Đồng thoại điện ảnh (Фильмы-сказки)

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
Đồng thoại điện ảnh là nhan đề hợp tuyển hàng trăm đầu sách thiếu nhi do hãng Soyuzmultfilm phát hành kể từ thập niên 1950 đến nay. Nội dung chính là những kịch bản hoạt họa có kèm tranh và đôi khi tặng kèm băng đĩa để làm trong mát tâm hồn khán giả nhí.

Ở thập niên 1950 đến 1970, bộ đồng thoại này chỉ san hành dưới dạng sách chữ (Фильмы-сказки). Đến các thập niên sau, nhất là những năm 1980, các bộ mới đều trình bày theo hình thức liên hoàn họa (Фильм-сказка). Theo như tôi được biết, chưa có quyển nào trong số này phát hành tại Việt Nam. Mời các bạn bước vào thế giới ngỡ ngàng của tuổi thơ !​

 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник

«Фильмы-сказки. Сценарии рисованных фильмов» — книжная серия из 11 выпусков с 1950 по 1979 год. Каждый выпуск — это сборник литературных сценариев лучших мультфильмов, сначала — рисованных, а с третьего выпуска и кукольных. Первые два выпуска — издательство «Госкиноиздат», далее — издательство «Искусство», так как «Госкиноиздат» вошёл с состав «Искусство». В каждом выпуске цветные иллюстрации, перерисованные из мультфильмов. Составитель : Борис Воронов (главный редактор сценарного отдела киностудии «Союзмультфильм»).​

❀​

Выпуск 1

Фильмы-сказки : Сценарии рисованных фильмов: Выпуск 1. — М.: Госкиноиздат, 1950. — 208 с. — 15 000 экз.

Содержание : Предисловие с.3, Валентин Катаев «Цветик-семицветик» с.7, Михаил Вольпин, Николай Эрдман «Федя Зайцев» с.27, Владимир Сутеев «Когда зажигаются ёлки» с.47, Мстислав Пащенко «Песенка радости» с.69, Д. и А. Тарасовы «Весенняя сказка» с.95, Сергей Михалков «Кукушка и скворец» с.105, Владимир Немоляев «Первый урок» с.113, Борис Ласкин «Мишка на льду» (Дедушка и внучек) с.123, Георгий Березко «Серая Шейка» с.137, Иван Вано, Александра Снежко-Блоцкая «Гуси-лебеди» с. 157, Маро Ерзинкян, Зинаида Филимонова «Чудесный колокольчик» с.167, Борис. Бродский, Михаил Папава «Жёлтый аист» с.187, Приложение с.199.

Выпуск 2

Фильмы-сказки : Сценарии рисованных фильмов: Выпуск 2. — М.: Госкиноиздат, 1952. — 184 с. — 45 000 экз.

Содержание : Предисловие с.3, Лев Кассиль «Друзья-товарищи» с.7, Владимир Сутеев «Волшебный магазин» с.29, Маро Ерзинкян, Владимир Данилов «Верные друзья» (по мотивам рассказа С.Гансовского «Ниагара») с.49, Николай Рожков «Золотые руки»(Волшебная птица) (по мотивам русской народной сказки) с.67, Аугуст Якобсон «Волк и олень» (по мотивам эстонской народной сказки) с.78, Олег Леонидов «Сердце храбреца» (по мотивам сказки Дмитрия Нагишкина) с.85, Николай Эрдман «Братья Лю» (по мотивам китайской народной сказки) с.95, Тамара Караваева «Храбрый Пак» (по мотивам корейской народной сказки) с.112, Людмила Веприцкая «Валидуб» (по мотивам чешской народной сказки) с.125, Григорий Колтунов «Высокая горка» (по рассказу Виталия Бианки «Красная горка») с.136, Вера Чаплина, Георгий Скребицкий «Лесные путешественники» с.150, Мстислав Пащенко «Непослушный котёнок» (по сказке И.Белышева) с.169, Приложение с.179.

