Đồng thoại muôn màu

Cynir

Vania 3N
Сотрудник


Ngay ở đây rất hân hạnh trình bày những trứ tác Nga mà tôi đã dịch dưới bút danh Ngọc Giao. Chúc các bạn các em có khoảng khắc thư thái !
 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
CUỘC CHINH PHỤC LỚP 5C

Năm 1983, cả Tô Liên cười nghiêng ngả vì một giáo viên trẻ nước Ý, nhân vật bất đắc dĩ phải gánh việc "nuôi dạy" bốn mươi tên tiểu yêu trong trứ tác Giovanni Mosca, được phổ biến nhờ loạt phim Yeralash lừng danh. Câu thoại mà minh tinh Yevgeniy Morgunov dặn tài tử mới Gennadiy Khazanov trước khi nhét súng ổ quay vào cạp quần "Ai rồi cũng đến lúc chết" trở thành châm ngôn thời thượng trong không gian Soviet.

Truyện chàng giáo viên suýt bị học trò xé xác rồi làm thế nào thuần hóa bốn mươi đứa "nhất quỷ nhì ma" kì thực nằm trong hợp tuyển Kỉ niệm trường xưa (Ricordi di scuola), do tác gia Giovanni Mosca san hành năm 1939. Tác phẩm được tường bày dưới hình thức hồi kí người cha để lại cho các con, gồm nhiều mẩu truyện cười ra nước mắt về đời thầy giáo. Vì suy cho cùng, giáo vụ không chỉ là truyền chữ, mà còn lí tưởng sống suốt đời trong lòng chúng ta.

Hân hạnh giới thiệu đoản thiên Cuộc chinh phục lớp 5C (La conquista della quinta C) qua dịch phẩm !​



Trước khi sao chép, bạn phải xin phép dịch giả !
Mong bạn hãy tôn trọng để được sự tôn trọng !

1.

Cha vừa tròn hai chục tuổi khi cầm giấy gọi thực tập giáo viên trong túi và cứ giữ khư khư vì sợ mất cái hẹn trong mơ này. Thế là cha bước vào ngôi trường được phân công và xin gặp thầy hiệu trưởng. Lúc ấy tim cha loạn đập.

- Anh là ai ? – Cô bí thư hỏi dồn – Bây giờ trường chỉ nhận giáo viên thôi.

- Vâng, thì tôi là giáo viên mới đây… – Cha đáp và chìa bì thư ra.

Cô ta thở cái thượt rồi vào phòng hiệu trưởng, chốc sau ông đã xuất hiện. Nhưng thoáng thấy cha, ông ta ôm đầu.

- Tuyến trên người ta nghĩ thế nào ? – Ông ta la toáng lên – Họ phái xuống một thằng oắt con trong khi tôi rất cần gã khổng lồ râu ria bặm trợn lôi lũ quỷ tuột xích về đúng chỗ cũ. Mà thế nào… mỗi thằng nhóc. Ôi thôi, chúng nó mà gặp chỉ có nhai tươi nuốt sống.

Nhưng ngay sau đó ông ta chột dạ rằng làm thế chỉ khiến cha đâm hoảng chứ báu gì, nên ông nhoẻn cười, vỗ vai cha mà rằng :

- Anh hai chục tuổi rồi chứ gì ? Nhận bổ nhiệm thư lúc này kể cũng đáng thôi, nhưng quả thật nom anh không khác đứa mười sáu. Cứ như anh là đứa trung học sinh đúp lớp thâm niên chứ chả phải giáo viên. Thành thật mà nói, anh chỉ tổ làm tôi lo sốt vó. Mà liệu anh nhầm chỗ thế nào chăng ? Thư có đề Học Hiệu Dante Alighieri không ?

- Thì đây – Cha chìa thư như báu vật – Trường Dante Alighieri.

- Chà, lạy Chúa quan phòng ! – Ông hiệu trưởng lại thở dài – Chưa có ai thuần hóa nổi lũ nhóc này : Bốn mươi tên tiểu yêu, có tổ chức, có võ trang, và còn có thủ lĩnh – thằng Guerreschi (chiến tranh). Giáo viên cuối cùng khiến chúng nó suýt khóc là vào hôm qua, nhưng thầy ấy cũng luống tuổi và sắp hồi hưu. Còn tôi cũng xin chuyển trường rồi.

Dứt lời, ông ta nhìn cha bằng ánh mắt ái ngại.

- Giá anh có ria mép nhỉ – Ông lẩm bẩm.

