Phim truyền hình thập niên 2010

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
Sưu tập các bộ phim truyền hình tiếng Nga đã chế tác phát hành trong những năm 2010.​
 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник

Không quân trung tướng Vasiliy Iosifovich Stalin (Василий Иосифович Сталин) hoặc V. I. Jugashvili (В. И. Джугашвили, 1921 - 1962) là nhân vật lịch sử có số phận tương đối lạ trong bối cảnh thế kỉ XX. Vì cái danh "quốc phụ chi tử" hoặc "tiểu Stalin" mà đời ông nếm không biết bao nhiêu sóng gió, ngay từ thời cha ông ở đỉnh cao quyền lực cho tới khi hoàn toàn thất thế.

Ở thời hậu Stalin, Vasya bị tước sạch vinh dự, chịu án lưu đày và thậm chí phải nhận chứng thư không can hệ gì tới cha đẻ. Người ta chỉ phần nào phục hồi danh dự quân nhân cho ông trong thời Cải Tổ. Thế nhưng ở hậu kì hiện đại, bất chấp những khúc mắc trong bang giao Nga-Ukraina và cả nỗi ám ảnh Holodomor, học giới và dư luận chung hai quốc gia đều coi Vasiliy Stalin là danh nhân, hoặc một nhân vật lịch sử ưu tú những năm trong và sau chiến kiện vệ quốc.

Cuốn tiểu thuyết có nhan đề gốc Vasiliy Stalin con trai lĩnh tụ (Василий Сталин сын вождя) do tác gia Eduard Volodarskiy tường bày dưới hình thức bán hồi kí, kể lại quá trình phương trưởng của cậu học sinh Vasya cho tới khi trở thành anh hùng chiến đấu Vasiliy, để rồi kết thúc đời vinh hiển ở miền Kazan buốt giá, không còn ai thân thích. Trứ tác này là do tác giả soạn lại kịch bản phim truyền hình đã công chiếu năm 2013, thường được coi là cái nhìn tiệm cận nhất về nhân vật lịch sử Vasily Stalin, không thiên vị và khá nhiều tư liệu quý. Tác phẩm cũng phơi ra phần nào những góc khuất trong hệ thống chính trị Tô Liên thời chuyên chính vô sản quyết liệt nhất.​


Thời thiếu niên với cha và em


Thời quân dịch hiển hách nhất


The Times 20 tháng 08 năm 1951

VASILIY STALIN LÀ AI ?

Vasiliy I. Stalin sinh ngày 24 tháng 03 năm 1921 tại Moskva, thì điểm cha - nguyên soái Iosif Stalin - đã được liệt vào hàng ngũ yếu nhân chính phủ Soviet pháp nhiệm I. Do đó, dễ hiểu là từ tấm bé ông hưởng môi trường sinh hoạt hơn tiêu chuẩn chung của toàn dân.

Thuở thiếu niên, Vasily Stalin cùng em gái Svetlana được học trường dành cho con em cán bộ cao cấp, đi đâu cũng có sĩ quan theo kèm. Thế nhưng, quan hệ cha con ngay từ đầu đã lạnh nhạt : Khi đã làm tổng thư kí đảng, Iosif Stalin thường xuyên phải đi giải quyết những rắc rối do cậu con ngỗ nghịch gây ra, thậm chí có lần tát con trước mặt bạn học và các giáo sư. Lớn thêm một chút, Vasiliy Đỏ (Василий красный) càng bất trị, mà nhất là hận cha vì cái chết của mẹ (năm 1932, bà Nadezhda Alliluyeva dùng súng tự sát sau khi to tiếng với chồng trước mặt nhiều cán bộ trung ương). Tuy nhiên, mối quan hệ đặc biệt giữa lĩnh tụ Stalin với cậu con "tiểu Stalin" dần hạ hỏa khi Vasiliy tất nghiệp trường hàng không võ bị Kachinskaya và thì điểm cậu cả Jakob bị quân Đức bắt. Trong thực tế, kể từ những năm này, Vasiliy là niềm hi vọng duy nhất của Iosif Stalin, cho dẫu ông không kiềm chế được bản tính liều lĩnh của con. Vả chăng, trái với rất nhiều nhân vật thuộc "dòng dỏi Kremlin" (Кремлевские дети), Vasya không bao giờ được cha ưu ái khi thi hành quân dịch, thậm chí Stalin còn yêu cầu bộ quốc phòng làm chậm quá trình thăng tiến của Vasiliy.

Những "ơn điển" dành cho Vasiliy Stalin có thể coi là kết thúc sau khi cha từ trần. Mới đầu, dù chịu áp lực của ban cán sự trung ương, bộ quốc phòng chỉ hạ Vasily từ cấp tướng xuống sĩ quan dự bị, thậm chí không được phép mặc quân phục. Nhưng không lâu sau, ông bị tống giam và gán cho rất nhiều tội. Theo những tài liệu giải mật thời Cải Tổ, đích thân chủ tịch Nikita Khrushchyov thẩm vấn và bức Vasiliy Stalin nhận tội "tuyên truyền chống Tô Liên" (антисоветскую пропаганду). Cứ hình luật, ông phải ngồi tù 8 năm, nhưng mới được 4 năm đã được "phóng thích" ngay vào trại điều trị tâm thần. Năm 1960, sau khi cơ bản là được tự do, Vasiliy Stalin xin tị nạn ở sứ quán Trung Cộng, nhưng chính phủ Bắc Kinh nộp trả ông cho phía Tô Liên. Kết quả là Vasiliy Stalin lại bị Nikita Khrushchyov ép nhận hộ chiếu mang tên hoàn toàn không can hệ gì tới I. Stalin nữa, rồi bị phát vãng đi Kazan. Ông mất ngày 19 tháng 03 năm 1962 vì bệnh phù thũng kết hợp chứng nghiện rượu kinh niên.