Выпуск 3

Фильмы-сказки : Сценарии рисованных фильмов: Выпуск 3. — М.: Искусство, 1954. — 248 с. — 90 000 экз.

Содержание : Ксения Шнейдер «Сармико» с.7, Владимир Сутеев «Стрела улетает в сказку» с.25, Владимир Морозов, Николай Эрдман «Полёт на Луну» с.49, Мстислав Пащенко «Необыкновенный матч» с.81, А. Зубов, Александр Галич «Упрямое тесто» с.103, Сергей Ермолинский «Стёпа-капитан» с.113, Вера Чаплина, Георгий Скребицкий «В лесной чаще» с.133, Николай Эрдман «Оранжевое горлышко» (по мотивам одноимённого рассказа В. Бианки) с.149, Борис Бродский «Крашеный лис» (по мотивам одноимённой сказки Ив. Франко) с.169, Владимир Данилов «Алёнушка» (по мотивам русской народной сказки «Сестрица Алёнушка и братец Иванушка») с.179, Георгий Гребнер «Аленький цветочек» (по мотивам одноимённой сказки С. Аксакова) с.191, Николай Абрамов «Волшебная антилопа» (по мотивам индийских народных сказок) с.221, Приложение с.241, Содержание с.246-247.

Выпуск 4

Фильмы-сказки : Сценарии рисованных фильмов: Выпуск 4. — М.: Искусство, 1956. — 216 с.

Содержание : Николай Эрдман и Михаил Вольпин «Остров ошибок», Мстислав Пащенко и Борис Дёжкин «Старые знакомые», Сергей Михалков «Как медведь трубку нашёл», Владимир Сутеев «Снеговик-почтовик», Григорий Колтунов «Юля-капризуля», Н. Окропиридзе «Мишка-задира», Георгий Гребнер «Ореховый прутик», Лев Кассиль «Два жадных медвежонка», Иван Иванов-Вано «Храбрый заяц», Раиса Борисова «Палка-выручалка», Зинаида Филимонова «Соломенный бычок», Лев Атаманов «Пёс и кот».

Выпуск 5

Фильмы-сказки : Сценарии рисованных фильмов: Выпуск 5. — М.: Искусство, 1958. — 290 с.

Содержание : Владимир Сутеев «Кораблик» с.3, А.Каранов, Олег Эрберг, Н.Эрдман «Приключения Мурзилки» с.17, Вадим Коростылёв, Михаил Львовский «Опять двойка» с.33, Юрий Олеша «Девочка в цирке» с.49, В.Сутеев «Петя и Красная Шапочка» с.79, Михаил Вольпин «Девочка и Тигр»(Девочка в джунглях) (по мотивам индийской сказки) с.93, Тамара Габбе «Исполнение желаний» (по мотивам сказки «Зербино» Эдуарда Лабулэ) с.103, Николай Абрамов «Волк и семеро козлят» (по мотивам русской народной сказки) с.131, Лев Аркадьев, Игорь Болгарин «Аист» (по мотивам узбекской народной сказки) с.143, Александр Галич «Чиччо из Неаполя»(Мальчик из Неаполя) (по мотивам сказок и стихов Джанни Родари) с.157, Евгений Рысс, Леонид Трауберг «Дикие лебеди» (по мотивам одноимённой сказки Г.-Х.Андерсена) с.181, Николай Эрдман «Сказка про Емелю и Марью царевну»(В некотором царстве) (по мотивам русской народной сказки) с.213, В.Горский «Пирожок» (по мотивам украинских народных сказок) с.231, Л.Аркадьев, И.Болгарин «Шакаленок и верблюд» (по мотивам индийской сказки) с.243, Лев Позднеев «Три медведя» (по мотивам одноимённой сказки Л. Н. Толстого) с.257, Жанна Витензон «В яранге горит огонь» (по мотивам северных народных сказок) с.271.

