Trường đại học kiến thiết tương lai Á châu

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
Ernest Lương-minh-Đức (Hương-Cảng Trung-văn Đại-học)
TRƯỜNG ĐẠI-HỌC KIẾN-THIẾT TƯƠNG-LAI Á-CHÂU
Ngọc-Giao dịch ngữ


Ngày nay, Mãn Châu Quốc là cái tên phổ biến đối với những sử gia tận tâm. Hễ lần nào được nhắc, nó thường được hiểu rằng cảnh sống tủi nhục của Phổ Nghi hoàng đế dưới danh phận phiên thần Nhật Bản, do hậu quả cuộc xâm lăng của người Nhật tháng 09 năm 1931 rồi cuối cùng đổ nát khi phải đối diện cuộc xâm nhập đại quy mô của Tô Liên tháng 08 năm 1945 mà hầu như là bất khả kháng. Ở trong lối suy diễn này, Mãn Châu Quốc thường được coi là thứ thuộc địa điển hình. Sách lược huy động Toàn Á Châu thời chiến là trò ngụy trá ngu xuẩn, đã phá sản hoàn toàn ở mạt kì chiến sự để rồi tan như hơi sương. Thế là cuộc Lãnh Chiến liền đặt bút soạn lại địa chính trị khu vực.

Vậy nhưng suốt thời gian sinh tồn, tùng thuộc quốc Nhật Bản này đã có động thái hết sức bất thường bên trong lịch sử đế quốc chủ nghĩa. Thực tế khắc nghiệt của cuộc sống Trung Hoa dưới kiến chế này lại tồn tại song hành với một thí nghiệm ý thức hệ Toàn Á Châu đầy tham vọng. Truyền thống hiện đại hóa kĩ trị nước Nhật đóng vai trò then chốt trong các cơ cấu quản lí ở Mãn Châu Quốc, ví như Hiệp Hòa Hội - cơ chế cai trị của quốc gia độc đảng, và trong cái gọi Nam Mãn Châu Thiết Đạo Chu Thức Hội Xã Nghiên Cứu Vụ - một cơ quan trù hoạch giống Hãng RAND mà rốt cuộc đảm trách điều phối phần lớn sự phát triển Mãn Châu Quốc.

Mối quan tâm này đối với cuộc hiện đại hóa kĩ trị không nằm trong giới hạn ý thức hệ đã trù liệu ; nhiều ý tưởng cấp tiến hay bất cứ điều gì có thể bổ sung kiến thức cho nhu cầu phát triển đã tìm được một thính giả dễ tiếp thu. Lấy thí dụ, ngay cả tư tưởng xã hội chủ nghĩa và các chính sách của Tô Duy đã cung cấp tri thức vận hành cho giới kĩ trị và trí thức Nhật Bản, thông qua một số chí sĩ Marxism Nhật gia nhập các cơ quan Mãn Châu Quốc sau khi chạy lánh cuộc trấn áp tại chính nước Nhật. Những người Marxism lưu vong này đã trù định các Kế Hoạch Ngũ Niên công nghiệp hóa và xúc tiến tập thể hóa nông nghiệp, cho đến khi họ phải chịu những cuộc tảo thanh chính phái mà quân lực tiến hành đầu thập niên 1940. Dưới khẩu hiệu Ngũ Tộc Hiệp Hòa, những người theo tư tưởng Toàn Á ở cơ sở Mãn Châu Quốc đã nỗ lực áp dụng ý thức của mình vào thực tiễn, thậm chí bất chấp việc bị cuốn vào các phong trào phản kháng chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản.

Thông qua sự kích thích tư tưởng khai phóng và năng động này, cũng như việc ứng dụng điều đó vào các vấn đề thực tiễn của công cuộc phát triển thuộc địa, Mãn Châu Quốc đã trở nên cuộc thí nghiệm trong việc kiến thiết một quốc gia phát triển có tác động thâm trầm đối với cả Á Đông. Di sản trí tuệ của nó được minh diễn nhờ những "quan chức duy tân" Nhật Bản thập niên 30 và 40. Họ đã thực chứng một quốc gia kĩ trị kéo theo sự phát triển toàn quốc - và không áp dụng tuyển cử dân chủ cũng như tranh đấu giai cấp - làm tiền đề cho cõi Á Đông. Ảnh hưởng của người Mãn Châu có thể tìm được trong mọi lĩnh vực quan trọng nhất của thành tựu phát triển tại Á Đông.

Mô hình cưỡng bách công nghiệp hóa dưới áp lực cai trị đơn đảng kiểu Mãn Châu đã thể hiện thời hậu chiến tại Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và ngay cả Nam Hàn giai đoạn Phác Chính Hi, do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những nhân vật đã dự phần kiến chế thuộc địa. Các nhà hoạch định kĩ trị Nhật Bản từng có thời làm việc tại Mãn Châu Quốc cũng quay về phụng vụ trong các cấp cao nhất chính phủ cùng vô số cơ sở kinh tế kế hoạch Nhật Quốc hậu chiến. Họ đã lĩnh đạo Tự Do Dân Chủ Đảng, lực lượng cầm quyền phi gián đoạn từ 1955 cho tới thập niên 1990. Nhân vật đáng kể nhất trong số này là Ngạn Tín Giới, từng làm "sa hoàng kinh tế" Mãn Châu Quốc, cũng là một trong những lĩnh tụ chính trị phản đế quốc và bài Hán kịch liệt nhất, mà nhờ tình huống hậu chiến đã trở nên nhân vật thân Mĩ tại Đông Kinh đủ điều kiện đắc cử thủ tướng giai đoạn 1957-60 và cứ giữ vị trí chính khách lão thành cốt cán cho đến tận thập niên 1980.

Kiến Quốc Đại Học - cơ sở học thuật cao cấp nhất Mãn Châu Quốc từ năm 1938 tới 1945 - là trung tâm giáo dục cho cuộc thí nghiệm Toàn Á. Thành phần sinh viên có xuất thân khắp Á Đông thuộc Nhật tới đây để học tập phương pháp hiện đại hóa Á châu. Sang thời hậu chiến, họ duy trì hiệp thông với nhau bằng việc đảm nhận những vai trò quan trọng trong trật tự hậu chiến Á Đông, mà một số người có sự nghiệp nối dài đến thập niên 1990. Sở dĩ di sản Kiến Quốc sinh tồn cũng nhờ những thành tích chính trị của họ. Trong cõi Á Đông này, các cựu sinh viên đã kiên trì thực hiện mục phiêu giải phóng dân tộc và công nghiệp hóa dưới quyền lực quốc gia tại những nước hình thành hậu chiến trong khu vực cũng như ở mọi phe đã tồn tại suốt hồi Lãnh Chiến. Thông qua việc giáo hóa thành phần tinh hoa đang chổi dậy khắp khu vực, giới thống trị Mãn Châu Quốc đã đảm bảo một di sản đáng ngạc nhiên. Trong bối cảnh Nhật đế đã cáo chung, truyền thống kiến thiết mô hình quốc gia kĩ trị đó vẫn trường tồn nhờ thế hệ lĩnh tụ mới tại Á Đông dựa vào học vấn Nhật hóa của mình để kiến thiết các thể chế kế thừa di sản này.

Trước khi sao chép, bạn phải xin phép dịch giả !
Mong bạn hãy tôn trọng để được sự tôn trọng !

ERNEST LEUNG AUGUST 20, 2021 ARTICLES
The School That Built Asia
Unknown/Students of Kenkoku University​

These days, Manchukuo is a name mostly known to dedicated historians. If it comes up, it is usually in the context of the Qing Emperor Puyi’s humiliating life in the Japanese client state, created after the Japanese invasion of September 1931 and which crumbled in the face of a massive Soviet incursion in August 1945 without putting up much of a struggle. In these stories, Manchukuo is generally thought of as a typical colony. Japan’s wartime pan-Asianist exercise, being a folly and a lie, became totally bankrupt at the end of the war and disappeared into thin air. The Cold War quickly rewrote the geopolitics of the region.

But during its lifetime, the Japanese colony was a highly unusual exercise in the history of imperialism. The harsh realities of Chinese life under the regime existed side-by-side with an ambitious pan-Asian ideological experiment. Japan’s tradition of technocratic modernization played a central role in Manchukuo’s governing bodies, like the Concordia Association, the one-party state’s governing apparatus, and in the so-called South Manchuria Railway Company Research Department, a RAND Corporation-like research institution which ended up running much of Manchukuo’s development.