Trong thời tiền Cải Tổ, những bài báo đã loan tin về Vasiliy Stalin bị ém nhẹm, hình ảnh ông cũng bị cấm xuất hiện trên truyền thông đại chúng. Chỉ mãi tới giai đoạn cuối thời Cải Tổ, ông mới được phục hồi phần nào vinh dự đã đạt trong thời quân dịch, đồng thời có nhiều sách và phim ảnh khơi lại cuộc đời ông. Nhìn chung, trong mắt đồng chí, ông được nhận định là người chính trực và nhiệt thành với bằng hữu, không ít lần đem cả cái danh "tiểu Stalin" ra cứu họ khỏi những cái án vô cớ. Ngược lại, người ta cũng biết ông có tật nghiện rượu, kết hôn và li dị rất nhiều lần, gây ra một số tai tiếng vì quan hệ ngoại hôn với phu nhân cán bộ cao cấp. Nhân vật mà nhiều người Việt Nam biết là đạo diễn điện ảnh Roman L. Karmen cũng có liên đới ; vợ thứ của ông vốn là bạn học Vasiliy Stalin, vụ ngoại tình ầm ĩ tới mức đích thân lĩnh tụ Iosif Stalin phải nhờ NKVD can thiệp và xin lỗi (qua điện thoại và thư tay) với ông R. Karmen. Nhưng đối với giới sử học, Vasiliy được xác nhận là nhân vật có công đầu trong việc bảo trợ túc cầu và khúc côn cầu Tô Liên phát triển lên tầm thế giới. Vì thế, cá tính phức tạp trong con người Vasiliy Stalin là cái điều vô cùng kích thích giới văn nghệ Nga suy niệm về những năm tháng Soviet vinh quang nhưng cũng không ít cay đắng.​

QUỐC PHỤ CHI TỬ
ВАСИЛИЙ СТАЛИН СЫН ВОЖДЯ


Eduard Volodarskiy
PROZAiK xuất bản
Moskva, RF, 2012​

Eduard Volodarskiy : "Vâng, một phi công, kẻ liều mạng. Chưa hết, bắn hạ 3 phi cơ, 26 lần xuất kích. Xây hàng chục sân thể thao và vận động trường. Một danh thủ túc cầu. Tôi dám coi là vinh dự nếu kết bạn với con người như vậy" (Да, летчик, да, лихач. И, кстати, три сбитых самолета, 26 боевых вылетов. Десятки построенных спортивных площадок, стадионов. Футболист замечательный. Я бы считал за честь с таким дружить).

Can đảm và hào hiệp, hung hăng và lỗ mãng, chân thành với bằng hữu và chơi nhăng trong đời tư, cái nhiệt huyết và đam mê hóa ra tự hại lấy thân - những đặc điểm này đan xen một cách kì lạ trong tính nết Vasiliy Stalin. Volodarskiy hoàn toàn nghiêm túc khi làm việc với tài liệu lưu trữ. Hơn nữa, rõ ràng là ông đã bám rất sát dữ kiện lịch sử, tham khảo tích cực những hồi ức thế hệ cùng thời với Vasiliy Stalin và một số người chứng kiến cuộc đời ông hiện vẫn sống (Доброта и самодурство, храбрость и грубость, верность друзьям и неразборчивость в личной жизни, увлеченность и тяга к саморазрушению - эти черты причудливо сплелись в характере Василия Сталина. Володарский всегда серьезно работал с архивными документами. Вот и здесь он четко следовал историческим фактам, к тому же сохранилось очень много воспоминаний современников Василия Сталина, а некоторые из очевидцев его жизни живы и теперь).

Vasiliy Stalin trải đời quân dịch vinh quang chói lọi ở vị trí phi công tiêm kích cơ, vinh thăng trung tướng năm 28 tuổi. Nửa đời trước, ông được số phận ưu ái và nhận sự hâm mộ của bạn đồng ngũ, có biệt tài chinh phục trái tim phụ nữ và là anh hùng chiến đấu vô cùng quả cảm. Vasily cũng có lòng say mê cuồng nhiệt các môn vận động cao như túc cầu và khúc côn cầu, sớm trở thành người tiên phong trong lịch sử đứng ra thành lập đội túc cầu và khúc côn cầu trực thuộc Không Lực Soviet. Thế nhưng không lâu sau ngày cha mất, đời Vasiliy tiến nhanh tới bi kịch mang tên thất thế. Ông chịu án "tuyên truyền chống Tô Liên", ép dùng tên giả trong chứng thư, bị tống vào trại cải huấn Vladimir dành cho tội phạm đặc biệt nguy hiểm. Nhưng ở ngục, ông lại hăng hái làm thợ tiện và thợ máy, được bạn tù rất quý mến. Theo kết luận chính thức của chính phủ Tô Liên, ông mất ở chốn lưu đày Kazan vì chứng ngộ độc rượu, trong một mùa đông khắc nghiệt. Di sản duy nhất của Vasiliy Stalin là tập hồi kí Tôi không từ bỏ cha ! (От отца не отрекаюсь !).​
 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
Trích tập 1 - Ngọc Giao dịch ngữ :

[Trung học hiệu]

Cách điện Kremlin không xa, năm thiếu niên chụm đầu quanh một chiếc xe phân khối lớn, kiểu dành cho tuần cảnh.

Vasily : Kìm vặn đâu ? Xong rồi, giờ tha hồ lượn phố.
Anatoly : Hay để tớ vào trường ngó trước ? Mà hay thôi đi, Vasya. Cha cậu biết thì giừ đòn.
Vasily : Thế muốn đi với tớ hay làm gà mãi ?
Anatoly : Đừng khi dễ thằng này nhé !
Vasily : Nghiêm chỉnh hơi quá đấy, Tolik. Nào, đi thôi !
Anatoly : Khỏi !
Vasily : Đẩy với !
Hội bạn : Ê Đỏ, xe đẹp thế, mày thó đâu vậy ?
Vasily : Xe tớ mà. Thấy thầy hiệu trưởng đâu không ?
Hội bạn : Yên chí, lão đi vắng rồi, có cô chủ nhiệm thôi.
Vasily : Thế mở cửa !
Bạn học : Có luôn.

Chúng bạn lót ván cho Vasya phi lên bậc thang, chạy dọc hành lang khiến cả trường náo động.

Cô giáo : Em làm cái trò gì vậy ? Vasily, em không được phép, đây là học đường. Quay ra ngay !
Vasily : Không được đâu cô !
Cô giáo : Làm sao ?
Vasily : Em là Stalin. Stalin không bao giờ quay đầu, chỉ có tiến lên thôi. (với Nina) Lượn với tớ không ? Thế hay là sợ ?
Nina : Còn lâu nhé.
Vasily : Bám chặt vào !

Ninochka bèn nhảy phốc lên xe. Vasya nhấn ga chạy xuống cầu thang, phóng ra đường. Xe tạm dừng trước rạp Búa Liềm.

Nina : Mình vào coi phim nhé ?
Vasily : Thôi, tớ coi Volga-Volga năm lần rồi.
Nina : Còn tớ những bảy, thế mà vẫn thèm coi hoài. Tớ muốn làm minh tinh như Orlova.
Vasily : Chỉ được cái hão huyền, cô minh tinh ơi !
Nina : Cậu cứ chờ mà coi !