Cha cũng ra cái điệu bất lực, như thể tắt hết hi vọng rồi, mà đúng là chẳng ai cứu cha được. Thế rồi ông ta nhướng mắt lên : Đi thôi !

Hai người đi dọc hành lang rất dài, hai bên đánh số lớp : 4D, 5A, 5B, 5C…

- Anh vào đây ! – Ông hiệu trưởng nói rồi dừng lại trước cửa 5C.

Cha nghe rõ sau cánh cửa hắt ra mấy tiếng ồn : Nào gào thét ầm ĩ, nào bi sắt đập bảng, rồi tiếng súng, tiếng hát, cả bước chân huyên náo xô lệch bàn ghế…

- Chắc chúng nó đang lập chiến lũy đấy – Ông hiệu trưởng nhủ thầm.

Liền đấy, ông bắt tay cha rất chặt rồi bước đi, bỏ cha bơ vơ trước ngưỡng cửa 5C.

2.

Nếu như cha chẳng nhọc công đợi cuộc hẹn này cả năm giời, nếu như cha và gia đình chẳng cần mớ lương giáo viên còm đến thế, thì có lẽ cha đã dứt khoát tay trắng ra về và có nhẽ cho tới tận hôm nay lớp 5C trường Dante Alighieri vẫn đợi người thuần dưỡng. Nhưng ông bà và các cô chú đang nôn nao cầm dao nĩa, chờ cha về đổ đầy đĩa không cho cả nhà. Thế là cha bấm bụng đẩy cửa bước vào.

Trong lớp bỗng nín bặt bất thường. Cha chớp thời cơ ấy bước lên bục giảng. Chừng như bọn nam sinh đều bất ngờ trước cái mẽ non choẹt của cha và đang phân vân không biết đây học sinh cấp Ba hay là ông giáo. Bốn mươi tên tiểu yêu nhìn cha đầy thách đố. Đó là cái yên lặng trước thềm chiến tranh.

Ngoài kia mùa xuân đang reo mừng. Cây vườn ươm đã khoác chiếc áo xanh mơn mởn và gió đưa cành cộc nhẹ vào cửa sổ.

Cha nắm chặt tay, tự dặn mình phải trấn tĩnh bằng một ý chí phi thường : Chỉ một lời thừa cũng phá tan tình hình, cho nên cha ráng chờ, đón coi những gì sắp sảy ra.

Các chàng ấy vẫn ngồi nhìn trân trân. Cha cũng vậy, ngó lại chúng nó bằng ánh mắt mãnh sư, và ngay lập tức nhận ra đứa nào vừa rung chuông. Nó ngồi ngay bàn đầu, nom nhác giống thằng Guerreschi ông hiệu trưởng cảnh báo : Tóc cụt, sún đôi răng cửa. Thằng nhóc nhìn cha như thể rình mồi, bất thần liệng một quả cam, rõ ràng là nhằm trán cha. Và cũng rõ ràng là nó không nuôi ý định xơi trái cây ngon ngọt ấy.

Chiến sự đã khai hỏa.

Guerreschi hét một tiếng xung trận, rồi tung tẩy một quả cam ném cha. Cha ráng nhích đầu sang bên, tức thì nước cam tung tóe bức tường sau lưng.

Một–Không. Chắc đây lần đầu trong đời Guerreschi biết thua, còn cha tỏ vẻ không nao núng và vẫn câng mặt : Lúc lâm trận, tôi chỉ việc nhích đầu là xong.

Nhưng mới chỉ đòn khởi đầu.

Guerreschi tức khí nhảy dựng khỏi bàn và chĩa vào cha một cái ná thắt thun đỏ gắn đầy giấy cục rấp nước miếng. Đấy là hiệu lệnh : Hầu như đồng thời với nó, ba mươi chín tên tiểu yêu giật phắt dậy chĩa ná vào cha, nhưng không cái nào màu đỏ mà còn nom kém sặc sỡ hơn. Vì rằng, đỏ là màu thủ lĩnh.

Không gian càng chìm sâu vào thinh lặng. Nhành cây vẫn gõ nhẹ cửa kính. Nhưng thốt nhiên có tiếng vo ve, tuy bé nhưng nổi bật trong không gian trầm lắng, mà rồi phá tan cái phong khí ấy : Chẳng qua là con nhặng xanh bay vào lớp học. Coi như nó cứu cha phen này.

