Lễ Phục Sinh (Пасха)

Bka Tran

Thành viên thường
tại t thấy bỏ vào nó hơi thô nên tớ k bỏ ấy chứ, ng đọc tự biết )) Mà tớ viết từ t Nga trước sau mới dịch lại bằng T Việt nên kiểu đọc т Việt k suôn bằng t nga :)))

cái từ này nó rất phổ biến, từ động từ luộc, còn có nghĩa là nấu
ví dụ
варить рис
варить суп
варить яйца
Tính từ của nó là вареный
вареный рис
вареные яйца
C ở azerbaizan a? Sao lại sang đó? Mà sao lại học t Nga? họ có tiếng của họ mà?

uhm, t ở Azerbaijan này, b biết ko?...có khá là nhiều người việt nam mình chẳng biết azerbaijan đâu ấy, ngày t qua đây t cũng mới biết,hehe..t sang đây vì t ko sang nga, :), ở đây người ta dùng song song 2 tiếng lun bạn à, ở trường t học cũng có 2 hệ tiếng, t chọn hệ tiếng nga. ;), học tiếng nga thích hơn mà, vì có cả một 4rum khá là nhộn nhịp thế này cơ mà..:) :),
 

Хлеб Хлеб Чанг

Thành viên thân thiết
Наш Друг
à hoá ra là có 2 tiếng để chọn. AZERBAIJAN sao lại không biết ? @@
Salam !! ))
Trường tớ nhiều bạn nước này lắm! Họ toàn đến Nga học nên t mới ngạc nhiên sao c đến đó? :)
Công nhận tôn giáo chính của họ là đạo hồi, họ là musuman nên c k biết lễ Phục sinh. :
:)
 

Hoàng.Dazzle

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Và trong ngày lễ đó người ta nói thay lời chào:
- Христос воскрес!
Và chúng ta phải đáp lời bằng câu:
- воистину воскрес!

 

Bka Tran

Thành viên thường
à hoá ra là có 2 tiếng để chọn. AZERBAIJAN sao lại không biết ? @@
Salam !! ))
Trường tớ nhiều bạn nước này lắm! Họ toàn đến Nga học nên t mới ngạc nhiên sao c đến đó? :)
Công nhận tôn giáo chính của họ là đạo hồi, họ là musuman nên c k biết lễ Phục sinh. :
:)

hehe, giỏi thế.:D, ngày xưa t toàn quy ra 'sai lầm' cho dễ nhớ,...:v, họ là musulman, nhưng dù gì cũng tiến bộ hơn những nước đạo hồi chính thống ở Trung Đông...ăn mặc bình thường như mình,vì do nó cũng Tây hóa đi nhiều rồi ấy. thực ra cũng vì một số lí do khác nhau nên nữa nên t qua đây..he,
à học vs nhiều bạn Azerbaijan vậy bao giờ bảo các bạn ấy dẫn qua đây chơi,hehe..;)
 

nhatlinhvan

Thành viên thân thiết
Наш Друг
tại t thấy bỏ vào nó hơi thô nên tớ k bỏ ấy chứ, ng đọc tự biết )) Mà tớ viết từ t Nga trước sau mới dịch lại bằng T Việt nên kiểu đọc т Việt k suôn bằng t nga :)))

cái từ này nó rất phổ biến, từ động từ luộc, còn có nghĩa là nấu
ví dụ
варить рис
варить суп
варить яйца
Tính từ của nó là вареный
вареный рис
вареные яйца
C ở azerbaizan a? Sao lại sang đó? Mà sao lại học t Nga? họ có tiếng của họ mà?

azerbaizan trước kia thuộc cccp nên tiếng nga cũng gần như là tiếng mẹ đẻ
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
LỄ PHỤC SINH Ở NGA

Nguồn: http://www.tiengnga.net/nhung-dieu-thu-vi-ve-le-phuc-sinh-cua-nga/
Xem thêm: http://www.tiengnga.net/пасха-le-phuc-sinh/

Phục sinh là 1 ngày lễ thú vị và giàu truyền thống, được tổ chức long trọng và vui vẻ bởi cả những người theo đạo cũng như người ngoại đạo.

Ngày lễ Phục sinh theo truyền thống luôn được kỉ niệm vào đầu mùa xuân.

Tuần trước ngày lễ Phục sinh được gọi là Tuần Thánh, mà mỗi ngày trong đó, bắt đầu từ thứ hai – được gọi là Ngày Lá. Để chuẩn bị đón lễ, người Nga ăn chay trong nhiều ngày trước đó, trang trí và giữ nhà cửa, sân vườn thật sạch sẽ, gọn gàng.