Cô giáo : Cháu không chịu được nữa, thưa bác Lazar Solomonovich. Bác cho cháu nghỉ dạy lớp Vasily Stalin.
Hiệu trưởng : Cô uống nước đi đã ! Quả thực, tôi cũng không biết phải khuyên cô như nào. Thế nhưng, có nhất thiết phải tự dằn vặt đến thế không ?
Cô giáo : Đã vậy, cháu sẽ biên thư cho đồng chí Stalin.
Hiệu trưởng : Cô quẫn à, chứ dễ thường đồng chí Stalin rảnh lắm đấy ?
Cô giáo : Nhưng cũng không thể cho qua mãi được. Chứ bác tưởng, mỗi cháu là nó dám qua mặt thôi ? Không, nó chẳng coi ai ra gì hết. Bác biết nay nó phóng xe máy vào trường rồi còn ? Đấy, ngang nhiên nhảy cả lên tầng hai, làm loạn khắp trường.
Hiệu trưởng : Thì tôi... chưa nghe báo cáo.
Cô giáo : Vì người ta sợ. Nhưng thôi, bác có số phụ huynh, gồm cả văn phòng đồng chí Stalin.
Hiệu trưởng : Tatyana Andreyevna, tôi xin cô ! Tôi biết gọi thế nào, và phải nói gì đây.
Cô giáo : Sao lại không gọi được, chúng ta cũng là đảng viên mà ? Chúng ta có toàn quyền đề đạt trực tiếp với đồng chí Stalin.
Hiệu trưởng : Giời ơi, không phải đồng chí... tầm thường đâu. Cô quẫn mất rồi.
Cô giáo : Đã thế, bác đưa số, để cháu tự gọi.

[Kremlin]

Stalin : Có việc gì, đồng chí Poskryobyshev ?
Poskryobyshev : Thưa, có điện thoại ở trường cháu Vasily.
Stalin : Sao, thế nó lại phạm khuyết điểm gì à ?
Poskryobyshev : Vâng, giọng giáo viên than khóc và xin được gặp, thưa Iosif Vissarionovich.
Stalin : Nhưng họ lấy tư cách gì mà dám yêu cầu thế, chính tôi mới có thẩm quyền kêu đòi tiếp xúc chứ ? Tôi này, tôi là phụ huynh và tôi đang nuôi thằng đầu đất đó. Báo với trường : Sáng mai tôi qua.
Poskryobyshev : Rõ, thưa Iosif Vissarionovich.

[Trung học hiệu]

Sớm hôm sau, cả trường kiểu mẫu số 25 nô nức cung nghinh lĩnh tụ quốc gia. Hai chiếc ZIS trờ tới, sĩ quan cận vệ mở cửa chiếc đầu và Iosif Stalin bước ra, còn chiếc sau Vasily tự mở phi ra. Vasily đứng khoanh tay tựa thành xe, mặt tái mét như cảm hàn.

Hiệu trưởng : Thưa đồng chí Stalin, cho phép tôi báo cáo !
Stalin : Ấy thôi thôi, hẵng khoan. Chào đồng chí !
Hiệu trưởng : Kính chào đồng chí Stalin !
Stalin : Cho tôi hỏi, ai chủ nhiệm lớp cháu Vasily ?
Tatyana : Dạ tôi, thưa đồng chí Stalin. Tatyana Andreyevna Soykina.
Stalin : Chào cô Tatyana Andreyevna. (với toàn trường) Chào các đồng chí !
Học sinh : Kính chào đồng chí Stalin !
Stalin : Đáng ra đừng rầm rộ thế này, chẳng cần thiết đâu. Thôi, ta vào !
Hiệu trưởng : Kính mời đồng chí Stalin !
Stalin : Tôi đã nhận triệu tập thế này, thì có gì xin thầy hiệu trưởng cứ chỉ giáo, chứ quả là tôi nuôi dạy cháu chưa chu đáo. Cũng mong các đồng chí tiếp tục công việc, chứ đừng phí thì gian thế này.
Hiệu trưởng : Dạ !
Stalin : Thầy Lazar Solomonovich, thế giờ đi đâu nhỉ ?
Hiệu trưởng : Vâng vâng, kính mời đồng chí Stalin tham quan phòng giám hiệu. Xin mời, ở tầng hai ạ.

Hội bạn : Này Đỏ, ê Vasya Đỏ ! Nay làm sao thế, trộm hột hướng dương bị tóm* à ?
Vasily : Biến !
Hội bạn : Thôi, kệ nó ! Xe đẹp chúng mày nhỉ ?
Vệ binh : Này, cấm đụng vào !

Stalin : Trước hết tôi phải cảm tạ cô Tatyana Andreyevna, rồi đến thầy Lazar Solomonich. Các thầy cô rất phải, quả thật tôi dành cho cháu quá ít thì giờ. Tôi mải công vụ quá, thế nhưng cảm ơn thầy cô gọi.

Anatoly : Thế sao, cha cậu qua vì vụ bọn mình à ?
Vasily : Mỗi tớ thôi, trường đang đòi "đóng đinh" tớ kìa. Cậu sướng thật đấy, toàn được tuyên dương xuất sắc thế mà.
Anatoly : Can đảm lên, Vasya !

Khi thấy Iosif Stalin và các giáo sư bước ra, cả Tolik và Vasya đứng thẳng người như tiêu binh. Ban giám hiệu và học sinh lại ríu rít "tạm biệt đồng chí Stalin". Stalin xỏ tay vào áo, vuốt lại hàng ria, đi ra xe, nhưng cử chỉ rõ ràng như ám hiệu sắp làm gì can hệ lắm. Đoạn, Iosif Stalin một tay trước ngực một tay chắp sau lưng, theo chân lĩnh tụ là con trai lĩnh tụ - cậu út Vasily. Lính mở cửa xe, thốt nhiên Stalin lên tiếng :

Stalin : Ta hỏi, mày tên gì hả ?
Vasily : Cha bảo sao ạ, con làm sao, thưa cha ? Thì Vasily... Stalin.

Iosif Stalin thộp cổ Vasily, ấn vào thành xe :

Stalin : Tao mới chính là Stalin. Còn mày chỉ là ngữ chó con đỏ đầu thôi, rõ chưa ?

Stalin tát con một cái rõ đau. Cả trường sửng sốt, nhưng các giáo sư không muốn dấy vạ nên xua học sinh vào lớp ngay.

Anatoly : Đau lắm không, Vasya ?

Vasily ôm má không nói gì cả, nhưng lòng vẫn hậm hực. Mà hình như có phần dịu lại, vì lúc đầu cậu ta tưởng hình phạt còn ghê gớm bội phần. Với Vasya, bị đòn thế hẵng là nhẹ.

[Kremlin]

Ban tối, Vasily Stalin và Artyom Sergeyev chung chiếc bàn học rộng thênh thang. Artyom là con nuôi Iosif Stalin, sinh trước Vasily chỉ hai tuần. Hôm nay có bài sử...

