Sinh hoạt cộng đồng Việt tại Nga

themanh

Thành viên thường
A hỏi nhiều câu e khó trả lời ghê, thôi thì các anh chị [USERGROUP=4][USERGROUP=4]@CTV[/USERGROUP][/USERGROUP] khác vào giúp em vậy :D . Dưới đây là vài điều e biết :)

? Những sinh viên Việt đang học bên Nga có phải mất tiền không ạ ?
Có dạng học bổng (nhà nước, công ty) thì không mất học phí, còn tự túc thì a phải tự cày kiếm học bổng chính phủ Nga a ạ.

? Nếu mất tiền thì là khoảng bao nhiêu một tháng ,tiền ăn ở là do mình tự túc hay là có hỗ trợ của nhà nước

Nếu tự túc thì 100% là tự túc, đi diện nhà nước thì mình phải trích tiền học bổng liên chính phủ ra đoang một phần tiền ở, còn công ty thì lo từ a đến z. Em thuộc dạng vô lo, nên không rành chi phí chỗ ở lắm. :)

? Các sinh viên muốn sang học ở bên đó thì có những con đường nào ?
Tự túc, liên chính phủ, công ty.

? Các thành phố nào thường có nhiều sinh viên Việt học nhất ?

Theo em là Matxcova, Saint, Tomsk, Tula, Ufa

? Sinh viên Việt thường học những ngành nào ở bên đó ?

Nhiều ngành lắm a, a tham khảo các CV tuyển sinh mục tuyển sinh sẽ rõ hơn.

? Tiện thể cho mình hỏi ở bên Nga thì sinh viên Việt mình được học với những sinh viên nước nào ?

Tùy trường, nếu là học tiếng dự bị ở khoa quốc tế thì gần như rất nhiều av nước bạn. Chỗ em có Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Nga.

? Và sinh viên nước nào là chăm chỉ và học giỏi nhất ?

Rất khó nói, vì mang tiếng Nga ngố chứ rất nhiều bạn Nga thông minh và cũng chăm, học tốt lăm. Tuy nhiên khi a giới thiệu về VN thì a cứ "mạnh dạn" câu này đi ạ, cũng khá đúg ấy :D Vì ai đã đi thì cũng có mục tiêu cho bản thân rồi ;)
? Câu hỏi cuối cùng :Cảm giác của các bạn khi học ở bên Nga thấy như thế nào ?
Nhớ Việt Nam, tuy nhiên vì tương lai mà cười như vậy nè a :) E thấy cơ sở vật chất trường cũng tiên tiến, thiên thực hành nhiều hơn suông lí thuyết như VN :)
4 tháng mùa đông mới biết thế nào là khổ và nhớ
 

HoangTu_Irkutsk1

Thành viên thường
Theo em anh @vinhtq đã nói khá rõ . Em mới học được 1 năm dự bị ở Nga nên cũng ít biết nhưng Sinh hoạt phí ở đây tầm 300$ 1 tháng, các thành phố nhiều người Việt e nghĩ có cả nơi e đang học Irkutsk (tầm 200 SV) (anh có thể tham khảo thông tin ở đây http://sinhvienirk.net/home/) đây là 1 trong những báo Onl tốt nhất của SV mình ở Nga ^^. Còn ngành nghề thì đa dạng , ở chỗ em thì xây dựng, dầu khí, công nghệ thông tin, ... có cả kinh tế nữa ... Theo em thì SV VN mình vẫn là chăm chỉ nhất ^^ (em học dự bị thì có Mông Cổ, Trung Quốc, Hàn Quôc ) nhưng thầy cô vẫn khen VN mình ^^ . Còn cảm giác thì vì may mắn được học bổng toàn phần nên chuyện tiền bạc đã k tính, thời tiết Nga theo e hơi khắc nghiệt nhưng bây giờ quen lại thấy thích ... Nói chung tuyệt vời
 

navievia

Thành viên thường
em chào diễn đàn , năm nay em là sinh viên năm 1 và đang học tại moscow . em chỉ vừa học xong 1 năm dự bị tiếng nga nên khả năng nghe nói đọc viết còn kém , khoa e đang học lại chỉ có mình e châu á , còn lại đều là sv Nga nên việc tiếp thu gặp rất nhiều trở ngại , em cũng đã thử những phương pháp học tập mà các thành viên diễn đàn đóng góp , nhưng khi học vẫn còn rất " khớp" . em rất muốn biết những anh chị nào đã và đang học giống e , những khoảng thời gian học , việc làm bt về nhà và việc làm bài thuyết trình , việc vượt qua được các kì thi vấn đáp , thi exam mọi người đã học như thế nào .Ai đã từng đi trước có thể đóng góp cách học cho em biết đc không ạ . em xin cảm ơn
 