Выпуск 6

Фильмы-сказки : Сценарии рисованных фильмов: Выпуск 6. — М.: Искусство, 1961. — 320 с.

Содержание : Евгений Рысс «Сказ о Чапаеве» с.3, Назым Хикмет «Влюблённое облако» с.23, Евгений Сперанский, Владимир Дегтярёв «Краса ненаглядная» с.37, Анатолий Степанов «Золотое пёрышко» с.63, Лев Аркадьев, Игорь Болгарин «Новогодняя ночь» с.85, Михаил Вольпин, Лэ Мин Хьен «Скоро будет дождь» с.105, Мстислав Пащенко «Чиполлино» с.119, Жанна Витензон «Храбрый оленёнок» с.163, Сергей Михалков «Непьющий воробей» с. 183, Владимир Данилов, Николай Эрдман «Тайна далёкого острова» с.197, Лев Позднеев «Чудесница» с.225, Владимир Сутеев «Грибок-теремок» с.245, Роман Качанов, Илья Финк "Старик и журавль с.257, Сюзанна Бялковская, Анатолий Сазонов «Три дровосека» с.273, Николай Абрамов «Чудесный колодец» с.287, Нина Бенашвили «Приключения Самоделкина» с.301.

Выпуск 7

Фильмы-сказки : Сценарии рисованных фильмов: Выпуск 7. — М.: Искусство, 1963. — 220 с. — 100 000 экз.

Содержание : Сергей Михалков «13-й рейс» с.5, Владимир Сутеев «Разные колёса» с.17, Юрий Киршон «Спортландия» с.29, Мстислав Пащенко «Джябжа» с.49, Сергей Михалков «Упрямый козлёнок» с. 61, Сакко Рунге, Александр Кумма «Железные друзья» с.71, Михаил Вольпин «Заколдованный мальчик» с.89, Николай Носов «Фунтик и огурцы» с.121, Аркадий Снесарев «Конец Чёрной топи» с.137, Леонид Белокуров «Легенда о завещании мавра» с.155, Нуратдин Юсупов «День рождения» с.171, Регина Янушкевич «Янтарный замок» с.187.

Выпуск 8

Фильмы-сказки : Сценарии рисованных фильмов: Выпуск 8. — М.: Искусство, 1964. — 224 с. — 100 000 экз.

Содержание : Владимир Сутеев «Ученик Петя Иванов и волшебник Тик-Так»(Только не сейчас) с.3, Валерий Медведев «Баранкин, будь человеком!» с.29, Мстислав Пащенко «Машенькин концерт» с.53, Михаил Вольпин «Муравьишка-хвастунишка» с.69, Георгий Балл «Новичок» с.81, Аркадий Тюрин «Как котёнку построили дом» с.93, М. Сергеев «Сказка о рассеянном музыканте» с.101, Григорий Колтунов «Кто самый сильный?» с.115, Владимир Данилов «Чудесный сад» с.129, Р. Нагорная «Мы за солнышком идём» с.143, Радий Кушниров «Дракон» с.155, Жанна Витензон «Золотые колосья» с.167, Александра Любарская «Королевские зайцы» с.187, Николай Абрамов «Снегурочка» с.211.

Выпуск 9

Фильмы-сказки : Сценарии рисованных фильмов: Выпуск 9. — М.: Искусство, 1969. — 224 с. — 100 000 экз.

Содержание : Вадим Коростылёв «Вовка в Тридевятом царстве» с.5, Владимир Сутеев «Кот-рыболов» с.25, В.Сутеев «Петух и краски» с.35, Фёдор Хитрук «Топтыжка» с.47, Георгий Балл, Геннадий Циферов «Алёшины сказки» с.65, Людмила Зубкова «Сказка о старом кедре» с.81, Владимир Данилов «Следы на асфальте» с.97, Леонид Белокуров «Гунан-батор» с.113, Александр Кумма и Сакко Рунге «Свинья-копилка» с.125, Жанна Витензон «Щенок»(Варежка) с.135, Александр Хмелик «Жизнь и страдания второгодника Ивана Семенова» с.145, Нина Гернет «Хочу быть отважным» с.159, Михаил Вольпин «Храбрый портняжка» с.175, Николай Эрдман «Лягушка-путешественница» с.205.