Stalin : Trong suốt kì đại hội, đồng chí Lenin có phát biểu rằng : "Thời cơ khẩn trương lắm rồi". "Chiều nay có thể quá sớm nhưng sáng mai đã muộn rồi", nguyên văn lời Vladimir Ilyich đấy. Và tuyên ngôn quả là sáng suốt, bởi Lenin tiên liệu chính xác tình hình. (với Vasily) Thế con không ghi vào à ? Cha đã phải tốn thời giờ để giảng lịch sử cách mạng cho các con nghe, ấy vậy mà hai đứa cứ ngây như chim đu dây thế ? Con nhé, phải biết thẹn với mình đi chứ ! Chả nhẽ con không tự nhận thức được rằng nay mai sẽ làm gì à, Vasily ?
Vasily : Thì con muốn làm phi công, cha ạ. Con thích được đi bay.
Stalin : Thế con, Artyom ?
Artyom : Con chỉ muốn làm pháo thủ.
Stalin : Nhưng sao cứ phải pháo thủ nào ?
Artyom : Vì con thích súng to ạ.
Stalin : Đấy, dẫu có là phi công pháo thủ xuất sắc đến đâu, trước hết các con phải biết mình phụng hiến quốc gia nào. Mà để bảo vệ quốc gia đó, ta phải am tường lịch sử và chính thể cấu thành.
Vasily : Điều đó thì quá rõ, thưa cha : Tất nhiên là tổ quốc Soviet.​

* Như câu "mất sổ gạo".​

[Quân trường Kachinskaya]

Một chiến đấu cơ hạng ruồi lướt qua thao trường. Ở góc có khoảnh đất trốn nắng tạm bằng lưới ngụy trang, đấy là lớp lí thuyết. Vasily tay vẫn cầm bút chì nhưng mắt ngước lên nhìn chiếc phi cơ lượn vè vè trên mây. Anh chỉ nóng lòng đợi đến kì thực hành chứ không thiết gì bài giảng khô khan.

Giờ nghỉ trưa, Vasily mở hộp thuốc thơm ra mời anh em, lại khoe chiếc đồng hồ Lange mới tinh do một ông lữ trưởng mến tặng. Những hàng hiệu ngoại nhập như thế là niềm ao ước xa vời của nhiều thanh niên thời đó. Một bạn học bảo, ông hiệu trưởng cũng chỉ có đồng hồ Zvezda do ông nội để lại mà thôi. Bất giác, mấy vị chỉ huy ra bắt gặp học viên hút thuốc, bèn phạt cả bọn chạy quanh sân mấy vòng.

Chiều, lớp lí thuyết chia thành hai đội túc cầu đấu nhau. Bốn vị sĩ quan ban giám hiệu ngồi dõi theo.

A : Stalin có vẻ hoạt bát lắm.
B : Cậu này rất mê đá banh.
A : Điều ấy thì tôi biết từ đận người ta quẳng nó vào trường chúng ta. Thế mà nực cười, mãi tới hôm nay tôi mới coi nó đá đấy.
B : Cậu ta là thủ quân ưu tú đấy, lập được cả đội banh ra trò. Chúng ta hoàn toàn có thể cử đội đi tranh giải cấp quận.
A : Nhưng giá mà việc học tập của nó cũng hạng ưu như thế. Chứ đàng này, toàn đội sổ.
B : Thì chí ít cũng là cầu thủ tài năng.
A : Anh chớ quên, chúng ta đào tạo phi công, chứ không phải cầu thủ.
B : Biết thế ! Đồng ý rằng cậu này không giỏi lí thuyết, nhưng nhỡ đâu lại là phi công xuất sắc, Vasily Ivanovich ạ.
A : Bao giờ nó đạt điểm A thì mới được thực hành bay.

Sớm tinh sương, sĩ quan trợ giảng Volchuk bước vào lều, hô to : "Toàn đội, tập trung !". Tức thì, học viên bật dậy mặc quân phục. Vasily xỏ giày, mở tủ, nhưng không thấy đồng hồ đâu. Vị sĩ quan thúc đội chạy vòng quanh bãi tập.

Volchuk : Hít thật sâu, thở thật đều. Giữ nhịp, hỡi các chim ưng Stalin* ! Các đồng chí, ưỡn ngực ra, thóp bụng lại. Chạy khỏe lên, anh em !

Hai hàng tập hợp điểm danh. Volchuk đi đi lại lại, cầm sổ xướng danh từng học viên.

Vasily : Seryozha, thấy đồng hồ tớ đâu không ?
Lunkov : Thấy.
Vasily : Ở đâu ?
Lunkov : Tay cậu, mới hôm qua chứ đâu.
Vasily : Thế là mất mẹ nó rồi. Chả rõ để quên đâu không, hay là làm rớt lúc chạy nước rút. Thôi hay cậu hỏi quanh hộ tớ, may ra có thằng tìm thấy.
Lunkov : Thôi để đấy, lát nữa. Đừng cuống !

Anatoly đang ngồi mân mê cái gì trong lều tối. Lunkov và Sangadzhyev đem mấy cuộn đồ hình vào, nhác thấy cái gì lóe sáng.

Sangadzhyev : Ê Tolya, cậu ngồi đây làm gì ?
Anatoly : Đâu, có làm gì đâu. Tớ chỉ...

Anatoly định đánh bài chuồn, song Sangadzhyev chặn lại.

Anatoly : Các cậu muốn gì ?
Lunkov : Cũng chả muốn gì. Sao cậu có cái đấy ?
Anatoly : Thì thì... Này, buông tớ ra !
Lunkov : Gượm đã nào, Tolya !
Anatoly : Để mặc tôi, buông tôi ra ! Cái này... cái này của tôi. Tôi nhặt được... thì của tôi chứ.
Lunkov : Đồ chuột nhắt !
Anatoly : Tôi nhặt được mà.

Lunkov kéo Vasily ra chỗ một phi cơ. Ở đấy, nhóm bạn đã chờ sẵn cùng "phạm nhân", miệng Tolya hoe máu, chắc đứa nào vừa cho một cú. "Phiên nghị án" bắt đầu...

Lunkov : (với Vasily) Của cậu đây, nó ăn cắp đấy. Tớ tóm sống tại trận mà nó còn chối.
Sangadzhyev : Mày làm bỉ mặt anh em.
Orekhin : Mai mày phải làm đơn rã ngũ. Bằng không, bọn tao thề đập mày chết tươi, hiểu chưa ?

Đoạn, Sangadzhyev bảo hai bạn học khác canh chừng, hễ thấy giảng viên đi ra thì huýt sáo.

Dolgushev : Này, còn tiếc đếch thằng khốn kiếp này nữa. Chứ riêng tớ chả thèm chung trường với loại như nó.
Sangadzhyev : Thôi, cho nó sống nốt hôm nay, đợi đêm mình xử. (với Anatoly) Chờ nghe con, đêm nay tụi tao tính sổ với mày.
Dolgushev : Hay cứ quẳng nó cho cấp chỉ huy xử ?
Orekhin : Thế chẳng thà bọn mình tự xử còn hơn.
Sangadzhyev : Theo tớ, phải đá đít nó khỏi Komsomol, cả trường này nữa.
Orekhin : Trường ư ? Việc ấy phải để cấp chỉ huy.
Dolgushev : Bình tĩnh đã, các cậu ! Mà Vasya này, đã là xét xử thì phải cho phạm nhân cơ hội chuộc mạng chứ.
Lunkov : Mày không dám nhìn mặt chúng tao à, thằng kia ? Ngẩng cái mặt lên !

