Tác gia Olena Hlyz

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
Tác gia Olena Hlyz (Олена Глизь, Елена Глызь) sinh ở Odesa. Bà khởi sự sáng tác thơ và truyện cho thiếu nhi kể từ năm 2010 dưới hình thức song ngữ. Thành tựu của bà càng làm giàu cho bản sắc văn nghệ phố biển Odesa. Các bạn có thể biết thêm về tác gia này tại đây.​
 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
CÓ MỘT LẦN, BỆNH LƯỜI ĐI NGANG KHU RỪNG

Nguyên tác : Olena Hlyz (2010)
Phiên dịch : Ngọc Giao (2024)



Trước khi sao chép, bạn phải xin phép dịch giả !
Mong bạn hãy tôn trọng để được sự tôn trọng !

Bây giờ tôi sẽ kể em nghe một truyện rất xưa. Số là, cách đây đã lâu lắm rồi, bỗng dưng có một vị khách không mời đã ghé thăm khu rừng, ấy là bệnh lười. Nó sục sạo khắp hang sâu tổ cùng, cứ như muốn làm quen với mọi cư dân rừng già.

Kìa trong cái hốc nọ có chú Nhím thật siêng năng hoạt bát. Chú ta cứ luôn chân đảo khắp rừng, hết hái nấm lại trẩy quả, hòng tích trữ cho mùa đông đã ở hông cửa. Nhưng rồi đến một ngày chú ta vấp phải quỷ lười. Để chọc Nhím, nó mới làm bộ van lơn thế này :

- Anh cho tôi sống chung mấy chứ !

Nhím gãi đầu một lát rồi bảo :

- Ờ, kể ra tổ tớ còn rộng chán, nom cũng tươm, thôi thế đàng ấy không chê thì xin mời.

Vậy là ngay khi con quỷ lười về ở cùng Nhím, thì Nhím trở nên biếng trễ không ai ngăn cấm được, thậm chí điều duy nhất chú muốn làm là ngồi thừ trong nhà và không làm gì cả. Có ban sáng, chú đã dậy sớm chuẩn bị đi vào rừng như thường lệ, nhưng vì lười quá nên nguýt dài :

- Mình cứ chạy nhông nhông trong rừng cả ngày vì lẽ gì nhỉ ? Chẳng thà ngủ khì cho xong, đỡ phải nhúng tay vào việc gì.

Qua một thời gian, Nhím bắt đầu thấy cuộc sống của mình không còn thoải mái gì nữa, cái túng thiếu cứ gặm dần ruột gan. Nhím mới túm cổ con quỷ lười lẳng ra cửa :

- Hãy cút đi, đồ thối thây ! Đừng bao giờ xớn xác vào đây nữa, hãy cứ việc đi tìm những đứa bạn khác và quên hẳn tao đi !

Quỷ lười lại lang thang trong rừng. Nó nhác thấy bác Gấu đang ngồi chơi cạnh cửa hang, bèn sà tới sỗ sàng hỏi :

- Anh Gấu dễ thương ơi, cho tôi ở chung nhà nhé !

Gấu gãi tai một hồi, rồi hắng giọng mà rằng :

- Căn buồng của tớ tuy có hơi rộng nhưng còn ấm cúng lắm. Nhà cậu muốn ở bao lâu thì tùy, tớ không ép đâu !

Và khi bệnh lười đã lây vào hang Gấu rồi, nó bèn chiếm trọn làm của riêng và khiến Gấu bải hoải không còn chút sinh khí nào nữa. Trước kia Gấu rất chịu khó đi ra sông chài cá, hoặc leo cây hái quả và thu hoạch mật ong, hòng ních cho căng bụng để tích mỡ qua suốt vụ đông buốt giá, thì ngày nay bác chỉ biết nằm dài cả ngày, hết xoay lưng bên này lại trở mình bên kia, xong ngáp ngắn ngáp dài. Bác mới nhận ra rằng mình cứ ôm mãi cái con quỷ lười thì chỉ tổ hại thân, cho nên bác nổi quạu với nó :

- Thôi, hãy cút đi, đồ ăn bám ! Mày còn trí óc, còn chân cẳng, thì hãy bước khỏi nhà tao cho mau, kẻo tao mà nổi đóa lên thì mày chẳng giữ nổi hồn vía nữa đâu.

Quỷ lười lang thang trong rừng thêm một hồi lâu. Hễ bệnh lười cứ bậu vào chỗ nào thì y như rằng cơn thối chí, chứng ngái ngủ hoặc tật ngáp ngắn ngáp dài lại hành hạ các con vật và khiến chúng nó không thiết tha gì với công việc hàng ngày nữa. Nhưng sau rốt thì, muôn loài quyết định họp nhau lại tống bệnh lười ra khỏi rừng để sức sống được hoàn toàn hồi phục.

Vậy nên, các em hãy nhớ nhé : Cứ hễ thói lười biếng gõ cửa nhà em thì chớ để ngỏ cho nó vào, vì nó mà ở chung nhà với ta chỉ khiến ta hư thân mà thôi.



Сказка о том, как в лесу лень поселилась

Расскажу я вам одну сказку старую. Давным-давно, в одном лесу появилась гостья незваная-лень. Стала она по гнездам да по норам ходить, к жителям лесным в гости напрашиваться.

В одной норке жил веселый трудолюбивый ежик. Целый день он по лесу бегал, грибы да ягоды собирал, на зиму запасы делал. И вот, однажды повстречалась ему лень. Как пристала она к ежику, стала упрашивать:

- Пусти меня к себе жить.

Подумал ежик и говорит:

- Нора у меня большая, места хватит, живи, если хочешь.

И как только поселилась лень у ежика, стал он ленивым ужасно, все бы ему дома сидеть, ничего не делать. Собрался он рано утром в лес идти, а лень ему и говорит:

- Зачем тебе целыми днями по лесу бегать? Лучше давай еще поспим, ничего делать не будем.

Так прошло несколько дней. Видит ежик, такое дело, что совсем ему тяжко жить стало. Взял он, да и выкинул лень за порог:

- Иди-ка ты, лень, от моей норы подальше,ищи себе других друзей, а про меня и вовсе забудь.

Пошла лень опять по лесу. Видит она, у своей берлоги медведь сидит. Стала она к нему проситься:

- Пусти меня, мишка, к себе жить.

Почесал медведь за ухом, подумал, и говорит:

- Берлога у меня большая, уютная, живи, сколько хочешь, мне не жалко.

Как поселилась лень в медвежьей берлоге, стала там хозяйничать, так медведю и вовсе житья не стало. Раньше он целыми днями рыбку в речке ловил, ягоды, мед собирал, на зиму наедался, чтобы жиром запастись, а теперь целыми днями лежит он, с боку на бок переворачивается да зевает. Понял он, что с ленью жить плохо, стал ворчать:

- Уходи-ка ты, лень, по добру, по здорову, подальше от моей берлоги, уноси скорее ноги, не то, как рассержусь, худо тебе будет.

Испугалась лень медвежьего гнева, выскочила из берлоги, бросилась бежать, только ее и видели.

Долго ходила она по лесу, и где бы лень не поселилась, там сразу скука да дремота-зевота на зверей нападали, им работать не давали. А потом собрались звери все вместе, да и выставили ее вон из леса, чтобы она им трудиться не мешала.

Вы, ребята, будьте внимательней: если постучится лень в дверь, ни за что ее не впускайте, потому что с ленью плохо под одной крышей жить.​
 
Top