This interest in technocratic modernization did not remain within established ideological confines; many radical ideas, anything that could inform development, found a receptive audience. For example even socialist ideas and Soviet policies informed the actions of Japanese technocrats and intellectuals, with a number of Japanese Marxists joining Manchukuo’s institutions after fleeing persecution in Japan itself. These Marxist exiles drew up industrial Five-Year Plans and promoted agricultural collectivisation, until they too fell afoul of the army-led purges of the political left in the early 1940s. Under the slogan of “Five Races Under One Union”, pan-Asianists in Manchukuo’s institutions attempted to put their ideas into practice, even finding themselves caught up or participating in movements against Japanese imperialism.

Through this dynamic and open-ended ideological ferment, and its application to practical problems of colonial development, Manchukuo became an experiment in developmental state‐building which had immense consequences for the whole of East Asia. Its intellectual legacy is exemplified by the Japanese “reform bureaucrats” of the 1930s and ‘40s, who saw a technocratic state leading national development—and embracing neither electoral democracy nor class struggle—as being the way forward for East Asia. The Manchurian influence can be found in all the most significant cases of East Asian developmental success.

The Manchurian model of forced industrialisation under single-party rule found post-war expression in China, North Korea, and South Korea during the Park Chung-hee years, directly influenced by people who had participated in the colony’s institutions. The Japanese technocratic planners who worked in Manchukuo likewise returned to serve in the highest levels of government and economic and planning bodies in Japan after the war. They led Japan’s Liberal Democratic Party, which governed uninterrupted from 1955 to the 1990s. The most prominent among these was Kishi Nobusuke, once Manchukuo’s economic tsar and among the most ruthlessly anti-Chinese and imperialist of its political leaders, whose postwar position as America’s man in Tokyo allowed him to become Prime Minister from 1957-60 and retain prominence as an elder statesman until the 1980s.

Kenkoku University—the highest academic institution in Manchukuo from 1938 until 1945—was the educational center of the pan-Asianist experiment. Its students came from all over Asia under Japanese rule to learn how to modernize Asia. After the war, they maintained contact with each other while they assumed important roles in East Asia’s postwar order—some of their careers lasting until the 1990s. The legacy of Kenkoku lived on in their political achievements. Across East Asia, alumni implemented their goals of national liberation and state-led industrialization in the region’s postwar states and on all sides of the Cold War divide. By inculcating the region’s rising elites, Manchukuo’s rulers secured an unlikely legacy. While the Japanese empire met its end, its tradition of technocratic state-building endured as East Asia’s new leaders drew on their Japanese training to build its successor regimes.

Kenkoku University and its Pan-Asian Order

Kenkoku University—the name means “Nation-Building”—was located on a small hill outside the Manchukuo capital city of Shinkyō, then known as Hsinking and now called Changchun, capital of China’s Jilin Province. Founded by Japanese military leader Ishiwara Kanji, a major architect of the Japanese occupation of Manchuria, Kenkoku’s purpose was to nurture the leaders of a new pan-Asian order under Japanese hegemony. Ishiwara thought that an ultimate war between Japanese-led Asia and the U.S.-led West was unavoidable.

Kenkoku recruited its students from the Japanese Empire’s various ethnicities—Japanese, Chinese, Korean, Taiwanese, Mongolians, and even Russians. These incoming students were required to learn two foreign languages, while Japanese students had to demonstrate proficiency in Chinese, English, French, Russian, or German. Kenkoku even recruited Chinese and Korean professors with a background in organizing nationalist and anti-Japanese movements. Ishiwara hoped at one point to invite Gandhi and the pro-Japanese nationalist leader Subhas Chandra Bose from India, the American Sinologist Pearl Buck, and even Leon Trotsky.

From the outset, Kenkoku encouraged its students to criticize Manchukuo’s politics, a privilege justified on the grounds that the university was meant to be the incubator of Manchukuo’s future governance, not that of its present. Chinese students were allowed to write fiction on controversial themes: One surviving piece memorializes a female friend murdered by Japanese authorities, reminiscing about her nationalism by reading her writings and diaries every night.

This unusual tolerance also extended to faculty. Bao Mingqian was a Chinese professor at Kenkoku with a background in leading nationalist campaigns, including the May Fourth Movement. Ultimately, Bao found himself sidelined at Kenkoku and later grew disillusioned with it. He was granted leave after faking an illness, which lasted opportunely until 1945. In June 1946, he visited the Chinese Communist Party (CCP) at Yan’an and was later briefly imprisoned by Nationalist authorities for his activities. In doing so, Bao was in fact continuing in a Kenkoku tradition of staff and students traveling to the “red capital” of the CCP at Yan’an or the wartime Nationalist capital of Chongqing.

Nor was the radical turn limited to Kenkoku’s Chinese members. Korean literary giant Choe Nam-seon, who had penned the “Korean Declaration of Independence” during the anti-Japanese March 1st Movement of 1919, was among the staff recruited. As a lecturer, Choe taught a different narrative to that of the Japan-centred view of Asia during his classes. When Japan attacked Pearl Harbour, Choe reportedly explained to his Korean students that a huge gap existed between the national strength of Japan and the U.S. and predicted that Japan would soon be defeated and Korea would become independent. One student remembered that it was at this very moment he “awakened to his Korean identity with an electrified feeling thanks to Professor Choe.” Choe told another student, “We live our lives solely for that purpose [of Korean independence]. Without that hope, how would we keep going?”

Yet what all this fundamentally reflects is how Kenkoku failed to rectify real political problems. It could not offer a convincing narrative for the imperial project’s necessity, nor justify its brutalities. Kenkoku’s experiment in pan-Asianism, the foundation of its existence, also became its own enemy. One Japanese student wrote in his diary that he “came to respect those Chinese students who left Ken[koku] to join the anti-Japanese movement.” The ideologies of the anti-Japanese resistance proved far more attractive to the very students that Kenkoku’s founders intended to become a future pan-Asian elite.

Due to this divide, Kenkoku became an important link in the very substantial phenomenon of “Manchukuo Marxism.” Marxist-inclined Chinese students betrayed their loyalties when registering en masse for Russian language courses. Books by Lenin, Marx, and the Japanese Marxist Kawakami Hajime circulated around the campus with the blessing of Kenkoku Vice President Sakuta Sōichi, an accomplished economist. In April 1940, Chinese students formed a group to contact the revolutionaries, and went as far as publishing a semi-annual bulletin called “Outpost.” These activities led to the arrest of 24 students by Japanese military police between 1941-43 during an anti-Marxist campaign. Frequently beaten and tortured, two of the students died in prison.

The contradictions of Kenkoku pan-Asianism spread among students too, with some Japanese students infamously using their privileges of access to rice as a way to bribe Korean students, who Manchukuo’s wartime rationing laws restricted to other grains. The Korean students instead stood up for the excluded Chinese students on the grounds that this was a truer expression of pan-Asian solidarity.

Kenkoku came uneasily together only because of extraordinary circumstances and arbitrary shifts in ideological influence. It easily fell apart when the political circumstances for its continuation no longer existed. Yet it was clear that an authentic pan-Asianism did exist there. Despite the defeat of both the university and the Japanese empire that built it, Kenkoku alumni went on to act on those impulses. Both through their political careers and their ongoing social ties, they confounded the strict borders that undergirded the East Asian political order—the very same borders they often helped to construct.

The Kenkoku Alumni Network

While Kenkoku proved counter-productive in the eyes of its sponsors and organizers, it was ultimately a useful incubator of post-war talent in both revolution and governance. With an alumni network that contributed to socialist, liberal, and nationalist revolutions across the region, it ironically fulfilled the task of building a new Asian political order that Ishiwara had set for it.

In 1954, former students founded the Kenkoku University Alumni Association in Japan. Contact between South Korean, Japanese, and Chinese alumni in Taiwan started in the 1950s, including group visits between countries. From 1980 onwards, alumni made four visits to mainland China, assisted by high-ranking CCP officials who were themselves former Kenkoku students—many of whom had suffered extensively during the Cultural Revolution.

Kenkoku graduates in China notably contributed to the restoration of Sino-Japanese ties from the 1960s onwards, an important element in securing the funding and trade deals that made China’s opening-up policy possible. Under the encouragement of Kenkoku alumnus and Jilin Party Secretary Gao Di, Kenkoku graduates even managed to resurrect the university in some form on its original site in the 1980s. One of the proposed names, Jianshe University (“Kensetsu” or “Construction” University), seemed a deliberate attempt to invoke Kenkoku’s memory. Deemed politically insensitive, the name ultimately became Changchun University.