Vasily vứt điếu thuốc, đứng ngang mặt Anatoly.

Vasily : Kushin !
Anatoly : Có tôi...
Vasily : Hồi bé, mẹ gọi cậu là gì ?
Anatoly : Tusik.
Vasily : Thế cậu đã hiểu mình vừa gây truyện gì chưa ?
Anatoly : Thưa, đã.
Lunkov : Thế mà vẫn lấy, hay mày tưởng bọn tao không lần ra hả ?
Anatoly : Tôi cũng chẳng biết nữa, cứ như tôi hóa rồ mất rồi. Tôi thấy cái đồng hồ trên tủ đầu giường cậu, nên tôi... Nói thật, ở quê tôi chẳng ai có cái đồng hồ như thế, kể cả ông chủ tịch. Thực ra tôi chỉ định đeo thử thôi, nhưng lúc ấy tôi cũng không kiềm chế nổi mình nữa.

Anatoly vừa khóc vừa phân trần. Vasily ngẫm mấy giây, rồi đột nhiên giúi đồng hồ vào tay Anatoly.

Vasily : Cho cậu, cứ giữ lấy ! Tớ nói thật, thề danh dự Komsomol.
Anatoly : Vasya, tớ không dám nhận đâu.
Vasily : Các cậu, tớ tuyên bố tặng Tolya chiếc đồng hồ này. Biểu quyết nhé ? Vì chúng ta là đội "tư lệnh không lực tương lai", phải bắt cậu ấy đeo để nhớ điều đó. Ai tán thành thì giơ tay !

Bắt đầu từ Vasily tới Dolgushev, Orekhin, Sangadzhyev, rồi Lunkov.

Vasily : Cậu thấy chưa, Tolyan ? Từ giờ cậu có trách nhiệm đeo đồng hồ để mà ghi nhớ. (với đội) Từ rày hãy để quá khứ ngủ yên, coi như chưa có gì hết.
Anatoly : Tớ... xin lỗi !
Vasily : Đi thôi, các cậu !

Anatoly nắm chặt chiếc đồng hồ, mắt bần thần, miệng cứ lẩm bẩm "xin lỗi" trong khi cả bọn đã đi khuất dạng. Có chiếc phi cơ sượt qua đầu Vasily.​

* Сталинские соколы : Nghĩa kép - Chim ưng Stalin và chim ưng thép.​

Thượng cấp trường võ bị được báo cáo rằng, ở dạ vũ hội, đội "lính bay" hỗn chiến trai bản xứ vì sĩ gái.

Viện trưởng : Hết sức hổ thẹn ! Những tư lệnh tương lai, chim ưng Stalin... thế mà lại "chiến đấu" với bọn du côn đường phố. Các anh bày trò ra như thế là vì lẽ gì, mà làm vậy thì sướng lắm hả ? Các anh ngang nhiên bôi bác không những tôi, mà cả học viện. Nói : Ai đầu têu ?

Học viên Vasily Stalin bước lên khỏi hàng anh em.

Viện trưởng : Định bao che đồng đội chứ gì ? Lĩnh trách nhiệm để làm người hùng đấy phỏng ? Stalin, quay trái, vào lán ! Còn lại - trọng cấm 3 ngày.

Vasily nghe thế, thốt nhiên quay lại.

Vasily : Thưa, lỗi do tôi mà.
Viện trưởng : Tôi ra lệnh thế nào ? Đi vào ngay ! (với trợ giảng) Anh còn đứng đực đấy à, bắt cổ chúng nó đi giam !

Ông viện trưởng lui gót. Sĩ quan trợ giảng thét hiệu lệnh cho toàn đội về khu biệt giam. Vasily Stalin vẫn đứng nghiêm không nhúc nhích.​


Trước khi sao chép, bạn phải xin phép dịch giả !
Mong bạn hãy tôn trọng để được sự tôn trọng !
 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
Năm 2015, nước Nga quyết định thực hiện phiên bản Game of ThronesMuhteşem Yüzyıl, kịch bản do nữ tác gia trẻ Olga Larionova (Ольга Ларионова) đảm nhiệm trong khoảng hai năm rưỡi. Đến năm 2017, bộ phim truyền hình nhan đề Kim Trướng hãn quốc (Золотая Орда, /giờ-la-tay ác-đa/) được xúc tiến sản xuất trong vòng 135 ngày tại hiện trường Moskva và Krym. Cuối tháng 03 năm 2018, bộ phim đã ra mắt khán giả trên Kênh 1 (Первый канал), với thời lượng 52 phút/tập trong tổng số 16 tập.

Ngay khi phim kết thúc công chiếu, kịch tác gia Olga Larionova lại đem san hành Kim Trướng hãn quốc thành tiểu thuyết hoàn chỉnh. Văn bản này có kèm phần minh họa và chú giải khá bắt mắt - một đặc trưng thường thấy ở xuất bản phẩm Nga xưa nay.

Đối với người Việt Nam, Mông Cổ đế quốc tất nhiên là thì đại gây nhiều ấn tượng sâu sắc. Thế nhưng, cuốn tiểu thuyết Kim Trướng hãn quốc cung cấp cái nhìn tiệm cận hơn về bối cảnh lịch sử và phong tục Đại Mông Cổ quốc, bởi nước Nga là kho dữ liệu vô cùng phong phú về truyền thống Mông Cổ còn hơn cả Mông Cổ hiện đại và Trung Hoa đại lục.​



KIM TRƯỚNG HÃN QUỐC
Золотая Орда


Nguyên tác Olga Larionova
Boris Glebov bổ chính
Eksmo & Amapola Book
Moskva, RF, 2018​

Thảo nguyên Volga thế kỉ XIII. Y-nhi hãn Húc-liệt-ngột gây chiến với Kim-trướng hãn Biệt-ca nhằm tranh quyền kế ngôi Đại Mông-cổ hãn, đồng thời ngăn Biệt-ca bán thêm nô lệ cho cường địch Mamluk.

