Những cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn - Nikolay Nosov

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
Những cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn (Приключения Незнайки и его друзей, The Adventures of Dunno and His Friends) ban đầu chỉ là một cuốn truyện thiếu nhi mà tác gia Nikolay Nosov san hành năm 1953. Nhưng vì lượng quan tâm quá lớn nên suốt mấy thập niên tiếp theo, tác giả và một số đồng nghiệp đã biến nó thành một hiện tượng văn chương xuất chúng, đến nay vẫn chưa có tín hiệu kết thúc.​

Theo khảo cứu, đôi nhân vật văn chương hí họa nức tiếng nhất thời Soviet là Murzilka (Мурзилка, /muốc-diu-ca/ gầm gừ) và Neznayka (Незнайка, /nhiết-nay-ca/ biết đâu đấy) đều xuất hiện lần đầu trong truyện Xứ nhi đồng (Царства малюток. Приключение Мурзилки и лесных человечков в двадцати семи рассказах) của bà Anna Khvolson (Анна Борисовна Хвольсон, 1868 - 1964) san hành năm 1889. Sách này được tái bản các năm 1898, 1902 và 1915, trở thành truyện đọc cho ấu trĩ bán chạy nhất mạt kì đế quốc. Nhưng trong suốt thời Soviet, cuốn sách không hề tái bản, phải chờ tới năm 1991 văn bản 1889 mới được đem in lại dưới hình thức mới.

Tuy thế, trứ tác Khvolson chẳng qua thuật lại bằng Nga văn bộ liên hoàn họa The Brownies (tạm dịch : Yêu tinh) của tác gia Palmer Cox người Canada. Trong đấy, ông Cox kể truyện một chủng tộc tí hon có hình dáng gần giống con bọ, vốn là cổ tích xứ Alba mà ông nghe bà nội kể suốt thuở nhỏ.

Tương tự Palmer Cox, tác gia Nikolay Nosov (Микола Миколайович Носов, Николай Николаевич Носов, 1908 - 1976) có ấn tượng sâu sắc với cuốn truyện Anna Khvolson tự tấm bé. Nên vào năm 1952, khi có cơ hội tường trình ý tưởng với biên tập viên Bogdan Chalyy, Nikolay Nosov đã may mắn nhận được sự tán đồng.

Vậy là trong các năm 1953-4, truyện Cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn (Приключения Незнайки и его друзей) được đăng thường kì trên tạp chí Barvinok (hoa trường xuân) bằng hình thức song ngữ Nga-Ukraïna, có kèm mình họa màu (điều hi hữu thuở bấy giờ, thường chỉ dành cho tác gia có uy tín). Khi in thành sách, Cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn cũng thuộc số rất ít tác phẩm được trang trí công phu, nhiều màu và đặc biệt dùng bìa nhũ (đương thời loại bìa này thường chỉ dành cho văn kiện có phẩm chất trang nghiêm, không bao giờ in đại trà). Đây cũng được coi là đầu sách thành công thương mại nhất của Nikolay Nosov trên bình diện Tô Liên và quốc tế.

Tuy vậy, kể từ các cuốn sau Mít Đặc ở Thái Dương thành (Незнайка в Солнечном городе ; tạp chí Thanh Niên, 1958) và Mít Đặc lên Nguyệt Cầu (Незнайка на Луне ; tạp chí Gia Đình & Học Đường, 1964-5), vì nội dung hướng đến thanh thiếu nhi nên truyện chỉ được minh họa sơ lược, chủ yếu tập trung vào mặt chữ. Một phần nữa vì theo quan niệm đương thời, truyện có nhiều tình tiết khi minh họa dễ gây sang thương tâm lí tuổi mới lớn. Nhưng so với cuốn đầu, những cuốn này đạt thành tựu thương mại rất thấp. Thậm chí trong một thời gian rất lâu, hai cuốn này chỉ phổ biến trong cộng đồng Nga ngữ mà ít có ngôn ngữ khác.

Vào năm 1969, Nikolay Nosov được trao giải thưởng quốc gia Krupskaya cho bộ ba truyện Mít Đặc. Ngày nay, ba tập truyện Mít Đặc được coi là di sản văn chương chung tại Nga và Ukraïna.