The Cold War played a central role in preventing the evaporation of Kenkoku’s legacy. Common pro-Western geopolitical loyalties helped the initial reopening of contact between South Korean, Taiwanese, and Japanese alumni. But additionally, China’s increasing participation in that same international order, spurred on by their common opposition to the Soviet Union, allowed the warming of relations with PRC alumni as well.

Among the earliest events in which Kenkoku alumni played a major role was the socialist takeover of Manchuria itself. Among the ranks of the local activists was an ethnic Mongolian graduate named Jirgal. Born in northern Liaoning province, Jirgal graduated from Kenkoku in July 1944 and was assigned to work as a staff officer with advisory duties at Horqin Right Front Banner—a Mongolian county-level administrative unit—in what was then Xing’an Province. When Manchukuo fell apart in August 1945, Jirgal joined the East Mongolian Ethnic Autonomy Movement, collecting Japanese ammunition for the purposes of a popular revolution. By February 1946, an East Mongolian People’s Autonomous Government had been founded at Horqin, where Jirgal became banner chief. At the time, he belonged to the Inner Mongolian People’s Revolutionary Party (IMPRP) Youth Corps, ideologically closer to the Soviet Union and the Mongolian People’s Republic. But in March 1946, the CCP started sending representatives to contact the East Mongolian movement. By October, Jirgal had joined its ranks.

During the April 1947 Inner Mongolian People’s Deputies’ Conference, which debated the issue of union with CCP-controlled China, Jirgal became a leading advocate of the union, arguing on the basis of the CCP’s new policy of ethnic autonomy. Jirgal’s own star rose with that of the party. He helped to devise a moderate policy against completely abolishing class differences in Inner Mongolia. Rising through the ranks until the Cultural Revolution, Jirgal found himself purged and brutally interrogated due to his previous alignment with Liu Shaoqi, his erstwhile links to the IMPRP, and suspected Soviet sympathies. But ultimately, he secured a release and returned to political office after Lin Biao died in 1971. Then in ill-health, Jirgal immediately flung himself into the work of reconstructing Inner Mongolia, collapsing and almost dying of a heart attack during a conference. By the time of his death from exhaustion and another heart attack in February 1982, he was Deputy Party Secretary and Vice-Chairman of Inner Mongolia. The Kenkoku graduate had seen the dawn of a new era.

Jirgal’s formation in the ideology of national liberation—first Mongolian, then Chinese—points to one of the major common inheritances of its alumni. Moreover, this tendency was shared across borders. But it was in South Korea that Kenkoku could boast its most prominent alumnus.

Kang Young-hoon, an ethnic Korean student of economics at Kenkoku, was already known as highly nationalist during his tenure there. After 1945, he joined the South Korean army, where he fought in the Korean War and rose to the ranks of Lieutenant-General and Superintendent of the Korean Military Academy. Unlike many of his peers, Kang refused to participate or even sympathize with Park Chung-hee’s military takeover of May 16th, 1961, earning the title of “Anti-Revolutionary Officer Number 1” as a result.

Kang was hardly the only major South Korean figure with a Japanese tie. Park himself was an ex-Manchukuo officer and drew many supporters in the South Korean army and bureaucracy from the ranks of other ex-Manchukuo men, later known as the “Manchurian Clique” in South Korean political circles. Under the Park regime, South Korea embarked on a markedly statist economic path, with state-backed development of key sectors and the occasional strong-arming of a reluctant industrialist putting the country on a path of rapid economic development.

Despite its greater friendliness to markets, the parallels with Japanese state-building were clear enough for Park’s enemies, who often invoked his admiration of and collaboration with Japan to undermine his nationalist credentials. They may have had a point: Park’s admiration for Japan was strong enough that Kishi Nobusuke, meeting Park after his own tenure as Prime Minister of Japan, reported some embarrassment at the fact that the Korean leader’s political rhetoric seemed to have been directly imported from the Manchukuo years, unreconstructed by the etiquette of American liberalism.

After a six-month stint at Seoul’s infamous Seodaemun Prison, Kang went on to spend most of the Park and Chun Doo-hwan years as a diplomat and academic. In the late 1980s, his fortunes finally changed: Roh Tae-woo, another military strongman who pledged to transition to democracy, chose Kang as Prime Minister in 1988 on the basis of his anti-Park credentials. Kang became an architect of Roh’s “Nordpolitik” and led peace talks with North Korean Premier Yŏn Hyŏngmuk, staying in his role until 1990. Whatever their internal disputes, former Manchukuo men walked the halls of power in South Korea for most of the 20th century and drew on their political and military experience in its construction. Throughout the ups and downs of his career, Kenkoku’s most prominent Korean graduate was in good company.

The Manchurian Legacy

One of Kenkoku’s enduring ideological contributions was its inculcation of a state-led vision of industrialization and economic construction. Manchukuo itself practiced state economic planning from 1937 onward, intent on exporting the Japanese technocratic tradition across Asia. Kenkoku Vice-Chancellor Sakuta Sōichi, who possessed a doctorate in economics, was himself devoted to these ideals, as shown by his 1934 book entitled Japanese Statism and the Controlled Economy. His ideological tolerance was pivotal in the spread of otherwise seditious books among students. Manchukuo’s broader policy of agricultural collectivization was directly supported by the South Manchuria Railway Company Research Department, including by Japanese Marxist members working under the inspiration of agrarian thinker Tachibana Shiraki.

Kenkoku’s main economic planning course was taught by Okano Kanki, who wrote several books on Japanese-Manchurian economic integration, as well as on Manchukuo’s Five Year Plans and material mobilization for defense. The lectures were influential enough that Yu Jiaqi, a 1938 Kenkoku graduate and later professor at Jilin University, still favorably recalled the course in his memoirs. After 1945, Okano continued to write on topics such as reparations after the First World War—likely in expectation of similar demands being made on Japan—and the British Labour government’s industrial nationalization policy. His last work, a textbook on finance, came out in 1969. Associate professor Nemoto Ryūtarō likewise went on to postwar political office as Japan’s Minister for Agriculture and Forestry in 1951, Chief Cabinet Secretary in 1954, and Minister for Construction in both the late 1950s and early 1970s. Although stripped of its imperial radicalism, Japan’s postwar economy remained characterized by strong state intervention and multi-year planning until the mid-1980s.

However, Kenkoku’s statist economics did not remain a purely Japanese product. It went on to influence Korean state-builders in both north and south, as well as Chinese ideologues of national construction.

The Korean associate and Kenkoku lecturer Hwang Toyŏn, who taught statistics and bookkeeping, got his start in economics at Kyoto Imperial University, where his mentor was the Marxist economist Ninagawa Torazō. In Manchukuo, Hwang worked on behalf of the government, researching topics from soybean production to the silk industry, agricultural commodification, and business profitability under the Controlled Economy.

After 1945, Hwang taught briefly in Seoul, until he resigned for political reasons and headed to North Korea. Under the auspices of the Democratic People’s Republic, he became a professor at Kim Il-sung University and became instrumental in establishing its planned economy. He was later appointed head of the Industrial Ministry Planning Office under Minister and General Kim Chaek. He was subsequently Chairman of the Central Statistics Bureau, a post he occupied until 1957. Even then, Hwang was still able to publish a work in Japanese introducing developments in and the transformation of the North Korean economy since the end of the Korean War in 1953. Nor was Hwang the only North Korean official with Japanese imperial ties : General Kim himself reported in his 1947 assessment of the new regime that 85% of its first cabinet had studied in Japanese, colonial Korean, or Manchurian tertiary institutions. Kim Tusam, its first Minister of Energy, began his own career in Manchukuo’s Hydro-Electric Power Construction Office.

While Korean alumni eked out comfortable positions in officialdom, it was a Chinese alumnus who maintained the most prominent expression of its ideological radicalism. Just as Kang became Prime Minister in South Korea, Jilin province—the former home of Kenkoku—found itself governed by yet another alumnus: the party chief Gao Di, whose studies at Kenkoku came to a premature end along with the war. Gao was unique among Kenkoku alumni in his unparalleled loyalty to the original Manchukuo ideals of state-led social renovation using non-liberal administrative means in shaping the economy. Based on Gao’s actions in office, he could well be considered the last of the reform bureaucrats, a Chinese counterpart to the officials who had modernized Japan decades before.