Cha thoáng thấy Guerreschi vẫn ti hí dõi theo cha, nhưng mắt còn lại điều tra tiếng vo ve. Cả bọn cùng bắt chước thế – mà dường như, lòng chúng nó đang nội chiến khốc liệt lắm : Ngắm con nhặng hay ông thầy ?

Ngoài cha ra đố ai tường tiếng ồn lạ lùng đó hấp dẫn thế nào trong tiết học : Cái thân cha khi ấy hẵng là đứa sinh viên mới tất nghiệp, đến một con nhặng cũng làm cha cảm động.

3.

Trước bao ánh mắt đổ dồn, cha cất tiếng :

- Guerreschi !

4.

Thằng bé giật thột, lấy làm lạ vì cha biết tên nó.

- Ta đố trò xử nó bằng một phát đạn !

- Cược nhé ! – Guerreschi nhoẻn cười toe toét.

Có tiếng thì thào lướt qua hàng quân. Những ná chĩa vào cha đồng loạt hạ xuống, mọi chú ý dồn về Guerreschi. Chú nhóc thung dung bước khỏi bàn, ngắm mục tiêu và chốc sau buông tay : Đoàng ! Cục đạn giấy đấm tan bóng đèn, trong khi con nhặng vẫn reo vui, nhưng bây giờ tiếng nó như phản lực cơ.

- Nộp súng đây ! – Cha hạ lệnh.

Cha xé tờ giấy nhai thật chín, vo cục to rồi bắt đầu ngắm mục tiêu. Cha có thoát hiểm được không, có gầy dựng được uy tín nay mai hay không, là tùy ở phát quyết định này.

Trước lúc bắn, cha ngập ngừng hồi lâu, tự nhủ : Nhớ đấy, trường này đố ai sánh được mày về nghệ thuật bắn nhặng.

Cuối cùng, khi cảm thấy đã vững tay, cha buông thun : Tiếng vo ve tắt đột ngột, và con nhặng chết tươi dưới chân cha.

- Theo luật, ná Guerreschi giờ của thầy ! – Cha nghiêm giọng, quay lên bục giảng và chìa cái thun đỏ – Yêu cầu các em giải giới !

Lại có tiếng xì xào, nhưng coi bộ ngưỡng mộ hơn là thù địch, rồi từng đứa một cúi gằm không dám ngước nhìn cha, ba mươi chín tên hung đồ nộp mình tại bàn giáo viên. Và sau màn duyệt hàng binh, một núi bốn chục ná cao su sừng sững trước mặt cha.​


Nhưng lúc này mà biểu lộ cảm giác chiến thắng thì e nông cạn quá. Cha vờ như chưa có truyện gì cả, tuyên ngôn trước lớp bằng cái giọng dửng dưng :

- Bắt đầu chia động từ. Guerreschi lên bảng !

Cha giúi phấn vào tay nó, đoạn, oang oang giảng bài : Io sparo, tu spariamo, egli spara (Tớ bắn, cậu bắn, y bắn)… và cứ thế cho tới thì quá khứ.

Trong khi ba quân tướng sĩ đang hí hoáy trong vở những nét chữ đẹp đẽ thì thủ lĩnh bại trận đang gò lưng trên bảng đen.

Thế còn ông hiệu trưởng ?

5.

Chắc khi ấy ngóng yên tĩnh bất thường quá nên ông yên trí rằng, bốn mươi tên tiểu yêu đã bắt cha làm tù binh và nhét giẻ lau vào miệng. Ông ta ngó vào lớp và hình như hét lên đầy ngưỡng mộ.

Sau khi tan học và ai nấy về hết, ông vào hỏi cha cách nào thuần hóa bọn nó, nhưng chỉ nhận được câu lấp lửng :

- Tôi tin tưởng sự trung thực nơi các em.

Thật ra cha không dám nói thẳng rằng lấy ná bắn nhặng – phương pháp giảng học này không nằm trong bất kì giáo trình mô phạm nào Bộ Giáo Dục cung cấp và khuyến nghị. Cha cũng biết rằng, chẳng có nhà giáo dục uyên thâm nào liệt kê những hữu ích của việc lấy ná bắn nhặng nhằm duy trì kỉ cương lớp học.

Niên khóa kết thúc suôn sẻ. Cậu Guerreschi – thủ lĩnh băng cường khấu tí hon – hiện là học sinh ưu tú của cha, đã lên trung học hiệu với bảng điểm xuất sắc.