Thứ năm Tuần Thánh là ngày người ta chuẩn bị tích cực nhất. Các con chiên phải dậy vào sáng sớm để tắm rửa – bằng cách đó người ta tin rằng sẽ tẩy rửa được các tội lỗi mà mình đã gây ra trong 1 năm. Tiếp đến họ đi thăm các nhà thờ để xưng tội và rước lễ. Sau đó họ nhanh chóng trở về nhà để thực hiện nốt những nghi thức cuối cùng trước khi vẽ trứng và nướng bánh kulich.

Vào tối thứ bảy Tuần Thánh, tất cả những người theo đạo ăn mặc gọn gàng, mang các vật cúng tế vào nhà thờ để tổ chức các nghi lễ tôn giáo long trọng. Trước nửa đêm người ta sẽ đánh chuông thay lời thông báo về sự phục sinh của chúa Jesus. Khi đó đoàn rước lễ sẽ đi vòng quanh nhà thờ.



TRUYỀN THỐNG LỄ PHỤC SINH Ở NGA
Trong suốt 11 thế kỉ tồn tại, lễ Phục Sinh ở Nga mang trong mình những nét độc đáo và hương vị rất riêng. Chính việc bày biên bàn lễ đã khiến Lễ Phục sinh ở Nga khác với những ngày lễ khác của đạo Chính thống. Nét đặc trưng của ngày này chính là bánh kulich và những quả trứng. Trên khắp nước Nga, kể từ thứ Năm Tuần Thánh người ta nướng bánh kulich, làm phô mai phục sinh và tô màu trứng bằng nhiều cách khác nhau. Theo phong tục cổ xưa, người ta luôn cố gắng làm cho thực đơn ngày lễ thật phong phú, thậm chí ngay cả những gia đình bình dân cũng làm bánh kulich cũng như tô trứng rất cầu kì.

Để làm bánh cần rất nhiều thời gian. Bột làm bánh phải là loại tốt nhất và cần phải được nhào liên tục, kĩ càng. Sau đó người ta tiến hành vẽ và tô màu cho trứng. Những quả trứng được tô vẽ nghệ thuật luôn là niềm tự hào của mỗi gia đình. Các món ăn khác trong lễ Phục sinh cũng rất độc đáo. Hầu hết các món này không được chế biến trong năm. Các món ăn được ưa thích nhất là: bánh kulich, bánh phục sinh, bánh cuộn, lợn sữa nướng, thịt giăm bông và thịt bê nướng.

Lễ phục sinh vẫn luôn là ngày lễ gia đình quan trọng, thường được tổ chức giữa những thành viên trong gia đình. Thi thoảng vẫn có sự góp mặt của các thành viên ở xa. Tất cả đèn và nguồn sáng trong nhà đều được thắp sáng. Còn trong các nhà thờ người ta cho thắp nến rực rỡ trong suốt quá trình hành lễ.

Khi đến thăm nhà nhau, người ta nhất định phải mang theo 1 quả trứng đã tô vẽ, và chào nhau bằng câu: “Chúa Kito đã sống lại – Người thực sự đã sống lại”, hôn 3 lần và trao đổi trứng cho nhau. Truyền thống này được cho rằng chỉ có trong đạo của người Slavơ, còn các đạo giáo khác trên thế giới thì không.

Có một món đặc trưng của Lễ Phục sinh nữa là bánh thánh. Đó là bánh mì không men, phía trên có cắm cây thánh giá, tượng trưng cho sự phục sinh của Chúa. Lễ Phụng sinh kéo dài suốt đêm. Sau khi hoàn thành, tất cả những người trong nhà thờ cùng chúc mừng nhau và tuyên bố: “Chúa Kito đã sống lại – Người thực sự đã sống lại”, hôn nhau 3 lần và trao đổi trứng cho nhau. Những người đến dự lễ sau đó sẽ hiến thánh trứng, bánh kulich và bánh phục sinh.

Ngoài ra trong suốt thời kì lễ Phục sinh, người ta cũng tiến hành chia sẻ tiền bạc, trứng và bánh thánh cho những người hành khất, để họ cùng được hưởng phước lành của Chúa Phục sinh.