Gao served first as Changchun City Party Secretary and Acting Mayor starting in 1981, before promotion to Jilin Provincial Party Secretary in the mid-1980s, operating out of the former Japanese Kwantung Army Headquarters in Changchun. Despite having been at the bottom of the Kenkoku social hierarchy due to his Chinese ethnicity, he went on to assist the later Changchun University project that explicitly invoked Kenkoku-era ideals of national construction. In 1985, Gao joined the 200-member Central Committee as one of a batch of younger members chosen to replenish the body’s elderly ranks. Gao was not only the top-performing Kenkoku student in the PRC, but also ensured the rise of Northeasterners such as Zhang Dejiang. Zhang had accompanied Gao on visits to North Korea in the 1980s and ultimately joined the Politburo Standing Committee in 2012.

After the rise in 1989 of Jiang Zemin—himself a former engineer in the Northeast, having led automobile manufacturing in Changchun—as General Secretary and successor to Deng Xiaoping, Gao was appointed head of People’s Daily. Chinese leaders had deemed the party newspaper to have previously gone too far in the neoliberal direction. The paper had even given a platform to anti-Communist intellectuals in the run-up to the Tiananmen Incident.

But Gao did not abide by the party line, asking questions in his editorials about the nature of the Dengist reforms and allowing thinly-veiled attacks on Deng’s post-Incident speeches urging the continuation of the reforms. Gao questioned whether the housing shortages and high university fees as found in the capitalist west demonstrated any superiority of that model. Gao initially refused to publish Deng’s speeches on marketization, on the grounds that Deng had officially retired and was only an ordinary party member. He found himself removed from office in November 1992 after Deng’s victorious Southern Tour cemented pro-market reforms.

By all accounts, Gao genuinely believed in socialism, the planned economy, and public ownership. He defended these beliefs despite his own persecution during the Cultural Revolution and the end of his political career. While other Kenkoku alumni in the PRC relied more on their Japanese connections and language skills to advance their post-reform careers, Gao uniquely defended core components of its ideology. His loyalty to the planned economy and his alliance with Jiang was a very Manchurian, “post-Manchukuo” phenomenon. It represented the rise of technocracy and its theorists in a technologically advanced and economically progressive region that saw itself and its model as superior—long before more well-known reactions against market reforms, such as the Chongqing model. Rather than trumpeting the superiority of the Chinese model, what Gao was defending in 1992 was the Manchurian model of economic technocracy, with its reliance on state leadership to build up technological advancement and economic progress.

In the careers of Gao, Kang, Jirgal, and their fellow alumni, we can trace a dual legacy by which Kenkoku University and the wider Manchukuo project continued to influence East Asia after the war. Kenkoku was the incubator of both pro- and anti-Japanese forms of pan-Asianism, the legacy of which was reinforced by Cold War-era geopolitical alliances. Its alumni went on to play important roles in the creation of the Cold War order in East Asia. But Kenkoku’s second legacy was its pursuit and embodiment of scientific administration and economic modernization as the necessary methods for building a new political order across Asia. From post-war Japan to modern China, material advancement and the building up of competent, modern states went on to reshape East Asia—often in only two generations.

Kenkoku also demonstrates how the formation of new elite classes across East Asia often thwarted the national boundaries they themselves constructed and guarded. When Western colonialism swept across Asia, overthrew empires, and imposed modernity, the Asian continent found itself undergoing a common experience unlike any other. For the first time in history, intellectuals from India to Japan had grounds for a common cause. Pan-Asianists intended for their philosophy to be the awakening of the periphery against repression by core Western nations. New ideologies and institutions, even ones invoking strictly national liberation, inevitably found themselves operating in a continental political theater. Certain ideologies, like socialism and Japanese imperialism, explicitly sought to operate at the international level.

Yet Japan ultimately behaved as a newly-rising colonial power for which the rest of East Asia would remain a periphery. Pan-Asian ideology contradicted this aspect of Japanese development, despite their best efforts to employ it. In the end, it was the rise of both U.S. imperial power and of the socialist blocs loyal to Beijing and Moscow which displaced similar Japanese ambitions. The same logic plays out to this day: Despite the formal sovereignty of modern East Asian states, it is an international political order—undergirded by the military strength of the U.S. as its core—which guarantees the position of states like Japan and South Korea.

But behind the scenes lay the realities of an ideologically complex past. Those victorious in building a new political order in Asia were not the ideologically pure, but the stern pragmatists who placed their various ideas at the service of building new regimes. In the end, Japan’s technocrats created a legacy that outlasted the imperial power that incubated their project. The Manchurian experience itself, once so isolated in Kenkoku and at the behest of imperial ambition, had the last laugh as it escaped the fate of its defeated Japanese masters and continued the project of pan-Asian technocratic development under new and shifting leadership. In a way, the Japanese imperial project to build a modernized Asian sphere of influence was successful despite the contradictions, just not for Japan.

Ernest Ming-tak Leung is a PhD candidate at the Chinese University of Hong Kong. His research focuses on the history of economic planning in East Asia. He tweets @ernestleungmt.
 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
Kiến Quốc học hiệu và Toàn Á trật tự

Kiến Quốc Đại Học - cái danh hàm ý "kiến thiết quốc gia" - tọa lạc trên một mỏm đồi ở ngoại vi đô thành Shinkyo, hay thường được gọi Tân Kinh và nay đổi Trường Xuân, thủ phủ tỉnh Cát Lâm Trung Quốc. Trường được thành lập theo chỉ thị của quân đội trung tướng Thạch Nguyên Hoản Nhĩ, vị kiến trúc sư chính cho cuộc đóng quân của Nhật Bản trên đất Mãn Châu. Mục phiêu Kiến Quốc là dưỡng dục thế hệ lĩnh tụ cho trật tự Toàn Á tương lai mà Nhật Bản nắm bá quyền. Thạch Nguyên tiên liệu rằng, cuộc tương tranh tối hậu giữa Á châu do Nhật lĩnh đạo với Tây phương dưới quyền Mĩ sẽ là tất yếu.

Kiến Quốc tuyển sinh trên mọi sắc tộc thuộc Đại Nhật Đế Quốc - Nhật Bản, Trung Hoa, Triều Tiên, Mông Cổ, và thậm chí Nga La Tư. Sinh viên nhập trường phải học song ngữ, chỉ riêng học viên Nhật Bản phải thể hiện sự tinh thông Hán, Anh, Pháp, Nga, hay Đức ngữ. Kiến Quốc còn tuyển dụng các giáo sư Trung Hoa Triều Tiên có trình độ vững về phương pháp tổ chức phong trào dân tộc chủ nghĩa và bài Nhật. Thạch Nguyên còn kì vọng có ngày thỉnh được Gandhi và cả lĩnh tụ dân tộc chủ nghĩa thân Nhật Subhas Chandra Bose ở Ấn Độ về, hay Hán học gia Pearl Buck người Mĩ, rồi thậm chí Lev Trotsky.

Ngay từ đầu, Kiến Quốc đã khích động sinh viên chỉ trích chính trị Mãn Châu Quốc, một đặc ơn được biện minh bằng lí do rằng trường đại học có bản chất là nơi ươm mầm nền quản trị tương lai Mãn Châu Quốc, chứ không phải cho hiện tại. Học viên Trung Hoa được phép soạn giả thiết cả những chủ đề dễ gây tranh cãi như : Bài ai điếu cho một nữ sinh cùng trường bị nhà đương cục Nhật Bản sát hại, ôn lại tinh thần dân tộc bất khuất của cô bằng cách đọc các di cảo cô từng soạn mỗi canh thâu.

Sự khoan dung phi thường này cũng tác động đến các giảng viên. Bào Minh Trân nguyên là giáo sư Trung Hoa tại Kiến Quốc có kinh nghiệm về các cuộc vận động dân tộc chủ nghĩa, gồm cả Ngũ Tứ Phong Trào. Về sau Bào nhận ra mình bị gạt ra rìa ở Kiến Quốc và hoàn toàn thất vọng về nó. Ông cáo bệnh để được nghỉ phép dài hạn cho đến tận năm 1945. Tháng Sáu năm 1946, ông lên Diên An viếng trung ương Trung Cộng rồi ngay sau đấy bị chức giới Quốc Dân tống giam ít lâu cũng vì hành động đó. Nhưng hành vi ấy của họ Bào, ngẫm cho cùng vẫn là kế thừa truyền thống Kiến Quốc, vì các giáo sư cho chí học viên cứ nối gót nhau đi thăm "hồng đô" Cộng Sản ở Diên An hay thủ đô kháng chiến Quốc Dân Đảng tại Trùng Khánh.