Выпуск 10

Фильмы-сказки : Сценарии рисованных фильмов: Выпуск 10. — М.: Искусство, 1972. — 222 с. — 65 000 экз.

Содержание : Василий Ливанов «Самый, самый, самый, самый» с.5, Жанна Витензон «Орлёнок» с.21, Нина Бенашвили «Три соседа» с.37, Юрий Яковлев «Умка» с.47, Владимир Сутеев «Мы ищем кляксу» с.65, Александр Кумма и Сакко Рунге «Шайбу! Шайбу!» с.85, Амен Хайдаров «Почему у ласточки хвост рожками» с.101, Николай Эрдман «Самый главный» с.107, Куповых В. «Никита Кожемяка» с.127, Светлана Куценко «Про полосатого слонёнка» с.141, Овсей Дриз «Почему у петуха короткие штаны» с.155, Фёдор Хитрук «Каникулы Бонифация» с.163, Владимир Капнинский «Лиса, медведь и мотоцикл с коляской» с.183, Василий Ливанов, Юрий Энтин «Бременские музыканты» с.195. Михаил Вольпин «Капризная принцесса» с.205.

Выпуск 11

Фильмы-сказки : Сценарии рисованных фильмов: Выпуск 11. — М.: Искусство, 1979. — 192 с. — 50 000 экз.

Содержание : Фёдор Хитрук «Каникулы Бонифация» с.6, Владимир Сутеев «Кораблик» с.20, Григорий Остер «38 попугаев, 5 мартышек, 2 слоненка» с.30, Николай Абрамов «Золотая антилопа» с.38, Жанна Витензон «Просто так» с.58, Аркадий Тюрин «Как котёнку построили дом» с.62, М. Сергеев «Сказка о рассеянном музыканте» с.68, Григорий Остер «Котенок по имени Гав» с.80, Жанна Витензон «Варежка» с.90, В. Сутеев «Петя и Красная Шапочка» с.100, Назым Хикмет «Влюбленное облако» с.110, Эдуард Успенский, Роман Качанов «Крокодил Гена» с.122, «Чебурашка» с.138, Юрий Олеша «Девочка в цирке» с.148, Михаил Вольпин, Николай Эрдман «Про Федю Зайцева» с.170, Генрих Сапгир, Геннадий Цыферов «Мой зелёный крокодил» с.186-191.​
 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
Eduard Uspenskiy, Gennadiy Sokolskiy
IVASHKA TỪ CUNG THIẾU NHI

Ивашка из Дворца пионеров
Ivashka from the Pioneer Palace​

Bộ phim đã từng chiếu cả trên VTV1 và VTV3. Còn đây là bản truyện của một "chú bé" tinh nghịch ở nước Nga. Tớ quyết định giữ nguyên nét vẽ bậy của "cậu ta" để các bạn cảm nhận trí tưởng tượng muôn màu của tuổi thơ.



Ở trong khu rừng thưa nọ có túp lều chân gà, đó là nhà Baba Yaga.

Một hôm, mụ ra hiên huýt sáo gọi bọn thủ hạ lại, ấy là bầy thiên nga hoang dã. Bèn bảo :

- Chúng bay hãy tới làng gần nhất, bắt cho bà một đứa bé để bà đãi khách. Nom phải bụ bẫm thơm ngon tí ! Nhược bằng không xong thì bà nấu hết lũ bay đấy.


Bầy thiên nga bèn bay tới cung thiếu nhi. Ở đấy chỉ có một đứa không béo cũng chẳng gầy, vừa ý mụ chủ. Cậu ta đang mải làm một ngoạn cụ điều khiển bằng vô tuyến điện. Bọn ác liền quắp lấy, đem về nộp Baba Yaga.