TRÒ CHƠI GIẢI TRÍ TRONG LỄ PHỤC SINH
Sau nhiều ngày ăn chay cũng như thiếu vắng các hoạt động vui vẻ, các con chiên chào đón ngày Lễ Phục sinh với tất cả niềm hân hoan. Theo đó người ta đã nghĩ ra rất nhiều trò tiêu khiển không chỉ được trẻ em mà cả người lớn yêu thích. Phần lớn trong số chúng ngày nay vẫn còn rất phổ biến. 1 trong những trò giải trí hấp dẫn nhất là trượt trứng. Để chơi trò này cần một mặt bàn hoặc sàn nhà, miễn là bằng phẳng. Ngoài ra cũng cần thêm 1 máng trượt dốc và 1 tấm chăn. Người ta cho trứng lăn từ trên máng trượt xuống tấm chăn, sao cho trứng không vỡ thì sẽ thắng. Người thắng cuộc có quyền thu lại số trứng vỡ cho mình. Trò chơi càng có nhiều người tham gia thì càng vui và hấp dẫn.

Trò chơi “trứng ẩn” chỉ dành cho nữ giới. Mỗi lượt chơi người ta sẽ bày ra hơn 2 đống cát, sau đó giấu trứng vào 1 trong số đó. Người chơi là nữ có nhiệm vụ chỉ ra quả trứng nằm ở đâu. Người nào đoán trúng sẽ chiến thắng.



ĐIỀM BÁO
Lễ phục sinh ở Nga trên thực tế có nhiều điềm báo, truyền thuyết cũng như tục lệ không được nhà thờ thừa nhận, nhưng lại rất phổ biến trong nhân dân.

  • Các cô gái trong bất kì trường hợp nào cũng không được bốc muối bằng tay để tránh tay ra mồ hôi.
  • Chỉ tắm rửa bằng nước từ quả trứng màu đó để luôn “nở hoa”.
  • Những đứa trẻ sinh vào dịp lễ phục sinh sẽ luôn khỏe mạnh và thành công.
  • Nước được lấy từ giếng vào đêm phục sinh được coi như nước thiêng, khi vẩy vào trong nhà có thể xua đuổi những điều hắc ám, xấu xa.
  • Vào dịp phục sinh không nên say xỉn cũng như tức giận.
  • Người ta tin rằng nếu trong ngày đầu tiên của lễ phục sinh lăn quả trứng đầu tiên được mang đến 1 vòng quanh sân, thì có thể xua đuổi các linh hồn ma quỷ.
  • Còn nếu người phụ nữ trẻ muốn nhanh chóng xuất giá, thì trong lễ phụng thánh cô ấy phải nói: “Hỡi chúa Phục sinh! Hãy mang cho con người đàn ông định mệnh”
Còn nữa, trong lễ Phục Sinh cũng có thể xuất hiện các điềm báo tình yêu:

  • Nếu bạn vô tình dánh cùi trỏ vào ai đó, người này sẽ bắt đầu nhớ nhung bạn.
  • Nếu môi bị ngứa, không tránh khỏi những nụ hôn.
  • Ngứa lông mày – sẽ tìm được người trong mộng.
  • Nếu có côn trùng rơi vào bát súp, các cô gái sẽ nhanh chóng có người hò hẹn.
Khác với những điều mê tín kia, còn có những điềm khác liên quan tới kinh tế. Ví dụ như người Nga cho rằng các bữa ăn trong lễ Vượt qua, được dâng thánh bằng những lời nguyện cầu, có một giá trị siêu nhiên và sức mạnh hỗ trợ họ trong những trong những thời khắc nguy hiểm cũng như quan trọng trong cuộc sống. Theo đó toàn bộ những phần ăn thừa, đặc biệt là xương từ các bữa ăn dịp lễ, được gìn giữ cẩn thận: chúng được chôn vào đất đồng cỏ, nhằm bảo vệ mùa màng khỏi mưa đá, một số khác được cất giữ trong nhà, nếu gặp mưa bão mùa hè chúng được ném vào lửa để tránh sấm sét.