Các hạt nhân gốc Hán của Kiến Quốc cũng không hề bị kiềm chế. Người khổng lồ văn học Đại Hàn Thôi Nam Thiện - tác giả Độc Lập Bố Văn hồi cao trào kháng Nhật mồng Một tháng Ba năm 1919 - cũng trong số giáo viên trúng tuyển. Nhờ cương vị giáo sư, họ Thôi bình giảng một tự sự hoàn toàn khác thế giới quan Á Tâm của Nhật Bản ngay trong lớp. Năm Nhật Bản tiến hành tổng công kích Trân Châu Cảng, Thôi giảng cho riêng học viên Triều Tiên rằng có cách biệt quá lớn giữa quốc lực Nhật và Mĩ, đồng thời tiên ước rằng Nhật Bản sắp bại vong và Triều Tiên nhất định quang phục. Một sinh viên hồi tưởng rằng, ngay chính thì điểm ấy anh đã "được đánh thức bản sắc Triều Tiên và cơ hồ như có luồng điện chạy qua nhờ ơn Thôi tiên sinh". Họ Thôi còn bảo một sinh viên nữa rằng : "Chúng ta sống trọn đời vì mục phiêu đó [Triều Tiên độc lập]. Nếu như để tắt hi vọng ấy, thì sống phỏng còn ích gì ?".

Tuy nhiên, những điển hình như thế chỉ phản ánh một cách căn bản rằng Kiến Quốc đã thất bại vì không tu chính được các vấn đề chính trị thực tiễn. Nó không làm sao nêu ra được lập luận thuyết phục về tính thiết yếu của đề án đế quốc, cũng như biện minh tính tàn bạo trong đề án đó. Thí nghiệm Kiến Quốc trong chủ trương Toàn Á - cơ sở để nó tồn tại - đã trở nên đối nghịch với chính nó. Một sinh viên Nhật đã tường bày trong nhật kí rằng, anh "tôn trọng các bạn học sinh Trung Hoa bỏ Kiến [Quốc] tham gia phong trào kháng Nhật". Những tư tưởng nảy sinh trong cao trào kháng Nhật đặc biệt cuốn hút các học viên mà vị sáng lập Kiến Quốc kì vọng đào tạo thành lực lượng ưu tú Toàn Á trong tương lai.

Do sự phân liệt này mà Kiến Quốc đã trở nên mắt xích tối trọng yếu trong một hiện tượng cũng rất trọng yếu là "chủ nghĩa Marx Mãn Châu Quốc". Giới sinh viên Trung Hoa khuynh hướng Marxism đã bội ước lòng trung kiên để đăng kí tham dự các khóa học Nga ngữ. Những đầu sách Lenin, Marx, chí sĩ Marxism Nhật là Hà Thượng Triệu được lưu hành ngay trong hiệu viên nhờ sự cổ xúy của ông hiệu phó Kiến Quốc là Tử Xuyên Điền Trung - một nhà kinh tế học xuất chúng. Khoảng tháng Tư năm 1940, các sinh viên Trung Hoa đã lập ra một hội ái hữu để bắt liên lạc với giới cách mạng, và họ tiến xa tới việc san hành tờ công báo tồn tại chừng nửa năm gọi là Tiền Tiêu. Chuỗi hoạt động này dẫn đến việc hiến binh Nhật câu lưu 24 học sinh khoảng năm 1941-3 trong chiến dịch bài xích Marxism. Vì chịu cảnh tra tấn khôn thấu nên đã có hai sinh viên thiệt mạng trong ngục.

Những bất nhất bên trong tư tưởng Toàn Á Kiến Quốc đã lan nhanh trong giới học viên, biểu hiện bằng việc vài sinh viên Nhật Bản tận dụng cái đặc quyền khét tiếng là xin thêm cơm để mua chuộc sinh viên Triều Tiên - đối tượng bị đạo luật phân bổ khẩu phần thời chiến Mãn Châu Quốc không cho hưởng thụ ngũ cốc nào khác. Để trả đũa, giới sinh viên Triều Tiên đã nhất tề đứng lên ủng hộ các sinh viên Trung Hoa bị bài xích với lí do rằng để thể hiện chân thực nhất tình đoàn kết Toàn Á.

Người Kiến Quốc không dễ ngồi lại với nhau chỉ vì cái hoàn cảnh khác thường và sự biến thiên liên tục trong ảnh hưởng về tư tưởng. Nó cũng dễ rã ngũ do bối cảnh chính trị không cho phép nó sinh tồn thêm nữa. Nhưng trên hết thì đã có một chủ nghĩa Toàn Á Châu đích thực đã tồn tại ở đấy. Mà bất chấp sự thảm bại của trường đại học và cả Nhật Bản đế quốc đã kiến tạo nên nó, các cựu học sinh Kiến Quốc vẫn tiếp tục hành động theo xung lực đó. Hoặc thông qua đường thăng tiến chính trị hoặc là nhờ các giao tế xã hội thường xuyên, họ đã bới tung hệ thống phòng thủ biên cương vốn rất ngặt từng làm cơ sở cho trật tự chính trị Á Đông - vả chăng những đường biên này cũng có bàn tay kiến thiết của họ đó thôi.


 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
Mạng lưới cựu học sinh Kiến Quốc

Trong khi Kiến Quốc tỏ ra phản tác dụng trong mắt các nhà bảo trợ và ban giám hiệu, nó hóa ra là vườn ươm hữu ích cho hàng ngũ tinh hoa hậu chiến ở cả cách mạng và quản trị. Với việc mạng lưới cựu học sinh đã có cống hiến tích cực cho phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa, tự do hay là dân tộc chủ nghĩa trên bình diện khu vực, trớ trêu thay, nó đã hoàn tất sứ mạng kiến thiết trật tự chính trị mới tại Á châu mà nhà sáng lập Thạch Nguyên hằng thiết kế.

Năm 1954, các cựu sinh viên đã thành lập Kiến Quốc Đại Học Đồng Chí Hội tại Nhật Bản. Mối hiệp thông giữa giới cựu học sinh Nam Hàn, Nhật Bản và Trung Hoa tại Đài Loan đã khởi sự từ thập niên 1950, gồm những chuyến công du tập thể giữa các quốc gia. Kể từ năm 1980 trở đi, nhóm cựu sinh viên đã bốn lần viếng Trung lục nhờ sự tán trợ của giới chức cấp cao Trung Cộng - tức những cá nhân cũng thuộc về hội ái hữu Kiến Quốc này và đa số đã phải chịu bách hại trong thời kì Văn Cách.

Chính các tất nghiệp sinh Kiến Quốc tại Trung Quốc đã có đóng góp đáng kể cho nỗ lực phục hồi Hoa-Nhật hữu hảo từ thập niên 1960 về sau - một thành tố quan trọng trong việc bảo đảm nguồn tài trợ và các hiệp ước thương mại giúp chính sách Khai Cải tại Trung lục được trở nên khả thi hơn. Mà nhờ sự khích lệ của cựu học sinh Kiến Quốc kiêm Đảng ủy thư kí Cát Lâm là Cao Địch, nhóm tất nghiệp sinh Kiến Quốc thậm chí đã gia công phục hồi hiệu viên ở một số hình trạng nguyên thủy trên cơ sở cũ hồi thập niên 1980. Một trong những cái tên được đề xuất có Kiến Thiết Đại Học (Jianshe hay Kensetsu) dường như là nỗ lực có chủ đích nhằm gợi lại kí ức Kiến Quốc. Tuy nhiên vì bị quy nhạy cảm chính trị nên cái tên sau rốt được chấp nhận là Trường Xuân Đại Học.

Cuộc Lãnh Chiến đóng vai trò trung tâm trong việc kiềm chế những thất thoát di sản Kiến Quốc. Thái độ trung thành đối với địa chính trị thân Tây phương đã giúp mở lại mối thâm tình ban sơ giữa các cựu sinh viên Đại Hàn, Đài Loan và Nhật Bản. Nhưng bên cạnh đó, việc Trung Quốc tăng cường can dự vào cùng trật tự quốc tế như thế vì chịu tác động bởi nỗi bất bình chung đối với Tô Liên, đã cho phép mối hiệp thông trong cộng đồng cựu học sinh Trung Cộng càng đốt nóng hơn.

