Тема 2: Зачем учиться в университете?

duahautao

Thành viên thường
Bác Steve Jobs, trong một bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường Stanford đã nói rằng : " Bỏ đại học là một quyết định đúng nhất mà ông đã từng làm" , còn tỉ phú Bill Gate cũng là một ngưởi bỏ dở đại học. Khi những người giàu nhất đều là những người chưa tốt nghiệp đại học và thực tế ở nước ta, mỗi năm có hàng nghìn sinh viên thất nghiệp hoặc làm trái ngành nghề mình được đào tạo. Câu hỏi được đặt ra là: Liệu giáo dục đại học có cần không? và con đường đại học có phải là duy nhất để lập nghiệp không? ....
Xin mời cả nhà cùng cho ý kiến của mình về vấn đề này qua chủ đề :Học đại học để làm gì?

Тема 2: Зачем учиться в университете?

p/s: em sẽ gửi bài của mình sau ạ.


 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Bác Steve Jobs, trong một bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường Stanford đã nói rằng : " Bỏ đại học là một quyết định đúng nhất mà ông đã từng làm" , còn tỉ phú Bill Gate cũng là một ngưởi bỏ dở đại học.юююю
Тема 2: Зачем учиться в университете?
p/s: em sẽ gửi bài của mình sau ạ.
Tôi thấy lập luận "thế nào ấy" nên có mấy ý thế này:
1. Trong danh sách 2 vị nêu trên có thể thêm nhiều ví dụ ai cũng biết: Tsiolkovsky (Циолковский) - ông tổ khoa học vũ trụ, do bị điếc nên phải tự học từ năm 14 tuổi, hay Kalashnikov (Калашников) - cha đẻ súng AK, chỉ học xong lớp 9 ...
Nhưng họ là thiên tài, những quy luật thông thường cho "dân đen" chúng ta không áp dụng cho họ được. Và cũng vì vậy, ai tự coi là có tài bẩm sinh thì mới dám tìm luận cứ để so sánh, liên hệ, áp dụng ... phương pháp của mình với họ!
2. Như câu: "А учиться, как известно, лучше на ошибках других." ở phần 1. Đây là câu triết lý, có tính chất định hướng, hoàn toàn không phải là phương pháp trong hành động!
Bởi vì, muốn học cái sai của người khác thì chí ít mình cũng phải có vốn tri thức nào đó thì mới thấy, mới phân tích, kết luận đúng việc của người khác, và rút ra cho mình những kinh nghiệm....
Tức là. trước hết mình phải tự học cho bản thận bằng nhiều phương pháp, nếu không thì cái gọi là "học sai của người khác" chỉ là việc đàm tếu, "phảng phất" ý ngụy biện sự không cần học cho thấu đáo của mình.
 

Hứa Nhất Thiên

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Ngày trước dân ta học dân Tàu coi thường ngành buôn bán thương mại cho nên đất nước mới không phát triển .Thời nay thì nhà nhà người người đều làm thương mại ,ngay cả giáo dục cũng bị thương mại hóa từ cấp bậc mầm non cho tới đại học . Nhưng không hiểu sao đất nước của chúng ta vẫn chưa thể thoát nghèo được ?
Nhà trường không tạo ra những sản phẩm có thể sử dụng được, có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội đang cần thì tất nhiên sản phẩm dư thừa nhiều là đúng rồi .
Phần lớn người tài của Việt Nam họ thường học ở bên nước ngoài về !
 

xuan thanh

Thành viên thân thiết
Наш Друг
đơn giản họ là những thiên tài. còn đối vs bất kì quốc gia nào, thì giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, luôn đk coi là quốc sách hàng đầu. một quốc gia mà giáo dục k phát triển thì kéo theo quốc gia đó cũng k thể phát triển bền vững. ở VN cũng có rất nhiều người giỏi, nhiều giáo sư tiến sĩ nhưng chúng ta vẫn chưa thoát nghèo có lẽ là do chúng ta chưa có đủ cơ sở vật chất cho giảng dạy và nghiên cứu, do vậy chưa làm ra đk nhiều các sản phẩm khoa học
 
Top