 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Hôm nay bên này chuẩn bị đón Lễ Phục sinh(Пасха)- ngày lễ lớn nhất của những người theo đạo Thiên Chúa. Trên thực tế tất cả dân chúng đều đón ngày lễ này dù có theo đạo hay không.
Ngày hôm nay người ta gọi là Ngày thứ bẩy vĩ đại, ngày mai là ngày Chủ nhật sáng lạn hay còn gọi là Chủ nhật phục sinh.
Theo dân gian thời tiết ngày hôm nay sẽ quyết định thời tiết trong cả mùa hè và thường là rất đẹp trời. Ở Odessa năm nay cũng không ngoại lệ- hôm nay trời đẹp, nắng ấm.
Theo tục lệ các món ăn chính hôm nay là trứng gà nhuộm các mầu và bánh Кулич hay còn gọi đơn giản là bánh Пасха- một loại bánh hình trụ tròn có thêm nhiều thứ như bơ, trứng, hạt nho...
Trứng là biểu tượng của cuộc sống được tái sinh và tượng trưng cho sự Chúa đã phục sinh. Ngày xưa người ta nhuộm trứng bằng các vật liệu nguyên chất, tự nhiên và có mầu đỏ là mầu máu của Chúa. Ngày nay trong siêu thị bán các loại phẩm mầu hóa chất nhiều mầu, hoặc các giấy bóng đã in sẵn nhiều loại hình rất đẹp, chỉ việc dán lên quả trứng đã luộc rồi.
Đêm nay người ta sẽ mang trứng và bánh lên nhà thờ để được Chúa ban phước.
Trước khi ăn người ta thường có trò vui chọi trứng. Trứng của ai còn nguyên vẹn thì người ấy sẽ được nhiều may mắn.
Ngày mai khi gặp nhau thay cho câu chào thường lệ người ta sẽ nói " «Христо́с воскре́с!»(Chúa đã sống lại rồi) và người kia sẽ đáp lại "«Вои́стину воскре́с!"( Đúng là sống lại thật).
Nhà mình theo tục lệ cũng có trứng gà tự sơn, dán đủ mầu và bánh Пасха thì mua sẵn trong siêu thị.
Nhà mình lại ngay cạnh nhà thờ, bây giờ và suốt đêm sẽ được nghe tiếng chuông. Chắc lại mất ngủ đêm nay.
Chúc mừng Lễ Phục sinh tất cả mọi người!






 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Chính Thống giáo bắt đầu tuần Đại lễ Phục Sinh.

Xem thêm: http://www.tiengnga.net/nhung-dieu-thu-vi-ve-le-phuc-sinh-cua-nga/
Xem thêm: http://www.tiengnga.net/пасха-le-phuc-sinh/



Đêm sang ngày Chủ nhật 12 tháng Tư, tại các giáo đường và nhà thờ cử hành lễ hội kèm đám rước Thánh giá; sau khoảng tĩnh lặng 40 ngày của Mùa Chay Lớn bây giờ tiếng chuông trên các tháp cao lại vang ngân. Từ sáng sớm theo truyền thống mọi người gặp nhau đều chia sẻ tin mừng rằng Đấng Cứu thế Jesus từ cõi chết đã phục sinh kỳ diệu. Ngày hội tỏa ra cả bên ngoài các nhà thờ và tu viện, trở thành lễ kỷ niệm trọng thể trong cộng đồng toàn thành phố.



Tổng thống Nga Vladimir,Thủ tướng Dmitry Medvedev cùng phu nhân Svetlana và Thị trưởng Matxcơva Sergei Sobyanin tại lễ Phục Sinh trong nhà thờ Chúa Cứu Thế.

Nguỗng chuyềnn: sputnikNews
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Hôm nay người dân bên này tổ chức ăn mừng ngày Lễ Phục sinh (Paskha).
Đây là ngày lễ lớn nhất của những người theo đạo Thiên chúa giáo. Trên thực tế ở Ukraina và các nước Slavo thì toàn dân tổ chức ngày lễ này chứ không chỉ riêng những người theo đạo. Trên thế giới hôm nay có tới hơn 2 tỷ người ăn mừng Paskha.
Ngày này được tính toán theo lịch mặt trăng- mặt trời và năm nay rơi vào 16/4.
Biều tượng chính của ngày lễ này là những quả trứng sơn nhiều mầu và bánh mỳ đặc biệt paskha.
Trứng tượng trưng cho sự bắt nguồn sự sống, ngày xưa người ta chỉ sơn màu đỏ, tượng trưng cho máu của Chúa và sự hồi sinh. Sau này người ta lại sơn trứng nhiều mầu và vẽ các hình trang trí.
Trước ngày lễ tại các siêu thị người ta bày bán la liệt các loại bánh này đủ các kích cỡ và các loại giấy bóng kính để bọc lên trứng. Ngày xưa người ta dùng phẩm và tự vẽ trang trí trứng, ngày nay đã có bán các loại giấy bóng kính có sẵn đủ loại hình, chỉ việc dán lên trứng là xong!
Hôm nay theo phong tục gặp nhau thay cho câu chào người ta sẽ nói "Христос воскрес!" (Chúa đã sống lại!) và người kia sẽ trả lời: "Воистину воскрес!" Quả thật Ngài đã sống lại!".
Nhà mình cũng mua một chiếc bánh to nhất và vài cái khác đủ kích cỡ trong siêu thị, cộng với mua trứng về trang trí các mầu, vậy là có một mâm để ăn mừng ngày Paskha theo phong tục bên này! Ngoài ra còn có một quả trứng đà điểu cực to nữa cũng được mang ra trang trí!
Theo lịch này thì sau Paskha khoảng 1 tuần thời tiết sẽ ấm hơn hẳn.





 
Top