Một trong số sự kiện sớm nhất mà giới cựu học sinh Kiến Quốc chiếm lĩnh vị trí quan trọng là xúc tiến xã hội chủ nghĩa tại chính Mãn Châu. Trong hàng chính trị gia bản thổ có một tất nghiệp sinh sắc tộc Mông Cổ tên là Jirgal. Ông sinh trưởng ở mạn Bắc tỉnh Liêu Ninh, tất nghiệp Kiến Quốc tháng Bảy năm 1944 rồi được bổ làm tham tán viên với trách vụ cố vấn chính sách tại Horqin Dực Tiền Kì - đơn vị hành chính cấp quận tại Nội Mông - bấy giờ thuộc địa phận Hinggan Minh. Khi Mãn Châu Quốc cáo chung tháng Tám năm 1945, Jirgal lại tham gia Phong Trào Độc Lập Dân Tộc Đông Mông Cổ, chuyên thu gom đạn dược Nhật Bản cho mục phiêu thực hiện cách mạng bình dân. Đến tháng Hai năm 1946, Chính Phủ Tự Trị Nhân Dân Đông Mông Cổ được thành lập tại Horqin - địa phương hằng tôn Jirgal làm thủ lĩnh tượng trưng. Thì điểm đó, ông thuộc biên chế Nội Mông Cổ Nhân Dân Cách Mạng Thanh Niên Đoàn, về ý thức hệ có sự thân cận Tô Liên và Cộng Hòa Nhân Dân Mông Cổ hơn. Nhưng khoảng tháng Ba năm 1946, trung ương Trung Cộng bắt đầu cử đặc phái viên đi tiếp xúc các yếu nhân phong trào tự trị Đông Mông. Cho nên chừng tháng Mười, Jirgal xin gia nhập hàng ngũ mới.

Tại Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Nội Mông tháng Tư năm 1947, trong phiên nghị luận về vấn đề liên minh với một Trung Hoa do Trung Cộng kiểm soát, Jirgal thể hiện là ủng hộ viên tiên phong trong biện pháp liên hiệp, ông lập luận cứ theo chính sách mới về tự trị sắc tộc của Trung Quốc Cộng Sản Đảng. Jirgal vì vậy thành minh tinh mới nổi ngay trong chính đảng này. Ông đã có công xướng xuất một chính sách ôn hòa nhằm không để sảy ra tình trạng bài trừ thói phân biệt giai cấp tại Nội Mông. Hoạn lộ Jirgal thăng tiến rất nhanh cho đến trước thềm Văn Cách, ông tinh ý nhận ra các biểu hiện tảo thanh và thậm chí đấu tố khốc liệt vì thâm giao đối với Lưu Thiếu Kì, những liên đới cũ với Nội Mông Cổ Nhân Dân Cách Mạng Đảng, cùng thiện cảm đáng ngờ với cả Tô Liên. Nhưng cuối cùng ông vẫn được phóng thích và phục hồi đảng tịch ngay sau vụ Lâm Bưu tử nạn năm 1971. Về sau vì thể trạng đã mòn, Jirgal lập tức lao vào công cuộc tái thiết Nội Mông, thế rồi đột quị và suýt tắt thở vì trụy tim giữa một hội nghị. Trước lúc từ trần do kiệt sức và cũng bởi vướng một cơn đau tim nữa khoảng tháng Hai năm 1982, ông đã kịp làm Phó thư kí Đảng ủy kiêm Phó chủ tịch Nội Mông. Người tất nghiệp sinh Kiến Quốc này đã thấy trước Đông phương hồng nơi kỉ nguyên mới.

Sự hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc - ban đầu là Mông Cổ, về sau là Trung Hoa - bên trong Jirgal, đã chỉ ra một trong những điểm kế thừa chính của giới cựu sinh viên trường. Hơn nữa, xu hướng này lại cộng hưởng xuyên biên giới. Mà ngay tại Đại Hàn, Kiến Quốc còn có thể tự hào vì đã đào tạo những cựu sinh viên ưu tú nhất.

Khương Anh Huân - một sinh viên kinh tế gốc Triều Tiên tại Kiến Quốc - ngay trong học kì đã nức tiếng là con người có tinh thần dân tộc cực đoan. Sau năm 1945, ông gia nhập Quốc Cảnh Đội rồi dự phần Chiến Kiện Liên Triều, cuối cùng vinh thăng trung tướng kiêm giám đốc Học Viện Sĩ Quan Lục Quân. Nhưng ông không hùa vào đa số bạn đồng liêu để khước từ sự can dự hay là cảm thông với chính biến quân đội do Phác Chính Hi cầm đầu ngày 16 tháng 05 năm 1961, nên mới được đặt cho biệt danh "tướng lĩnh phản cách mạng số 1".

Họ Khương thực ra cũng không phải nhân vật cốt cán duy nhất tại Đại Hàn có quan điểm hòa thân Nhật Bản. Bản thân ông Phác cũng là cựu sĩ quan lục quân Mãn Châu Quốc, vả chăng, ông thu phục nhiều nhân tâm trong quốc quân Đại Hàn cùng nền quan liêu quốc nội cũng nhờ hàng ngũ cựu chức viên Mãn Châu Quốc - mà về sau họ được mệnh danh "Mãn Châu phái" trong chính giới Hàn Quốc. Dưới chế độ Phác, Đại Hàn Dân Quốc bắt đầu thời kì bình ổn kinh tế đáng nể, với công cuộc phát triển có sự hậu thuẫn của chính phủ đối với các ngành then chốt và đôi khi còn là sự trợ lực tối đa của một nhà tư bản công nghiệp miễn cưỡng nào đấy để góp sức đưa toàn quốc bước vào giai đoạn phát triển kinh tế thần tốc.

Cho dẫu đã tỏ ra thân thiện hơn với cơ chế thị trường, song cuộc kiến thiết mô hình quốc gia kiểu Nhật là cái gai trong mắt các địch thủ của ông Phác. Những con người này vẫn viện dẫn thái độ ngưỡng mộ và gia cố cộng tác phía Nhật để hạ uy tín dân tộc chủ nghĩa nơi ông. Họ cũng có lí : Tinh thần kính ngưỡng bên trong Phác dành cho Nhật Bản rồi rào đến độ Ngạn Tín Giới - gặp Phác ngay sau nhiệm kì thủ tướng Nhật Quốc - còn tỏ chút băn khoăn trước một tình huống rằng, đại thống lĩnh Đại Hàn có vẻ như còn tập nhiễm sâu sắc thời kì Mãn Châu Quốc, nên chẳng kiến tạo được nghi thức xã giao đúng tác phong tự do kiểu Mĩ.

Sau sáu tháng nằm xà lim Tây Đại Môn khét tiếng Thủ Nhĩ thành, Khương Anh Huân dành nốt thời gian còn lại dưới nhiệm kì Phác Chính Hi và Toàn Đẩu Hoán chỉ với tư cách nhà ngoại giao kiêm học giả. Tuy nhiên đến cuối thập niên 1980, hồng vận chiếu rọi cuộc đời ông : Lô Thái Ngu - cũng là một quân nhân đầy tiết tháo, bấy giờ cương quyết quá độ sang dân chủ chế - bổ Khương làm thủ tướng năm 1988 cứ theo những bằng cứ bất lợi cho họ Phác. Khương trở nên kiến trúc sư cho Bắc Phương Chính Sách (Nordpolitik) của họ Lô và dẫn đầu các phái đoàn nghị hòa với thủ tướng Bắc Triều Tiên là Diên Hanh Mặc, rồi nắm vai trò đó cho tới năm 1990. Vậy nên bất luận nội bộ về sau có bất hòa gì, thế hệ Mãn Châu Quốc vẫn bước đi thung dung trên sảnh quyền lực Đại Hàn suốt thế kỉ XX nhờ vào những kinh nghiệm chính trị quân sự để mà kiến thiết nó. Qua suốt thăng trầm trong đại nghiệp, những tất nghiệp sinh Kiến Quốc gốc Hàn vẫn là tập thể lỗi lạc nhất.