tieng nga

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Chắc chắn là ai cũng có một cách thức, phương pháp riêng của mình để vượt qua những rào cản. Bạn đã đọc những bài chia sẻ về kinh nghiệm học tập rồi, mình cũng xin chia sẻ quan điểm cá nhân của mình, cách mình đã vượt qua môn sau gần 5 năm ngồi giảng đường.

Thứ nhất, bạn nên tin :
-Mọi người làm được thì bạn cũng làm được, thậm chí còn tốt hơn
- Điều gì cũng có hai mặt, mặt tích cực và tiêu cực. Nên hướng tới sự tich cực và tận dụng nó.
Thứ hai, bạn nên biết
-Không có một sụ thiên vị nào( đôi khi là không công bằng) dù bạn là sinh viên nước ngoài
-Không biết trường khác như nào nhưng chỗ mình học thì đề cương thi là từ bafi đầu tới bài cuối, k câu nào là quan trọng hơn câu nào.
-Khi bắt đầu học ai cũng đều bỡ ngỡ và gặp vô số khó khăn do rào cản ngoại ngữ, đó k phải là vấn đề của riêng bạn,sau một thời gian bạn sẽ quen và bắt kịp.
Thứ ba, kinh nghiệm bản thân tớ để vượt qua 4 năm đại học
-Tập viết tắt ( bạn nên mượn vở của mấy bạn tây chăm chỉ viết bài, nên mượn vở của mấy đứa học tốt vì cái cách nó ghi bài hoàn toàn khác với những đứa kém hơn-chọn bạn mà chơi ), dù thế nào cũng nên viết, dù k được 1 câu mà chỉ vài bà chữ.Mình đã 5 năm học và giờ 1 câu thầy nói mình có thể ghi được 80 %, những bạn học cùng với mình, lý do này kia dù cũng học như mình nhưng họ được tối đa 40% do lười.
-"Ở đời k ai cho k ai cái gì" -câu này có vẻ tiêu cực nhưng nó cũng đúng trong đa số các trường hợp ( với diễn đàn ta thì nó không đúng ) .Nói như vậy có nghĩa là gì, bạn nên hoà đồng với tất cả nhưng kiếm cho mình một vài người bạn trong l ớp có thể giúp đỡ bạn, trao đổi bài với bạn, khi ai đó tìm được sự lý thú , b ổ ích khi nc vớibạn họ cũng sẽ thích hơn.Nên biêt cho đi, đừng tình toán quá.
-Xưa nay các học sinh châu Á nổi tiếng là thông mình, chăm chỉ nhưng mấy đứa tây cũng có nhiều đứa còn chăm chỉ hơn, nếu đã cố hãy cố ngay từ đầu khi mà xã hội ta hình như vẫn coi trọng điểm và bằng cấp, k nên so với tây là nó thế điểm còn kèm hơn mình, mình vậy là giỏi rồi.
Chúc bạn học tốt !
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
(baonga.com)Tính từ đầu năm tới nay đồng ruble của Nga đã mất giá gần 30% và điều này đang khiến cộng đồng người Việt Nam kinh doanh tại Nga gặp muôn vàn khó khăn.


Đồng ruble của Nga đang trải qua những ngày mất giá mạnh do tác động của giá dầu giảm và liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine . Tính từ đầu năm tới nay đồng ruble của Nga đã mất giá gần 30% và hiện đang ở mức thấp nhất so với đồng USD kể từ cuộc khủng hoảng năm 1998. Biến động này đang khiến cộng đồng người Việt Nam kinh doanh tại Nga gặp muôn vàn khó khăn.

Tỷ giá đồng ruble biến động từng giờ và thiết lập các mức giá thấp chưa từng thấy so với đồng USD và đồng euro trong những ngày tháng 11 khiến hàng nghìn tiểu thương Việt Nam kinh doanh tại Trung tâm thương mại Moscow lo lắng. Vấn đề lớn nhất đối với họ lúc này là tốc độ tăng chóng mặt giá cả hàng hóa nhập vào theo thời giá USD.