Bên cạnh bộ ba Mít Đặc, Nikolay Nosov cũng soạn đoản thiên Đinh Vít, Đinh Dép và máy hút bụi (Винтик, Шпунтик и пылесос ; 1956) và Nón Nhọn và bọn dưa leo (Фунтик и огурцы, 1957), sau này được coi là các phụ trương Cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn. Ngoài ra, từ thập niên 1990 tới nay có nhiều tác giả phát triển tiếp truyện Mít Đặc.​


Ngay đây là liệt biểu một số tục bản sau thời Nosov, hiện được gọi chung là Все приключения Незнайки :

Boris Karlov

Những cuộc phiêu lưu mới của Mít Đặc : Đảo Sao Xanh (Новые приключения Незнайки : Остров Голубой Звезды ; 1999)
Những cuộc phiêu lưu mới của Mít Đặc : Trở lại Nguyệt Cầu (Новые приключения Незнайки : Снова на Луне ; 1999)

Ivan Yershov

Mít Đặc ở công viên Lego : Khủng long (Незнайка в Лего-парке и динозавры ; 1994)
Mít Đặc ở công viên Lego : Mê cung (Приключения Незнайки в Лего-парке. Заколдованный замок ; 1994)
Mít Đặc ở công viên Lego : Kho báu (Незнайка ищет сокровища в Лего-парке ; 1994)

Grigoriy Vaypan

Mít Đặc ở thành phố Đá (Незнайка в Каменном городе ; 2000)

Igor Nosov

Mít Đặc ở hoang đảo (Остров Незнайки ; 2006)
Mít Đặc làm ảo thuật (Большой сюрприз Незнайки ; 2007)
Mít Đặc ở thành phố Đá (Незнайка в Каменном городе ; 2013)

Svetlana Oseyeva & Pyotr Solodkiy

Cuộc phiêu lưu mới của Mít Đặc, Vô Ích và những truyện khác (Новые похождения Незнайки, Футика и других коротышек ; 2009)
Cuộc phiêu lưu không gian của Mít Đặc, Vô Ích và những truyện khác (Космические приключения Незнайки, Футика и других коротышек ; 2009)

Hi vọng rằng có một ngày nào đó, giới văn bút Việt Nam ta cũng góp sức làm những chuyến phiêu lưu của Mít Đặc và các anh chị em thêm dài hơn. Biết đâu sẽ có truyện Mít Đặc dong chơi ở mọi miền Việt Nam nhỉ ?​
 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
Ba bộ truyện đình đám của tác giả Nikolay Nosov. Vì vướng bản quyền, nên chúng tôi không thể cung cấp toàn bộ nội dung được, mong bạn vui lòng đọc ở đường dẫn đính kèm (không phải virus).​


Cuốn sách thân thiết với mọi thiếu nhi Việt Nam từ thập niên 1970. Nó kể về những trò phá bĩnh của chàng lười Mít Đặc và một vài phát minh kì thú của anh bạn Biết Tuốt.​

MÍT ĐẶC Ở THÁI DƯƠNG THÀNH
Незнайка в Солнечном городе

1958


Dạo này, Mít Đặc chơi thân với Hoa Cúc. Chú nghe cô bé kể, nếu làm được ba việc tốt liên tiếp thì sẽ được thuật sĩ thưởng cho một điều ước, thế là chú ta bắt đầu mơ màng. Nhưng rồi Mít Đặc gặp thuật sĩ thật, được thầy tặng chiếc đũa thần với lời dặn : Hễ làm ba điều xấu, phép thuật sẽ biến mất. Mít Đặc bèn rủ Hoa Cúc và cậu Bôi Bẩn Lem Luốc ngồi trên chiếc xe hơi điều khiển bằng cây đũa thần, rồi ba đứa phiêu du khắp thế gian. Chiếc xe hay là cây đũa đưa bộ ba tới Thái Dương thành (ám chỉ tác phẩm Thái Dương Chi Thành của thầy Tommaso Campanella). Và từ đây, Mít Đặc làm náo loạn thành phố vì dùng đũa thần lung tung.​

MÍT ĐẶC LÊN NGUYỆT CẦU
Незнайка на Луне

1964


Tập cuối này được coi là đối lập về phương thức biểu đạt so với hai cuốn trước. Trong sách, tác giả Nikolay Nosov không còn gọi "cô bé cậu bé" (малыши, малышки) mà đổi thành "người tí hon" (коротышки). Ngoài ra, Mít Đặc không giữ vị trí trung tâm nữa mà chỉ là một trong các nhân vật chính. Trứ tác này cũng tiên khởi cho thuật ngữ "chủ nghĩa tư bản nguyệt cầu" (лунный капитализм).

