KỈ NIỆM SỬ THI
«IHOR VIỄN CHINH KÍ»
TRÒN TÁM TRĂM TUỔI
Bổ Trợ Ngữ Văn Ngoại Khóa
«IHOR VIỄN CHINH KÍ»
TRÒN TÁM TRĂM TUỔI
Bổ Trợ Ngữ Văn Ngoại Khóa
Sử thi nguyên có nhan đề Truyện cuộc viễn chinh Ihor, Ihor con Sviatoslav cháu Oleh (Слово о плъку Игоревѣ, Игоря сына Святъславля, внука Ольгова ; The Lay of the Warfare Waged by Ihor, Ihor the Son of Sviatoslav, the Grandson of Oleh), do tác giả khuyết danh chép bằng ngôn ngữ Đông Slav tiền Cơ Đốc khoảng cuối thế kỉ XII, tức là sau sự kiện chưa lâu lắm. Tuy nhiên, mãi đến năm 1795, một sử gia nghiệp dư là Aleksey Musin-Pushkin mới phát hiện và biếu một sao bản cho nữ hoàng Yekaterina Đệ Nhị. Thật ra ông cũng chỉ mua lại của đức bề trên Đan Viện Biến Hình Yaroslavl. Nhưng dẫu sao, văn bản này khi ra cuộc đời đã mở đầu trào lưu lãng mạn dân tộc tại Nga (điều trùng hợp, người tiên phong lại cũng có họ Pushkin, cho nên lâu nay người Việt vẫn lầm tưởng Aleksandr Pushkin tìm ra thủ cảo).
Theo giới ngữ văn học hiện đại, thứ ngôn ngữ trong sử thi có nhiều điểm gần thứ tiếng vẫn nói ở khu vực Chernihiv, nhưng dĩ nhiên là thuộc thời kì Công Quốc Halych-Volynia. Cũng vì thế, sử thi này được công nhận là tài sản tinh thần ở cả Belarus, Nga và Ukraïna. Vả chăng, trong sử thi còn có nhiều yếu tố tâm linh, thể hiện cái giai đoạn văn hóa Rus hỗn mang giữa Cơ Đốc sơ khai, bản địa giáo Slav và cả tín ngưỡng Tây Đột Quyết ở thảo nguyên Trung Á tràn sang. Kể từ thời Soviet tới nay, danh tác này được đưa vào chương trình giáo khoa trung học ở cả ba quốc gia Rus, nhưng các yếu tố tông giáo và cả kì thị chủng tộc được giảm nhẹ. Nội dung sử thi thậm chí lên sàn nhạc kịch rất nhiều lần.
Câu truyện kể lại một sự kiện tang thương vào năm 1185. Thuở ấy liên minh Rus khá hỗn loạn và cũng không có ngôi đại thống. Đức vương công Ihor vì bất mãn với thói an hưởng của các anh em, nên đã thân chinh xuống miền hạ lưu Don chặn giặc Polovtsi. Trận đấu không cân sức, binh đoàn Novhorod-Siverskyy ngả gần hết, nhưng loài rợ Qipchaq cũng không phạm vào cõi Kyïv được nữa. Cho nên dẫu đau buồn, nhưng đây vẫn là bài ca vinh hiển.
Theo giới ngữ văn học hiện đại, thứ ngôn ngữ trong sử thi có nhiều điểm gần thứ tiếng vẫn nói ở khu vực Chernihiv, nhưng dĩ nhiên là thuộc thời kì Công Quốc Halych-Volynia. Cũng vì thế, sử thi này được công nhận là tài sản tinh thần ở cả Belarus, Nga và Ukraïna. Vả chăng, trong sử thi còn có nhiều yếu tố tâm linh, thể hiện cái giai đoạn văn hóa Rus hỗn mang giữa Cơ Đốc sơ khai, bản địa giáo Slav và cả tín ngưỡng Tây Đột Quyết ở thảo nguyên Trung Á tràn sang. Kể từ thời Soviet tới nay, danh tác này được đưa vào chương trình giáo khoa trung học ở cả ba quốc gia Rus, nhưng các yếu tố tông giáo và cả kì thị chủng tộc được giảm nhẹ. Nội dung sử thi thậm chí lên sàn nhạc kịch rất nhiều lần.
Câu truyện kể lại một sự kiện tang thương vào năm 1185. Thuở ấy liên minh Rus khá hỗn loạn và cũng không có ngôi đại thống. Đức vương công Ihor vì bất mãn với thói an hưởng của các anh em, nên đã thân chinh xuống miền hạ lưu Don chặn giặc Polovtsi. Trận đấu không cân sức, binh đoàn Novhorod-Siverskyy ngả gần hết, nhưng loài rợ Qipchaq cũng không phạm vào cõi Kyïv được nữa. Cho nên dẫu đau buồn, nhưng đây vẫn là bài ca vinh hiển.
Hỡi huynh đệ, hay chăng khí không phải,
khi mượn cổ ngôn để bước vào
truyện bi hùng của cuộc viễn chinh Ihor,
Ihor Sviatoslavych ?
Hoặc là diễn ngâm điệu gì
hợp phong thái đương đại,
thay vì tin lời kể của Boyan.
khi mượn cổ ngôn để bước vào
truyện bi hùng của cuộc viễn chinh Ihor,
Ihor Sviatoslavych ?
Hoặc là diễn ngâm điệu gì
hợp phong thái đương đại,
thay vì tin lời kể của Boyan.























