Mụ nhốt ngay cậu bé vào kho.

- Sao bà làm thế với cháu ?! - Cậu bé la toáng lên.

- Bữa nay sinh thần bà. Mày có vinh dự làm món khai vị cho bà thết khách quý đấy nhé - Baba Yaga đáp.

- Nhưng thịt thiếu nhi khó nuốt lắm ! - Cậu bé cãi.

- Phải nếm mới biết chứ ! - Mụ già điềm nhiên.

Đoạn, mụ đóng sầm cửa, không quên cài then, rồi yên trí đi trang điểm.


Kế đó mụ già leo lên trốc lò và hỏi :

- Thế tên mày như nào ?

- Ivashka - Cậu bé đáp.

- Vậy cũng được - Mụ ngả lưng khoan khoái, nhưng vẫn lẩm bẩm - Từ rày bà cứ gọi mày là Ivashka Bơ Sữa nhé.


- Ê, khôn hồn bà hãy thả cháu ra, kẻo rồi hối chẳng kịp đấy ! - Ivashka la lớn.

Rồi cậu lấy ở túi dụng cụ một lưỡi cưa nhỏ, lách qua khe cửa phạt đứt thanh xà Baba Yaga gài.


Lúc thoát cái kho, Ivashka lấy băng keo trói Baba Yaga đang ngáy o o trên lò.

Mụ giật mình thức giấc :

- Ê thằng lưu manh khốn kiếp ! Mau cởi ra, kẻo chết với bà đấy.

- Còn lâu nhé ! - Cậu bé thản nhiên đáp.

- Khách nhà bà sắp tới rồi, chưa xơi thịt mày thì chửa chịu về đâu. Chờ đấy, ta đã nghe mùi Mèo Bayun.


Quả nhiên, lão Mèo đang thung dung trên đường tới nhà mụ già.


Trong khi đó, Ivashka lấy băng cách điện quấn kín chiếc xe hơi mô hình để nom như một con chuột có đôi tai to và cái đuôi dài.

Xong xuôi, cậu bé nhét táo vào miệng Baba Yaga cho mụ khỏi phá bĩnh, rồi cầm bộ điều khiển nấp sau lò.


Cửa bật mở, Mèo Bayun xông vào. Ivashka bèn bấm nút điều khiển. Con chuột vô tuyến chạy vèo qua chân lão Mèo. Y vội vồ lấy, nhưng chuột giả đã kịp phi vào kho.


Lão Mèo lao theo chuột đâm sầm tường kho, nằm bất tỉnh trên sàn.

Baba Yaga nằm lò nom thế mà kinh :

- Mày được lắm, con ạ ! Nhưng Koshchey Bất Tử sắp tới rồi, thể nào ngài cũng dạy mày nên thân. Hô hô ! Mùi Koshchey đấy.


Lúc ấy Koshchey Bất Tử phi ngựa gỗ trên đường. Y đội nón sắt, mặc giáp sắt, còn đeo bên hông thanh gươm đại tướng nữa.


Ivashka không nao núng. Bèn quấn đầu dây điện vào cái móng ngựa, còn đầu kia nối máy phát thủ công, thế là được cục từ thiết. Xong treo từ thiết lên bực cửa.

Cuối cùng, cậu đút bánh vòng vào miệng Baba Yaga rồi lại nấp sau lò.


Túp lều bỗng nhảy dựng lên đá Koshchey văng rất xa, tới mức y không tìm nổi lối quành về nữa.


- Được lắm, hức ! - Baba Yaga nhai rau ráu miếng bánh, nghển cổ nói - Nhưng cứ thử chọi Sơn Long mà coi, chưa kịp kêu đã bị chàng nướng ròn rồi.

- Con rắn của bà cứ đợi đấy ! - Ivashka vẫn tự tin lắm.


Vừa hay Sơn Long ở từng không sà xuống, soải rộng cánh, còn đôi chân duỗi thẳng về trước.


