Địa lý Ivanovskaya Oblast (Ивановская область)

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Plyos - thủ phủ mĩ cảnh Nga
Photo: RIA Novosti


"Plios chính là nước Nga đang chờ đợi chúng ta ở thiên đường," - nhà soạn nhạc nổi tiếng của Nga Leonid Desiatnikov đã nói như vậy tới thăm thành phố xinh đẹp nằm bên trên bờ sông Volga.

Nhiều người đến thăm Plios đã cảm nhận năng lượng phi thường, thực sự không phải là năng lượng trần thế ở đây. Đến Plios, bạn sẽ quên đi mọi lo lắng và cảm thấy yên tĩnh trong lòng.

Du khách không hề cảm thấy mệt mỏi khi lang thang qua những con phố yên tĩnh trên bờ sông Plios, chiêm ngưỡng những ngôi nhà thờ cổ kính, những biệt thự thương gia xinh đẹp xây bằng đá và những ngôi nhà gỗ duyên dáng. Từ trên đỉnh ngọn đồi nhỏ mở ra cả một bức tranh toàn cảnh tuyệt vời: dòng sông Volga uốn lượn, những cánh rừng bao la, màu xanh ngọc mờ dần vào đường chân trời với bầu trời xanh tươi sáng. Xung quanh mọi thứ chìm ngập trong yên tĩnh, thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng xuồng đi trên sông hoặc tiếng hót của các loài chim.

Trong thế kỷ XIX, Plios được mệnh danh là "thủ đô phong cảnh Nga." Hầu như tất cả các họa sĩ phong cảnh nổi tiếng của nước Nga đều đã đến thành phố này. Nhiều bức tranh miêu tả Plios và cảnh quan xung quanh thành phố đã đi vào quỹ vàng của nền nghệ thuật Nga.

Người dân thành phố có tình cảm ấm áp đặc biệt khi nhắc tới Isaac Levitan, người họa sỹ tuyệt vời ca ngợi thiên nhiên Nga. Ông thường đến Plios và đã vẽ ở đây khoảng 200 bức tranh và phác họa. Các tác phẩm của ông như “Trước sự yên tĩnh vĩnh hằng”, “Plios sau mưa”, “Chiều, Plios vàng”, “Rừng bạch dương” trở thành vật trang trí trong những bộ sưu tập nghệ thuật lớn nhất của các bảo tàng Nga. Ngày nay, tòa biệt thự mà Levitan từng lưu trú là nhà bảo tàng mang tên ông.

Nhân dân Plios lấy tên họa sĩ Isaac Levitan đặt cho ngọn núi nhô cao trên thành phố. Năm 1894, Levitan đã mô tả núi này và nhà thờ gỗ trên núi vào “Trước sự yên tĩnh vĩnh hằng”, một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của ông. Mấy năm sau nhà thờ bị hỏa hoạn thiêu cháy. Năm 1982, tượng đài kiến trúc gỗ của Nga – Nhà thờ Phục Sinh, được xây dựng vào thế kỷ XVII được chuyển đến trên đỉnh núi hoang vu này. Nhà thờ này trở thành một trong những danh lam thắng cảnh chính của Plios.

Vẻ đẹp thần tiên của nơi đây được phản ánh trong tranh của các họa sĩ đã thu hút sự chú ý của tầng lớp quý tộc và giới nghệ sỹ của nước Nga – các diễn viên, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ. Xung quanh Plios xuất hiện khu dacha - nhà nghỉ mát mùa hè. Ở đây, cư dân của Moskva và St. Petersburg nghỉ ngơi tránh cuộc sống hối hả và nhộn nhịp nơi đô thị. Dần dần, theo thời gian, Plios trở thành vùng nghỉ mát thời thượng được mệnh danh là "Thụy Sĩ của Nga".

Năm 2010, nhân dịp thành phố tròn 600 tuổi, chính quyền cho dựng trên bờ sông bức tượng đài kỷ niệm Người nghỉ mát. Đó là một phụ nữ trẻ, ăn mặc theo thời trang của thế kỷ XIX, đang ngồi trên ghế trầm ngâm ngắm dòng sông lững lờ trôi xuôi.

Ở trung tâm thành phố, trên đỉnh núi Giao đường, lấp lánh ngôi Nhà thờ Uspenski bằng đá trắng được xây dựng vào thế kỷ XVII. Người dân cho rằng vào thời cổ đại nơi đây chính là thánh đường ngoại giáo. Gần đó, trên đồi có nhà thờ St. Barbara đẹp như tranh vẽ. Tháp chuông của nó thường được so sánh với Tháp nghiêng Pisa nổi tiếng của Ý: góc tháp chuông của nhà thờ nghiêng đến 10°, và không ai biết được nó sẽ tiếp tục "rơi" nữa hay không.

Phố bờ sông Plios cũng rất ấn tượng với những ngôi biệt thự xếp hàng bên nhau như trong cuộc diễu hành. Đây là nơi tổ chức triển lãm nghệ thuật của các nghệ sĩ đương đại: cũng giống như các bậc thầy vĩ đại thế kỷ XIX, họ thường đến Plios để vẽ phác thảo. Vẻ quyến rũ của “thủ đô phong cảnh Nga" vẫn là nguồn cảm hứng vô tận dành cho các họa sĩ thời nay.

Nguồn ruvr.ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
90 năm trước đây, ngày 05 tháng Chạp 1924, một số họa sĩ Palekh liên kết với nhau trong "Tập thể hội họa cổ".

Khởi đầu thời hoàng kim của nghề thủ công cổ truyền làm tranh thánh vùng Vladimir-Suzdal ở Palekh là khoảng các thế kỷ XVI-XVII. Đến thế kỷ XVIII nghệ thuật của các họa sĩ Palekh đã tạo dựng được phong cách riêng độc đáo mà từ đó về sau được gọi là "bút pháp Palekh".

Tranh thánh Palekh nổi tiếng bởi cách vẽ đặc biệt tinh tế, phủ lớp sơn pha vàng ròng trên tấm áo choàng của các vị thánh. Đầu thế kỷ XX nghề thủ công vẽ tranh thánh ở Palekh thực tế chấm dứt. Năm 1920 các nghệ sĩ Palekh chuyển sang làm các họa phẩm gỗ sơn mài.

Người Palekh đã tạo ra phong cách mới vẽ tranh thu nhỏ, nổi bật nhờ những thủ thuật hội họa tinh vi khác biệt. Năm 1925 các họa phẩm nhỏ xíu của người Palekh được trưng bày tại Triển lãm toàn thế giới ở Paris.

Những bức tranh thu nhỏ được thể hiện bằng kỹ thuật sơn mài, tô điểm những chiếc rương nhỏ xinh, trâm cài tóc, bảng thớt gỗ, gạt tàn thuốc, ghim cài cravat, ống đựng kim chỉ, hộp đựng đồ trang sức…














Nguồn ruvr. ru
 
Top