Để đối phó đại hãn ngạch thứ quá kiệt hiệt, Biệt-ca sai người cháu là Mang-ca Thiếp-mộc tức tốc sang Vladimir yêu cầu vương công Yaroslav "chi viện" 4 vạn tinh binh. Sau nhiều lần thương thảo, cuối cùng Mang-ca bằng lòng nhận 1 vạn tráng đinh, nhưng đại công tước Rus phải biếu một người "vợ" cho hãn Biệt-ca, đổi lại Mang-ca tặng ngài 10 thiếu nữ Mông-cổ làm tì thiếp. Song Yaroslav gia ơn cho các cô này hầu bếp mà thôi. Trong số tì nữ Mông-cổ có nàng Nargiz (hoa thủy tiên) sớm chiếm được cảm tình của cả vương công Yaroslav và bào huynh Boris. Nàng trở thành cái gai trong mắt vương hậu Radmila và đức thượng phụ Filaret. Còn Ustinya, người đàn bà trên danh nghĩa "vợ" Yaroslav kì thực là phu nhân vị trưởng huynh bất tài Boris. Y cũng chẳng yêu thương gì người đàn bà ấy, nhưng bàn với vợ nhân cơ hội này thao túng dần quyền bính Rus và Kim-trướng. Trên đường sang xứ lạ, Ustinya đem Nastasya - nữ nông nô võ nghệ cao cường cải dạng nam nhi đi Kim Trướng tìm chồng là lái buôn mất tích từ lâu.

Về phần hãn Biệt-ca đã luống tuổi và lâm trọng bệnh, có nguy cơ không người nối dõi, ngài thường thấy hồn đứa cháu yểu mạng hiện về (dao ngôn rằng Biệt-ca tuyệt tự vì năm xưa nhẫn tâm giết cháu - kẻ đáng ra kế ngôi Bạt-đô hãn chứ không phải Biệt-ca). Hãn dồn quyết tâm kiến thành Tát-lai bên dòng Volga làm đế đô vạn kiếp, mời thượng tế và nghệ nhân Ba-tư về dựng đại thánh đường Y-tư-lan. Nhưng trong bọn hậu cung có Kehar khatun (Cáp-hà khả-tôn), nữ nô do người Mamluk biếu, tìm cách lấy lòng đại hãn để vươn lên địa vị cao. Thế mà ngôi chủ hậu cung lại thuộc về nàng Aijan (hàm nghĩa mĩ nữ, ánh trăng và linh hồn) con một thương gia, nên Kehar hợp mưu với các hậu cung khác hòng truất Aijan. Người cháu hãn Biệt-ca là đại tướng quân Na-hải sớm đón biết mâu thuẫn này và rắp tâm lợi dụng để chiếm quyền kế vị.​

 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
Trích tập 1 - Ngọc Giao dịch ngữ

Na Hải thúc ngựa và chỉ một chốc đã bám kịp đại hãn. Y đi sóng đôi với Biệt Ca, nhưng vẫn phải sau ngài một chút, theo thông lệ triều đình. Na Hải cố gợi cái truyện can hệ ban nãy.
- Đại hãn ! Khi trước tổng hành dinh dỡ đi trong bốn giờ, lúc nào cũng cơ động với kẻ cường địch. Chứ đô thành mới e vụng lắm.
- Cháu chưa hiểu - Hãn Biệt Ca cười mỉm - Cháu trẻ quá mà : Răng còn khỏe, đầu gối vẫn dẻo.

Ногай слегка пришпорил коня и через мгновение нагнал лошадь хана, оказавшись рядом с Берке, но все же чуть позади него, как велят придворные традиции. Он решился продолжить важный разговор, начатый несколько минут назад.
– Великий, прежняя ставка убиралась за четыре часа, и мы могли в любую минуту подняться и уйти от врага. Новая столица сделает нас неповоротливыми.
– Тебе не понять – усмехнулся хан Берке – Ты молодой : крепкие зубы, гибкие колени.

"Thế nghĩa là đại hãn không chịu ý mình ?" - Na Hải bảo thầm. Y tự thấy tim đập dồn hơn. Nhưng đột nhiên hãn thêm lời :
- Cháu chưa cảm nhận được, Na Hải ơi...
- Là sao, thưa đại hãn ? - Đại soái không tin vào tai mình nữa.
Biệt Ca chẳng màng đến thắc mắc ấy, ngài nghĩ không nên thừa lời. Nhưng chốc sau, ngài đổi giọng dõng dạc :
- Ta muốn tha nhân ngắm Tát Lai Biệt Ca và còn tưởng nhớ ta, trong một - thậm chí ba trăm năm lẻ nữa.

«И это все, что хан может мне возразить ?» – подумал Ногай. Он почувствовал, как у него начинает быстрее стучать сердце. Но хан вдруг добавил :
– Ты еще не чуешь ее, Ногай…
– Кого, великий хан ? – переспросил военачальник, не веря своим ушам.
Берке не удостоил его ответом, давая понять, что сказанного достаточно. Но чуть позже снисходительно добавил :
– Я хочу, чтобы и через сто, и через триста лет люди смотрели на Сарай-Берке и думали обо мне.

Bọn triều thần ở các trướng vội tuôn đến chầu hầu. Nhưng sốt sắng nhất là nghệ nhân Ba Tư Bakhtiar-aga, vì ông ta ngỏng cổ đợi Biệt Ca đã lâu. Đấy là lão để râu tết, hoa tai xủng xoảng, tóc thì chải dầu óng vuốt ngược ra sau. Vừa thấy hãn, y quýnh quá suýt toạc cái áo chùng thêu tinh xảo, rướn cổ nói :
- Cuối cùng cũng được kiến diện ngài, thưa đại hãn anh minh ! - Xong lão cúi rạp đầu.

К хану уже спешили из внутренних покоев придворные. Впереди всех оказался персидский художник Бахтияр-ага, долгое время ожидавший появления Берке. Это был человек с бородой, заплетенной в косичку, с колыхающимися серьгами в ушах и тщательно умащенными и зализанными назад волосами. Увидев хана, он обрадовался и едва не разорвал свой затейливо расшитый кафтан, растягивая его ворот :
– Наконец, я могу лицезреть вас, о, неуловимый великий хан ! – И художник сразу же склонился в поклоне.

- Thế mà ta tưởng thầy đương ở Tát Lai Biệt Ca trang hoàng Bạch Thánh Đường chứ - Đại hãn lộ vẻ ngán ngẩm.
Bakhtiar-aga hiểu rằng ngài đang ám chỉ, bèn giơ tay lên giời :
- Có Allah chứng giám, thưa đại hãn, thần cũng muốn thế lắm. Nhưng quả là cần thêm thợ phụ, chứ mình thần làm không xuể trong ba chục mùa trăng đâu.
- Bây giờ mà chưa có thợ phụ ư ? - Đến lúc này Biệt Ca chau mày. Những truyện tạp nhạp như thế khiến ngài oải lắm. Hãn khật khưỡng vào trướng như người què - Tuần trước ta chẳng chỉ định rồi còn ?
- Đã đành là thế, thưa đại hãn khoan từ. Hiềm nỗi bọn ngài ban rặt lũ ăn hại. Chúng nó còn chẳng phân biệt nổi sơn lam với màu ngọc lam, hay cái bút dày mỏng dùng ra làm sao.
- Dào, với bằng ấy tiền ta trả thầy, thì thầy phải giải thích cho chúng nó hiểu chứ - Biệt Ca cười khúc khích.
- Thế có khác gì dạy con khỉ đánh vần đâu, dộng chúa ! - Bakhtiar-aga thất vọng rền rĩ - Người Mông Cổ hoàn toàn chẳng có khiếu nghệ thuật.
Biệt Ca hơi nhướng mày, và Bakhtiar-aga chợt nhận ra mình vừa phạm lỗi nghiêm trọng.
- Trình đại hãn, thực ra thần không cố ý - Ông ta lại liến thoắng, nhưng Biệt Ca ngắt lời.
- Thầy phán chí lý. Mông Cổ sinh ra để chiến đấu, chứ không làm biếng. Nên ta chả kiếm đâu Mông Cổ khác biếu thầy - Đại hãn cười xòa.
- Nhưng còn bọn Ba Tư, Kipchak - Bakhtiar-aga van vỉ - Thần nghe đồn, nô lệ Rus có khiếu thẩm mĩ lắm. Mà đại hãn làm chúa tể thế gian rồi.