Quái vật quen thói thò cả ba đầu vào cửa sổ, rồi mạnh mồm khạc lửa.

Thế là Ivashka cầm bình cứu hỏa phun thật lực vào mõm ác thú khiến nó sặc bọt.


Ivashka đẩy cửa ngầm phi ra. Sơn Long rúc ngay lối đó định đuổi mà kẹt, bèn tức khí thổi lửa khiến khoảnh rừng bốc khói mù mịt.

Lửa quyện bọt nước làm lều thốt nhiên rời mặt đất, đem Sơn Long phóng thẳng lên giời như hỏa tiễn vận tải.


Căn lều vẽ một cầu vồng rộng trước khi khuất dạng sau khoảnh rừng thưa.

Còn núi bọt rồi cũng tan, trơ ra cái lò chân gà, và Baba Yaga vẫn nằm trốc.

Mụ nom cậu bé vẫn bình an và khỏe mạnh, bèn chỉ xua tay tỏ vẻ thất vọng.

- Mày thắng rồi.

Mụ già lại huýt sáo gọi bầy thiên nga lại, dặn :

- Mau chở thằng nhóc về, đừng để nó ám ta nữa !


Mụ phù thùy xấu xa độc ác đã lỡ tiệc sinh thần như vậy đấy !

Trước khi sao chép, bạn phải xin phép dịch giả !
Mong bạn hãy tôn trọng để được sự tôn trọng !
 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
Vasiliy Livanov
ÔNG GIÀ TUYẾT VÀ MÙA HÈ

Дед Мороз и лето
Jack Frost and Summer​

Trung thiên Ông già tuyết và mùa hè nguyên là kịch bản hoạt họa của tác gia Vasiliy Borisovich Livanov, phát hành năm 1969. Ban đầu tác giả chỉ dự định làm phim chiếu dịp nghỉ hè phục vụ thiếu niên nhi đồng. Tuy nhiên, do tác phẩm quá nhân văn cảm động nên kịch bản đã được soạn lại thành sách nhằm đáp ứng nhu cầu đại chúng. Hiện tôi có cả bản dịch phim, bản sách gốc và tập tranh truyện. Hồi thập niên 1990, bộ phim cũng đã chiếu trên màn ảnh VTV1 khung 18:30.

♫ Đây mùa hè là như thế này :
♫ Mùa hè là tươi xanh ngập tràn,
♫ Mùa hè là nóng ấm ánh trời,
♫ Mùa hè là gió mát hiu hiu.
♫ Nơi bến nước trên thảm cỏ kia,
♫ Những chú ếch xanh tung tăng nhảy.
♫ Và bươm bướm vui múa rộn ràng,
♫ Những đóa hoa xinh đua rộ nở.

♫ Chúng em đang thong dong trên đường
♫ Ngâm nga một bài về mùa hè,
♫ Một bài ca hay nhất thế gian.
♫ Khi chúng em đi vào rừng sâu
♫ Thì được gặp gỡ một chú nhím,
♫ Và rồi có cơn mưa ngang qua.
♫ Khi chúng em đi vào rừng sâu
♫ Thì được gặp gỡ một chú nhím,
♫ Và chợt có cơn mưa ngang qua.
♫ Chúng em tận hưởng da rám nắng,
♫ Mùa quả rừng đỏ mọng chín rục.
♫ Hơi ấm mùa hè không hoài phí,
♫ Hơi ấm mùa hè bao tốt lành.

♫ Ta làm khách của tất cả các cháu,
♫ Và được tận mắt trông thấy mùa hè.
♫ Rừng xanh biếc, vườn cũng biếc xanh
♫ Và màu xanh ngập tràn thảm cỏ.
♫ Trên đường đi da ta bỏng rát,
♫ Ta tan chảy dưới ánh nắng hè.
♫ Nhưng về Bắc Cực, ta mang nắng
♫ Và khắp nụ cười bao bạn nhỏ.