 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
Di sản Mãn Châu

Một trong những cống hiến trường tồn về phương diện tư tưởng của Kiến Quốc là định hình quốc gia dựa vào công nghiệp hóa và kiến tạo kinh tế. Vốn dĩ Mãn Châu Quốc đã thiết kế nền kinh tế tập trung từ năm 1937, với ý định rằng xuất khẩu truyền thống kĩ trị Nhật Bản ra khắp Á châu. Ông hiệu phó Kiến Quốc là Tử Xuyên Điền Trung - nhân vật đã có bằng tiến sĩ kinh tế - quyết tận hiến cho lí tưởng này, mà điều đó thể hiện qua cuốn sách ông cho san hành năm 1934 dưới nhan đề Chủ nghĩa quốc gia và nền kinh tế kế hoạch Nhật Bản. Tư tưởng khoan dung trong ông chính là yếu tố then chốt cho sự phổ biến hàng loạt ấn phẩm đầy tham vọng khác trong giới sinh viên. Chính sách tập thể hóa nông nghiệp rất thoáng tại Mãn Châu Quốc nhận sự tương trợ tích cực của Nam Mãn Châu Thiết Đạo Chu Thức Hội Xã Nghiên Cứu Bộ, mà như đã biết, cơ quan đó gồm cả những chí sĩ Marxism Nhật đã vào làm việc vì tiếp thu cảm hứng nơi nhà tư tưởng canh nông Lập Hoa Nha Y Tử.

Khóa quy hoạch kinh tế trọng yếu tại Kiến Quốc do Cương Dã Giám Kí đứng lớp. Ông là tác giả một số cuốn sách bàn về hội nhập kinh tế Nhật Bản - Mãn Châu, cũng như Ngũ Niên Kế Hoạch ở Mãn Châu Quốc và chính sách tăng cường vật chất cho quốc phòng. Các bài giảng như thế này có ảnh hưởng đến mức Vu Gia Kì - tất nghiệp sinh Kiến Quốc niên khóa 1938 mà sau làm giáo sư Cát Lâm Đại Học - vẫn bài tỏ trân trọng trong cuốn hồi kí đời mình. Sau 1945, Cương Dã tiếp tục biên soạn các chủ đề như bồi thường Đệ Nhất Thế Chiến - có lẽ với kì vọng rằng Nhật Bản cũng phải được quyền kiến nghị tương tự - và chính sách quốc hữu hóa công nghiệp của nội các Anh Quốc Cần Lao Đảng. Tác phẩm cuối cùng của ông là một tập giáo trình tài chính san hành năm 1969. Cả phó giáo sư Căn Bản Long Thái Lang cũng tiếp tục giữ các trách vụ chính trị hậu chiến với tư cách là tổng trưởng Bộ Nông Lâm Nhật Bản năm 1951, đổng lí văn phòng Nội Các năm 1954, tổng trưởng Bộ Kiến Thiết từ cuối thập niên 1950 cho đến đầu thập niên 1970. Mặc dù đã rũ bỏ yếu tố cực đoan đế quốc, thế nhưng nền kinh tế hậu chiến Nhật Quốc về căn bản vẫn là sự can thiệp sâu rộng của chính phủ và quy hoạch đa niên cho đến tận giữa thập niên 1980.

Tuy nhiên, kinh tế kĩ trị Kiến Quốc lại không phải sản phẩm thuần túy của người Nhật. Nó tiếp tục bắt rễ trong các chí sĩ kiến quốc ở cả Bắc Triều Tiên và Nam Hàn, cũng như những hệ tư tưởng kiến thiết quốc gia ngay tại Trung Hoa.

Người đồng môn gốc Triều Tiên kiêm giáo sư Kiến Quốc là Hoàng Độ Uyên từng đảm trách môn thống kê và kế toán, trước kia lấy bằng kinh tế học tại Kinh Đô Đế Quốc Đại Học - nơi ông làm quen vị cố vấn cho mình về sau là nhà kinh tế học Marxism Quyền Xuyên Hổ Tam. Ở Mãn Châu Quốc, họ Hoàng làm biệt phái viên chính phủ chuyên nghiên cứu các chủ đề như sản xuất đậu tương hay kĩ nghệ phát triển tơ lụa, thương phẩm hóa nông nghiệp, và thu lợi tức thương mại dưới quyết sách Kinh Tế Kế Hoạch.

Sau 1945, họ Hoàng giảng học không bao lâu tại Thủ Nhĩ thì quyết định từ chức vì lí do chính trị, và cuối cùng ngả theo Bắc Triều Tiên. Dưới sự tán trợ tích cực của phía Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, ông đắc cử giáo sư Đại Học Tổng Hợp Kim Nhật Thành và làm cánh tay mặt cho công cuộc thiết lập nền kinh tế kế hoạch nước này. Sau đó, ông được bổ nhiệm giám đốc Vụ Kế Hoạch Bộ Công Nghiệp dưới quyền bộ trưởng kiêm đại tướng Kim Sách, rồi tiếp tục đảm nhiệm giám đốc Cục Thống Kê Trung Ương và giữ chức vụ ấy cho đến năm 1957. Ngay thời gian đó, ông vẫn có thể thoải mái san hành một tác phẩm tiếng Nhật nhằm giới thiệu những thành tựu phát triển và chuyển biến kinh tế Bắc Triều Tiên kể từ thì điểm kết thúc Chiến Kiện Liên Triều năm 1953. Hơn nữa, họ Hoàng cũng chẳng phải chức viên Bắc Triều Tiên duy nhất có liên đới Nhật đế : Ngay như trong một biên bản năm 1947 mà Kim tướng quân báo cáo tình hình chính thể mới, cũng cho biết rằng, 85% thành viên nội các pháp nhiệm I cũng xuất thân ở các cơ sở giáo dục đại học Nhật Bản, Triều Tiên thuộc quốc và Mãn Châu. Chẳng hạn, Kim Đẩu Tam tổng trưởng tiên phong Bộ Năng Nguyên nước này, cũng đã khởi nghiệp tại Sở Kiến Thiết Thủy Điện Mãn Châu Quốc.

Đương khi các cựu học sinh Liên Triều chiếm vị trí tương đối thuận lợi trong chính quyền, thì ngược lại, một cựu học sinh Trung Hoa lại giữ nguyên những biểu hiện nổi trội nhất của chủ nghĩa cực đoan tư tưởng. Cái lúc Khương Anh Huân nhậm chức thủ tướng Đại Hàn, thì tỉnh Cát Lâm - cái nôi Kiến Quốc - dưới quyền quản trị của một bạn đồng môn khác : Đảng ủy thư kí Cao Địch - xưa kia phải bỏ ngang Kiến Quốc vì tình thế chiến tranh. Vậy nhưng họ Cao là cựu sinh viên Kiến Quốc duy nhất hết lòng trung thành với lí tưởng Kiến Quốc sơ khởi về cải cách xã hội dưới một quyền lực quốc gia thông qua việc xử dụng những phương tiện hành chính phi tự do nhằm đảm bảo định hình nền kinh tế. Cứ theo những hoạt động của họ Cao thời tại nhiệm, có thể phán xét ông là nhân vật cuối cùng trong số quan chức canh tân, hay một phiên bản Trung Hoa của những tiên liệt đã hiện đại hóa Nhật Bản nhiều thập kỉ trước.

Họ Cao kinh qua các chức Trường Xuân thành ủy thư kí và quyền thị trưởng kể từ năm 1981, rồi thăng đến chức Cát Lâm tỉnh ủy thư kí ngay giữa thập niên 1980, mà cơ quan ông vốn là trụ sở cũ của Quan Đông Quân Tư Lệnh Bộ. Mặc dù từng có danh phận thấp nhất theo hệ thống phân cấp xã hội tại Kiến Quốc vì căn bản Hán tộc, nhưng ông vẫn cực lực ủng hộ đề án Trường Xuân Đại Học để hiển dương lí tưởng kiến thiết quốc gia của thời đại Kiến Quốc. Năm 1985, Cao được kết nạp vào Trung Ương Ủy Hội gồm 200 thành viên với tư cách dự khuyết hàng ngũ cán bộ lão thành. Cao không chỉ là cựu học sinh Kiến Quốc có thành tích chính trị vẻ vang nhất Trung Quốc, mà còn đảm bảo thời kì thăng tiến của phái Đông Bắc như Trương Đức Giang. Họ Trương từng tháp tùng Cao trong các chuyến công du Bắc Triều Tiên thập niên 1980 và cuối cùng được bổ sung vào Chính Trị Cục Thường Vụ Ủy Hội năm 2012.