Năm ngoái cha có tình cờ gặp Guerreschi. Nghe nói, cậu ta đã theo chúng bạn tất nghiệp cả rồi.​
Покорение пятого «В»

Джованни Моска
40 чертей и одна зелёная муха

© Giovanni Mosca, Ricordi di scuola, 1939
© Еремеева А. С., перевод, 2012
© Минеев В. М., иллюстрации, 2018
© Издание на русском языке, оформление. ООО «Издательский дом «КомпасГид», 2018​


Мне было всего двадцать, когда, держа в кармане назначение учителем на испытательный срок и крепко-крепко прижимая руку к карману – таким сильным был страх потерять это желанное назначение, – я вошел в определенную мне школу и спросил директора. Сердце у меня бешено колотилось.

– Ты кто такой? – спросила меня секретарь. – В это время синьор директор принимает только учителей.

– Я знаю… я как раз и есть новый учитель… – ответил я, протягивая ей письмо.

Вздыхая, она прошла к директору, а через мгновение показался и он сам. Увидев меня, он схватился за голову.

– О чем они там у себя думают, в управлении? – закричал он. – Присылают мне мальчишку, когда мне нужен злой усатый великан с бородой, который поставил бы наконец на место этих сорвавшихся с цепи чертенят! А это кто – мальчишка… Да они его живьем съедят, как только увидят!

Потом, догадавшись, видимо, что это был далеко не лучший способ меня подбодрить, он улыбнулся и, похлопав меня по плечу, спросил:

– Вам уже исполнилось двадцать лет? Должно быть, иначе бы вас не назначили. Но на вид вам самое большее шестнадцать. Вы смахиваете скорее на ученика старших классов, которого много раз оставляли на второй год, чем на учителя. И этот факт, не скрою, очень меня беспокоит. В управлении, часом, не ошиблись? У вас тут точно написано «школа Данте Алигьери»?

– Вот, – показал я драгоценное письмо, – «школа Данте Алигьери».

– Ну, да поможет нам Господь! – вздохнул директор. – Этих мальчишек еще никому не удавалось укротить: сорок дьяволят, организованных, вооруженных, у них и главарь есть – Гверрески. Последний учитель ушел от них вчера чуть не плача, а он пожилой был и опытный… Попросил перевод в другую школу…

С этими словами он недоверчиво посмотрел мне в лицо.

– Были бы у вас хотя бы усы… – пробормотал он.

Я сделал беспомощный жест, как бы показывая, что это невозможно, они у меня не растут. Он поднял глаза к небу: «Пойдемте».

Мы прошли по длинному коридору, по сторонам которого располагались классы: четвертый «Г», пятый «А», пятый «Б»… пятый «В»…

– Вам сюда, – сказал директор, остановившись перед дверью пятого «В».

Сказать, что из-за этой двери раздавался шум, – не сказать ничего: оттуда доносились вопли, стук железных шариков по доске, кто-то стрелял, кто-то пел, кто-то явно двигал и переставлял парты…

– Думаю, они строят баррикады, – прошептал директор.

Тут он горячо пожал мне руку и удалился, оставив меня одного перед дверью пятого «В».

Если бы я не ждал его целый год, этого назначения, если бы я и моя семья не нуждались так остро в учительской зарплате, может быть, я бы и ушел потихоньку и, возможно, по сей день пятый «В» школы Данте Алигьери ждал бы своего укротителя. Но мой отец, моя мать, мои братья и сестры ждали с нетерпением и с ножом и вилкой в руках, чтобы я наполнил их пустые тарелки. Так что я открыл-таки эту дверь и вошел.

В классе неожиданно воцарилась тишина. Я воспользовался ей, чтобы подняться на кафедру. Похоже, мальчишки были удивлены слишком молодым моим видом и не могли понять, старшеклассник я или учитель. Сорок дьяволят угрожающе сверлили меня глазами. Это было затишье перед битвой.

А за окном была весна. Деревья в саду покрылись первыми зелеными листочками и, подталкиваемые ветром, ласково стучались ветвями в оконное стекло.

Сжав кулаки, я усилием воли заставил себя выдержать паузу: одно лишнее слово могло все испортить, так что я ждал, не опережая событий.

Ребята смотрели на меня в упор. Я тоже смотрел на них, как укротитель на львов, и тут же понял, кто был заводилой. Тот самый Гверрески, о котором упомянул директор, сидел в первом ряду: маленького роста, коротко стриженный, без двух передних зубов, он хищно смотрел на меня и подкидывал на ладони апельсин, целясь, судя по всему, прямо мне в лоб.