Tranh : Mariya Rudachenko, Valentin Karavayev
Truyện : Vasiliy Livanov
Dịch : Ngọc Giao


Cứ mỗi đêm Giao Thừa, Ông Già Tuyết của chúng mình lại xuất hiện trong thành phố. Ông mang theo bọc quà to đựng đầy đồ chơi và sẽ chia cho từng bạn nhỏ.

Năm nay cũng chẳng ngoại lệ. Già Tuyết lại nói lời chia tay nhà láng giềng thân thiết, ấy là vợ chồng Gấu Trắng.


Ông nhảy phốc lên lưng Tuần Lộc và khởi hành. Nhưng hành trình đằng đẵng nhỡ có truyện gì thì sao ?

Quả nhiên Tuần Lộc ruổi gấp quá bỏ ông rớt lại bìa rừng, rồi bị vùi vào thảm tuyết. May sao, có thằng Thỏ Nhép đỡ ông lên !


Già Tuyết đứng trước tấm biển "Tạm nghỉ đến mùa hè" treo ngoài cửa nhà Gấu, đọc xong ông mới ngạc nhiên rằng : "Mùa hè là gì nhỉ ?". Chú Quạ trên cành nghe thế mới giễu : "Ông ngốc, mùa hè mà cũng không biết !".

Già bèn xin một chú tài xế vui tính cho quá giang đến thành phố. Già Tuyết mới hỏi chú coi mùa hè là thế nào, nhưng chú đáp lại bằng mỗi nụ cười mỉm.


Chỉ có các bạn nhỏ giảng giải được cho Già Tuyết hay mùa hè mà ông chưa được thấy trong đời, rằng cái gì cũng tươi xanh mơn mởn.

Già Tuyết bèn về căn nhà nhỏ ở Bắc Cực. Đêm ấy, ông gặp phải một giấc mộng xanh. Trong mơ, ông thấy mình đang đi giữa mùa hè xanh rớt, và hồ như có ai đang giễu cợt ông hay sao : "Ông ngốc ơi là ông ơi, đến mùa hè mà cũng không biết !".


Già Tuyết quyết định đi đến thành phố mùa hè, nhưng vầng dương rạng rỡ khiến ông lóa cả mắt. Thế là đám đông bủa vây lấy Ông Già Tuyết, rồi các bạn nhỏ hiếu kì cũng chạy lại.

"Sốt quá !" - Già Tuyết khẽ rên - "Ta chỉ muốn chiêm ngưỡng mùa hè, ấy thế mà chả kịp thấy gì cả".

"Bệnh nhân đang tan chảy ngay trước mắt chúng ta" - Bác y sĩ chẩn đoán - "Vì vậy, phải chở gấp về Bắc Cực !".


"Chả nhẽ ông chúng mình chẳng bao giờ được ngắm mùa hè ư ?" - Bọn trẻ bắt đầu lo.

Lát sau, Già Tuyết được ăn kem nên đã đỡ chảy. Các em nhỏ bèn để ông ngồi trong thùng kem rồi chở đi chơi ấu trĩ viên mùa hè.


Vậy là Già Tuyết được hưởng trọn mùa hè với các bạn nhỏ.

Ông còn đòi đi bắt bướm với bầy trẻ nữa chứ.

(còn tiếp)

Trước khi sao chép, bạn phải xin phép dịch giả !
Mong bạn hãy tôn trọng để được sự tôn trọng !
 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
Aleksandr Kurlyandskiy, Valentin Karavayev
CHÚ VẸT HOANG ĐÀNG TRỞ VỀ

Возвращение блудного попугая
Return of the Prodigal Parrot


Tranh : A. Savchenko, V. Karavayev
Truyện : Aleksandr Kurlyandskiy, Valentin Karavayev
Dịch : Ngọc Giao


Cậu Vovka đang ngồi bàn học và lo làm bài tập về nhà, đầu sùm sụp cái mũ mùa đông. Chẳng phải rét, mà tại vô tuyến truyền hình. Cái máy đang mở to hết cỡ...