– Я думал, ты уже в Сарай-Берке, Бахтияр-ага, трудишься над орнаментом Белой мечети, не покладая рук – устало сказал хан.
Бахтияр-ага понял, что это скрытый вопрос, и, воздев руки к небу, проговорил :
– Видит Аллах, великий хан, я хотел бы там быть. Но мне нужны помощники, один я и за тридцать лун не закончу работу.
– Разве тебе не выделили помощников ? – поморщился Берке. Суета мелких дел его утомляла. Хан медленно шел через двор к шатру, явно прихрамывая – Я велел это сделать неделю назад.
– В том то и дело, милосердный ! Но те, которых мне дали по твоему приказу, это просто бездарные маляры ! Они не могут отличить синий колор от бирюзового и тонкую кисточку от средней.
– За те деньги, что я плачу тебе, ты должен был суметь им это объяснить – усмехнулся Берке.
– Это все равно, что учить обезьяну читать, светлейший ! – воскликнул Бахтияр в отчаянии – Монголы начисто лишены художественного вкуса.
Берке чуть поднял бровь, и Бахтияр-ага понял, что допустил ужасную ошибку.
– Великий хан, я не то хотел сказать – начал он было, но Берке перебил его.
– Ты все верно сказал. Монголы созданы для войны, а не для праздности. Других монголов у меня нет – усмехнувшись, издевательски произнес он.
– Но ведь есть персы, кипчаки – умолял Бахтияр-ага – Я слышал, русские рабы не чужды прекрасного. Великий хан ведь почти что правитель мира !

Nhưng hãn không buồn đáp nữa. Tín sứ sắp về, và Biệt Ca muốn yên thân một lát trước cuộc họp hệ trọng.
Vả lúc ấy, ngài không còn là đại hãn nữa, mà trở về xác phàm với bệnh tật đầy mình, mà thương tích có phân biệt người quyền thế muôn trượng với đứa tầm ruồng bao giờ ? Lão bộc đỡ Biệt Ca nằm giường gỗ bệt, cởi hia và bắt đầu bóp chân cho ngài. Hãn lại chau mày, nhưng nén được, bởi tự bé ngài đã phải tập chịu tê buốt.
Tín sứ dâng điệp. Biệt Ca bảo Na Hải đỡ lấy đưa quan thông ngôn.
- Đây là người của ta ở Iran báo về. Hãn Húc Liệt Ngột đang trưng binh, hắn sắp sinh sự với chúng ta.
Lập tức mắt Biệt Ca đanh lại.
- Thằng ranh ấy quên phắt ai là chi trưởng rồi. Ta sẽ đáp trả nó ! Nhưng Mang Ca phải lấy 4 vạn suất đinh Rus về, còn cháu gấp rút rèn chúng nó - Đoạn, Biệt Ca khoát tay cho tín sứ lui.

Но хан не удостоил его ответом. Скоро должен был прибыть гонец, и Берке мечтал о том, чтобы уделить лично себе несколько минут перед этой встречей.
На какое-то время он перестал быть великим ханом, а стал одним из простых смертных их недугами и болячками, которые не делают разницы между вознесенными на вершину власти и обычными людьми. Прислужник помог Берке опуститься на жесткий топчан, стянул него сапоги и стал массировать ноги. Хан морщился, но терпел, его с детства учили превозмогать боль.
Прибыл гонец с депешей. Берке велел принять послание и вскоре выслушивал доклад толмача.
– Это от нашего осведомителя из Ирана. Хан Хулагу собирает армию. Он пойдѐт против нас войной.
Взгляд Берке сразу же стал жестким.
– Щенок забыл, кто стоит во главе рода. Мы ответим ему ! Менгу пригонит из Руси сорок тысяч мужей и юношей. А ты в короткий срок обучишь их военному искусству – велел Берке и дал знак толмачу удалиться.

Đại hãn quyết định đi nghỉ ngay sau đó, nằm gẫu với tiên sinh Ibrahim. Phần tiên sinh ngồi trên thảm, tợp ngụm sữa ngựa khoan khoái và gắng không bỏ sót từ nào trong những lời khều khào thâm trầm của chúa thượng.
- Ta biết mùi đàn bà hơi trễ, năm mười sáu tuổi ! - Biệt Ca tựa lưng trên giường thấp, chú mục vào hoa văn thảm như thể tìm những ảnh thời trai tơ trong hỗn độn họa tiết kia - Lúc ấy ta còn khờ khạo, biết đỏ mặt, nên cho đó là sinh linh cao trọng lắm. Nhưng sau này ta nhận ra, chúng nó không khôn hơn con mèo.
- Chính nhờ những hư tưởng này, Allah đã giữ ngài không vấy tội, thưa đại hãn ! - Mục sư dựa vào quãng ngắt này để đế lời - Qu'ran không khuyến khích gian dâm.
- Ba chục năm... - Biệt Ca tiếp, dường như không đếm xỉa lời tiên sinh - Cứ hai ngày một lần thuộc hạ dâng lứa mới, nhưng ta nhớ có một.
Vị mục sư làm điệu nhướng mày, những mong có cái gì bất ngờ trong câu truyện trần tình này.
- Đấy là quà của sa hãn Ba Tư ! Nàng nhìn ta như thể con chim bị đạn - Biệt Ca khẽ cười - Ta vừa ôm, nàng đã kinh hoảng phát ngất. Thế là ta chẳng nỡ chạm nàng suốt một tháng.
- Đại hãn đang nói hậu cung nào ư ? - Tiên sinh tỏ ra thận trọng.
- Không - Biệt Ca vẫn ôn tồn - Nàng chưa kịp thì giờ làm vợ ta - nàng đã mất. Nhưng nay có thiếu nữ khiến ta sực nhớ nàng. Ta đã bốn mươi sáu tuổi và ta còn hi vọng.
Tiên sinh gật gù ra chiều hiểu ý :
- Phải tìm cho ra đứa gái này. Thần sẽ cầu nguyện cho ả giúp đại hãn tìm lại cái bản năng nam nhi đặng sinh người thừa kế mong mỏi bấy lâu !