Sau khi Giang Trạch Dân chổi dậy năm 1989 - nhân vật có thời gian làm kĩ sư ở Đông Bắc, còn lĩnh đạo ngành chế tạo xe hơi Trường Xuân - trên cương vị tổng thư kí và người kế nhiệm cố lĩnh tụ Đặng Tiểu Bình, họ Cao liền được cử làm xã trưởng Nhân Dân Nhật Báo. Giới lĩnh đạo Trung Quốc bấy giờ cho rằng, tờ báo đảng đã đi quá xa theo chiều hướng tân tự do. Tờ báo thậm chí lập riêng một diễn đàn cho các phần tử bài Cộng để đến nỗi sảy ra Chính Biến Thiên An Môn.

Nhưng họ Cao không chịu chấp hành chỉ thị của đảng, ông đặt vấn đề trong loạt xã luận của mình về bản chất chính sách khai cải Đặng Tiểu Bình, còn thầm cài thông điệp đả kích các bài phát biểu ngay sau Chính Biến cổ xúy tiếp tục cải cách của họ Đặng. Cao lập luận rằng, liệu thực trạng thiếu nhà ở và phí tổn đại học quá cao như tại Tây phương tư bản chủ nghĩa có thể hiện chút ưu việt nào trong mô hình đó hay không. Ban đầu Cao còn không cho đăng các bài thuyết trình của họ Đặng về chủ trương thị trường hóa, với lời biện minh rằng Đặng Tiểu Bình đã chính thức hồi hưu và phải được đối xử bình đẳng như mọi đảng viên khác. Thế rồi ông nhận thông cáo cách chức vào tháng 11 năm 1992 ngay sau sự kiện Nam Tuần trứ danh của Đặng Tiểu Bình nhằm úy lạo dư luận ủng hộ khai cải thị trường.

Có thể nói rằng, họ Cao trao niềm tin sắt đá vào chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế kế hoạch và sở hữu tập thể. Ông dám kiên định lập trường ngay cả khi bị bách hại trong cuộc Văn Cách và thậm chí sẵn lòng đánh đổi nốt sự nghiệp chính trị. Đương lúc các cựu sinh viên Kiến Quốc khác tại Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ỷ vào những hiệp thông với Nhật Bản và cả khả năng ngoại ngữ uyên bác để tìm đường thăng tiến sự nghiệp sau Khai Cải, Cao vẫn cố chấp với các yếu tố cốt lõi trong ý thức hệ của mình. Lòng trung kiên của ông đối với kinh tế kế hoạch và quan hệ khắng khít với họ Giang cũng là một hiện tượng rất Mãn Châu, hay đích xác hơn là "hậu Mãn Châu". Nó đại diện cho sự chổi dậy của kĩ trị chế cùng các lí thuyết gia trong một khu vực đang đạt tiến bộ đáng kể về kinh tế và kĩ nghệ, cũng là nơi hằng coi rằng tự nó và mô hình của nó là ưu việt - mà biểu hiện này đã có từ rất lâu trước khi sảy ra những phản ứng lừng tiếng hơn nhằm bài bác chính sách cải cách thị trường, chẳng hạn như mô hình Trùng Khánh. Thay vì cổ vũ tính ưu việt của mô hình Trung Quốc, hóa ra thời điểm 1992 họ Cao chỉ nhằm bảo lưu mô hình kĩ trị kinh tế Mãn Châu, mà đặc thù là phải tín thác quyền lực chính phủ để kiến thiết tiến hóa kĩ nghệ và phát triển kinh tế.

Trong sự nghiệp Cao, Khương, Jirgal cùng các bạn đồng môn khác, chúng ta có thể bắt gặp cái di sản kép mà Kiến Quốc Đại Học và đề án Đại Mãn Châu Đế Quốc tiếp tục bắt rễ vào bối cảnh Á Đông hậu chiến. Kiến Quốc quả thực là nơi ươm mầm cho cả hình thức bênh và chống Nhật trong chủ nghĩa Toàn Á, vả chăng, di sản tư tưởng này càng được củng cố nhờ những liên minh địa chính trị suốt giai đoạn Lãnh Chiến. Giới cựu sinh viên trường cũng tiếp tục đóng vai trò tối trọng yếu trong việc kiến tạo trật tự Lãnh Chiến tại địa phận Á Đông. Nhưng di sản Kiến Quốc đáng kể hơn vẫn là truy cầu và thể hiện phương pháp quản trị khoa học cũng như hiện đại hóa kinh tế ở phương diện thiết yếu để kiến thiết một trật tự chính trị hoàn toàn mới trên tổng thể Á châu. Từ Nhật Bản hậu chiến cho đến Trung Hoa đương đại, công cuộc tiến hóa vật chất và kiến thiết các quốc gia hiện đại có tiềm lực rồi rào, điều ấy hầu khuông trợ cho sự tái định hình cõi Á Đông và thường chỉ cần hai thế hệ là xong.

Kiến Quốc cũng chứng minh sự hình thành lực lượng tinh anh mới trong cõi Á Đông mà sau này thường phá tung những đường biên quốc gia do chính tay họ kiến thiết và phòng thủ. Khi chủ nghĩa thực dân Tây dương xâm nhập không gian Á châu, giật sập các cựu đế chế hòng cưỡng đặt tính hiện đại, đại lục Á Tế Á phải cùng nhau trải qua một kinh nghiệm có thể nói là hi hữu trên bình diện thế giới. Lần đầu trong lịch sử, trí giả từ Ấn Độ cho đến Nhật Bản biết phấn đấu vì mục phiêu chung. Sĩ phu Toàn Á nêu tôn chỉ phụng hiến một triết lí là đánh thức các miền ngoại vi vùng lên phản kháng sự áp bức của nhóm quốc gia Tây phương tiêu biểu. Những hệ tư tưởng và kiến chế mới - tính cả ý thức hệ mưu cầu đấu tranh giải phóng dân tộc bằng biện pháp bạo động triệt để - đương nhiên phải vận hành trên sân khấu chính trị đại lục mà thôi. Chỉ có số rất ít ý thức hệ như chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là còn manh nha tìm cách hoạt động ở cấp quốc tế.

Tuy nhiên, Nhật Bản sau rốt cũng hành xử không khác gì liệt cường thực dân mới chổi dậy, mà trong khi phần Á Đông còn lại vẫn chỉ là vùng ngoại vi. Hệ tư tưởng Liên Á xem ra đối ngược diện mạo phát triển này của nước Nhật, cho dẫu đã có những nỗ lực tận dụng nó. Ở giai đoạn áp chót, bá quyền Mĩ chổi dậy kết hợp sự hình thành khối xã hội chủ nghĩa thủy chung Bắc Kinh Mạc Tư Khoa, và cả hai đã choán chỗ những tham vọng tương tự từ phía Nhật Bản. Cho tới hôm nay cái lí tính như vậy vẫn tiếp diễn : Bất chấp chủ quyền chính thức của các quốc gia Á Đông hiện đại, lí tính đó đã trở nên trật tự chính trị tầm quốc tế và chủ yếu được củng cố nhờ tiềm lực quân sự Mĩ, hầu đảm bảo vị thế các quốc gia như Nhật Bản và Đại Hàn.

Nhưng, ở phía sau cánh gà là thực tế hết sức bẽ bàng của một quá khứ phức tạp về ý thức hệ. Những nhân vật thành công trong cuộc kiến tạo tân trật tự Á châu lại chẳng hề thuần thành tư tưởng, mà đúng ra họ thực dụng tới mức quyết liệt trong việc xướng xuất nhiều ý tưởng dù kì quặc nhất để làm sao kiến thiết tân chính thể. Cuối cùng thì, giới kĩ trị Nhật Bản đã kiến tạo một di sản trường tồn hơn cái đề án đế quyền mà họ hằng ấp ủ. Mà vốn dĩ cuộc thí nghiệm Mãn Châu cũng bị cô lập trong hiệu viên Kiến Quốc và bị tham vọng đế quốc kiềm tỏa, thành thử đã có đôi ba tiếng cười ròn khi thoát vòng tay ôm của các tiên sinh Nhật Bản bại trận, để rồi kế tục thành đề án phát triển kĩ nghệ Toàn Á dưới những lĩnh tụ tân tiến hơn. Nhưng theo lối hiểu nào đấy, đề án đế quốc Nhật Bản nhằm mục phiêu kiến thiết một phạm vi ảnh hưởng trên bình diện Á châu hiện đại hóa ngõ hầu vẫn thành công bất chấp mọi mâu thuẫn, và không chỉ tại Nhật Quốc mà thôi.

 
Top