xếp chỗ ở và giúp ổn định trong thời gian đầu bỡ ngỡ. Sinh viên Việt Nam luôn được nhà trường đánh giá rất cao vì khả năng học tập nổi trội, một tập thể có tổ chức chặt chẽ và có mối quan hệ tốt với quản lí IMOP.
Sinh viên nước ngoài trong đó có sinh viên Việt Nam sống trong 2 kí túc xá riêng (số 13 và 15 ), với điều kiện cơ sở vật chất tốt, an ninh đảm bảo, tiền đóng hàng tháng lấy từ tiền học bổng phía Nga cấp và không đáng kể (chỉ để dành thuê người dọn vệ sinh). Các phòng đều có máy tính, tủ lạnh, lò vi sóng, nồi cơm điện… một số có dùng tivi, và đặc biệt ai cũng có giá sách. Ý thức sinh viên Việt Nam trong KTX khá tốt, phòng sạch sẽ, giữ vệ sinh chung nhất là ở bếp (sinh viên Tàu rất kém ý thức ở bếp).
Quan trọng là vị trí ký túc rất gần khu giảng đường ( giao động từ 500 - 1000 m tùy từng khoa, gần nhất là 50m ), Công viên xanh, các khu vui chơi giải trí, thể thao, mua sắm, điểm dừng đón phương tiện giao thông công cộng v.v.v giá cả hợp lý, rất thuận tiện cho phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sống cùng KTX, lại đông người nên tính co cụm của sinh viên Việt Nam rất cao, 1 tuần có ít nhất một sinh nhật là dịp để mọi người liên hoan nhẹ chúc mừng.
Sinh viên Việt Nam ở ĐH Bách khoa ngoài học tập còn tham gia các hoạt động thể thao nâng cao sức khỏe: đá bóng vào tối thứ 7 ( tính đến 2014 BK đã 5 năm liên tiếp vô địch giải bóng đá sv việt nam trong tp ), chơi bóng bàn, cầu lông ngay tại sân thể thao trong nhà IMOP (cạnh KTX), tập thể hình với phòng tập hiện đại (chi phí 400p/tháng). Sinh viên Việt Nam tổ chức “Giải bóng đá nội chiến Bách khoa”, tham gia giải đấu của trường hay Olympic thể thao IMOP kỉ niệm chiến thắng phát xít Đức 7-5, luôn là những hoạt động thể thao bổ ích. Đời sống văn hóa tinh thần phong phú: câu lạc bộ ghitar, các hoạt động chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 hay ngày đàn ông 23/2 luôn được tổ chức hoành tráng, vui vẻ. Tết dương lịch sinh viên Việt lập sàn nhảy vui cùng các bạn sinh viên quốc tế trong KTX, còn tết Nguyên Đán luôn được đón theo đúng nghĩa truyền thống quê hương với bánh chưng, giò thủ, cây mai cây đào, tràng pháo …cùng một chương trình văn nghệ đêm giao thừa ấm cúng phần nào vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ người yêu.
Vì chiếm tỉ lệ cao trong số lượng sinh viên Việt Nam trong thành phố, nên sinh viên tại trường Bách khoa tham gia nhiệt tình và đóng vai trò quan trọng trong phong trào chung. Vinh dự cho sinh viên tại đây rằng năm 2009 chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến thăm trường, gặp gỡ và căn dặn anh em sinh viên cố gắng học tập cho bản thân, cho gia đình và cho quê hương đất nước.
***
Đại học Bách khoa Xanh-Petecbua
Hiệutrưởng: Федоров Михаил Петрович; Điệnthoại: 297-1616; Email:rector@spbstu.ru
Website: http://www.spbstu.ru
WebsiteIMOP: http://www.imop-spbspu.ru/ru - viện đàotạovà hợptácquốctế, trựctiếpquảnlý và làmviệcvớitấtcả sinhviênnướcngoài.
Địachỉ: 195251, Санкт-Петербург, Политехническая, 29.
Số đăngkí: ГОУ “СПбГПУ”, ИНН 7804040077, КПП 780401001
Điệnthoạivănphòng: (812) 297-2095
Nhà xuấtbản ĐHBáchkhoa: тел.: (812) 552-6962, 552-1338, факс: (812) 552-7728
Email: press.center@spbstu.ru
20 KHOA CƠ BẢN
TUTU – SV ĐH Bách khoa