- Kesha ! - Vovka chịu không thấu nữa - Vặn nhỏ cho tớ nhờ !

- Nhưng mà nghe không rõ ! - Vẹt ta khó chịu.

- Thật là quá quắt ! Mai tớ có bài kiểm tra, thế mà cậu... - Vovka tức tối chạy ra giứt phắt dây cắm.


- À được, hóa ra cậu là đứa thế đấy ! Chỗ bạn bè mà cư xử kiểu thế à ? - Vẹt gắt gỏng - Giờ chỉ có chết mới giúp tớ bớt đau lòng.

Đoạn, chú ra hiên tự ngã bổ chửng.


- Rồi cậu khóc cạn nước mắt, sẽ ân hận vô cùng cho coi ! - Chú Vẹt tuyên bố.

Nhưng nói vậy chứ mắt vẫn tìm cửa sổ phòng Vovka, mà chả thấy đâu, vì căn nào cũng giống nhau.


Giời về khuya : Vắng lặng đến ghê. Kesha kinh hoảng phát ngất vì mấy tiếng sột soạt. Thế là chú không cả dám giắm mắt.


Nhưng rồi ánh dương cũng rạng. Bọn Sẻ lại chí chóe, chàng Mèo lười bụng phệ cũng ra nằm ườn.


Kesha thiếu ngủ, ngồi tả tơi trên cành, ngó xuống bọn dưới sân mà phát ghen.


Làm sao quên được cuộc sống phủ phê trong vòng tay Vovka ! Nói đúng ra là tiên cảnh, thế mà chú còn khinh nhạo.


Vẹt ta bồn chồn cõi lòng bèn cất giọng cảm thán rằng : "Ngôi nhà của mẹ cha, chắp cánh con vào đời ; Là bến đỗ bình an, mãi trong trái tim này". Lời ca ai oán quá, não nùng lắm, Leshchenko mà biết cũng chào thua.

Bọn thính giả dưới sân vỗ tay tưng bừng, ném cho chú hàng mớ rau quả tươi rói.


"Không sao cả !" - Kesha thầm nhủ - "Mình vẫn sống khỏe !".

Ngày, tuần, rồi tháng trôi qua... Kesha mưu sinh bằng nghề mở nhạc hội. "Một lần nọ tớ sang Tahiti, thiếu tá Tomin bèn bảo : Nhà băng vừa bị mụ Monika cướp... triệu triệu đóa hồng thắm...".


Nhưng chúng nó ngày càng cho Kesha ít hơn. Vì chú chỉ diễn mãi mấy trò bắt chước trên vô tuyến.


Mùa đông sang. Tuyết bắt đầu rơi, lạnh lẽo.

Kesha chả biết làm sao cho ấm, bèn chụp tạm chiếc mũ rơm mùa hè lụm ở bãi rác.


Cái ăn cũng khan hiếm hẳn. Mà họa may có thì cũng đóng chặt nắp rồi.


Một hôm mải rình mò các mái hiên, Kesha thoáng thấy Vovka.

Chú ta bèn mổ kình kịch vào kính : "Vovka ơi Vovka !".


Vovka vội vàng mở cửa : "A Kesha ! Kesha đã về !".

Để hòa hạnh ngộ chung, thằng Cún cũng sủa lên ăng ẳng.


Rồi Vovka quay về bàn học. Còn Kesha lại chầu hẫu vô tuyến, quen thói vặn to hết cỡ.


- Kesha, lại cậu nữa ? - Vovka nạt.


- Sao lại tớ ? Tớ vô can mà ! - Kesha hơi chột dạ, bèn giỡ tai út em đang ngủ vùi - Đến nó còn chả nghe rõ nữa là...


Trước khi sao chép, bạn phải xin phép dịch giả !
Mong bạn hãy tôn trọng để được sự tôn trọng !
 
Top