Было совершенно очевидно, что есть этот сочный фрукт не входило в его намерения.

Момент настал.

Гверрески издал боевой клич, размахнулся и запустил в меня апельсином. Я успел чуть отвести голову – и апельсин размазался по стене аккурат за моей спиной.

Один – ноль. Возможно, Гверрески промахнулся впервые в жизни, к тому же я не испугался и не пригнулся: только чуть повел головой в сторону – ровно настолько, насколько было необходимо.

Но это было только начало.

Рассвирепевший Гверрески вскочил из-за парты и направил на меня заряженную наслюнявленными бумажными шариками рогатку с красной резинкой. Это был сигнал: почти одновременно с ним остальные тридцать девять дьяволят тоже поднялись на ноги и навели на меня свои рогатки, правда, не с красной резинкой, а с обычной. Красный был цветом вожака.

Тишина сделалась еще напряженнее.

Ветви деревьев все так же тихонько постукивали по стеклу. Вдруг усиленное всеобщим молчанием жужжание нарушило тишину: в класс влетела большая зеленая муха. Эта муха была моим спасением.

Я заметил, как Гверрески, не переставая наблюдать за мной одним глазом, другим искал источник жужжания. Остальные делали то же самое – судя по всему, в их сердцах шла мучительная борьба: муха или учитель?

Кому как не мне было знать, каким соблазнительным может быть подобное жужжание посреди урока: я и сам в ту пору был недавним школьником, появление мухи не оставляло бесчувственным и меня.

Неожиданно для всех я сказал:

– Гверрески!

Тот вздрогнул, удивленный, что я знаю его имя.

– Ты как, смог бы ее убить одним выстрелом?

– Еще бы, – ухмыльнулся Гверрески.

По рядам мальчишек пробежал шепот. Направленные на меня рогатки опустились, все внимание было приковано к Гверрески. Выйдя из-за парты, он прицелился и, выждав какое-то время, выстрелил: «Дин-нь!» – бумажный шарик ударился о лампочку, муха же продолжала жужжать, невозмутимая, как аэроплан.

– Сюда рогатку! – скомандовал я.

Я долго жевал кусочек бумаги, после чего слепил из него шарик и стал целиться. Мое спасение, мой будущий престиж полностью зависели от этого выстрела.

Прежде чем выстрелить, я долго медлил: «Вспомни, – говорил я себе, – в школе никто не мог сравниться с тобой в искусстве стрельбы по мухам».

Наконец твердой рукой я отпустил резинку: жужжание резко оборвалось, и мертвая муха свалилась к моим ногам.

– Рогатка Гверрески уже у меня, – сухо сказал я, вернувшись за кафедру и демонстрируя всем красную резинку. – Жду остальные.

Снова послышался шепот, теперь скорее восхищенный, чем враждебный, и один за другим, с опущенными головами, не осмеливаясь поднять на меня глаза, все тридцать девять хулиганов подошли к моему столу. К концу этого шествия побежденных передо мной красовалась гора из сорока рогаток.

Показать, как я наслаждаюсь своим триумфом, было бы слишком мелко. Как ни в чем не бывало я сказал совершенно равнодушным тоном:

– Начнем с глаголов. Гверрески, к доске.

И, сунув ему в руку мел, принялся диктовать:

– Я стреляю, ты стреляешь, он стреляет… – и так до прошедшего времени.

Остальные тем временем пресмирно записывали в тетради аккуратным почерком то, что выводил на доске их побежденный предводитель.

А директор?

Возможно, испугавшись необычной тишины и решив, что сорок дьяволят взяли меня в плен и засунули кляп мне в рот, он заглянул в класс и чуть было не вскрикнул от восхищения.

Позже, когда урок закончился и класс опустел, он подошел ко мне поинтересоваться, каким же образом мне удалось их укротить, но ему пришлось удовлетвориться туманным ответом:

– Я просто вошел к ним в доверие, синьор директор.

Не мог же я рассказать ему, что застрелил муху из рогатки – этот способ преподавания не описан ни в одном учебнике по педагогике, предусмотренном и рекомендованном Министерством образования. Никто из ученых педагогов, насколько мне известно, даже не намекает на пользу убийства мухи из рогатки для поддержания дисциплины в классе.

Учебный год прошел гладко, как по маслу, и Гверрески, бывший главарь маленьких бандитов, а теперь главный мой обожатель, был переведен в среднюю школу с отличными оценками.

Я случайно встретил Гверрески год назад, он выходил из лицея в компании друзей.​
 
Top