Tác gia Mykola Hohol

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
Tác gia Mykola Hohol hay Mykola Vasylovych Hohol-Yanovskyy (Микола Васильович Гоголь-Яновський, Николай Васильевичъ Гоголь-Яновскій, Николай Васильевич Гоголь-Яновский ; 1809 - 1852) có sự đời tương đối ngắn, nhưng ông để lại lượng tác phẩm không nhỏ và cho đến nay nhiều đặc điểm còn gây tranh cãi. Hiện thành tựu văn học của Hohol được coi là di sản chung ở Ukraïna và Nga.​
 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
MYKOLA HOHOL

















































 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
TƯỢNG ĐÀI HOHOL Ở MOSKVA








































 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
THI PHÁP HOHOL
Bổ Trợ Ngữ Văn Lớp Đệ Bát


















































 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
MARC CHAGALL ĐỌC HOHOL
Bổ Trợ Ngữ Văn Lớp Đệ Cửu



















































 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
ĐÊM VỌNG GIÁNG SINH













































































 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
QUAN KHÂM SAI
Ревизорь
Ревизор
Ревізор
The Inspector



Theo hồi kí bá tước Vladimir Sollogub, "Pushkin gặp Hohol rồi kể anh ta nghe một truyện sảy ra ở thị tứ Ustyuzhna tỉnh Novgorod, rằng có ông nọ đóng giả quan viên trên bộ nhằm trấn lột bọn thị dân" (Пушкин познакомился с Гоголем и рассказал ему про случай, бывший в г. Устюжна Новгородской губернии - о каком-то проезжем господине, выдавшем себя за чиновника министерства и обобравшем всех городских жителей). Thật thế, hôm 02 tháng 09 năm 1833, quan tổng đốc Nizhniy Novgorod là Mikhail Buturlin đã nhầm Aleksandr S. Pushkin là "ám hành ngự sử" khi ông xuống tỉnh lẻ tầm khảo tư liệu cuộc phong khởi Pugachyov. Những tình huống khóc dở mếu dở như vậy không hiếm gặp ở nước Nga tiền cải cách nông nô, phần nhiều do nền hành chính sau thời Yekaterina Đệ Nhị đã già cỗi vì chủ trương bảo thủ để ngăn lửa cách mạng Âu châu dội vào.

Trong thực tế, khi tự biết mình đã đi trọn dòng chí quái, Mykola Hohol quyết định chuyển sang soạn kịch, và ông chọn hài kịch có lẽ vì kích thích trí tưởng tượng ngôn từ hơn. Thế nhưng, khi đã được A. S. Pushkin gợi ý, Hohol liên tục biên thư thông báo tiến trình làm việc, có những lúc định bỏ dở, mà lần nào Pushkin cũng cương quyết yêu cầu ông đừng ngừng bút. Hiện những thư từ qua lại giữa hai người vẫn quàn tại bảo tàng Pushkin.

Mykola Hohol khởi soạn kịch phẩm Quan khâm sai (Ревизорь) vào mùa thu năm 1835. Sang tháng 01 năm 1836, một buổi sáng đẹp giời, tại nhà "ông hoàng tình ca" Vasiliy Zhukovskiy, Hohol đã đọc trứ tác này cho nhóm văn bút bằng hữu, trong đó có Pushkin, Vyazemskiy, Turgenev, Kukolnik. Tất nhiên cũng có tranh cãi, nhưng tựu trung ai nấy tán thưởng năng lực Hohol. Ivan Turgenev (bấy giờ là tay bút trẻ vô danh) hồi tưởng : "Tôi để ý kĩ Hohol..., cái khiến tôi chịu ấn tượng là phong thái dung dị và khiêm cung đến khác thường của ông, phải nói là ông chân thành tới mức ngây thơ, thậm chí không màng rằng cử tọa nghe gì nghĩ gì nữa. Chừng như Hohol chỉ chú mục rằng làm sao thể hiện rõ hình tượng mới và làm thế nào truyền đạt ý tưởng cho chính xác hơn. Ấy thế mà hiệu quả phi thường" (читал Гоголь превосходно…, поразил меня чрезвычайной простотой и сдержанностью манеры, какой-то важной и в то же время наивной искренностью, которой словно и дела нет - есть ли тут слушатели и что они думают. Казалось, Гоголь только и заботился о том, как бы вникнуть в предмет, для него самого новый, и как бы вернее передать собственное впечатление. Эффект выходил необычайный).​