Хан позволил себе ненадолго расслабиться позже, во время разговора с муллой Ибрагимом. Сидя на ковре, мулла то и дело прикладывался к освежающему кумысу и старался не пропустить ни слова из тихого шепота владыки.
– Впервые я познал женщину поздно, в шестнадцать лет – говорил Берке, полулежа на низком ложе и пристально вглядываясь в узор ковра, словно пытался разглядеть в затейливых арабесках картины своей юности – Робок был, думал, глупец, что это такие высшие существа. Только потом понял, что они не умнее кошки.
– Этим заблуждением Аллах хранил тебя от греха, о великий хан – мгновенно отозвался мулла, заполняя паузу – Коран не поощряет блуд.
– Тридцать лет… – продолжал Берке, не обращая внимания на слова муллы – Их приводили ко мне каждые два дня, все время разных. Но помню я только одну.
Мулла вежливо приподнял брови, ожидая продолжения неожиданно откровенного рассказа.
– Ее привез мне в подарок персидский царь ! Девушка смотрела на меня как подстреленная птица – усмехнулся Берке – Когда я овладел ею, от ужаса она потеряла сознание. Я потом месяц не притрагивался к ней !
– Хан говорит об одной из своих жен ? – уточнил на всякий случай мулла.
– Нет – медленно ответил Берке – Она не успела стать женой – умерла. Эта девушка на кобылице напомнила мне ее. Мне сорок шесть, а я все еще надеюсь.
Мулла понимающе кивнул :
– Эту девушку нужно найти. Я буду молиться, чтобы она помогла вернуть великому хану мужскую силу и родила долгожданного наследника !

Nhưng đêm gọi mộng về. Biệt Ca thường giở giấc, nên trướng lúc nào cũng sáng đèn.
Lần này một cơn gió thổi tắt nến đánh thức ngài. Hãn giật thột nhỏm dậy trên giường và nhìn đăm đăm vào đốm trắng lờ mờ xa xăm. Cái bóng ấy cứ tỏ dần thành hình hài quen thuộc - Tát Đáp, thằng cháu Biệt Ca, mặc chiếc áo lót trắng khi xưa. Nhưng nó chết rồi mà ! Thì thế, cổ nó quấn thừng, nom vẫn mới như ngày nào.
- Chú Biệt Ca, hôm nào mình chơi cưỡi ngựa nhé ? - Giọng thằng bé văng vẳng - Chú hứa dạy cưỡi ngựa, thế mà lại thắt cổ cháu.
Hãn thất kinh khi thấy đứa bé lại gần giường, hét lên tuyệt vọng. Bây giờ ngài nhảy khỏi giường và chắc mẩm rằng trướng vẫn sáng như thường. Đuốc ngoài cửa rập rờn, khiến Biệt Ca trấn an rằng ảo ảnh ban nãy chẳng qua phản chiếu đèn lửa thôi.
Bọn quân canh nghe tiếng thét cũng cầm kiếm xông lại, nhưng Biệt Ca xuỵt tay bảo ra, và hãn lại chìm vào giấc ngủ. Giờ đây bóng vía thằng cháu bị giết thay bằng người tình năm nao, nàng nhủ những gì mà ngài không sao đáp lại.
Tảng sáng, bộc nhân vào bẩm tin cực vui rằng Na Hải hoàn tất đúng ý đại hãn. Biệt Ca cảm thấy máu dồn lên má bèn hạ lệnh đưa thiếu nữ lại ngay.
Khi Na Hải đương tự đắc giới thiệu con mồi với Biệt Ca, hãn bắt đầu váng vất, có lẽ vì thiếu nữ này giống mối tình đầu quá, hoặc giả, do giận sôi lên với hình nhân đẫm máu đêm qua.
- Lệnh ái phú thương Qarim, thưa đại hãn ! - Na Hải liến thoắng - Tên là Aijan. Qarim cùng các con ông ta quyết cự tới giết gần hết sĩ tốt. Quả là không sao tách ả ra, cũng chẳng ai chạm được ả dẫu chỉ ngón tay.
Biệt Ca đến bên Aijan còn đương run rẩy rồi dịu dàng xoa má nàng.
- Chào bồ câu ! - Ngài ra sức vỗ về nàng - Đừng sợ ! Biệt Ca này không để ai mạo phạm nàng đâu.

Но пришла ночь и привела свои сны. Берке часто просыпался, и поэтому шатер во время ночного отдыха всегда был освещен.
В этот раз он проснулся от порыва ветра, который задул свечи. Хан резко приподнялся на постели и уставился на белое пятно, маячившее в отдалении. Постепенно неясный облик стал принимать знакомые очертания – это был Сартак, племянник Берке, в той самой белой рубашке. Но он же умер! Конечно, у него на шее мотается обрывок веревки, который остался того дня, когда.
– Дядя Берке, когда мы покатаемся на лошадке ? – раздался тихий детский голос – Ты обещал покатать на лошадке, а вместо этого задушил меня.
Хан с ужасом увидел, как мальчик все ближе подходит к кровати, и отчаянно закричал. Теперь он вскочил с ложа уже на самом деле и убедился, что шатер освещен, как обычно. Факелы тихо потрескивали на входе, и Берке показалось, что он видит в языках пламени кровавый отблеск.
Отослав охрану, которая с обнаженными мечами вбежала на крик, раздавшийся из святая святых – места, где спал властитель, Берке снова забылся сном. Убитый племянник сменился теперь в видениях мертвой возлюбленной, которая что-то шептала хану, но Берке не мог разобрать ни одного слова.
А утром в шатре появился слуга с хорошими вестями – он объявил, что Ногай привез великому хану то, что он велел. Берке почувствовал, как кровь приливает к его щекам, и приказал немедленно доставить к нему девушку.
Когда торжествующий Ногай ввел свою добычу к Берке, хан почувствовал, как у него начинает кружиться голова то ли от сходства девушки с его первой любовью, то ли от нахлынувшего гнева – пленница была вся в крови.
– Это дочь купца Карима, великий хан – быстро проговорил Ногай – Ее зовут Айжан. Карим и его сыновья так сопротивлялись, что пришлось убить их всех. А ее не могли оторвать от их тел, девушку никто пальцем не трогал.
Берке подошел к дрожащей Айжан и нежно погладил ее по щеке.
– Здравствуй, голубка – проговорил он, стараясь унять дрожь в голосе – Не бойся ! Берке-хан никому не позволит тебя обидеть.​

Trước khi sao chép, bạn phải xin phép dịch giả !
Mong bạn hãy tôn trọng để được sự tôn trọng !
 
Top