Đã trả lời [Gấp] Tâm thư gửi giáo viên

Tolyale

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Я уже готов улететь на родину, но от души, мне очень жаль. Не хочу я расстаться с этим городом, особенно с моей любимой преподавательницей и естественно буду по вам скучать. Вы - тот, кто меня научила русский язык, как правильно жить в России, как общаться с людьми города. Вы учили меня любить трудиться, как труда надо жизнью и
ответственности к ней.

Время осталось немного. Через несколько дней я буду на моей стране. Но всеравно, блогадаря вам здесь уже для меня вторая страна. У нас есть такой пословицы :«хоть одну букву, хоть половину буквы учить..... от учителя» и вы для меня навсегда моя хорошая, незабываемая преподавательница.

Желаю вам здоровья, хорошей жизни, хорошей работы.
Я знаю что у вас есть желание, чтобы поехала к нам учить. Если так, то позвоните мне в любом случае, позвоните. Мы всегда с удовольствием.
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Vốn từ vựng không nhiều nên chỉ làm được như thế thôi :)
Thực chất, vốn từ vựng chưa phải là yếu tố quyết định trong học ngoại ngữ.
Theo thống kê, người Nga bình thường chỉ dùng không quá 5-6 nghìn từ trong giao tiếp hàng ngày, thế mà diễn đạt hết loại trừ những lĩnh vực chuyên môn. Trong khi đó, nhiều SV ta thuộc và biết không dưới 10 nghìn từ!

Theo tôi, và cũng như một số bạn đã nói trong nhiều bài viết,
1. Quan trọng nhất là phải thông thạo cách dùng tiếng Nga thông qua các mẫu câu. Điều này có được bằng phương pháp học thực hành bằng mẫu câu khi nói & viết, chứ không là phương pháp học có t/c hàn lâm, nặng về phân tích ngữ pháp, truy tìm từ ngữ (biết nhiều nhưng không sử dụng được) ... như một số nơi dạy tiếng Nga của ta.
2. Thứ hai, cần chú ý và cẩn thận khi học những gì mới, dù là nhỏ nhặt nhất. Cần nghiêm túc với từng từ, từng câu hệt như khi học các định lý hay công thức ở các môn khoa học khác, tuyệt đối tránh cẩu thả.
Tại sao nhiều người khi viết những cụm từ đơn giản, ai học vài tháng cũng biết, mà lại sai về câu cú, chấm phẩy.
VD, thường thấy nhiều người khi viết đặt dấu phẩy sau từ поэтому (Như tiếng Việt: Do đó rồi dấu phẩy). Hoặc: dấu phẩy phải đứng trước từ что (chẳng hạn: Знаю, что ...) thì lại đặt sau что
3. Còn lại là cần cù, mạnh dạn giao tiếp trên tinh thần "sai đâu sửa đấy" ... thì sau vài năm học sẽ nắm vững tiếng Nga.


 

Nguyễn Tuấn Duy

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Ek anh học có ít thế mà giỏi thật đấy ! Thế anh không được học tiếng Nga ở Việt Nam ạ .Bọn em học ở Việt Nam chục năm mà không biết gì nè anh . Đúng là đi một đàng học một sàng khôn chứ như bọn em ở nhà với mẹ thì biết ngày nào khôn cơ chứ?
Em nói thế không đúng, không nhất thiết phải đi nước ngoài mới giỏi tiếng nga đâu. Anh quen những người chỉ học và tự học ở Việt Nam nhưng họ đều là những người lỗi lạc, dịch các tác phẩm văn học, thậm chí được ông Putin trao tặng huân chương. Còn có nhiều người du học xong về nước quên sạch tiếng nga đấy chứ! (Anh suýt nằm trong số đó, may kịp tỉnh :p ) Quan trọng là do chính bản thân mình thôi.
Chúc một ngày cuối tuần tươi đẹp :D
 

Nguyễn Tuấn Duy

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Vâng đúng là như thế thật nhưng có rất nhiều dịch giả mặc dù dịch rất giỏi nhưng rất tiếc là họ không nói được tiếng Nga khi dịch họ nhờ một người biết tiếng Nga dịch trước cho họ rồi họ dựa vào đó dịch thôi ạ (đặc biệt là trong dịch thơ cơ). Bọn em nghe thầy giáo nói thế ban đầu cũng không tin lắm nhưng thầy em đã mời mấy vị đó về hẳn trường em để dạy dịch văn học ấy ạ ! Thầy giáo em cũng là một trong những dịch giả nổi tiếng đó ạ .Thầy tên là Lê Văn Nhân . Đúng là có đam mê và tài năng thì làm việc gì cũng được a ạ !
Chuyện của em lần đầu tiên anh nghe thấy, có thể là những dịch giả đó nói tiếng nga không được tự nhiên, và mang phong cách sách vở, chứ họ vẫn nói được tiếng nga và tự dịch từ đầu đến cuối các tác phẩm văn học, có chăng là cộng tác thêm với các dịch giả khác. Hoặc những người em nói, có thể họ là những nhà văn, nhà thơ, có biết tiếng Nga chút chút.
Thầy Nhân anh cũng gặp vài lần, thầy hay phổ thơ cho các bài hát của thầy Phan Văn Bích, hai thầy rất thân với nhau, nhưng hai thầy đều có thời gian học ở Nga. Nếu muốn lấy một ví dụ sống về việc hoàn toàn ở Việt Nam nhưng vẫn nói và dịch văn học siêu đẳng thì không thể không kể đến thầy Lê Đức Mẫn.
Các thầy cùng thế hệ với nhau cả. Em nói thầy Nhân là thầy giáo em, tức là em học tiếng nga ở HN rồi sau đó làm việc ở Mũi Né ?
 

Phan Huy Chung

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Thầy giáo em bảo dịch hay phải là cái duyên nữa anh à chứ không phải cứ giỏi ngoại ngữ là có thể dịch hay được vì có rất nhiều người rất giỏi tiếng Nga nhưng họ không thể dịch dược các tác phẩm văn học .
Vì để dịch hay không những cần giỏi tiêng Nga mà cần phải giỏi cả tiếng Việt nữa bạn ơi!
 
Top