Ông Đinh Văn Tuyên, trung tâm thương mại Moscow, Nga cho biết: “Mấy năm nay qua, bây giờ mới thấy USD giật lên cao như thế này, nên chúng tôi cũng chưa biết tình hình thế nào. Mọi thứ thuế cao, tất cả mọi thứ bên này đều quy đổi ra USD, tỷ giá cao thế này thì rất khó khăn cho bà con hiện giờ”.

Bà Phạm Thị Hồng Minh, trung tâm thương mại Moscow, Nga nói: “Những mặt hàng chúng em nhập vào, chủ hàng nâng giá rất cao, theo đó chúng em nâng lên cho khách cũng không theo kịp tỷ giá, mà nâng thấp quá thì không có lợi nhuận. Nói chung, trong 1,2 tuần vừa rồi mọi thứ đóng băng”.

Mọi chi phí giá thành tăng cao, trong khi đầu ra gặp khó cũng trở thành vấn đề lớn của nhiều công ty sản xuất hàng may mặc Việt Nam tại Nga. Để ổn định công việc và đảm bảo số lượng công nhân, nhiều doanh nghiệp đang chấp nhận phải bù lỗ.

Ông Đỗ Quý Dương, Chủ tịch HĐQT công ty may Vintex, Nga chia sẻ: “Bù lỗ cho công nhân theo 2 phương án: Một là tính giá quy đổi cho công nhân về Việt Nam theo giá thấp hơn, thứ 2 là bù lỗ về ăn ở. Tất nhiên, không thể bù lỗ đủ 30% đồng giá trượt, nhưng hy vọng cũng ổn định tâm lý cho công nhân và chờ đợi giai đoạn ổn định của đồng ruble”.

Chịu ảnh hưởng lớn nhất từ biến động của đồng rúp lúc này là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, theo ông Dương, việc các doanh nghiệp lớn hạn chế nhập hàng từ Trung Quốc vào Nga ở thời điểm này cũng có thể tạo thuận lợi hơn cho các công ty Việt Nam đang trực tiếp sản xuất hàng hóa tại Nga.

Ông Đỗ Quý Dương, Chủ tịch HĐQT công ty may Vintex, Nga cho biết: “Lo lắng nhất là giá USD lên từng ngày, mua một giá bán một giá. Còn khi USD có thể cao trên 40, trên 50 nhưng giữ được mức đấy không thay đổi nữa, nằm ở một mức giá cố định, giá cả sẽ đẩy lên theo, tất nhiên bị chậm lại vài ba tháng nhưng chúng tôi sẽ tồn tại được”.

Cầm cự để đợi chờ sự “giảm nhiệt” của đồng ruble là tâm lý chung của nhiều người Việt tại Nga lúc này. Nhưng thời gian – còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng doanh nghiệp.

Những biến động của đồng rúp trong những ngày vừa qua khiến nhiều người Việt kinh doanh tại Nga liên tưởng đến cuộc khủng hoảng đồng ruble năm 1998, khi lạm phát lên đến 84%. Nhiều người cho rằng dự đoán một điều gì đó tại thời điểm này là rất khó khăn. Tuy nhiên, tất cả đều đang hy vọng vào các biện pháp của Chính phủ Nga nhằm đối phó với những khó khăn kinh tế, trong đó có việc ổn định thị trường nội tệ trước cuối năm nay.

Nhật Linh
(Phóng viên VTV thường trú tại Nga - thoisu@vtv.vn)
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Chị @Hồng Nhung ới, trường chị lên báo này :D

(Dân trí) - Những giáo viên, giảng viên xuất thân từ các trường sư phạm trong nước, hoặc đi du học về theo nghề giáo là điều không hiếm gặp, nhưng chuyện về những người thầy tương lai học sư phạm ở nước bạn thì chắc chưa nhiều người biết đến.

Kì 1: Có gì khác trong chương trình đào tạo?


Một trong những cái nôi sư phạm ở xứ sở bạch dương, từng có khá nhiều thế hệ du học sinh Việt Nam theo học là trường Đại học Sư phạm Quốc gia Tula mang tên L. N. Tolstoi. Gần 6 năm theo học tại đây, bạn Hoàng Thị Hương, sinh viên năm cuối ngành tiếng Nga và Văn học cũng đã tự rút ra cho mình những điểm khác biệt cơ bản của đào tạo sư phạm tại Nga.