Chừng hai năm rưỡi sau chuyến du lịch Thái Dương thành, nhà thiên văn Viễn Kính phát hiện lòng trũng Nguyệt Cầu có những đá tảng nom như gạch, nên cậu ta quả quyết là công trình của một sinh vật tinh khôn. Ngay lập tức, Viễn Kính và Biết Tuốt mở hội luận khoa học. Sau một hồi đấu khẩu, cả bọn quyết định đóng phi thuyền lên thám sát Nguyệt Cầu. Một đêm nọ, Mít Đặc nghịch ngợm dắt Bánh Vòng chui vô buồng lái phi thuyền. Chú ta táy máy thế nào khiến chiếc tàu bay vút lên, chở cả hai tới Nguyệt Cầu. Ở Nguyệt Cầu, hai đứa phát hiện ra một thành phố siêu kĩ nghệ. Thế rồi Mít Đặc trở thành tên du đãng nguy hiểm bị cảnh sát Nguyệt Cầu truy nã gắt gao, vào tù ra khám như cơm bữa ; còn Bánh Vòng phát hiện ra đá muối và trở nên tỉ phú nhờ buôn gia vị mặn.​

Hai năm rưởi đã qua từ cái đận Mít Đặc ngao du Thái Dương Thành trở về. Tuy rằng đối với tôi và các em thì điều ấy chỉ thoáng chốc, nhưng mà với cộng đồng Tí Hon thì thời gian hai rưởi năm không ít đi chút nào đâu. Sau khi được nghe truyện Mít Đặc, Cúc Hoa và Bôi Bẩn Lem Luốc, đã có nhiều bạn nhỏ cũng đi viếng thành phố Thái Dương rồi, và khi về thì họ quyết tâm cải thiện bản thân hơn. Thành phố Hoa đã có nhiều biến đổi tự bấy đến nay nên không còn nhận ra nếp xưa nữa. Nhiều nhà mới, to đẹp hơn đã mọc lên. Theo như đồ án của công trình sư Chai Quay thì đại lộ Hoa Chuông sẽ xây hẳn hai tòa nhà xoay. Một tòa năm tầng kiểu tháp có cầu thang xoắn với bể bơi bao quanh (chỉ cần đi từ trên xuống cuối thang là em có thể đắm mình vào nước mát) ; còn một tòa sáu tầng có dương đài đong đưa với tháp cao để nhảy dù và chơi đu quay trên mái. Ngoài công lộ sẽ có thêm nhiều xe hơi, xe xoắn, ống bay, xe bình bịch khí nén, xe xích đa địa hình cùng vô vàn phương tiện nữa xuất hiện trên khắp thành phố.

Tất nhiên đấy vẫn chưa phải là hết. Dân ở Thái Dương Thành hay tin cộng đồng Tí Hon ở thành phố Hoa đang tất tả kiến thiết công trình mới, nên đã sang giúp, bằng cách yểm trợ xây nên một số chỗ gọi là xí nghiệp cơ khí hóa. Theo thiết kế của kĩ sư Đinh Tán, một xí nghiệp dệt may đã được dựng để sản xuất mọi loại quần áo, từ áo lót đàn hồi cho đến áo choàng mùa đông đều bằng sợi tổng hợp. Thế là từ rày không ai phải lọ mọ cầm kim khâu quần hay cả những áo khoác giản dị nhất nữa. Ở xí nghiệp, mọi công đoạn đều thực hiện nhờ những cỗ máy tí hon. Các sản phẩm hoàn chỉnh y như ở Thái Dương Thành sẽ phân phối đi các cửa hiệu, ai cần cứ việc đến lấy. Vậy là mối bận tâm của lao công xí nghiệp chỉ dồn vào sáng chế mẫu quần áo mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nhìn chung ai nấy cũng hài lòng cả, có mỗi cậu Bánh Vòng chịu thiệt trong vụ này mà thôi. Chẳng là Bánh Vòng thấy rằng, bây giờ hễ ai có nhu cầu gì chỉ việc ra tiệm mua là xong, như thế thì đống quần áo tích trữ trong nhà phỏng còn ích chi ? Cả đống quần áo đều lỗi thời, mà trong khi vẫn chửa kịp mặc hết. Thành thử lựa một đêm tối thui, Bánh Vòng buộc túm đống quần áo cũ vào cái bọc tướng, rồi len lén lôi ra khỏi nhà ra bến sông Dưa Leo nhận nước. Sau đó cậu ta đi ra tiệm sắm quần áo mới. Cuối cùng thì căn buồng nhà cậu bỗng trở nên cái kho chất đầy quần áo may sẵn. Chỗ quần áo ngổn ngang trong hộc tủ, trốc tủ cũng có, rồi trên bàn, gậm bàn, cả giá sách, móc treo tường, thành ghế, mà ngay cả trần nhà hay dây phơi chứ.​
 
Top