Hohol, Zhukovskiy, Pushkin​

Khi xin cấp phép, ban đầu sa hoàng Nikolay chỉ cho san hành đại trà chứ không được lên sân khấu. "Ông hoàng" Vasiliy Zhukovskiy bèn thuyết phục ngài ngự rằng "hài kịch này chả đáng ngại gì đâu, chỉ là chút chê cười bọn quan tham hàng tỉnh thôi" (в комедии нет ничего неблагонадёжного, что это только весёлая насмешка над плохими провинциальными чиновниками), vậy là được chuyển dựng. Hôm công diễn, hoàng đế cũng đi coi và cười rất hồn nhiên, "Quý vị đã thỏa mãn, mà hơn cả - là ta" (Тут всем досталось, а больше всего - мне). Thể thỉnh nguyện của Zhukovskiy, từ khi ấy tới cuối đời Hohol nhận trợ cấp tài chính của đích danh sa hoàng Nikolay.

Kể từ thời Soviet tới nay, tác phẩm Quan khâm sai được đưa vào chương trình cưỡng bách cấp trung học tại Nga.​

Kịch phẩm nguyên có nhan đề thô Vi hành (Инкогнито, Incognitus), gồm 5 hồi, hoàn thành năm 1836. Tuy nhiên bản hiệu chính 1842 được coi là chính thức và lưu hành tới nay.

Hồi 1 : Bức mật thư
Hồi 2 : Hội kiến quan khâm sai
Hồi 3 : Đêm hội hóa trang
Hồi 4 : Mèo mù vớ cá rán
Hồi 5 : Chân tướng phát lộ

Anton Antonovich Skvoznik-Dmukhanovskiy : Thị trưởng
Anna Andreyevna : Thị trưởng phu nhân
Marya Antonovna : Thị trưởng lệnh ái
Luka Lukich Khlopov : Đốc học trường tư
Khlopova : Đốc học phu nhân
Ammos Fyodorovich Lyapkin-Tyapkin : Thẩm phán
Artyomy Filippovich Zemlyanika : Tế bần viện trưởng
Ivan Kuzmich Shpekin : Bưu cục trưởng
Pyotr Ivanovich Dobchinskiy, Pyotr Ivanovich Bobchinskiy : Địa chủ quận
Ivan Aleksandrovich Khlestakov : Công chức Peterburg
Osip : Lão bộc nhà Khlestakov
Khristian Ivanovich Gibner : Y sĩ quận
Fyodor Ivanovich Lyulyukov, Ivan Lazarevich Rastakovsky, Stepan Ivanovich Korobkin : Công chức hồi hưu, có tai mặt trong quận
Stepan Ilyich Ukhovertov : Cảnh sát trưởng
Svistunov, Pugovitsyn, Derzhimorda : Cảnh sát viên
Abdulin : Thương gia
Fevronya Petrovna Poshlepkina : Vợ anh thợ khóa
Chị X : Vợ một hạ sĩ quan
Mishka : Thị trưởng gia nhân
Sluga : Hầu phòng khách sạn
[...]

Năm N giá rét, tên cạo giấy Khlestakov đem lão bộc Osip từ Piter xuống tỉnh lẻ Saratov kiếm ăn. Đương lúc thầy trò nợ ngập đầu, phải trọ trong khách sạn tồi tàn và ngày ngày xơi "canh rau lõng bõng", bỗng dưng một đàn quan tỉnh tới cầu cạnh như thể ông lớn. Hóa ra họ được tin triều đình vừa phái khâm sai đại thần xuống thị sát, quýnh thế nào nhầm y là phái viên chính phủ.

Trong một chốc, thầy trò Khlestakov trở nên vương giả, cả tỉnh nhao lên cung phụng chiều lòng họ, tưởng như đòi gì đám ấy cũng móc ra biếu. Thế nhưng khi Khlestakov còn mơ màng hưởng thụ, Osip khuyên y chuồn lẹ kẻo bại lộ có ngày. Trước khi đi, Khlestakov biên thư trần tình cho thằng bạn kí giả Giẻ Lau giúp hắn có bài lĩnh nhuận bút.

Không may cho Khlestakov hoặc thời may cho đám quan liêu, lão bưu cục trưởng bóc trộm thư ra đọc và báo cho cả lũ biết cớ sự. Trong lúc họ chưa hết bàng hoàng thì khâm sai đại thần lừ lừ xuất hiện.​


Tượng đồng ở Ustyuzhna, 22 tháng 08 năm 2021​
 
Top