ĐHSP Quốc gia Tula là một trong những cơ sở đào tạo giáo viên quy mô, uy tín của nước Nga, nơi có rất nhiều DHS Việt Nam theo học.

Theo Hương, bên cạnh học các môn chuyên ngành, giao viên bên này cũng rất chú ý đào tạo cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức sư phạm cơ bản, không chỉ qua những môn lý thuyết mà đặc biệt là trong giai đoan đi thực tập. Chương trình học chú trọng nhiều đến thực hành nên nắm bắt vấn đề lý thuyết tốt hơn và dễ ghi nhớ hơn. “Ngoài ra, do đặc trưng là học ngôn ngữ nên hình thức giảng dạy cũng đặc biệt hơn, lớp học chung khoảng mười sinh viên trơ lại, chúng mình được thực hành nghe- nói nhiều hơn, trao đổi với giáo viên một cách thoải mái trên lớp”, Hương chia sẻ.


Ở Nga, sinh viên sư phạm đi thực tập từ năm thứ 3, 4 (tức là năm thứ 2, 3 trong chương trình chính khóa). Thuờng mỗi kì thực tập kéo dài một tháng rưỡi, hai tuần đầu đến kiến tập tại trường học để nghe, theo dõi giáo viên đứng lớp rồi qua đó học hỏi phương pháp giảng dạy; bốn tuần sau sẽ trở về khoa thỉnh giảng, rồi có những buổi dạy thử và dạy thật. Còn trong các năm học trước, các nhà giáo tương lai được đi thực tế, dự giờ rùi tham gia trại hè, đi tham quan dã ngoại cùng với lớp, nhiều khi là đi…trông trẻ để có thêm kinh nghiệm.



Một giờ thực hành của các sinh viên sư phạm

“Nhà trường rất quan tâm những môn giáo dục và tâm lý sư phạm hơn, nội dung đào tạo cũng khá rộng, để cung cấp kiến thức tổng hợp cho người học, vì thế, dù chuyên ngành là sư phạm toán nhưng bọn mình được học rất nhiều môn như … giải phẫu học, luật, kinh tế..”, một sinh viên năm thứ 4, khoa Toán tâm sự.


Bên cạnh chương trình đào tạo, có thể thấy, chính bản thân các thầy cô giáo - các nhà sư phạm cũng để lại những ấn tượng sâu sắc cho những du học sinh Việt. Hương cho biết thêm: “Các thầy cô giáo Nga là những người rất nhiệt tình. Còn nhớ những ngày đầu chúng minh chưa biết chữ, các cô đã tận tình chỉ dạy từng ly từng tí một rất cẩn thận, từ phát âm, đến viết sao cho chuẩn. Các cô còn rất thân thiện với tụi mình, luôn đồng cảm, hỏi han cuộc sống như có quen không, có nhớ nhà không, những dip lễ Tết có tổ chức gì không cho đỡ buồn...”.


Hoài Đảm - Quang Thịnh
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Tuổi đẹp nhất là tuổi được cắp sách tới trường. Giờ mà lại được học từ lớp mẫu giáo thì em thích lắm ;).
Trước đây các cô giáo dạy chúng ta cũng đâu có ra nước ngoài mà họ vẫn đào tạo được những thế hệ học sinh giỏi và có ích cho đất nước. Bây giờ nhà nước tạo điều kiện cho hs, sv ra nước ngoài học tập về sư phạm thì các nhà giáo tương lai ít nhiều cũng nhận ra được nhiều điều hữu ích trong công việc giáo dục sau này của mình. Sao anh @minhquy lại thở dài như vậy ạ. Các cô giáo vừa có tâm với nghề vừa có trình độ thì anh phải phấn khởi chứ ạ, hehehe :)
 

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
À mình có không vui vì chuyện đó đâu, bạn không hiểu ý mình rồi... đơn giản bởi mình thấy hồi học bên đó, cuộc sống ước mơ hoài bão nhiều lắm... nhưng rồi khi học xong mọi thứ đổi thay, nên đôi lúc cũng thấy...thời còn đi học thì thích nhanh ra trường...nhưng thực sự nghĩ lại thì thấy tiếc quá...mọi thứ giờ chỉ xoay quanh tiền bạc, nên chỉ có tiếng nga làm bạn thôi em ạ...xã hội thì đổi thay. mình lạc hậu, chỉ nghĩ đến tình cảm, còn nhiều người thì thích tiền...đó là điều anh buồn...
 
Top